Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

BA NGƯỜI ẨN DANH LÀ AI?


Ngày xưa dân Israel đọc Truyền đạo vào ngày lễ hội. Sách Truyền đạo được đọc theo truyền thống vào ngày thứ ba của Tiệc Lều tạm, khoảng 15-21 tháng 9 hay đầu tháng 10. Đó là thời gian lễ hội mùa gặt hằng năm gợi lại cho Israel nhớ kinh nghiệm trong đồng vắng của họ (Lev.23:33-43). Sự kiện sách nầy được đọc suốt kỳ lễ hội  vui vẻ lớn (so Neh.8:9) phải là một đầu mối về những âm điệu của cuốn sách không được Do Thái giáo coi là bi quan.
Các nhà giải kinh so sánh ba cuốn sách trí tuệ lớn của Cựu Ước như những ngôi nhà:
*  Châm ngôn -- ngôi nhà có bảy cột trụ của sự khôn ngoan (9:1)
*  Job -- ngôi nhà đổ nát do gió dữ đập vào (1:19)
* Truyền đạo -- một ngôi nhà lớn suy tàn (12:3-4).
   Châm ngôn: con đường thực tiễn dẫn đến sự khôn ngoan.
   Truyền đạo: con đường phản chiếu sự khôn ngoan.
Salomon là tác giả sách Truyền đạo, trong đó ông tự xưng là :"người truyền đạo”
Có một tôi tớ Chúa đã viết về cuộc đời Salomon cách thấu suốt như sau: “Salomon trải nghiệm đời sống dưới ánh mặt trời, đã suy gẫm sâu xa về cuộc đời ngắn ngủi đầy mâu thuẩn của con người, với những bất công kì bí của nó. Qua cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống của ông, ta thấy ông đề cập đến về ăn uống hưởng thụ nhiều lần, về sự vui sướng giàu sang mà con người lao đầu vào mục tiêu tìm kiếm tài sản: “Rồi ta ngẫm nghĩ mọi việc tay mình đã làm, và những lao khổ mình đã chịu để làm các công việc ấy; kìa, mọi điều đó là sự hư không, theo luồng gió thổi, và chẳng ích lợi gì cả dưới mặt trời.” (Truyền đạo 2:11)
Rồi ông tìm các công việc giáo dục trí thức, nhưng càng học càng thấy dốt, nên sanh ra chán chường, vì càng nhiều khôn ngoan càng thêm phiền não. Ai thêm trí thức thì thêm nhiều khổ đau! Đây cũng là hư không!
Ông lại vùi đầu vào công việc cả thể, tự áp đặt chính mình bằng công việc bận rộn, thì lúc đó ông cảm thấy không vui khoẻ, cũng là sự hư không theo luồng gió!
Ông lăn xả mình vào cuộc sống trụỵ lạc, vùi đầu trong men rượu thì bụng đầy mà trái tim lại trống rổng; khi tỉnh rượu, nỗi đau càng lớn hơn, nó cũng là hư không!
Rồi ông thực hiện những công trình lớn: Thu chứa bạc vàng, châu báu của các vua, ông đã trở nên cao trọng và vượt trội hơn hết các vua, thì ban đêm tâm trí chẳng nghĩ ngơi, sự mất ngủ và khốn khổ cũng là hư không!
Ông xem tất cả mọi việc đều là hư không dưới ánh mặt trời, với tư tưởng bi quan và nghi ngờ; sau cùng ông khám phá ra rằng Đức Chúa Trời đem lại ý nghĩa sâu xa cho cuộc sống. Ngài đổi mới đời sống và Đức Thánh Linh hành động trong ta, khiến cho mỗi ngày một tươi mới hơn. Vì con người không bao giờ tìm thấy được những điều từ công việc tạm thời của thế giới, để làm thành cái đời đời của thiên thượng, nên mới cảm thấy đời sống là vô nghĩa”.
 Thưa anh em,
Được bao quanh bởi nhiều thành công, sang trọng, và niềm vui hơn bất kỳ người nào có thể từng mong muốn, như vừa nói ở trên, nhưng vua Salomon chạm đáy dưới cùng trong sự tồn tại khốn khổ của mình. Sau đó, ông bắt đầu một cuộc phiêu lưu thuộc linh trở về từ vũng lầy của sự hư vô, trong đó ông chập choạng, tìm kiếm cho ra ý nghĩa trong cuộc sống. Nó bắt đầu với sự thừa nhận tình trạng trống rỗng của mình. Sa-lô-môn cũng thừa nhận rằng mình xem cuộc sống là ảm đạm và u ám. Ông nhận thấy ba điều:

 * Loài người thường tìm kiếm hạnh phúc và vật chất lâu dài.

*Cách ứng xử quí như vàng của con người là một con đường khôn ngoan để bước theo: -tránh sự dư thừa; nhưng theo sự điều độ.

 * Tối thượng quyền và sự quan phòng thần thượng mô tả bản chất sự tồn tại của con người trên hành tinh.
Salomon giới thiệu ba nhân vật ẩn danh để chứng minh cho lập luận của mình. Lịch sử ba con người nầy nói lên phản diện cuộc đời của ông. Tất cả là các giai thoại trong cuộc đời của ông. Những thành đạt của ông trong cuộc đời trên đất nầy chỉ là hư không theo luồng gió thổi.. Chỉ Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan và sự tể trị quan phòng của Ngài vượt trên khả năng sắp xếp hữu hạn của con người. *Cách ứng xử quí như vàng của con người là một con đường khôn ngoan để bước theo: -tránh sự dư thừa; nhưng theo sự điều độ.
Để chứng tỏ rằng con người thiên nhiên, dù có được làm vua, vẫn còn là ngu dại nên ông cố ý đưa ba nhân vật ẩn danh nầy vào:
Vua Solomon
1.  Người chiếm đoạt vương quốc:
Truyền 2:20-22, “Bởi cớ ấy ta trở lòng thất vọng về mọi công việc ta đã lao khổ mà làm ở dưới mặt trời.  Vì có người làm công việc mình cách khôn ngoan, thông sáng, và tài giỏi, rồi phải để lại làm cơ nghiệp cho kẻ chẳng hề lao khổ làm đến. Điều đó cũng là một sự hư không và một sự tai nạn lớn.  Vậy, ích chi cho người lao khổ, cực lòng mà làm việc ở dưới mặt trời?  Vì các ngày người chỉ là đau đớn, công lao người thành ra buồn rầu; đến nỗi ban đêm lòng người cũng chẳng được an nghỉ. Điều đó cũng là sự hư không.”
Truyền 6:2, “Kìa có một người mà Đức Chúa Trời đã ban cho sự giàu có, của cải, và sang trọng, đến nỗi mọi sự lòng người ước ao, chẳng thiếu gì hết; nhưng Đức Chúa Trời không cho người có thể ăn lấy, bèn là một người khác được ăn. Ấy là một sự hư không, một tai nạn cực khổ”.
Chúng ta thấy Đức Chúa Trời có cảnh báo trước cho Salomon kế họach Ngài  là sẽ dùng một người chiếm đoạt phần lớn vương quốc của ông. Tác giả sách I Vua chép, khi Sa-lô-môn bị cám dỗ và sa ngã bởi các hoàng hậu ngoại bang của ông, vì tôn thờ hình tượng mà phạm tội nghịch cùng Đức Chúa Trời
Như vy, Sa-lô-môn làm điu ác trước mt Đc Giê-hô-va, chng vâng theo Đc Giê-hô-va cách trn-lành như Đa-vít, cha người, đã làm.  By gi, Sa-lô-môn li xây-ct ti trên núi đi ngang Giê-ru-sa-lem, mt nơi cao cho Kê-móc, vt đáng gm-ghiếc ca dân Mô-áp, và cho Mo-lóc, vt đáng gm-ghiếc ca dân Am-môn.  Vua cũng làm như vy cho hết thy các hoàng-hu ngoi bang ca mình, xông hương và tế-l cho thn ca chúng nó.  Đc Giê-hô-va ni gin cùng Sa-lô-môn, bi vì lòng người t b Giê-hô-va Đc Chúa Tri ca Y-sơ-ra-ên, là Đng đã hai ln hin đến cùng người, phán bo người rng ch theo các thn khác; nhưng người không vâng theo lnh ca Đc Giê-hô-va.  Đc Giê-hô-va phán vi Sa-lô-môn rng: Bi vì ngươi đã làm điu ny, không gi giao-ước và lut-pháp ta truyn cho ngươi, nên ta chc s đot ly nước khi ngươi, cho k tôi-t ngươi.  Song vì c Đa-vít, cha ngươi, Ta s chng làm điu đó trong đi ngươi. Ta s đot ly nước khi tay con trai ngươi.  Li Ta chng đot ly c nước khi nó; song vì c Đa-vít, đy-t Ta, và vì c Giê-ru-sa-lem mà Ta đã chn, Ta s đ li mt chi-phái cho con trai ngươi.” ( I Vua 11:6-12).
Vua Salomon đưa sự kiện trọng đại lịch sử nầy vào sách truyền đạo để làm gì? Khi ông viết những câu nầy, có lẽ ông biết người đó là Jeroboam, nhưng sự việc Jeroboam cướp phần lớn vương quốc chưa xảy ra. Solomon thấy rằng suốt gần 40 năm xây dựng vương quốc cho hùng cường, mọi lao tác ngày đêm của ông chỉ là hư không. Vì vương quốc nầy không tôn vinh Đức Chúa Trời mà lại thờ các hình tượng ngay khi vương quốc đạt đến điểm đỉnh sự cực thịnh nhất.
V, Giê-rô-bô-am là mt người mnh-dn và tài-năng; Sa-lô-môn thy người tui tr có tài-ngh, bèn đt người làm đu-xâu cho c nhà Giô-sép. Sa-lô-môn tìm thế giết Giê-rô-bô-am; nhưng Giê-rô-bô-am chy trn qua Ê-díp-tô; đến cùng Si-sc, vua Ê-díp-tô; ri người ti Ê-díp-tô cho đến chng Sa-lô-môn băng-hà.” ( I Vua  11:28, 40). 
Theo quan điểm thần thượng, Đức Chúa Trời chọn lựa và cho phép Jeroboam cướp gần hết vương quốc Solomon, còn theo quan điểm con người, chính Jeroboam mưu toan cướp nước ấy do lòng ganh tị.
Vì có sự cảnh báo trước của Đức Chúa Trời, Salomon hiểu ngay Jeroboam là dụng cụ Đức Chúa Trời dùng để dự bị trong việc cướp nước của con ông, nhưng Solomon bất lực không thể tiêu diệt công cụ nầy của Chúa. Solomon đành bó tay, cay đắng trước số phận nghiệt ngã mà Đức Chúa Trời sẽ dùng người đó cướp vương quốc của ông. Và trước khi chết, ông nhìn nhận quyền tể trị quan phòng tối thượng của Đức Chúa Trời trên mọi sự.
Tóm lại, Solomon là vị vua mạnh mẽ nhất của Israel, cảm thấy bất lực - không thể kiểm soát cuộc sống của mình, không thể kiểm soát những gì xảy ra với công việc và sự giàu có của mình sau khi ông chết (2:18-19), và cũng không thể ngăn chặn cái chết của ông (9:12). Đức Chúa Trời công nghĩa đã dùng Jeroboam hình phạt Solomon qua việc vương quốc của ông bị chiếm đoạt hai phần ba.
2.  Tù nhân lên ngôi vua:
Truyền 4:13-16,Một  k tr tui nghèo mà khôn hơn mt ông vua già c mà di, chng còn biết nghe li khuyên can.  Vì k tr tuổi ra khi ngc khám đng làm vua, du sanh ra là nghèo nàn trong nước mình.  Ta thy mi người sng đi đi li li dưới mt tri, đu theo k tr y, là người kế v cho vua kia.  Dân phc dưới quyn người tht đông vô s; du vy, nhng k đến sau s chng vui thích v người. Điu đó cũng là s hư không, theo lung gió thi.”
Một lần nữa Solomon giấu tên người trẻ tuổi làm tù nhân nầy. Người nầy là ai? Trong Cựu ước, “kẻ trẻ tuổi” đây là “naar” theo tiếng Hê bơ rơ. Naar ám chỉ tuổi thiếu niên (15 hay 17 tuổi). Chữ nầy được dùng để chỉ Joseph (Sáng 37), Bên gia min (Sáng 44:30).
Đôi khi người già thiếu trí tuệ và hành động cách điên rồ, Job 12:20, “Ngài cất lời khỏi kẻ nói thành tín, Làm cho kẻ già cả mất trí khôn). Mặt khác, người trẻ có thể khôn ngoan hơn những người lớn tuổi, Thi. 119:99,100, “Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, Vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa. Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, Vì có gìn giữ các giềng mối Chúa”.
Có nhiều ý kiến về các vị vua ngu ngốc  với chàng trai trẻ bị ở tù:
  1. Joseph và Pharaoh: vì Joseph có ra khỏi tù lên làm tể tướng, nhưng Phraoh không ngu ngốc— (trường hợp nầy không đúng).
  2. Vua Sau lơ ngu ngốc và chàng trai trẻ David - (cũng không hợp lí).
  3. Vua Solomon và Jeroboam.: Điều đáng ghi nhớ là khi mới đăng quang, Solomon là một chàng thanh niên, 15 hay 17 tuổi, thế mà sau 40 năm trị vì, ăn chơi trác táng, lao động trí óc quá tải, những đêm dài sầu muộn, không ngủ được, Solomon đã là vị vua già khọm. chớ với tuổi 56, 57 sao gọi là già?
Chính Sa-lô-môn đã trở thành ngu ngốc và một trong các đầy tớ của ông, người mà Sa-lô-môn đã trục xuất đi lưu vong tại Ai Cập (1 Vua 11:26-40) sẽ thay thế Rô-bô-am, con trai của Sa-lô-môn, (1 Vua 12:1-24), mặc dù Rô-bô-am vẫn sẽ duy trì quyền lực trên một chi phái. Ahijah vị tiên tri đã xác nhận sự mặc khải của Chúa ban cho Sa-lô-môn ở (Các Vua 11:29-39.) Nếu minh họa trong (Truyền đạo 4:13-16) thực sự sở hữu một lịch sử nói trước, các thông báo tiên tri về Sa-lô-môn và Giê-rô-bô-am là có vẻ phù hợp nhất.
Trong Matthew 12, Chúa Jesus nói về “sự khôn ngoan của Solomon”, nhưng tại đây, trước khi chết Solomon nhìn nhận mình là vị vua già ngu ngốc đó. Thật là một tình trạng khi hồn lực kiêu căng đã bị phá vỡ, biết hạ mình và khiêm nhu trước mặt loài người. Vị vua già là Solomon và chàng trai trẻ là Jeroboam
3. Người phụ nữ vô danh:
Truyền 9:13-15, Ta cũng đã thy s khôn ngoan ny dưới mt tri, tht ly làm c th.  Có thành nh kia mt ít dân, mt vua cường thnh đến vây hãm nó, đp nhng lũy cao ln cùng nó.  V, trong thành y có mt người nam nghèo mà khôn, dùng s khôn ngoan mình gii cu thành y: Song v sau không ai nh đến người nam nghèo đó. Ta bèn nói rng: S khôn ngoan hơn sc mnh; nhưng s khôn ngoan ca người nghèo b khinh d, và li nói ca người không ai nghe. Li ca người khôn ngoan được nghe ti nơi êm lng còn hơn tiếng kêu la ca k cai tr trong đám di dt.  S khôn ngoan hơn đ binh khí; nhưng ch mt người có ti phá hy được nhiu s lành.”
Tại đây, một lần nữa Salomon giấu tên vị cứu tinh nầy, ông nói, người đó là một người nam mà nghèo nàn.
I Vua 11: 3 chép, Người có bảy trăm hoàng-hậu, và ba trăm cung-nữ; chúng nó bèn làm cho người trở lòng.  Trong buổi già-yếu, các hoàng-hậu của Sa-lô-môn dụ lòng người đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn-lành như thể lòng của Đa-vít, là cha người. Vì Sa-lô-môn cúng-thờ Át-tạt-tê, nữ-thần của dân Si-đôn, và thần Minh-côm, là thần đáng gớm-ghiếc của dân Am-môn.  Như vậy, Sa-lô-môn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, chẳng vâng theo Đức Giê-hô-va cách trọn-lành như Đa-vít, cha người, đã làm.  Bấy giờ, Sa-lô-môn lại xây-cất tại trên núi đối ngang Giê-ru-sa-lem, một nơi cao cho Kê-móc, vật đáng gớm-ghiếc của dân Mô-áp, và cho Mo-lóc, vật đáng gớm-ghiếc của dân Am-môn. Vua cũng làm như vậy cho hết thảy các hoàng-hậu ngoại bang của mình ( là 700 bà), xông hương và tế-lễ cho thần của chúng nó.”

Người truyn đo nói: Sau khi xem xét muôn s tng điu tng vt, đng tìm chánh lý, thì nầy là điều ta tìm được: Ấy là lòng ta hãy còn tìm mà chưa tìm ra: Trong một ngàn người đàn ông ta đã tìm được một người; còn trong cả thảy người đàn bà ta chẳng tìm được một ai hết.” Ông không thấy một phụ nữ khôn ngoan nào.

Người đàn ông mà Salomon tìm được là ai? Có phải chính ông chăng? Tôi không tin ý kiến đó, vì ông nhìn nhận mình là vị vua ngu ngốc kia mà. Cuối sách Truyền đạo có nói đến Đấng Chăn Chiên, là người truyền những câu châm ngôn khôn ngoan cho ông, “Người truyền đạo có chuyên lo tìm kiếm những câu luận tốt đẹp; và các lời đã viết ra đều là chánh trực và chân thật.  Lời của người khôn ngoan giống như đót; sắp chọn các câu châm ngôn khác nào đinh đóng chặt: Nó do một Đấng chăn chiên mà truyền ra.”. Có lẽ Đấng Chăn Chiên đây là Chúa Jesus đã hiện ra với Salomon trong mấy năm cuối đời ông—là người nam mà Salomon tìm được.

Nhưng ông cũng có nói đến một loại phụ nữ có lòng dạ như lưới bẫy, “Ta lại hết lòng chuyên lo cho hiểu biết, xét nét, kiếm tìm sự khôn ngoan và chánh lý muôn vật, lại cho biết rằng gian ác là dại dột, và sự dại dột là điên cuồng. Ta tìm thấy một điều cay đắng hơn sự chết, ấy là một người đàn bà có lòng giống như lưới bẫy, tay tợ như dây tói: Ai ở đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ thoát khỏi nàng; còn kẻ có tội sẽ bị nàng vấn lấy.” (Truyền đạo 7:25-26).

Ông nói lên điều nầy theo kinh nghiệm bản thân, khi ông bị rất nhiều bà vợ có lòng dạ như lưới bẫy, quyến rũ, chuyển xoay ông theo ý muốn của họ, là thờ hình tượng. Ông rất thực thà khi nói, “Ai ở đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ thoát khỏi nàng; còn kẻ có tội sẽ bị nàng vấn lấy”. Salomon nhìn nhận mình là kẻ có tội ở đây.

Theo nguyên văn, “kẻ có tội” đây là sinner—tội nhân. Thường thường danh từ “tội nhân” chỉ dùng cho người vô tín. Nhưng ở đây, Salomon, và Paul ở (1Timothe1;15), lại áp dụng từ ngữ nầy cho chính mình. Paul nói, Christ Jêsus đã đến trong thế gian đ cu k có ti, y là li đáng tin đáng nhn mi b, trong s đó tôi là đầu” (trưởng các tội nhân). “To save sinners, of whom I am foremost”. Trong Chúa Phao lô là sứ đồ, đồng thời ông đang là một thủ lĩnh các tội nhân trong xác thịt. Ô! Một tình trạng bị phá vỡ bản ngã, sự hạ mình nhìn nhận bản thân là dường nào!

Sau đó, Salomon nêu lên một “người nam” vô danh mà khôn ngoan như sau, “Ta cũng đã thấy sự khôn ngoan nầy dưới mặt trời, thật lấy làm cả thể.  Có thành nhỏ kia có một ít dân , một vua cường thạnh đến vây hãm nó, đắp những lũy cao lớn cùng nó. Có một người nghèo mà khôn, dùng sự khôn ngoan mình giải cứu thành ấy: Song về sau không ai nhớ đến người nghèo đó.” (9:13-15).

Salomon nói đây là người nam, nhưng khi đọc (Các quan xét 9:50-54), chúng ta thấy người khôn ngoan đó là người nữ, A-bi-mê-léc lin đi đánh Thê-bết, vây và chiếm ly nó.  Gia thành ph có mt cái tháp vng bn, hết thy dân s ca thành, nam và n, đu chy vô núp ti đó, và đóng ca li, ri lên trên đnh tháp.  A-bi-mê-léc tn ti tháp, xông hãm nó, và đi li gần ca đng phóng ha.  Nhưng mt người n ném tht ci trên đu A-bi-mê-léc làm b s người.  Người lin kêu gã trai trẻ cm binh khí hu mình, mà nói rng: Hãy rút gươm ngươi ra giết ta đi, ko người ta nói: Mt người đàn bà đã giết người! Vy, gã trai tr bèn đâm người, thì người chết.  Khi người Y-sơ-ra-ên thy A-bi-mê-léc đã chết, thì mi người đi v nhà mình.”

Giả thuyết ban đầu của Salomon là qua 1000 người nữ, ông không tìm được một ai khôn ngoan, nhưng Kinh thánh ghi rằng có một người khôn ngoan, là một phụ nữ.

Kết luận

Sách truyền đạo là bản ký thuật lại việc Salomon tìm kiếm nguyên lí và ý nghĩa cuộc nhân sinh. Ông chèn vào giữa những lập luận của mình ba giai thoại lịch sử nầy nhằm mục đích phô bày con người thất bại của ông một cách kín giấu, là:

-     Một vị vua tham công, tiếc việc, cặm cụi lao động xây dựng cơ đồ vĩ đại,                vương quốc hùng cường, mà dành cho người khác thừa hưởng.
-     Một vị vua già, ngu dại, nên vương quốc được giao lại cho chàng trai trẻ ra            khỏi ngục tù.
-     Một vị vua già bị đàn bà nắm chóp, chuyển xoay ông theo ý muốn của họ:              thờ hình tượng.

Chúng ta thấy Salomon đã kín đáo thú nhận hình ảnh ba vị vua trên là chính ông, một vị vua già, ngu ngốc, thất bại và bất lực. Có ai ngờ một vị vua lừng danh thiên cổ, đã từng là vì vua khôn ngoan thông sáng và giàu sang tuyệt đỉnh không có vị vua nào sánh kịp, lại có thể lâm vào tình trạng bi đát như thế!

Trong khi tìm ra ý nghĩa cuộc sống nhân sinh, Salomon bị vạch trần ra là người thất bại hoàn toàn. Nói chung, người già cỗi thuộc linh phải bị đào thải nhường đường cho người trẻ thuộc linh thật sự từ Chúa sai đến. Điểm nổi bật ở đây là người già nhìn thấy chân tướng chính mình trước ánh sáng của lẽ thật và dám nói lên lời thú nhận của mình. Thử hỏi có cụ già nào trong Chúa, trước khi qua đời lại có thể nhìn nhận chân tướng, bản chất mình trước mặt Chúa và hội thánh không? Đáng trân trọng thay!

 Ông kết luận: “Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính s Đc Chúa Tri và gi các điu răn Ngài; y là trn phn s ca ngươi.  Vì Đc Chúa Tri s đem đoán xét các công vic, đến ni vic kín nhim hơn hết, hoc thin hoc ác cũng vy” ( 12:13-14).


Solomon khoáng thế kỳ tài,

Giàu có, khôn ngoan chẳng kém ai;
Lắm vợ khiến đời ông đốn mạt,
Làm cho vương quốc phải chia hai.



Minh Khải-   10-3-2013