Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

NĂM LỜI CẢNH CÁO TRONG THƠ HEBREW



   Có 13 lần chép từ ngữ “tốt hơn” trong thơ Hebrew là: 1:4; 6:9; 7:7, 19; 22; 8:6; 9:23; 10:34; 11:16, 35, 40; 12:24. Theo nguyên văn, “tốt hơn” có nghĩa “lớn hơn, cao quí hơn, thượng thặng.”

   Tác giả thơ nầy có  thể là Paul, so sánh Đấng Christ tốt hơn các thiên sứ, Môi se và Giô suê. Chức tế lễ của Mên-chi-xê-đéc (tiêu biểu Đấng Christ) tốt hơn chức tế lễ của A-rôn; giao ước mới tốt hơn giao ước cũ. Của lễ cuối cùng, thân thể Đấng Christ, tốt hơn mọi của tế lễ trong cựu ước.

   Đang khi so sánh các sự kiện như trên, tác giả còn lồng vào nội dung 13 chương sách nầy năm lời cảnh cáo nghiêm trọng cho mọi Cơ Đốc nhân, vừa Do thái và ngoại bang. Những ai bỏ lơ tính ưu việt của Đấng Christ mà thơ nầy trình bày, chắc chắn những người đó sẽ bày tỏ hiện tượng của năm lời cảnh cáo nầy mà tác giả cảnh báo trước.


   Chủ đích của các lời cảnh báo nầy là cảnh cáo các Cơ Đốc nhân coi chừng họ có thể mất vương quốc ngàn năm. Những ai thực hiện được các lời cảnh cáo nầy sẽ nhận được phần thưởng và vui hưởng vương quốc. Những Cơ Đốc nhân nào bỏ lơ và không chu toàn các lời cảnh cáo nầy sẽ không được vào vương quốc thiên hi niên, mà còn bị Chúa trừng phạt trong nơi khóc lóc và nghiến răng.

1.Chú Ý Những Gì Đã Được Nói Về Đức Con—2:1-4

Vậy, chúng ta càng đáng phải hết sức để ý đến điều mình đã nghe, kẻo e bị trôi lạc chăng. Vì nếu lời thiên sứ truyền đã là vững chắc, và các sự quá phạm cùng các sự không vâng phục đều chịu báo ứng công bình rồi,  mà nếu chúng ta bỏ lơ sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì thể nào thoát khỏi được? Sự cứu rỗi ấy Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng thực cho chúng ta, Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ phép lạ, quyền năng muôn mối, và các ban tứ của Thánh Linh theo ý chỉ mình, mà đồng chứng với họ.”

   Hebrew 1 bày tỏ Chúa Jesus cao hơn các thiên sứ. Chúa Jesus là sự cứu rỗi lớn của chúng ta. Nếu chúng ta bỏ lơ sự cứu rỗi lớn dường ấy, tức là không chú ý những gì nói về Ngài, chúng ta sẽ không thoát khỏi sự báo ứng của Đức Chúa Trời, tức là mất vương quốc ngàn năm.

  Đây là sự cứu rỗi đầy đủ của Đức Chúa Trời, từ sự tha thứ các tội lỗi đến sự dự phần vương quốc trong vinh quang. Nó không chỉ ám chỉ những gì Đấng Christ đã làm và sẽ làm cho chúng ta, nhưng cũng là chính Ngài, Đấng có thể cứu chúng ta đến cực điểm (Heb.7:25). Là Con Đức Chúa Trời—như Đức Chúa Trời—và là Con Người—như một người—Ngài là sự cứu rỗi của chúng ta. Thân vị diệu kì của Ngài cộng với công tác vinh mỹ của Ngài cấu tạo nên một sự cứu rỗi lớn dường ấy, một sự cứu rỗi mà không ai có thể bỏ lơ. Sự chễnh mảng của chúng ta sẽ làm cho chúng ta mất sự cứu rỗi lớn nầy (a)--phần quí báu nhất—vui hưởng Đấng Christ như sự sống cứu rỗi và sự an nghỉ của chúng ta trong thời đại nầy, và- (b) phần vinh diệu nhất--thừa kế vương quốc Đấng Christ chung với vinh quang trong thời đại hầu đến.

   Những ai bỏ lơ, những ai chễnh mảng những lời nói về Đấng Chist là sự cứu rỗi, là sự vui hưởng đời nầy, chắc chắn sẽ bị báo ứng, là mất vương quốc đời sau.

2.Đừng Thiếu Hụt Sự An Nghỉ Đã Hứa: 3:7—4:13-

“Cho nên, như Thánh Linh phán rằng: Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng như trong khi chọc tức. Nhằm ngày thử thách trong đồng vắng...Ngài lại thề với ai rằng không được vào sự nghỉ ngơi của Ngài? Há chẳng phải với những kẻ không vâng phục sao?  Dường ấy, chúng ta thấy họ không thể vào đó được vì cớ vô tín.”

“Vậy, đã có lời hứa để lại về việc vào sự nghỉ ngơi của Ngài, thì chúng ta hãy lo sợ, kẻo e có ai trong anh em dường như hụt đi chăng. Vì thật Tin Lành đã giảng cho chúng ta cũng như cho họ; nhưng đạo họ đã nghe đó không ích chi cho họ, bởi vì đạo ấy không nhờ đức tin mà được dung hiệp với kẻ nghe. Vì chúng ta là kẻ đã tin đều được vào sự nghỉ ngơi ấy, chánh như Đức Chúa Trời đã phán:

“Ta bèn thề trong thạnh nộ Ta rằng: 'Họ sẽ chẳng hề vào sự nghỉ ngơi của Ta”, dẫu công việc đã xong từ buổi sáng thế rồi. -Vì luận đến ngày thứ bảy, thì có chỗ Ngài phán như vầy: “Ngày thứ bảy Đức Chúa Trời nghỉ cả công việc Ngài.” Lại có chỗ khác rằng: “Họ sẽ chẳng hề vào sự nghỉ ngơi của Ta.”  Như vậy, vì có mấy kẻ còn phải vào đó, và vì những kẻ nghe Tin Lành ấy trước kia đã không vào đó bởi chẳng tin, nên về sau lâu lắm, trong một thơ của Đa-vít, Ngài lại hạn định một ngày nữa gọi là “Ngày nay” như trên kia đã dẫn rằng: “Ngày nay nếu các người nghe tiếng Ngài,Thì chớ cứng lòng.” Vì nếu Giô-suê đã cho họ nghỉ ngơi, thì chắc sau đó không còn nói về một ngày khác nữa. Vậy thì còn lại một sự nghỉ ngơi sa-bát cho dân Đức Chúa Trời.  Bởi chưng ai vào sự nghỉ ngơi của Ngài, thì nghỉ công việc mình, cũng như Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy.”

    Sự an nghỉ sa-bat được đề cập trong 4:9 ở đây được sự an nghỉ trong đất lành Canaan tiêu biểu—Thế hệ đầu tiên ra khỏi Ai cập từ 20 tuổi trở lên, tổng số khoảng trên 600 ngàn người. Nhưng cuối cùng, sau 40 năm lưu lạc trong đồng vắng chỉ còn hai người là Giô suê và Ca lép, được vào sự an nghỉ trong đất hứa Canaan.

   Sự an nghỉ của đất lành Canaan là mục tiêu của mọi con cái Israel, những người đã được cứu chuộc và giải phóng khỏi Ai cập, cũng vậy, vương quốc sắp đến là mục tiêu của mọi tín đồ Tân ước, những người đã được cứu chuộc và cứu rỗi khỏi thế giới. Hiện nay chúng ta đang trên đường đến mục tiêu nầy.

   Trong đồng hoang, tuyển dân Israel đã lầm lạc, cứng lòng, bất phục, nên không được vào đất hứa để vui hưởng sự an nghỉ. “Lại Ngài chán phiền ai trong bốn mươi năm? Há chẳng phải những kẻ phạm tội, mà thây họ đã ngã trong đồng vắng sao?” Thánh đồ Tân ước có thể cũng ngã theo vết xe đổ của Israel, vì lòng vô tín, lầm lạc, bất phục...Hãy coi chừng kẻo chúng ta cũng không được vào sự an nghỉ vương quốc thiên hi niên.

3.Hãy Tiến Đến Sự Trưởng Thành: 5:11—6:20
“Về sự đó chúng ta có nhiều điều nên nói và khó giải nghĩa, vì anh em đã trở nên chậm nghe.  Theo thời gian thì đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nhưng nay còn cần có kẻ dạy anh em các điều sơ học về nguyên lý sấm ngôn của Đức Chúa Trời, và anh em đã trở nên như kẻ cần sữa, chớ không phải đồ ăn cứng.  Vì phàm ai chỉ dùng sữa, thì không từng trải lời công nghĩa, bèn là con đỏ thôi. Nhưng đồ ăn cứng thì để cho kẻ trưởng thành, tức là kẻ nhờ sự hay sử dụng mà luyện tập quan năng mình để phân biệt thiện ác”.

Ấy vậy, chúng ta nên gác qua sự sơ học về Lời Đấng Christ mà bươn tới sự trọn vẹn, chớ nên lập lại nền tảng nữa, như sự ăn năn việc chết, đức tin đến Đức Chúa Trời,  sự dạy dỗ về báp-têm, về sự đặt tay, về sự sống lại của kẻ chết, và về sự xét đoán đời đời. Ví bằng Đức Chúa Trời cho phép, thì chúng ta sẽ làm điều đó.... Vì đất nào đã thấm nhuần mưa móc từng sa trên nó mà sanh cây cỏ thích dụng cho người cày cấy, thì được phước của Đức Chúa Trời.  Nhưng nếu nó sanh gai gốc, tật lê, thì bị bỏ và sắp bị rủa, kết cuộc là phải đốt.”

   Con đỏ trong Chúa uống sữ của lời, người trưởng thành ăn đồ ăn cứng của lời. Sữa là lời tốt lành, sự khải thị cơ bản như các điều sơ học về sự ăn năn tội lỗi, niềm tin cơ bản, sự sống lại của những kẻ chết, sự xét đoán đời đời.

   Đồ ăn cứng là lời sự công nghĩa về kỉ luật sửa trị của Chúa, về phần thưởng, sự trừng phạt tín đồ, về việc nhận được hay mất vương quốc ngàn năm.
   Tác giả khuyên, “Ấy vậy, chúng ta nên gác qua sự sơ học về Lời Đấng Christ mà bươn tới sự trọn vẹn” (trưởng thành).

    Người trưởng thành thuộc linh là người” vì cớ sự thực hành các quan năng mình mà đã được luyện tập để phân định giữa điều tốt và điều xấu”. Điều tốt và điều xấu ở đây ám chỉ những gì cao thượng trái ngược với những gì là thấp kém, tức là sự cao thăng của Đấng Christ trái ngược sự thấp kém của các thiên sứ, Môi se, A rôn hay sự thượng thặng của giao ước mới đối ngược sự thấp kém của giao ước cũ. Theo văn mạch câu nầy, sự phân định được đề cập ở đây tương tự phân định giữa các loại đồ ăn khác nhau và không có gì liên hệ với bản chất luân lí của các sự vật.

   Người trưởng thành thuộc linh ăn đồ ăn cứng, vui hưởng lời sự công nghĩa. Họ sẽ được vào vương quốc ngàn năm.

   Người ấu trỉ, con đỏ không lớn lên, người xác thịt như mảnh đất gieo trồng, dù đã thấm nhuần mưa móc, nhưng không sanh hoa màu mà chỉ sanh gai gốc, tật lê, thì bị bỏ, sắp bị rũa, kết cuộc bị đốt. Công trình của người xác thịt bị đốt, nhưng người vẫn còn được cứu, vì chỉ đốt gai gốc trên đất, chứ đất không đốt được.

4.Tiến Tới Nơi Chí Thánh, Đừng Thối Lui ve Do Thái Giáo: 10:19-39

   “Hỡi anh em, vì chúng ta đã nhờ huyết của Jêsus mà được dạn dĩ vào nơi chí thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở cho chúng ta ngang qua bức màn, nghĩa là ngang qua xác thịt Ngài,  lại vì đã có một Thầy Tế Lễ lớn cai trị nhà Đức Chúa Trời,  và vì đã có lòng được rảy khỏi lương tâm xấu, thân thể được rửa bằng nước trong, nên chúng ta hãy lấy lòng thành thật với đức tin đầy đủ chắc chắn mà đến gần Đức Chúa Trời”.

  “Chớ bỏ sự nhóm lại như kẻ kia quen làm, nhưng phải khuyên lơn lẫn nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy. Vì nếu sau khi chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại còn cố ý phạm tội, thì không còn có sinh tế để chuộc tội nữa,  duy có sự đợi chờ kinh khiếp về sự xét đoán và lửa hừng sẽ thiêu diệt kẻ cừu địch đó thôi.  Ai đã phạm luật pháp Môi-se, nếu có hai ba người làm chứng, thì chết đi không thương xót;  huống chi kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước đã khiến cho mình được  thánh hóa là phàm tục, lại khinh miệt Đức Linh của ân điển, thì anh em tưởng rằng kẻ ấy há chẳng đáng bị hình phạt càng khốn hơn sao?  Vì chúng ta biết Đấng đã phán rằng: “Sự thân oan thuộc về ta, ta sẽ báo ứng.” Lại rằng: “Chúa sẽ xét đoán dân Ngài.”  Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống là sự đáng kinh khiếp thay!”

   “Người công nghĩa của ta sẽ sống bởi đức tin, nếu rùn lại, thì hồn ta chẳng vui về người chút nào. Nhưng chúng ta nào phải thuộc về kẻ rùn lại mà bị hư mất đâu, bèn là thuộc về kẻ có đức tin để hồn được cứu rỗi.”

   Vào thời kỳ mà thơ Hebrew được viết ra, có hai địa điểm cho các cơ đốc nhân Hebrew nhóm họp tại Jerusalem. Một là đền thờ với mọi nghi lễ, và của tế lễ như thời Cựu ước, và chỗ kia là các tư gia của các tín đồ Đấng Christ, mà số lượng cơ đốc nhân Do thái vào lúc ấy là trên hai vạn người.

   Theo lời Gia cơ, hầu hết Cơ Đốc nhân Hebrew còn sốt sắng về luật pháp cũ, còn dâng của lễ - Xem Công. 21:20. Họ còn nhóm họp chung với dân Hebrew không tin Chúa Jesus trong đền thờ. Rất hiếm có Cơ Đốc nhân Hebrew không đi nhà thờ. Cho nên Paul khuyên, “chớ bỏ sự nhóm lại như kẻ kia quen làm, nhưng phải khuyên lơn lẫn nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.”. Họ không nên bỏ sự nhóm lại với các Cơ Đốc nhân Hebrew khác trong tư gia, buổi nhóm họp đó là nơi chí thánh.

   Paul mạnh mẽ và can đảm tuyên bố những Cơ Đốc nhân Do thái nào mà đã tin Chúa Jesus, nhờ huyết Ngài mà được cứu rỗi, nếu còn trở lại đền thờ để dâng của lễ, thì họ là người giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết quí báu của Ngài là phàm tục. Hành động cố ý đó sẽ bị Đức Chúa Trời hình phạt nặng nề. –Chúng ta nhớ rằng trước đây Paul cũng nghe theo lời Gia cơ, đã dâng của lễ  theo Công 21. và ông viết thơ nầy sau khi thấy sự sai lầm của mình.

   Vì Cơ Đốc nhân Hebrew ngoan cố tiếp tục dâng của lễ theo Cựu ước và vì dân Israel nói chung chưa nhìn nhận Chúa Jesus là của lễ trọn vẹn cho họ, nên Đức Chúa Trời sai quân đội La mã tiêu diệt đền thờ khiến họ không còn cơ hội dâng của lễ nữa, vì Chúa Jesus là của lễ hoàn thành rồi. Đền thờ bị phá hủy vào năm 70 S.C.

   Ngày nay có lắm người còn dâng Mình Thánh của Chúa Jesus, như thể Chúa Jesus phải chết lại nhiều lần trong tay họ. Có giáo phái chối bỏ công tác cứu chuộc của Chúa Jesus, hoặc có giáo phái chủ trương vâng giữ luật pháp cựu ước để bổ túc vào công tác hoàn tất của Chúa trên thập tự giá. Đức Chúa trời sẽ báo thù những hành động, những sự thực hành như vậy, vì họ xúc phạm Chúa Jesus. Những ai tin và thực hành những điều đó sẽ mất vương quốc ngàn năm.

5.Hãy Chạy Đua Và Đừng lạc Mất Ân Điển- 12:1-29

   “Thế thì, vì chúng ta đã có nhiều người chứng kiến vây quanh như đám mây rất lớn dường ấy, chúng ta cũng nên cổi bỏ hết mang nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, nhẫn nại mà chạy theo cuộc đua đã bày ở đằng trước ta, -nhìn xem Jêsus là Đấng Khỏi Phát và Kiện toàn của đức tin chúng ta, Ngài vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, bền chịu thập tự giá, khinh dể sự sỉ nhục, rồi ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.”

   Đời sống Cơ Đốc nhân là một cuộc chạy đua. Mọi Cơ Đốc nhân đã được cứu phải chạy cuộc đua của mình để giựt giải thưởng. Sự cứu rỗi khác với việc lãnh giải thưởng. Phao lô nói, “Anh em há chẳng biết rằng những kẻ chạy nơi trường đua đều chạy cả, nhưng chỉ một người được giựt giải sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho giựt được.  Mọi người đấu sức trong cuộc đua thì tiết chế mọi sự. Vả, họ làm vậy chẳng qua là để lãnh mão miện hay hư nát, còn chúng ta thì để lãnh mão miện chẳng hay hư nát. Vậy, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ, tôi đấu quyền, chẳng phải là đánh gió;  song tôi khắc khổ thân thể tôi, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã rao giảng cho kẻ khác, mà chính mình tôi phải bị loại ra chăng.” (1 Cor. 9: 24-27).

   Không phải mọi người chạy đều được lãnh giải thưởng đâu. Số lượng người giựt giải rất ít.
Những người không nhận được giải thưởng, là người mất  vương quốc thiên hi niên, là đa số.

   “Khá coi chừng kẻo có ai hụt mất ân điển Đức Chúa Trời, e rễ đắng nứt lên, gây rối loạn trong anh em, và bởi đó nhiều người bị lây ô uế chăng,  lại kẻo có ai gian dâm hoặc phàm tục như Ê sau, chỉ vì một món ăn mà bán quyền trưởng nam chăng.  Vì anh em biết rằng đến sau người muốn thừa thọ phước kia, dẫu người rơi lụy nài xin thì cũng bị loại ra, bởi vì người không tìm được chỗ ăn năn.”
   “Rễ đắng” là dân Do thái không tin Chúa Jesus xúi giục Cơ Đốc nhân Hebrew xa lìa ân điển Đức Chúa Trời để trở về các nghi lễ cựu ước. Đó là họ làm nhơ nhớp chính mình, khinh quyền trưởng nam.

 Kết luận, mọi người phạm và các lời cảnh cáo trên đây đều mất Vưong quốc ngàn năm. Nguyện tất cả chúng ta được đánh động bởi năm lời cảnh báo nầy. Amen.

Minh Khải