1 Phiero 1:4, “được cơ nghiệp không hư nát, không ô uế, không suy tàn, để dành cho anh em ở trên trời”
1 Phiero 1: 5, 9,, 13 “sự cứu rỗi sẵn sàng hiển lộ trong thời kỳ sau rốt- nhận được hiệu quả của đức tin anh em, là sự cứu rỗi hồn mình đặt hi vọng trọn vẹn nơi ân điển sẽ đem đến cho mình khi Jêsus Christ hiển hiện”-
1 Phiero 5: 1, 4, 10, “đồng dự phần trong vinh hiển sắp hiển lộ:-- anh em sẽ nhận được mão miện vinh hiển chẳng hề tàn héo.-- Đức Chúa Trời của mọi ân điển đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Christ”.
Qua sự tái sinh, chúng ta đã được sinh vào một cơ nghiệp mới. Theo 1 Phiero 1: 4, cơ nghiệp nầy không ở trên trái đất, nó được giữ trên trời. Dù cơ nghiệp nầy được giữ cho chúng ta trên trời, chúng ta có thể hưởng nó trên đất nầy ngay bây giờ. Cơ nghiệp thiên thượng, thần thượng, thuộc linh của chúng ta được gìn giữ trên trời, song le nó liên tục được truyền đạt vào tâm linh chúng ta để chúng ta tận hưởng.
• Không hư nát:
1 Phiero 1: 5, 9,, 13 “sự cứu rỗi sẵn sàng hiển lộ trong thời kỳ sau rốt- nhận được hiệu quả của đức tin anh em, là sự cứu rỗi hồn mình đặt hi vọng trọn vẹn nơi ân điển sẽ đem đến cho mình khi Jêsus Christ hiển hiện”-
1 Phiero 5: 1, 4, 10, “đồng dự phần trong vinh hiển sắp hiển lộ:-- anh em sẽ nhận được mão miện vinh hiển chẳng hề tàn héo.-- Đức Chúa Trời của mọi ân điển đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Christ”.
Qua sự tái sinh, chúng ta đã được sinh vào một cơ nghiệp mới. Theo 1 Phiero 1: 4, cơ nghiệp nầy không ở trên trái đất, nó được giữ trên trời. Dù cơ nghiệp nầy được giữ cho chúng ta trên trời, chúng ta có thể hưởng nó trên đất nầy ngay bây giờ. Cơ nghiệp thiên thượng, thần thượng, thuộc linh của chúng ta được gìn giữ trên trời, song le nó liên tục được truyền đạt vào tâm linh chúng ta để chúng ta tận hưởng.
• Không hư nát:
Trong câu 4 sứ đồ Phiero dùng 3 chữ để miêu tả cơ nghiệp của chúng ta. – không hư nát, không ô uế, không suy tàn. Tôi tin rằng sự mô tả ba mặt nầy chỉ đến Đức Chúa Trời ba ngôi ( Tam Vị Nhất Thể). Chữ “không hư nát” ám chỉ bản chất của cơ nghiệp nầy. Đây là bản chất của Đức Chúa Trời, ngụ ý bởi vàng. Tại đây, không hư nát ám chỉ thực thể, mà không thể bị tiêu diệt, không mục nát. Trái ngược với bất cứ cơ nghiệp thế hạ nào của chúng ta, cơ nghiệp thuộc thiên của chúng ta không hư nát, vì nó không phải là vật chất. Bất cứ điều gì vật chất hay vật lý đều hư nát. Nhưng cơ nghiệp của chúng ta được gìn giữ trên các từng trời thì thần thượng và thuộc linh, hoàn toàn không hư nát.
• Không ô uế-
“Không ô uế” mô tả tình trạng của cơ nghiệp, và ám chỉ sự thanh khiết của nó, tình trạng không ten sét của nó. Điều nầy có nghĩa cơ nghiệp của chúng ta không bị nhơ nhớp, không có gì có thể làm cho nó bất khiết. Tình trạng nầy có liên quan đến Đức Linh thánh hóa.
• Không suy tàn
Cuối cùng “không suy tàn” ám chỉ đến vẻ đẹp và vinh quang của cơ nghiệp chúng ta. Điều nầy nói là nó không tàn héo. Vì cớ cơ nghiệp của chúng ta không suy tàn, vẻ đẹp và vinh quang của nó không thể tàn úa. Do đó, “không suy tàn” ám chỉ sự biểu hiện của cơ nghiệp. Cơ nghiệp nầy có vinh quang không tàn phai. 1 Phiero 5:4 nói về mão miện vinh quang không tàn héo. Sự biểu hiện trường cửu được chữ “không suy tàn” chỉ tỏ, là Đức Con như là biểu hiện vinh quang của Cha.
Ba tính chất tuyệt vời của cơ nghiệp đời đời của chúng ta trong sự sống—không hư nát, không ô uế và không suy tàn—miêu tả bản chất không hư nát của Cha, quyền năng làm thánh hóa của Linh để duy trì cơ nghiệp trong địa vị không nhơ nhớp, gìn giữ nó thánh khiết, tinh sạch, thuần khiết, và cũng ám chỉ Con như sự biểu hiện của vinh quang không phai tàn. Vì vậy, sự miêu tả ba mặt của cơ nghiệp chúng ta cũng là lời miêu tả về Đức Chúa Trời Tam nhất.
Chính Đức Chúa Trời Tam nhất sẽ là cơ nghiệp cơ bản của chúng ta. Liên quan đến Ngài như cơ nghiệp của chúng ta, chúng ta còn có 5 sự việc khác:--sự cứu rỗi gần đến cho hồn chúng ta (1:5, 9), ân điển sẽ được bày tỏ lúc Chúa tái lâm (1:13), vinh quang được hiển lộ cho chúng ta (5:1), mão miện vinh quang không tàn héo (5:4), và vinh quang đời đời (5:10). Năm chi tiết nầy, cộng lại với nhau, là cơ nghiệp phụ thuộc có liên quan đến chính Đức Chúa Trời. Dù những chi tiết nầy không phải là Đức Chúa Trời Tam nhất, chúng cũng có liên quan sự sống thần thượng, tức là chính Đức Chúa Trời.