Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Thành thánh-Jerusalem Mới--10

Vua David
TÍNH CÁCH VĨ ĐẠI CỦA ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI
TRONG JÉSUS CHRIST
                         Thi thiên 51.
“Ta, Jésus đã sai thiên sứ của Ta làm chứng những điều này cho các hội thánh, ta là cội rễ và hậu tự của Đavít, là sao mai sáng chói” (Khải 22:16).
Tôi nghĩ có một điều rất diệu kỳ là hầu như Kinh Thánh kết thúc bằng một lời về Đavít, và tôi nghĩ rằng anh em sẽ đồng ý với tôi. Tại đây, ngay ở phần cuối cùng, Chúa chúng ta đang nói: “Ta, Jésus… là cội rễ và hậu tự của Đavít – “Là cội rễ, Đavít đã xuất phát từ Ta. Là hậu tự, Ta đã đến từ Đavít? Đó là tại sao ở đây Chúa gọi chính mình Ngài bằng danh đơn sơ là Jésus. Ngài phán “Ta Jésus đã sai thiên sứ của Ta”. Vả các sứ đồ và các giáo sư Tân ước, rất hiếm khi nào dùng danh
đó, vì hầu như họ đã luôn luôn diễn giảng về Ngài như Chúa Jésus, hay Jésus Christ, Chúa chúng ta. Họ rất hiếm dùng danh “Jésus” của Ngài, vì cớ là danh trước sự phục sinh và tôn cao của Ngài. “Jésus” là danh trong sự khiêm hạ của Ngài, danh của Đấng đã chết vì chúng ta, Đấng đã trở nên tội lỗi trong chỗ của chúng ta. “Jésus” là danh của Cứu Chúa. “Ngươi sẽ gọi danh Ngài là Jésus, vì chính Ngài sẽ cứu dân Ngài ra khỏi các tội lỗi của họ”. (Mathiơ 1:21). “Jésus” vốn là danh của Đấng “đã hạ chính mình xuống thậm chí vâng phục đến chết, vâng, cái chết của thập tự giá” (Phi líp 2:8). Và ở đây, ngay tại phần cuối của mọi sự Ngài phán: “Ta, Jésus” – “Ta, Jésus… là cội rễ và hậu tự của Đavít”.
Đavít, tên người đó mang lại nhiều điều cho chúng ta. Đavít là vua vĩ đại hơn hết mà Ysơraên đã từng có, nhưng tính cách vĩ đại của ông đã được căn cứ trên điều gì? Chúng ta đọc Thi thiên đó, nhưng anh em có ghi nhận dòng chữ ở trên đầu Thi thiên chăng. Đó là “một thi thiên của Đavít: khi Đấng tiên tri Na-than vừa đến cùng ông, sau khi ông đã từng vào cùng Bát-sê-ba rồi”.
Thi thiên này là một trong các phần rất kinh khủng trong Kinh Thánh! Đây là thi thiên của một con người, mà tấm lòng của ông ta đã bị tan vỡ vì cớ tội lỗi của ông và vì cớ bản chất kinh khiếp của tấm lòng. Anh em có nhớ câu chuyện chăng?
Có một người tên là U-ri và anh ta có một người vợ đẹp. Vào một lúc kia, khi Ysơraên đã bước ra chiến trận với các lực lượng mình Đavít ở nhà và leo lên mái nhà giải trí. Từ đó ông nhìn thấy phụ nữ rất kiều diễm này. Các dục vọng ông đã nổi lên trong ông và ông nói: “Ta phải lấy người phụ nữ này! Nàng đã kết hôn cùng U-ri rồi, nhưng bằng cách này hay bằng cách khác ta phải chiếm nàng”. Nên ông bảo cùng các sĩ quan của ông: “Ta muốn các ngươi đặt U-ri ở tuyến đầu của quân đội và rồi tiến lên để gặp kẻ thù. Kế đó khi kẻ thù tấn công, hãy cho quân đội thối lui và bỏ U-ri một mình”. Họ đã làm y như vậy, và dĩ nhiên kế hoạch thành công. U-ri bị giết, rồi các sĩ quan của Đavít đã trở về báo cáo: “U-ri đã chết rồi”. Đavít sai người đến cùng vợ U-ri, Bát-sê-ba và bảo rằng: “U-ri chết rồi. Hãy đến và làm vợ của ta”. Nên Đavít chiếm Bát-sê-ba theo như ông ta đã qui hoạch, nhưng Chúa đã phán cùng vị tiên tri Na-than: “Hãy đi đến cùng Đavít và kể cho ông ta nghe một ẩn dụ về một người nghèo chỉ có một con chiên, và về một người khác có nhiều chiên. Nhưng người có nhiều chiên này đã ăn cắp con chiên nhỏ bé thuộc về người nghèo”. Đang khi Đavít lắng nghe câu chuyện, cơn thạnh nộ đã nổi lên trong ông và ông bảo: “người mà làm một việc như vậy đáng chết. Hắn sẽ chết!” Rồi Na-than nói: “Vua là người đó!” Đavít đã phạm tội giết người vì qui hoạch để giết U-ri, và anh em biết, vì làm như vậy ông ta đã tự đặt mình ra ngoài mọi sinh tế của Chúa vì tội lỗi. Các luật lệ của Đức Chúa Trời ban cho Môi-se đã dự trù sinh tế cho mọi loại tội lỗi khác nhau. Thậm chí có một sinh tế dành cho người mà đã giết ai đó vì tai nạn, vì người mà đã giết ai đó vốn không bao giờ định ý làm như vậy, nhưng với con người mà đã suy nghĩ trước và qui hoạch, rồi thi hành âm mưu đó, đã không có sinh tế nào cho y ta. Điều đó được gọi là “tội làm đổ huyết” và Đức Chúa Trời không dự bị tế lễ cho điều đó. Một người như vậy có thể đem các của lễ của anh ta, sinh tế của anh ta và các của lễ thiên của anh ta đến, nhưng Đức Chúa Trời sẽ không hài lòng nơi chúng, và đó là nơi Đavít đứng trong Thi thiên 51.
“Đức Chúa Trời ôi, xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhơn từ của Chúa… xin hãy rửa tôi cho sạch hết trọi gian ác của tôi, và làm cho tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi… Tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi. Tôi đã phạm tội nghịch cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa… Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tôi, thì tôi sẽ được tinh sạch, cầu Chúa rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết… Xin chớ loại tôi khỏi hiện diện của Chúa, cũng đừng cất khỏi tôi Thánh Linh Chúa… Xin giải cứu tôi khỏi tội làm đổ huyết, hỡi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi… vì Chúa không ưa thích của lễ, nếu không tôi chắc đã dâng, của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa”.
Đavít đang nói, “tôi không có bất cứ điều gì để tôi có thể dâng hiến. Tôi đã làm cho chính mình tôi đứng ngoài mọi sự dự bị của Đức Chúa Trời. Tình trạng của tôi thì tuyệt đối vô hi vọng, nhưng vì một điều, và điều đó là ân điển của Chúa”. Vì Kinh Thánh chép rõ rằng: “còn nhược bằng kẻ nào dấy lên cùng người lân cận mà lập mưu giết người, thì dẫu nó núp nơi bàn thờ ta, người cũng bắt mà giết đi” (Xuất 21:14). Về sau Đavít đã cầu nguyện như có chép ở Thi thiên 19;13.
Bây giờ anh em có nghĩ rằng đó là một điều diệu kỳ khi Kinh Thánh chấm dứt với câu: “Ta là cội rễ và hậu tự của Đavít” chăng? Nói cách khác, Kinh Thánh chấm dứt bằng cách nói rằng ân điển của Đức Chúa Trời lớn hơn tội lỗi lớn hơn hết, và có đủ cho con người mà không còn hi vọng nào. Tôi tưởng một điều lạ lùng là sau việc này Đức Chúa Trời đã làm cho Đavít trở nên rất vĩ đại, đến nỗi danh của ông là một trong các danh lớn hơn hết trong lịch sử.
Sa-lô-môn vốn là con về sau của người phụ nữ Bát-sê-ba đó với Đa-vít, và chính tên “Sa-lô-môn” vinh quang lớn nhất trong Kinh Thánh cho chúng ta. Chính Jésus sẽ nhìn nhận điều đó. Ngài đã diễn giảng về “thậm chí Sa-lô-môn trong mọi vinh quang của người” (Math 6:29), nhưng “một Đấng lớn hơn Sa-lô-môn ở đây” (Math 12:42). Trước hết mọi sự, anh em có sự vĩ đại diệu kỳ này của Sa-lô-môn từ một con người mà đã phạm tội như Đavít. Làm sao anh em có thể giải nghĩa điều đó chớ? Điều đó được giải thích vì cớ “một Đấng lớn hơn Sa-lô-môn ở đây”. Jésus lớn hơn Sa-lô-môn trong đường lối nào? Vì cớ Ngài sẽ tiếp lấy những ai mà đã bước xuống vực sâu hơn hết của tội lỗi và cất nhắc họ lên cao hơn hết trong vinh quang. Đích thực đó là một sự cao cả!
Đó là tính cách vĩ đại của ân điển Đức Chúa Trời mà đã được truyền đạt cho chúng ta trong Jésus.
“Ta Jésus đã sai thiên sứ của ta làm chứng các điều này cho các ngươi vì các hội chúng”. Chứng cớ lớn hơn hết của Jésus trong hội chúng là gì? Đó là điều Phao lô gọi: “những sự phong phú cực kỳ của ân điển Ngài” (Êph 2:7).
Nên chúng ta chấm dứt các bài học trong sách khải thị nơi chính âm điệu cao cả và vinh diệu này. Jésus phán: “Ta là… cội rễ và hậu tự của Đavít”. Hãy cho rằng Jésus kết hợp với Đavít. Đó là ân điển đích thực!
Nhưng hãy nhớ còn có vài điều nơi Đavít “Nếu không có sinh tế nào do Môi-se dự bị cho tôi, có một sinh tế do Jésus dự bị”. Đavít nói: “Vì Chúa không ưa của lễ… của lễ thiêu cũng không đẹp lòng Chúa. Của lễ đẹp lòng Chúa là một linh phá vỡ, một tấm lỏng tan vỡ và thống hối, Đức Chúa Trời ôi, Chúa không khinh dễ đâu”.
Sứ điệp tự phát ngôn cho chính mình. Nó quá lớn, qia1 diệu kỳ nên không đủ lời phô diễn! Ân điển của Đức Chúa Trời trong Jésus Christ vĩ đại biết bao! Và con đường để bước vào ân điển đó thì không do các công việc nào mà chúng ta có thể làm, cũng không bởi tế lễ nào chúng ta có thể dâng. Chỉ nhờ một tấm lòng tan vỡ và thống hối để bước đến cùng thập tự giá của Jésus và sự hi sinh của Đức Chúa Trời, tại đó tội lỗi mà đã không có sinh tế nào khác có thể cất bỏ được.
Nên chúng ta hát:
“Ân hồng, cứu ân, thiên ân bao quát khỏa lấp căn tội tôi!”./.
T.A,.Sparks
Hết