Khi đọc câu
chuyện Joseph trong Sáng thế kí, lòng tôi được ấn tượng sâu đậm là Joseph không
hề cười một lần nào, mà ông khóc ít nhất cũng 8 lần. Đây là lần ông khóc sau
cùng mà Sáng thế kí ghi lại:
Sáng 50: 16-17chép,
Các anh Joseph “sai người đến nói cùng Giô-sép rằng: Trước khi qua đời, cha em
có trối rằng: Hãy nói lại cho Giô-sép như
vầy: Ôi! Xin hãy tha điều ác, tội phạm của các anh con đi, vì chúng nó đã lỗi
cùng con đó; nhưng bây giờ cha xin con hãy tha tội các kẻ tôi tớ của Đức Chúa
Trời cha. Nghe qua mấy lời nầy, Giô-sép bèn khóc.
Chánh các anh người đến sấp mình xuống dưới chân mà nói rằng: Các anh đây thật là kẻ tôi tớ của em đó. Giô-sép đáp rằng: Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân đông đảo. Vậy, đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh. Đoạn, Giô-sép an ủi các anh, và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ”.
Chánh các anh người đến sấp mình xuống dưới chân mà nói rằng: Các anh đây thật là kẻ tôi tớ của em đó. Giô-sép đáp rằng: Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân đông đảo. Vậy, đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh. Đoạn, Giô-sép an ủi các anh, và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ”.
Kinh thánh chép, “hãy vui mừng trong Chúa
luôn luôn”. Kinh thánh không chép: ‘hãy vui cười trong Chúa luôn luôn’. Dù nhà
tâm lí nói, “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” và Thi thiên 2 nói “Đấng ngự
trên trên sẽ cười”—nhưng nhà truyền đạo Solomon nói về loài người, thì “cười là
điên.. Vì tiếng cười của kẻ ngu muội giống như tiếng gai nhọn nổ dưới
nồi. Điều đó cũng là sự hư không." Tôi chưa thấy một câu nào trong kinh thánh khuyên tín đồ cười bao giờ.
Thơ Philip chép Phao lô vui mừng trong Chúa, trong cảnh khổ luôn luôn, và cũng khóc
nhiều lần. Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc.
Kinh thánh chép Chúa Jesus khóc trước mộ
phần của La xa rơ và khóc thành Jerusalem
khi Ngài vào thành lần cuối, nhìn thấy thành ấy khi Ngài cỡi con lừa. Chúa
thường mừng rở trong Thánh Linh (Lu 10:21), và thường khóc lóc, chứ Ngài không
bao giờ nói to tiếng, cười cợt hay cãi vã với ai.
Giống như Chúa Jesus, Joseph có tầm vóc
trưởng thành thuộc linh, vì hồn ông đã vỡ nát, bản ngã ông đã bị triệt hạ, nên
ông dễ khóc, dễ tha thứ người khác, sống bao dung quãng đại, sáng suốt, và có
trọng lượng thuộc linh cùng uy lực thần thượng.
Môi Se, tác giả Genesis, mô tả “the man” (
con người) Joseph đến 8 lần:
n
42:30, “Người (the man) đương làm chúa tại xứ
Ê-díp-tô nói với chúng tôi cách xẳng xớm...”
n
42:33, “Người (the man) làm chúa xứ đó dạy
rằng....”
n
43:3, “Giu-đa thưa: Người ( the man) đó có nói
quyết cùng các con rằng...”
n
43:5, “vì người đó (the man) đã nói rằng: Ví em út không theo xuống với
các ngươi, thì sẽ không bao giờ thấy mặt ta”.
n
43:7, “Người đó (the man) hỏi kỹ càng về chúng
tôi....”
n
43:13, “Bay hãy đứng dậy đi, dẫn em út theo và
trở xuống đến người đó (the man).”
n
43:14, “Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng xui cho
bay được ơn trước mặt người (the man)”.
n
44:15, “Giô-sép hỏi: Các ngươi gây nên nông nỗi
chi vậy? Há chẳng biết một người (man) như ta đây có tài bói toán sao?
Một trong những
định luật của Kinh thánh là “luật lặp lại” --để nhấn mạnh. Thật khó dịch từ ngữ
“the man” ra tiếng Việt. Bản Việt văn dịch là “người đó” quá nghèo nàn. Chữ
“the” rất có ý nghĩa trong nguyên văn Hê
bơ rơ.
Đức Chúa Trời chú ý con người hơn là công
việc và lời tự xưng khoe khoang của chúng ta. “The man” của anh em ra sao?. Đức
Thánh Linh nhấn mạnh từ ngữ “the man” đến 8 lần, thì phải có ý nghĩa trọng đại
ở đây.
Thứ nhất, Joseph có phong thái nghiêm trang,
giá trị, đường hoàng và quyền uy. Cuộc đời 30 năm đã cấu tạo ông nên một người
như vậy. Trước mặt cha mẹ, các anh em, dân chúng, quan chức và vua Ai cập, ông đều biểu lộ phong thái ấy.
Hiện diện ông có sự cuốn hút, lời nói ông có giá trị, có sức nặng. Mọi người
cảm biết quyền lực Đức Chúa Trời toát ra từ the man của ông. Chúng ta thường
gặp cơ đốc nhân đem lại sự sợ hãi tiêu cực cho chúng ta, do sự độc ác của họ
toát ra, chớ không phải sự kính sợ Đức Chúa Trời tuôn đổ ra từ họ. Lịch sử
thuộc linh của Joseph có với Đức Chúa Trời đã cấu tạo nên tuổi trưởng thành, nên
nhân cách đường hoàng của ông.
Thứ hai, Joseph là một người minh biện. Các
anh của ông đặt cho ông một biệt hiệu là “thằng nằm mộng”—nghĩa đen là “thầy
của các giấc mơ” (master of the dreams)—ngụ ý con người của khải tượng. Ông
cũng tự làm chứng với các anh em của ông: “Các anh không biết rằng tôi có khả
năng bói toán (phỏng đoán) sao”. Khải thị thần thượng ở trong linh chúng ta,
còn khải tượng hay tầm nhìn thì ở trong tâm trí.
Qua hai giấc mơ của mình, Joseph thấy trước
cuộc đời tương lai của mình. Qua hai giấc mơ của vua Pharaoh, Joseph thấy trước
kế hoạch và ý định của Đức Chúa Trời dành cho dân Israel và dân cả thế giới thời đó.
Nhờ là một người minh biện, khôn ngoan, có tri thức thuộc linh, Joseph được lập
lên làm tể tướng Ai cập, và ông đã bão dưỡng dân Israel trong giai đoạn đầu gia
tăng dân số thành một quốc gia.
Thứ ba, Sáng thế kí: 43:32 chép, “đoạn
Joseph rửa mặt, bước ra làm bộ chắc gan..”. Bản Hiệu đính 2010 nhuận chính lại:
“rồi ông rửa mặt, bước ra, cố trấn tỉnh...”. Bản RcV Anh văn chép, “ông rửa mặt,
bước ra, tự chế mình...”. trong thơ thứ hai của mình, sứ đồ Peter phác họa 8
bước trong tiến trình trưởng thành của người thuộc linh là: đức tin, đức hạnh,
tri thức, tiết chế, nhẫn nại,, kỉnh kiền, tình huynh đệ, tình thương yêu. Tiết
chế, tự chế hay thìn mình là nấc thang đứng giữa. Chỉ người trưởng thành mới có
khả năng tiết chế.
Thứ tư, cuối cùng Joseph trưởng thành khi
ông bày tỏ lòng thương xót đậm đà đối với các anh em của ông. Ông chẳng những
tha thứ tội ác của họ đối với ông, ông còn thương yêu, thương xót, chăm sóc nhu
cầu cho họ cách đầy đủ.
Chúa Jesus phán, “Phước cho những kẻ hay
thương xót, vì sẽ được thương xót!”. Người trưởng thành thuộc linh biểu lộ một
khía cạnh nào đó trong bài giảng trên núi của Chúa (Math. 5:-7:), như thương
xót, trong sạch..v..v..
Cầu Chúa cho mỗi chúng ta chịu đựng nỗi lửa
thử nghiệm khốc liệt của Ngài và được bản chất cùng sự sống Ngài cấu tạo trong
chúng ta trải nhiều năm để chúng ta trở thành người trưởng thành như Joseph
vậy. Amen./.
Minh Khải
Minh Khải