Chúng ta cần biết cách nhìn của Đức Chúa Trời về địa vị của thân thể.
Không ai có thể phủ nhận rằng có một mối liên hệ giữa thân thể và nếp sống
thuộc linh. Ngoài việc có linh và hồn; chúng ta còn có thân thể. Mặc dù trực
giác, sự tương giao và lương tâm của linh chúng ta có thể rất lành mạnh, và mặc
dù tâm trí, tình cảm và ý muốn của hồn chúng ta có thể được đổi mới, nhưng
chúng ta sẽ không trở nên một người thuộc linh nếu thân thể bên ngoài của chúng
ta không lành mạnh và được đổi mới theo linh và hồn chúng ta. Chúng ta không
thể được xem là trọn vẹn và chúng ta vẫn
thiếu hụt một điều gì đó. Là con người, chúng ta không chỉ có linh và hồn, mà
còn có thân thể. Chúng ta không thể xem thường thân thể và chỉ quan tâm đến
linh và hồn. Nếu làm như vậy, nếp sống của chúng ta sẽ khô héo.
Thân thể thì cần thiết và quan trọng; nếu không, Đức Chúa Trời sẽ không
ban cho con người một thân thể. Nếu đọc kinh thánh cách cẩn thận, chúng ta có
thể nhìn thấy tầm quan trọng mà Đức Chúa Trời đặt trên thân thể con người. Hầu
như mọi điều được ký thuật trong Kinh Thánh đều có liên quan đến thân thể. Sự
nhục hóa là điểm dễ thấy và thuyết phục nhất. Con Đức Chúa Trời đã mặc lấy thân
thể của thịt và huyết. Mặc dù Ngài đã trải qua sự chết, nhưng Ngài vẫn có thân
thể này đến đời đời.
THÁNH LINH
VÀ THÂN THỂ
Rô-ma 8:10 đến 13 cho chúng ta biết chi tiết về tình trạng của thân thể
chúng ta (các tín đồ), thể nào Thánh Linh giúp đỡ thân thể chúng ta và thái độ
đúng đắn đối với thân thể. Bởi hiểu các câu này, chúng ta sẽ không sai lầm về địa
vị của thân thể các tín đồ trong kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
Câu 10 nói: “Còn nếu Đấng Christ ở trong anh em thì dù thân thể chết
bởi tội lỗi, nhưng linh là sự sống bởi sự công nghĩa”. Cả thân thể lẫn linh
chúng ta ban đầu đều chết. Nhưng sau khi tin Chúa Jesus, chúng ta tiếp nhận
Ngài làm sự sống bên trong mình. Đấng Christ, bởi phương tiện là Thánh Linh,
hiện đang cư trú bên trong các tín đồ. Đây là lẽ thật quan trọng nhất của phúc
âm. Mọi tín đồ, bất kể yếu đuối đến đâu, đều có Đấng Christ cư trú trong mình.
Chính Đấng Đấng Christ này là sự sống của chúng ta. Vào lúc Ngài bước vào trong
phẩn bên trong của chúng ta, Ngài làm sống động linh chúng ta. Chúng ta đã nhìn
thấy điều này trước đây. Ban đầu, thân thể và linh chúng ta đều chết, nhưng bây
giờ linh được làm cho sống lại; chỉ có thân thể vẫn còn chết. Đây là tình trạng
chung của mọi tín đồ -linh thì sống còn thân thể thì chết.
Kinh nghiệm này (kinh nghiệm chung của mọi tin đồ) tạo ra các sự khác
biệt chính yếu giữa bên ngoài và bên trong của các tín đồ. Người bên trong của
chúng ta thì đầy dẫy sự sống, còn người bên ngoài thì đầy dẫy sự chết. Chúng ta
sống động và linh chúng ta đầy sự sống, nhưng chúng ta cư trú trong thân thể
của sự chết. Nói cách khác, sự sống của linh chúng ta và sự sống của thân thể
chúng ta hoàn toàn khác nhau. Sự sống trong linh chúng ta thật sự là sự sống,
còn sự sống trong thân thể chúng ta không gì khác hơn là sự chết vì thân thể
chúng ta vẫn là “thân thể của tội lỗi”. Cho nên, bất kể chúng ta tăng trưởng
bao nhiêu trong nếp sống thuộc linh, thân thể chúng ta vẫn là “thân thể của tội
lỗi”. Chúng ta chưa nhận được thân thể của sự phục sinh, thân thể vinh hiển và
thuộc linh. Sự cứu chuộc thân thể chúng ta ở trong tương lai. Thân thể ngày nay
không gì khác hơn là” chiếc bình đất”, “đền tạm thuộc đất” và vẫn là “không
đáng tôn trọng”. Mặc dù tội lỗi đã bị ném ra khỏi linh và ý muốn nhưng sự cứu
chuộc thân thể vẫn là một điều gì đó trong tương lai. Vì vậy, tội lỗi chưa bị
ném ra khỏi thân thể. Vì tội lỗi vẫn ở trong thân thể nên thân thể chết. Đây là
ý nghĩa của việc “thân thể chết bởi tội lỗi”. Hiện tại, linh chúng ta sống
động, hay nói chính xác hơn, linh chúng ta là sự sống; bởi sự công nghĩa trong Đấng
Christ, linh chúng ta nhận được (1) sự công nghĩa trong Đấng Christ và (2) sự xưng
nghĩa của Đức Chúa Trời. Trong trường hợp thứ nhất, Đấng Christ phân phát sự
công nghĩa của Đức Chúa Trời vào trong chúng ta. Đây là một sự kiện thật sự đã
xảy ra chứ không phải là cách nói văn hoa bóng bẩy. Đấng Christ đã phân phát sự
công nghĩa của Ngài vào trong chúng ta giống như một người phân phát những điều
vật chất của thế giới. Trong trường hợp thứ hai, qua Đấng Christ Đức Chúa Trời
đã kề chúng ta là công nghĩa. Đây chỉ là thủ tục pháp lý. Nếu không có sự phân
phát của sự công nghĩa thì không có sự xưng nghĩa. Khi nhận được Đấng Christ,
chúng ta nhận được sự xưng nghĩa từ Đức Chúa Trời về mặt địa vị. Ngài phân phát
sự công nghĩa của Đấng Christ vào trong chúng ta cùng lúc mà Ngài bước vào
trong chúng ta làm sự sống của chúng ta và làm sống lại linh chết chóc của
chúng ta. Đây là lý do tại sao Rô-ma 8:10 nói: “Linh là sự sống bởi sự công
nghĩa”.
Câu 11 nói: “Và nếu Linh của Đấng đã làm cho Jesus sống lại từ kẻ chết
cư trú trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đấng Christ Jesus sống lại từ kẻ chết
cũng sẽ ban sự sống cho thân thể chết chóc của anh em qua Linh Ngài, Đấng nội
cư trong anh em”. Câu trước nói rằng Đức Chúa Trời khiến linh chúng ta trở nên
sự sống và câu này nói rằng Đức Chúa Trời khiến thân thể chúng ta nhận được sự
sống. Câu 10 nói rằng chỉ có linh là
sống động; thân thể vẫn chết chóc. Câu này nói tiếp rằng thân thể cũng có thể
trở nên sống động sau khi linh được làm cho sống lại. Trước hết lời nói rằng
linh sống động vì Đấng Christ sống trong chúng ta; sau đó lời nói rằng thân thể
sống động vì Thánh Linh sống trong chúng ta. Thánh Linh muốn ban sự sống cho
thân thể chúng ta.
Chúng ta đã nhìn thấy thân thể mình chết chóc thể nào. Mặc dù lớp vỏ
vẫn chưa chết, nhưng nó đang tiến đến mồ mả. Nói về mặc thuộc linh, thân thể
cũng bị kể là chết mặc dù nói về mặt loài người, thân thể có sự sống; nhưng Đức
Chúa Trời xem sự sống đó là sự chết vì nó đầy tội lỗi lỗi. “Thân thể chết bởi tội
lỗi”. Về mọi mặt, mặc dù thân thể có sức lực, nhưng chúng ta không thể để cho
nó biểu hiện sự sống riêng của nó. Nó không được hành động vì các hành động của
sự sống nó không gì khác hơn là sự chết. Tội lỗi là sự sống của thân thể, và tội
lỗi là sự chết về mặt thuộc linh. Thân thể đang sống trong một loại sự chết
thuộc linh. Mặt khác, chúng ta biết rằng chúng ta phải làm chứng cho Đức Chúa
Trời và làm công tác của Đức Chúa Trời. Mọi nhu cầu này cần sức lực của thân
thể. Vì thân thể chết về mặt thuộc linh và vì sự sống của nó cũng là sự chết
nên chúng ta phải làm gì để thân thể chúng ta có thể được sử dụng để cung ứng
cho các nhu cầu của nếp sống thuộc linh mà không sử dụng sự sống chết chóc của
nó? Thân thể chúng ta không sẵn lòng cũng như không thể bước đi theo ý muốn của
Linh sự sống nội cư. Trái lại, nó chống đối và chiến đấu với ý muốn đó. Thánh
Linh phải làm gì để làm cho thân thể có thể bươc đi theo ý muốn của Ngài? Câu
trả lời là Thánh Linh muốn ban sự sống cho thân thể chết chóc của chúng ta.
Đấng “đã làm cho Jesus sống lại từ kẻ chết” là Đức Chúa Trời. Nhưng Đức
Chúa Trời không được đề cập đến cách trực tiếp; Ngài được ám chỉ đến như Đấng
“làm cho Jesus sống lại từ kẻ chết” vì sự nhấn mạnh đặc biệt ở nơi công tác
khiến Chúa Jesus sống lại từ kẻ chết của Đức Chúa Trời. Điều này thu hút sự chú
ý của các tín đồ đến điểm này: nếu Đức Chúa Trời đã khiến thân thể chết của
Jesus sống lại, Ngài cũng có thể khiến thân thể chết chóc của các tín đồ sống
lại. Vị sứ đồ tuyên bố rằng nếu Linh của Đức Chúa Trời, tức là Thánh Linh, Đấng
cũng là Linh của sự phục sinh, “cư trú trong anh em”, Đức Chúa Trời “cũng sẽ
ban sự sống cho thân thể chết chóc của anh em” qua Ngài. Đây là lần thứ hai vị
sứ đồ dùng chữ “nếu”. Nhưng ông không nghi ngờ về việc Thánh Linh rồi. Ông có ý
nói rằng vì một người có Thánh Linh cư trú bên trong nên thân thể chết chóc của
người ấy cũng phải tiếp nhận sự sống của Ngài. Đây là đặc ân dành cho mọi người
có Thánh Linh cư trú bên trong. Ông không bằng lòng để cho một tín đồ nào không
biết và không tiến đến điều này trong đức tin mà bởi đó mất phần hưởng phước
hạnh này.
Câu này cho chúng ta biết rằng nếu Linh của Đức Chúa Trời cư trú trong
chúng ta, thì Đức Chúa Trời phải ban sự sống cho thân thể chết chóc của chúng
ta qua Linh nội cư. Điều này tuyệt đối không liên quan gì đến sự phục sinh. Đức
Chúa Trời chỉ so sánh sự phục sinh của Chúa Jesus với việc thân thể chúng ta
hiện đã nhận được sự sống. Câu này không nói về thân thể đã chết; nếu vậy, câu
này sẽ bàn đến sự phục sinh. Lời chỉ nói về thân thề chưa chết mà “chết chóc”,
nhưng sẽ chết. Thân thể của tín đồ về mặt thuộc linh là đã chết. Điều này khác
với nói rằng nó đã chết rồi. Trong thực tế nó đang tiến đến mồ mả và nó sẽ
chết. Giống như Thánh Linh cư trú trong chúng ta là vấn đề của thế giới hiện
tại, thì việc Thánh Linh ban sự sống cho thân thể chết chóc của chúng ta cũng
là một kinh nghiệm của thế giới hiện tại. Câu này cũng không nói về sự tái sanh
của chúng ta, vì Thánh Linh được đề cập đến là đang ban sự sống cho thân thể
chúng ta, chứ không phải cho linh chúng ta.
Trong câu này, Đức Chúa Trời bảo chúng ta rằng thân thể các tín đồ được
đặc ân tiếp nhận sự sống qua Thánh Linh đang cư trú bên trong. Điều này không
có nghĩa là “thân thể của tội lỗi” trở nên thân thể thánh khiết, “thân thể hèn
mọn, trở nên thân thể vinh hiển, hoặc thân thể chết chóc” trở nên thân thể bất
tử. Những điều này là không thể có trong cuộc sống hiện tại của chúng ta; những
điều này chỉ xảy ra khi Chúa cất chúng ta lên và thân thể chúng ta được cứu
chuộc. Thể chất của chúng ta không bao giờ có thể thay đổi trong cuộc đời hiện
tại. Việc Thánh Linh ban sự sống cho thân thể chúng ta có nghĩa là: (1) nếu
thân thể chúng ta có sự đau yếu, Ngài có thể khiến nó phục hồi, và (2) nếu thân
thể chúng ta không có sự đau yếu, Ngài sẽ bảo tồn chúng ta khỏi việc gặp phải
bất cứ sự đau yếu nào. Tóm lại, Thánh Linh muốn làm cho thân thể chúng ta mạnh
mẽ để nó có thể đáp ứng mọi đòi hỏi cho công tác và cách sống của Đức Chúa
Trời, và để sự sống của chúng ta hay vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ không bị
tổn hại bởi thân thể.
Đây là điều Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho mọi con cái Ngài. Nhưng có
bao nhiêu tín đồ thật sự có kinh nghiệm Linh của Chúa ban sự sống cho thân thể
chết chóc của mình mỗi ngày? Chẳng phải nhiều người vẫn còn bị ảnh hưởng bởi
thế chất vật lý của minh, bởi nó làm tổn hại nếp sống thuộc linh của mình sao?
Chẳng phải nhiều người thường thất bại vì cớ sự yếu đuối của thân thể họ sao?
Họ có còn không thể tham dự vào công tác hăng hái vì Đức Chúa Trời bởi ách nô
lệ của sự yếu đuối không? Các kinh nghiệm của các tín đồ ngày nay chưa thể
tương xứng với các sự cung cấp của Đức Chúa Trời. Có nhiều lý do cho điều này.
Một số người thiếu hiểu biết về các sự cung cấp mà Đức Chúa Trời đã đặt vào
trong Thánh Linh. Một số người cho rằng không thể có, vì vô tín. Một số thì
nghĩ rằng điều này ít có liên quan đến họ vì họ không muốn điều đó. Một số
người biết, tin và muốn điều đó, nhưng không trình dâng thân thể mình làm sinh
tế sống. Họ đơn giản hi vọng rằng Đức Chúa Trời qua Thánh Linh, sẽ ban cho họ
sức lực để có thể sống cho chính mình. Vì vậy, họ cũng không thể kinh nghiệm
điều đó. Nếu các tín đồ thật sự sẵn lòng sống vì Đức Chúa Trời, và nếu họ đòi
hỏi các lời hứa và sự cung cấp này bởi đức tin, họ sẽ thấy rằng thật sự Đức
Chúa Trời sẽ đổ đầy thân thể bằng sự sống. (Chúng ta sẽ nói nhiều về điều này
sau).
Câu 12 nói: “Vậy thì, anh em ơi, chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ
xác thịt để sống theo xác thịt”. Câu này nói rõ về mối liên hệ đúng đắn giữa
các tín đồ và thân thể. Vô số tín đồ ngày nay hoàn toàn trở nên nô lệ của thân
thể, và vô số người trong họ có sự sống thuộc linh hoàn toàn bị giam cầm trong
thân thể! Họ giống như hai người khác nhau; khi xoay vào bên trong, họ cảm thấy
mình rất thuộc linh, rất gần Đức Chúa Trời và rất cao trong nếp sống thuộc
linh, nhưng khi sống trong xác thịt bên ngoài, họ cảm thấy mình sa ngã, thuộc
xác thịt và tách rời khỏi Đức Chúa Trời. Họ vâng phục thân thể mình. Thân thể
họ dường như là một gánh nặng. Một khi có chút ốm đau, họ liền thay đổi cách
sống. Mỗi khi có chút yếu đuối, bệnh tật, hay đau đớn, họ cuống cuồng cả lên;
họ bắt đều yêu và cảm thương cho chính mình và đánh mất mọi sự bình an trong
lòng. Trong hoàn cảnh này, họ không thể có một nếp sống thuộc linh.
Chữ “vậy thì” của vị sứ đồ liên kết câu này với phần trước. Câu 10 nói
về cho thân thể chết. Dựa trên hai điều kiện này, vị sứ đồ tiếp tục: “Vậy thì,
anh em ơi, chúng ta không phải là những kẻ mắc nợ xác thịt để sống theo xác
thịt”. (1) Vì thân thể chết bởi tội lỗi, nên chúng ta không được sống theo nó;
nếu không, chúng ta sẽ phạm tội lỗi. (2) Vì Thánh Linh đã ban sự sống cho thân
thể chết chóc của chúng ta nên chúng ta không cần sống theo xác thịt, vì xác
thịt chúng ta không có quyền bính cột trói sự sống thuộc linh của chúng ta nữa.
Dựa trên các sự cung cấp này của Thánh Linh, bây giờ sự sống bên trong của
chúng ta có thể trực tiếp ra lệnh cho thân thể bên ngoài mà không có trở ngại
gì. Trước đây, chúng ta là những kẻ mắc nợ xác thịt. Chúng ta không có cách nào
dừng các niềm ao ước, khao khát và dục vọng của nó lại. Vì vậy, chúng ta vâng
phục nó và phạm nhiều tội lỗi. Tuy nhiên, vì Thánh Linh đã có các sự cung cấp
cho chúng ta, nên dục vọng của xác thịt không thể ép buộc chúng ta làm bất cứ
điều gi, và thậm chí sự yếu đuối, bệnh tật và đau đớn của xác thịt cũng không
còn có thể kiểm soát chúng ta.
Nhiều người nghĩ rằng xác thịt có các niềm ao ước và khao khát hợp pháp
và chúng ta phải thực hiện. Nhưng vị sứ đồ bảo chúng ta rằng chúng ta không mắc
nợ xác thịt bất cứ điều gì vì “chúng ta không còn là những kẻ mắc nợ xác thịt
nữa”. Ngoài việc giữ xác thịt ở trong địa vị đúng đắn như chiếc bình cho Đức
Chúa Trời, chúng ta không còn mắc nợ nó gì nữa. Tất nhiên, Kinh Thánh không cấm
chúng ta chăm sóc thân thể; khi bi bệnh thì cần phải chú ý nhiều hơn. Quần áo,
thức ăn và nơi cư trú đều cần thiết. Đôi khi, sự nghỉ ngơi cũng không thể thiếu
được. Nhưng chúng ta đang nói rằng chúng ta không nên để cho đời sống chúng ta
chỉ tập trung vào những điều này. Chúng ta phải ăn khi đói, uống khi khát, nghỉ
ngơi khi mệt mỏi, và mặc ấm khi lạnh. Nhưng chúng ta không được và không nên để
cho những điều này đi sâu vào trong lòng chúng ta hoặc trở nên một phần mục
đích sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta không nên khao khát những điều này.
Những điều này phải đến theo nhu cầu và đi theo nhu cầu; chúng không bao giờ
được nấn ná lâu bên trong chúng ta. Việc chúng trở nên các sự khao khát của
chúng ta là không đúng đắn. Nhiều lúc, thân thể chúng ta thật sự có các nhu cầu
này. Nhưng vì công tác của Đức Chúa Trời hoặc vì có các nhu cầu quan trọng hơn
nên chúng ta phải có thể “đánh” thân thể mình và không ở dưới sự thuận phục
thân thể. Cả việc ngủ của các môn đồ trong vườn Gethsemane
lẫn việc chịu đói của Chúa Jesus tại giếng Sychar đều biểu hiện nhu cầu đắc
thắng ngay cả những ao ước hợp pháp. Nếu không, các ao ước này sẽ dẫn đến sự
thất bại. Chúng ta không mắc nợ xác thịt. Vì vậy, chúng ta không nên phạm tội
lỗi qua dục vọng của xác thịt và không nên giảm công tác thuộc linh vì sự yếu
đuối của xác thịt.
Câu 13 nói: “Vì nếu sống theo xác thịt thì anh em phải chết, còn nếu
bởi Linh mà đặt các sự thực hành của thân thể vào chỗ chết thì anh em sẽ sống.”
Vì Đức Chúa Trời đã có các sự cung cấp như vậy nên các tín đồ phải chịu phạt
nếu họ không tiếp nhận những điều đó mà lại sống theo xác thịt.
“Nếu sống theo xác thịt thì anh em phải chết” Ở đây, từ “chết” và từ
“sống” trong cụm từ sau có nhiều nghĩa. Chúng ta sẽ chỉ đề cập đến một trong số
đó: sự chết của thân thể. Về phương diện tội lỗi, thân thể chúng ta “chết
chóc”. Nếu chúng ta sống theo xác thịt, thân thể chết chóc của chúng ta sẽ trở
nên thân thể “sắp chết”. Nếu sống theo xác thịt, về một mặt, chúng ta không thể
nhận được sự sống mà Thánh Linh ban cho thân thể, và mặt khác, quá trình lão hóa
của thân thể sẽ được đẩy nhanh. Mọi tội lỗi lỗi đều có hại cho thân thể. Mọi tội
lỗi lỗi đều sản sinh một hậu quả trong thân thể, và hậu quả này là sự chết.
Chúng ta phải chiến đấu chống lại sự chết trong thân thể sẽ đẩy nhanh công tác
của nó.
“Nếu bởi Linh mà đặt các sự thực hành của thân thể vào chỗ chết thì anh
em sẽ sống”. Chúng ta không nên chỉ tiếp nhận Thánh Linh làm Đấng Ban sự sống
cho thân thể chúng ta; chúng ta cũng phải tiếp nhận Ngài làm Đấng xử lý các sự
thực hành của thân thể chúng ta. Nếu chúng ta sao lãng việc đặt các sự thực
hành của thân thể vào chỗ chết bởi Thánh Linh, chúng ta không thể mong đợi
Thánh Linh ban sự sống cho thân thể chúng ta. Chúng ta chỉ có thể sống bởi việc
đặt các sự thực hành của thân thể vào chỗ chết qua Ngài. Nếu thân thể muốn sống,
trước hết các sự thực hành của thân thể phải chết. Nếu không, sự chết sẽ là kết
quả sắp tới. Đây là sai lầm của nhiều người, họ nghĩ rằng họ có thể sống cho
chính mình, điều khiển thân thể minh, thực hiện nhiều điều làm vui lòng mình và
vẫn nhận được sự sống từ Thánh Linh cho thân thể để giữ cho thân thể họ mạnh
mẽ, không ốm đau. Làm sao có thể như vậy được? Thánh Linh ban sự sống và quyền
năng cho con người để con người sống cho Ngài! Sự sống mà Đức Chúa Trời ban cho
thân thể chúng ta là vì chính Ngài; đó là vì chủ đích sống cho Ngài. Nếu không
hoàn toàn dâng minh, chúng ta chỉ càng sống cho chính minh thì Thánh Linh ban
cho chúng ta sức khỏe, sức lực và quyền năng sao?! Nhiều tín đồ mà đang theo
đuổi Thánh Linh để sự sống được ban cho thân thể họ phải nhận thức rằng họ
không thể nhận được điều họ cầu xin nếu không chú ý điểm này.
Ban đầu, chúng ta không thể kiểm soát thân thể mình. Bây giờ, qua Thánh
Linh, chúng ta có thể. Ngài ban cho chúng ta quyền năng để đặt các sự thực hành
của thân thể vào chỗ chết. Mọi tín đồ đều đã kinh nghiệm dục vọng bên trong các
chi thể của mình, kích động thân thể chỗi dậy để hoàn thành niềm ao ước của dục
vọng và nhìn thấy mình vô quyền biết bao trong việc xử lý điều đó bởi chính
mình. Nhưng qua (hoặc bởi) Thánh Linh, người ấy có thể làm điều đó. Đây là một
điểm rất quan trọng. Bản ngã, đóng đinh bản ngã thì vô ích. Ngày nay, nhiều tín
đồ hiểu biết lẽ thật về việc cùng bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng ít ai
thật sự biểu hiện nếp sống này. Lẽ thật về việc cùng vị đóng đinh chỉ là môt sự
dạy dỗ trong nếp sống của nhiều người. Họ không nhìn thấy sáng tỏ về địa vị của
Thánh Linh đang công tác cùng với thập tự giá. Nếu chúng ta chỉ có thập tự giá
mà không có Thánh Linh thì thập tự giá tuyệt đối vô dụng. Chỉ có Thánh Linh mới
có thể “áp dụng” điều thập tự giá đã hoàn thành, và chỉ một mình Ngài có thể
khiến cho điều đó trở nên kinh nghiệm của chúng ta. Nếu chúng ta không để cho
lẽ thật này trở nên thực tế trong nếp sống của chúng ta “bởi Linh”, thì sau khi
nghe lẽ thật về thập tự giá, tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là lý thuyết.
Biết được rằng “người cũ chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài hầu cho thân
thể của tội lỗi có thể bị diệt trừ” thì rất tốt. Nhưng nếu chúng ta không “bởi
Linh” – bởi quyền năng của Thánh Linh và trong Thánh Linh – đặt các sự thực
hành của thân thể vào chỗ chết”, thì tri thức về lẽ thật này sẽ không giải cứu
chúng ta khỏi các sự thực hành của thân thể. Nhiều tín đồ hiểu rõ và chấp nhận
lẽ thật về thập tự giá, nhưng điều đó hầu như không có hiệu lực trên họ. Điều
này khiến cho họ nghi ngờ, không biết sự cứu rỗi của thập tự giá về phương diện
thực tiễn có thật hay không. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi họ nghĩ như vậy,
vì họ đã quên rằng chỉ có Thánh Linh mới có thể làm cho sự cứu rỗi trở nên thực
tế đối với chúng ta, Nhưng Ngài đã bị con người quên lãng. Nếu một tín đồ không
phủ nhận chính mình hoàn toàn – cưỡi trên quyền năng của Thánh Linh – để đặt
các sự thực hành của thân thể vào chỗ chết, thì lẽ thật người ấy công nhận sẽ
chỉ là lý thuyết. Chỉ qua quyền năng xử lý của Thánh Linh, sự sống mới được ban
cho thân thể.
TÔN VINH ĐỨC
CHÚA TRỜI
1Corinth 6:12 đến 20 bổ sung một lượng ánh sáng đáng kể cho vấn đề thân
thể của tín đồ. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét sơ lược phần này từng câu một.
Câu 12 nói: “Mọi việc đều hợp lệ cho tôi, nhưng không phải mọi việc đều
có ích, mọi việc đều hợp lệ cho tôi, nhưng tôi sẽ không phục tùng quyền bính
nào cả”. Vị sứ đồ đang nói về vấn đề thân thể. (Điều này sẽ được giải thích
sau). Ông nói rằng mọi việc đều hợp lệ vì, theo bản chất, mọi ao ước của thân
thể, như ăn, uống, quan hệ tình dục, v.v.. (c.13) đều là tự nhiên, cần thiết và
hợp lệ. Nhưng ông nói rằng những điều này (1) không phải tất cả đều có ích và
(2) không nên khiến người ta phục tùng quyền lực của chúng. Nói cách khác, có
nhiều điều liên quan đến thân thể, nói về mặt loài người, một tín đồ có thể làm,
nhưng có thể chọn không làm vì người ấy thuộc về Chúa và muốn tôn vinh Đức
Chúa Trời.
THÂN THỂ VÌ CHÚA--
1 Cor. 6: 13 nói: “Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, nhưng Đức Chúa Trời sẽ
triệt tiêu cả hai. Còn thân thể không phải vì sự gian dâm mà vì Chúa, và Chúa
vì thân thể”. Nửa phần đầu của câu này đi đôi với nửa phần đầu của câu sau.
Thức ăn là hợp pháp, nhưng thức ăn và bụng đều sẽ bị triệt tiêu. Vì vậy, không
phải tất cả đều có ích. Nửa phần sau cũng đi đôi với nửa phân sau của câu sau.
Một tín đồ có thể hoàn toàn tự do khỏi sự kiểm soát của các dục vọng về tình
dục và hoàn toàn dâng thân thể mình cho Chúa (7:34)
“Thân thể là …vì Chúa”. Lời tuyên bố này rất trọng yếu. Vị sứ đồ vừa
mới nói về vấn đề thức ăn. Vấn đề ăn uống cung cấp cho các tín đồ cơ hội thực
hiện sự chỉ dẫn: “Thân thể là….vì Chúa”. Nguyên nhân sa ngã ban đầu của con
người là thức ăn. Chúa Jesus cũng bị cám dỗ bởi thức ăn trong đồng vắng. Nhiều
tín đồ Cơ Đốc không biết rằng họ phải tôn vinh Đức Chúa Trời trong vấn đề ăn uống. Họ không
xem xét rằng chủ đích của việc ăn uống chỉ là làm cho thân thể thích hợp cho
Chúa sử dụng. Họ ăn uống để làm thỏa mãn các niềm ao ước riêng của minh. Chúng ta phải biết thân thể là “vì Chúa” và
không vì chính chúng ta. Vì vậy, chúng ta không nên dùng thân thể để làm vui
lòng chính minh. Việc ăn uống không được cản trở mối tương giao của chúng ta
với Đức Chúa Trời; chúng chỉ nên tương giao của chúng ta trong tình trạng bình
thường.
Vị sứ đồ cũng nói về vấn đề gian dâm. Loại tội lỗi này làm ô uế thân
thể. Vì vậy, nó tuyệt đối trái với sự dạy dỗ “thân thể là….vì Chúa”. Sự gian
dâm được đề cập đến ở đây không chỉ bao gồm sự đam mê dục vọng của xác thịt
ngoài hôn nhân, mà còn giữa vợ chồng. Thân thể là vì Chúa; điều này nghĩa là
thân thể hoàn toàn vì Chúa chứ không vì bản ngã của một người. Vì vậy sự đam mê
tính dục hợp pháp cũng phải bị ngăn cấm.
Vị sứ đồ muốn chúng ta thấy rằng mọi sự vượt quá giới hạn hoặc phớt lờ
giới hạn – bất kể đó có thể là gì- đều phải được kháng cự tuyệt đối. Vì thân
thể là vì Chúa, nên không ai được sử dụng thân thể ngoài Chúa. Ai sử dụng thân
thể, bất kể là phần nào, vì niềm vui thích riêng của mình, đều không làm vui
lòng Đức Chúa Trời. Ngoài việc là một chiếc bình vì sự công nghĩa, thân thể
không được phục vụ cho bất cứ chủ đích nào khác. Thân thể, giống như thân vị
của chúng ta, không được phục vụ hai chủ. Mặc dù thức ăn và tình dục là các vấn
đề tự nhiên, nhưng chúng ta chỉ có thể cho phép chúng được thỏa mãn khi có nhu
cầu. Khi nhu cầu được đáp ứng, thân thể vẫn là vì Chúa, chứ không phải vì thức
ăn hay tình dục. Ngày nay, nhiều tín đồ Cơ Đốc chỉ theo đuổi sự thánh hóa linh
và hồn, nhưng không biết rằng cần đạt đến sự thánh hóa thân thể. Trong nhiều
phương diện, sự thánh hóa linh và hồn phụ thuộc vào sự thánh hóa thân thể. Họ
quên đi rằng mọi dây thần kinh, cảm giác, hoạt động, cách sống, công tác ăn,
uống, phát ngôn, v.v.. đều phải vì Chúa. Nếu không, họ sẽ không đat đến sự hoàn
hảo.
“Thân thể là….vì Chúa” nghĩa là thân thể thuộc về Chúa. Tuy nhiên, việc
một người có gìn giữ cho Chúa hay không thì tùy thuộc vào người ấy. Thế nhưng,
ngày nay rất ít ai biết điều này hay thực hành điều này! Lý do nhiều con cái
Đức Chúa Trời chịu đau yếu, bệnh tật, và khổ sở là vì Đức Chúa Trời đang sửa
trị họ và kêu gọi họ dâng thân thể mình hoàn toàn cho Ngài. Sau khi họ làm điều
này, Ngài sẽ chữa lành họ. Ngài muốn họ biết rằng thân thể của họ không phải vì
chính họ, mà là vì Chúa. Nếu vẫn sống theo ý muốn riêng của mình, họ sẽ thấy
rằng sự sửa trị của Đức Chúa Trời sẽ không lìa khỏi họ. Nếu có một số người
giữa vòng chúng ta hiện đang đau yếu, họ phải chú ý đến lời này.
CHÚA VÌ THÂN THỂ
“Chúa (cũng là) vì thân thể”. Đây là một lời lạ lùng. Chúng ta thường
nghĩ rằng Chúa đến để cứu rỗi hồn. Nhưng câu này bảo chúng ta rằng “Chúa (cũng
là) vì thân thể”. Nhiều tín đồ quá xem thường thân thể. Họ tin rằng Chúa chỉ
quan tâm đến việc cứu rỗi hồn và thân thể chẳng có ích gì. Họ xem thân thể là
vô giá trị trong lĩnh vực sự sống thuộc linh và không có sự cung cấp ân điển
cho nó trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nhưng câu này bảo chúng ta rằng “
Chúa (cũng là) vì thân thể” Đức Chúa
Trời nói rằng Chúa cũng vì thân thể mà con người xem thường.
Vì các tín dồ xem thường thân thể theo cách này nên họ nghĩ rằng Chúa
Jesus chỉ quan tâm đến tội lỗi lỗi của linh và hồn không quan tâm đến sự đau
yếu của thân thể. Vì vậy, khi họ chịu khổ vì sự yếu đuối và bệnh tật, họ phải
viện đến phương cách loài người để chữa trị. Mặc dù họ biết rằng trong bốn sách
Phúc Âm, Chúa đã chữa lành thân thể nhiều hơn cứu rỗi hồn, nhưng họ giải thích
những hành động này cách thuộc linh. Họ tin rằng các sự ốm đau đó chỉ nói đến
tình trạng thuộc linh. Họ công nhận rằng khi Chúa ở trên đất, Ngài đã chữa lành
bệnh tật của thân thể, nhưng họ tin rằng ngày nay Chúa chỉ chữa lành sự đau yếu
thuộc linh của họ. Họ sẵn lòng giao thác các sự đau yếu thuộc linh của mình cho
Chúa để được Ngài chữa lành, nhưng họ nghĩ rằng Chúa không quan tâm đến sự đau
yếu trong thân thể họ và họ phải tự tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, họ quên rằng
“Jesus Đấng Christ hôm qua, hôm nay, và cho đến mãi mãi vẫn như vậy” (Heb.
13:8). Họ nghĩ rằng Chúa Jesus đã chữa lành các sự đau yếu của thân thể khi Ngài
ở trên đất, nhưng ngày nay, Ngài chỉ chữa lành các sự đau yếu của tâm linh.
Giữa vòng đa số các tín đồ, thân thể bị đặt qua một bên. Dường như Đức
Chúa Trời không cung cấp bất cứ điều gì cho thân thể, mọi sự cứu rỗi của Đấng
Christ đều giới hạn trong linh và hồn, và thân thể không chia sẻ gì trong đó.
Họ không chú ý gì đến sự kiện Chúa Jesus đã chữa lành người bệnh khi Ngài ở
trên đất, và các sứ đồ cũng tiếp tục kinh nghiệm quyền năng chữa lành. Lý do
duy nhất cho điều này là sự vô tín. Tuy nhiên, Lời của Đức Chúa Trời chỉ tỏ
rằng Chúa cũng vì thân thể chúng ta. Chúa vì thân thể của tín đồ. Mọi sự Chúa
là đều vì thân thể.
Trong ngữ cảnh thân thể chúng ta vì Chúa, Chúa cũng vì thân thể chúng
ta. Tại đây chúng ta nhìn thấy mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và con người. Đức
Chúa Trời đã ban chính Ngài hoàn toàn cho chúng ta. Đức Chúa Trời muốn chúng ta
biết rằng Ngài đã nộp thân thể của Ngài vì chúng ta rồi. Ngài cũng muốn chúng
ta biết rằng nếu thân thể chúng ta thật sự vì Ngài, chắc chắn chúng ta sẽ kinh
nghiệm việc Ngài vì thân thể chúng ta. Ý nghĩa của việc “thân thể là….vì Chúa”
là chúng ta dâng thân thể mình hoàn toàn cho Chúa, để sống vì Chúa. Ý nghĩa của
việc “Chúa vì thân thể” là Chúa đã vui lòng chấp nhận sự dâng thân thể lên của
chúng ta. Chúa sẽ ban sự sống và quyền năng của Ngài cho thân thể chúng ta.
Ngài sẽ canh giữ, gìn giữ và nuôi dưỡng thân thể chúng ta.
Thân thể chúng ta thì yếu đuối, ô uế, tội lỗi lỗi và chết chóc. Dường
như không thể tin được là Chúa có thể vì thân thể chúng ta. Nhưng khi nhìn thấy
các cách cứu rỗi của
Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ hiểu. Khi Chúa Jesus ngự xuống trái đất, Ngài đã nhục hóa trong xác thịt. Ngài có một thân thể. Khi ở trên thập tự giá, Ngài mang tội lỗi lỗi của chúng ta trong chính thân thể Ngài. Khi chúng ta liên kết chính mình với Ngài bởi đức tin, thân thể chúng ta cũng bị treo trên thập tự giá với Ngài. Do đó, Ngài giải phóng thân thể chúng ta khỏi quyền lực của tội lỗi. Trong Đấng Christ, thân thể này hiện đã được phục sinh và thăng thiên lên cõi thiên thượng. Bây giờ, Thánh Linh cư trú trong chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng Chúa vì thân thể chúng ta. Ngài không chỉ vì Linh và hồn mà còn vì thân thể.
Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ hiểu. Khi Chúa Jesus ngự xuống trái đất, Ngài đã nhục hóa trong xác thịt. Ngài có một thân thể. Khi ở trên thập tự giá, Ngài mang tội lỗi lỗi của chúng ta trong chính thân thể Ngài. Khi chúng ta liên kết chính mình với Ngài bởi đức tin, thân thể chúng ta cũng bị treo trên thập tự giá với Ngài. Do đó, Ngài giải phóng thân thể chúng ta khỏi quyền lực của tội lỗi. Trong Đấng Christ, thân thể này hiện đã được phục sinh và thăng thiên lên cõi thiên thượng. Bây giờ, Thánh Linh cư trú trong chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng Chúa vì thân thể chúng ta. Ngài không chỉ vì Linh và hồn mà còn vì thân thể.
Ý NGHĨA CỦA “CHÚA VÌ THÂN THỂ” TÍN ĐỒ
“Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, song Đức Chúa Trời sẽ diệt trừ cả cái nọ
lẫn cái kia. Nhưng thân thể chẳng phải vì sự gian dâm đâu, bèn là vì Chúa, và
Chúa vì thân thể” (1 Cor. 6;13)
Các lời “Chúa (là) vì thân thể” có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, Chúa vì
thân thể vì Chúa ao ước giải cứu thân thể chúng ta khỏi tội lỗi. Hầu hết mọi tội
lỗi đều dính líu đến thân thể. Nhiều hành động tội lỗi được khởi xướng bởi các
sự cấu thành sinh lý đặc biệt của thân thể. Thí dụ, say sưa là kết quả của một
sự khao khát trong thân thể. Chè chén là kết quả của một sự đòi hỏi của thân
thể. Sự tức giận của nhiều người bị ảnh hưởng bởi sự cấu thành đặc biệt của
thân thể họ. Một cấu tạo sinh lý quá nhạy cảm và kích thích, dễ dẫn đến tính
lãnh đạm, nghiêm khắc, và nói năng thô lỗ. Lý do nhiều người có một tâm tính đặc
biệt là vì họ đặc biệt trong sự cấu thành sinh lý. Nhiều người đặc biệt ô uế,
ngang bướng, gian dâm và không có luật lệ gì cả vì sự cấu thành sinh lý của họ
khác với những người bình thường. Khi bị
thân thể mình thống trị, họ phạm mọi tội lỗi này. Nhưng Chúa vì thân thể. Vì
vậy, nếu trước hết chúng ta dâng thân thể mình cho Chúa và thừa nhận rằng Ngài
là Chúa của mọi sự, và nếu chúng ta khẳng định lời hứa của Ngài bởi đức tin,
chúng ta sẽ thấy rằng Chúa vì thân thể; tức là, Ngài sẽ giải cứu chúng ta khỏi tội
lỗi. Vì vậy, bất kể chúng ta có loại cấu thành sinh lý gì – dù có yếu đuối hơn
người khác hay không – chúng ta cũng có thể nhờ cậy Chúa để đắc thắng điều đó.
Thứ hai, Chúa cũng vì sự đau yếu của thân thể. Giống như Ngài diệt trừ tội
lỗi, Ngài cũng chữa lành bệnh tật. Trong mọi điều liên quan đến thân thể chúng
ta, Ngài đều vì chúng ta. Vì vậy, Ngài cũng vì các sự đau yếu của chúng ta. Các
sự đau yếu của chúng ta là vì chủ đích khải thị cho chúng ta quyền lực của tội
lỗi trên thân thể chúng ta. Chúa Jesus muốn cứu chúng ta trọn vẹn. Vì vậy, dù
đó là tội lỗi hay sự đau yếu, Ngài cũng ao ước giải cứu chúng ta khỏi cả hai.
Thứ ba, Chúa cũng vì cách sống của chúng ta trong thân thể, Chúa muốn
là sức lực và sự sống của thân thể chúng ta hầu cho thân thể chúng ta sẽ sống
bởi Ngài. Ngài muốn chúng ta kinh nghiệm quyền năng phục sinh của Ngài trong
cách sống hằng ngày của mình và thấy rằng thân thể chúng ta cũng sống bởi Ngài
trên đất này.
Thứ tư, Chúa cũng vì sự vinh hóa thân thể chúng ta. Đây là vì tương
lai. Điểm cao nhất chúng ta có thể đạt đến ngày nay là sống bởi Ngài. Nhưng
điều này không liên quan đến việc thay đổi thể chất của chúng ta. Khi ngày đến,
Chúa sẽ cứu chuộc thân thể chúng ta và làm cho nó trở nên giống như thân thể
vinh hiển của Ngài.
Chúng ta đừng nên xao lãng tầm quan trọng của các lời: “Thân thể là…vì
Chúa”. Nếu thật sự muốn kinh nghiệm Chúa vì thân thể, trước hết chúng ta phải
thực hành có thân thể vì Chúa. Nếu không dâng thân thể minh hoàn toàn để sống
Chúa và nếu chúng ta sử dụng thân thể mình theo ao ước riêng, để làm vui lòng
và ưởng thụ chính mình, bằng sự ham mê ăn uống av2 đam mê tình dục, thì chúng
ta không thể có kinh nghiệm “Chúa vì thân thể”. Chỉ khi nào chúng ta đặt chính
mình hoàn toàn trong tay Đức Chúa Trời, thuân phục các mạng lệnh của Ngài trong
mọi sự và trình dâng các chi thể chúng ta làm khí giới cho sự công nghĩa, chúng
ta mới có thể chứng thực rằng Chúa thật sự vì thân thể chúng ta. Ngài sẽ ban
cho chúng ta sự sống và quyền năng. Nếu thân thể chúng ta không vì Chúa, chúng ta
không thể kinh nghiệm Chúa vì thân thể chúng ta.
Câu 14 nói: “Và Đức Chúa Trời đã làm cho Chúa sống lại cũng sẽ làm cho
chúng ta sống lại qua quyền năng của Ngài”. Câu này giải thích cụm từ trong câu
trước: “Chúa vì thân Thể”. Sự phục sinh của Chúa là sự phục sinh của thân thể Ngài.
Sự phục sinh của chúng ta trong tương lai cũng là sự phục sinh của thân thể.
Đức Chúa Trời đã ban sự phục sinh cho thân thể của Chúa Jesus. Đức Chúa Trời
cũng sẽ ban sự phục sinh cho thân thể chúng ta. Hai sự kiện này đều là sự thật.
Làm sao Chúa có thể vì thân thể chúng ta? Bằng quyền năng của Ngài, Ngài sẽ
khiến chúng ta sống lại. Đây là đỉnh
điểm của việc “Chúa vì thân thể”. Điều này sẽ xảy ra trong tương lai. Còn ngày
nay thì sao? Ngày nay chúng ta có thể có tiền vị của quyền năng phục sinh vĩ
đại của Ngài.
Câu 15 nói: “Anh em không biết thân thể anh em là chi thể của Đấng
Christ sao? Vậy tôi có nên lấy chi thể của Đấng Christ làm thành chi thể của kỹ
nữ không? Chắc chắn là không!” Vấn đề đầu tiên thật lạ lùng. Các đoạn khác chỉ
nói: “Bây giờ anh em là thân thể của Đấng Christ”. Thật ra, “anh em”, toàn bộ
con người anh em, là một chi thể của Đấng Christ. Tại sao ở đây câu này linh
chúng ta là chi thể của Đấng Christ, vì điều đó thuộc linh. Làm sao thân thể
vật lý của chúng ta có thể là chi thể của Đấng Christ? Tại đây chúng ta nhìn
thấy một sự thật rất lạ lùng.
Chúng ta phải hiểu mối liên hiệp của chúng ta với Đấng Christ. Đức Chúa
Trời không xem xét bất cứ tín đồ cá nhân nào là một tín đồ riêng rẽ. Đức Chúa
Trời đặt mọi tín đồ trong Đấng Christ. Không một tín đồ nào đó có thể ở ngoài Đấng
Christ, vì nếp sống hằng ngày của người ấy được cung ứng bởi Đấng Christ. Trong
mắt Đức Chúa Trời, mối liên hiệp của các tín đồ với Đấng Christ là một sự kiện
tuyệt đối có thật. Thân Thể Đấng Christ không phải là một thuật ngữ thuộc linh
nhưng là một điều có thật. Giống như đầu liên kết với thân thể, Đấng Christ
cũng được liên kết với mọi tín đồ. Trong mắt Đức Chúa Trời, mối liên hiệp của
chúng ta với Đấng Christ là trọn vẹn, đời đời và tuyệt đối. Nói cách khác, linh
chúng ta được liên kết với Linh của Đấng Christ. Điều này rất trọng yếu. Hồn
chúng ta được liên kết với hồn của Đấng Christ. Đây là mối liện hiệp trong tâm
trí, tình cảm và ý muốn. Thân thể chúng ta cũng được liên kết với thân thể của Đấng
Christ. Nếu mối liên hiệp giữa chúng ta với Đấng Christ không có bất cứ sự ngăn
cách nào thì thân thể chúng ta không thể ngoại lệ. Nếu chúng ta là chi thể của Đấng
Christ thì thân thể chúng ta cũng phải là chi thể của Đấng Christ.
Tất nhiên, điều này sẽ chỉ được tổng kết vào thời điểm phục sinh sắp
đến. Nhưng ngày nay, qua mối liên hiệp của chúng ta với Đấng Christ, điều này
đã trở thành sự thật rồi. Sự dạy dỗ này rất trọng yếu. Chúng ta có thể được an
ủi rất nhiều nếu biết rằng thân thể của Đấng Christ là vì thân thể của chúng
ta. Mọi lẽ thật đều có thể được kinh nghiệm. Chúng ta có nhận thấy một số
khuyết điểm sinh lý trong thân thể mình như sự đau yếu, ưu phiền, hay yếu đuối
không? Chúng ta phải thấy rằng thân thể của Đấng Christ là vì thân thể của
chúng ta. Thân thể chúng ta được liện kết với thân thể của Ngài. Vì vậy, chúng
ta có thể nhận lấy sự sống và quyền năng từ Chúa Jesus để cung ứng cho mọi nhu
cầu của thân thể chúng ta. Ai có một sự thiếu hụt trong thân thể mình phải vận
dụng đức tin của mình để đứng vững trên địa vị liên hiệp với Chúa và thừa nhận
rằng mình vì Chúa và Chúa vì mình. Theo cách này, người ấy có thể áp dụng mọi
điều Chúa là vì thân thể.
Vị sứ đồ kinh ngạc khi các tín đồ Corinth
không thể lĩnh hội được một sự dạy dỗ rõ ràng như vậy. Ông cho rằng nếu các tín
đồ biết sự dạy dỗ này, họ sẽ không chỉ có nhiều kinh nghiệm thuộc linh mà còn
nhận được một sự cảnh báo về thực hành của họ. Nếu thân thể là một chi thể của Đấng
Christ, làm sao họ có thể liên kết chính mình với kỹ nữ?
1 Corinth
6:16: “Hay anh em không biết rằng ai liên kết với kỹ nữ là một thân sao? Vì
ngài nói: Cả hai sẽ là một thịt.” Tại đây, vị sứ đồ giải thích rõ nguyên tắc
liên hiệp. Ai kết hiệp với kỹ nữ là một thịt với kỹ nữ. Vì vậy, người ấy trở
nên một chi thể của kỹ nữ. Tín đồ mà được kết hiệp với Đấng Christ sẽ là chi
thể của Đấng Christ. Nếu chúng ta lấy các chi thể của Đấng Christ kết hiệp với
kỹ nữ, làm cho chúng cũng trở thành chi thể của kỹ nữ, thì Đấng Christ sẽ đứng
ở đâu? Đây là lý do tại sao vị sứ đồ nói: “Đức Chúa Trời cấm’ (KJV)
Câu 17 nói: “Còn ai được kết hiệp với Chúa là một linh”. Trong ba câu
này, chúng ta có thể nhìn thấy sự huyền nhiệm về mối liên hiệp của thân thể
chúng ta với Chúa. Điểm trọng yếu nhất trong ba câu này là vấn đề mối liên
hiệp. Câu 17 có nghĩa là vì những ai kết hiệp thân thể họ với kỹ nữ sẽ trở nên
một thịt với nàng và trở nên các chi thể của nàng, nên các tín đồ mà được kết
hiệp với Chúa trong một linh thì thân của họ càng trở nên chi thể của Ngài! Đây
là một ý tưởng rất trọng yếu. Nếu sự liên kết của thân thể một người với kỹ nữ
thôi đã khiến cho cả hai thân thể trở nên một, thì chẳng phải những ai có toàn
bản thể mình được kết hiệp với Đấng Christ sẽ là một với Ngài trong thân thể
sao?
Vị sứ đồ tin rằng một người được kết hiệp với Chúa ban đầu là “một
linh” với chúa vì đây là mối liên hiệp của các linh. Nhưng ông chưa bao giờ xem
thân thể của một tín đồ là điều độc lập với linh người ấy. Ông thừa nhận rằng
sự liên hiệp ban đầu là ở trong linh, nhưng mối liên hiệp của linh cũng làm cho
thân thể tín đồ trở nên chi thể của Đấng Christ. Lời tuyên bố này là bằng chứng
cho điều ông nói: “Thân thể là …vì Chúa” và “Chúa (cũng) vì thân thể”.
Mọi nan đề đều ở nơi vấn đề liên hiệp. Con cái Đức Chúa Trời phải biết
cách sáng tỏ rằng địa vị của họ trong Đấng Christ là một mối liên hiệp không
gián đoạn. Do đó, thân thể chúng ta là chi thể của Chúa. Sự sống của Chúa có
thể được biểu lộ ra từ thân thể chúng ta. Nếu Chúa yếu đuối, đau khổ, và bênh
tật, chúng ta sẽ chẳng có gì. Nhưng vì Ngài không như vậy nên mối liên hiệp của
chúng ta với Ngài có thể bảo đảm sức khỏe, quyền năng và sự sống, quyền năng và
sự sống của Chúa là dành cho chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhấn mạnh một điểm: điều này không có nghĩa là
vì thân thể chúng ta là chi thể của Đấng Christ nên nó sẽ cảm thức được mọi mối
tương giao thuộc linh và các vấn đề thuộc linh. Các Cơ Đốc nhân thường bị làm
cho hiểu sai rằng vì thân thể là chi thể của Đấng Christ nên mọi điều phải được
chứng minh bởi thân thể. Họ nghĩ rằng sự hiện diện của Đức Chúa Trời phải được
cảm nhận trong thân thể, rằng Đức Chúa Trời sẽ lắc thân thể, và việc lắc đó của
Đức Chúa Trời là ở trong thân thể. Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời trực tiếp cai trị
trên thân thể, Thánh Linh đổ đầy thân thể, và Thánh Linh truyền đạt ý muốn của
Ngài cho thân thể, dùng lưỡi và miệng của thân thể để phát ngôn cho Ngài. Theo
cách này, thân thể thay thế linh trong công tác. Kết quả là linh bị mất chức
năng và thân thể công tác cho linh. Đôi khi, thân thể không thể chịu nổi việc
lao tác nhiều và suy sụp. Hơn nữa, các ác linh, tức là các linh không có thân
thể, không thích gì hơn thân thể con người. Chủ đích chính của chúng là nhập
vào thân thể con người. Nếu một tín đồ tôn cao địa vị của thân thể quá lẽ, các
ác linh sẽ năm lấy cơ hội để công tác. Điều này phù hợp với luật trong lĩnh vực
thuộc linh. Nếu một tín đồ nghĩ rằng Đức Chúa Trời và Linh Ngài thông công với
người ấy qua thân thể, Người ấy có thể mong đợi Đức Chúa Trời và Linh Ngài
thông công với mình qua thân thể. Nhưng Đức Chúa Trời và Linh Ngài không trực
tiếp thông công qua thân thể người ấy nhưng qua tâm linh. Nếu tín đồ vẫn khăng
khăng theo đuổi kinh nghiệm Đức Chúa Trời trong thân thể, các ác linh sẽ nắm
lấy cơ hội này để bước vào trong người ấy vì đây chính xác là điều chúng muốn.
Kết quả không gì khác hơn là các ác linh nhập vào thân thể tín đồ. Khi nói về
mối liện hiệp của thân thể chúng ta với Đấng Christ, chúng ta đơn giản nói rằng
thân thể có thể nhận được sự sống của Đức Chúa Trời và bởi đó được làm vững
mạnh, và một người phải sử dụng thân thể cách cẩn thận vì địa vị của thân thể
hết sức cao nhã. Chúng ta không nói rằng thân thể có thể tiếp quản công tác của
linh.
Câu 18 nói: “Hãy chạy trốn sự gian dâm. Mọi tội lỗi người ta phạm đều ở
ngoài thân thể, nhưng ai phạm gian dâm là phạm tội lỗi nghịch với chính thân
thể mình”. Kinh Thánh xem tội lỗi gian dâm nghiêm trọng hơn bất kỳ tội lỗi nào khác. Đây là vì
sự gian dâm đặc biệt liên hệ đến thân thể, trong khi thân thể là chi thể của Đấng
Christ. Chúng ta không nên ngạc nhiên vì vị sứ đồ nhắc nhở cách nhấn mạnh và
nhiều lần nài khuyên các tín đồ chạy trốn sự gian dâm. Nhưng đây không phải là
sự nhấn mạnh của vị sứ đồ. Ngoài sự gian dâm, không tội lỗi nào khiến thân thể
chúng ta liên kết với người khác. Vì vậy, sự gian dâm xúc phạm thân thể. Ngoài
sự gian dâm, không một tội lỗi nào biến chi thể của Đấng Christ thành chi thể
của kỹ nữ. Vì vậy, gian dâm là một tội lỗi xúc phạm chi thể của Đấng Christ. Vì
một tín đồ được kết hiệp với Đấng Christ nên sự gian dâm càng trở nên đáng trách
hơn. Chúng ta có thể xem xét điều đó theo một cách khác, nếu tội lỗi gian dâm
đáng trách như vậy thì mối liên hiệp của thân thể chúng ta với Đấng Christ chắc
chắn phải rất thật.
Câu 19 nói: “Hay anh em không biết rằng thân thể anh em là đền thờ của
Thánh Linh bên trong anh em, Đấng mà anh em nhận được từ Đức Chúa Trời”. Đây là
câu “anh em không biết rằng” thứ hai. Câu “anh em không biết rằng” thứ nhất
(c.15) nói đến “thân thể là …vì Chúa”. Câu “anh em không biết rằng” thứ hai nói
đến “Chúa (cũng) vì thân thể”. Trong 1 Corinth 3:16 vị sứ đồ đã nói với chúng
ta rằng “anh em là đền thờ của Đức chúa Trời”. Nhưng bây giờ ông đặc biệt nói:
“Thân thể anh em là đền thờ của Thánh Linh”. Điều này nghĩa là nơi cư trú của
Thánh Linh mở rộng từ linh ra thân thể. Việc cho rằng Thánh Linh trước hết định
cư trong thân thể như nơi cư trú của Ngài là sai trật; Thánh Linh ban đầu cư
trú trong linh và chỉ thông công trực tiếp với linh chúng ta. Nhưng không có gì
hạn chế Ngài lưu xuất sự sống Ngài từ Linh và ban sự sống cho thân thể chúng
ta. Nếu nghĩ rằng Thánh Linh đến với thân thể trước, chúng ta sẽ bị lừa dối.
Nhưng nếu giới hạn Thánh Linh chỉ ở trong linh, chúng ta sẽ chịu tổn thất.
Chúng ta phải biết rằng thân thể chúng ta có một chỗ trong sự cứu rỗi
của Đức Chúa Trời. Đấng Christ muốn thánh hóa thân thể chúng ta và đổ đầy nó
bằng Thánh Linh để nó có thể là chiếc bình cho Ngài. Vì thân thể của Ngài đã
trải qua sự chết, sự phục sinh và vinh hóa, nên Ngài có thể cung ứng Thánh Linh
cho thân thể chúng ta. Giống như sự sống hồn của chúng ta thấm nhuần thân thể
chúng ta thì Thánh Linh Ngài cũng sẽ thấm nhuần thân thể chúng ta. Ngài muốn
tuôn chảy vào trong mọi chi thể và cung ứng cho chúng ta sự sống và sức lực
vượt quá những gì chúng ta có thể suy tưởng.
Chúng ta là đền thờ của thánh linh. Đây là một sự kiện vững lập và là
một điều gì đó chúng ta có thể kinh nghiệm cách sống động. Nhiều tín đồ, giống như
những người ở Corinth, dường như quên mất sự thật này. Mặc dù Thánh Linh đang
nội cư trong họ, nhưng họ xem như thể Ngài không ở trong họ. Chúng ta cần đức
tin để tin, thừa nhận và tiếp nhận các sự thật của Đức Chúa Trời. Nếu tuyên bố
chúng bởi đức tin, chúng ta sẽ thấy Thánh Linh không chỉ đặt sự thánh khiết,
vui mừng, công nghĩa và tình yêu của Đấng Christ trong hồn chúng ta mà còn đặt
sự sống, quyền năng, sức khỏe, và sinh lực của Ngài vào trong thân thể yếu đuối,
mệt mỏi và bệnh tật của chúng ta. Ngài sẽ đem sự sống của chính Đấng Christ và
yếu tố của thân thể vinh hóa Ngài đến cho thân thể chúng ta. Khi thân thể chúng
ta sẵn lòng từ chối mọi ý muốn riêng và hành động độc lập, và khi chúng ta
không tìm kiếm gì khác hơn là làm đền thờ cho Chúa, nói ngắn gọn là nếu chúng
ta thật sự chết trong Đấng Christ, Thánh Linh chắc chắn sẽ biểu lộ sự sống của
Đấng Đấng Christ phục sinh trong thân thể chúng ta. Thật tuyệt vời biết bao nếu
chúng ta thấy rằng Chúa, qua Linh nội cư của Ngài trong chúng ta và trở nên sức
khỏe và sự sống của chúng ta! Nếu tin rằng thân thể của chúng ta là đền thờ của
Thánh Linh chúng ta sẽ bước đi theo Linh trong sự kính sợ và vui mừng với nhiều
sự thánh khiết và tình yêu.
1 Corinth 6: 20 nói: “Vì anh em đã được mua bằng một giá. Vậy hãy vinh
hóa Đức Chúa Trời trong thân thể anh em.” Phần cuối của câu 19 là sự tiếp tục
của vấn đề trong câu đó. “Anh em không biết rằng….anh em không thuộc về chính
mình hay sao?” Anh em là chi thể của Đấng Christ. Anh em là đền thờ của Thánh Linh.
Anh em không thuộc về chính mình; anh em đã được Đức Chúa Trời mua bằng một giá
rất cao, Mọi sự của anh em, nhất là thân thể anh em, đều thuộc về Đức Chúa
Trời. Đấng Christ kết hiệp với anh em. Sự đóng ấn của Thánh Linh cư trú trong
anh em. Mọi điều này chứng tỏ rằng thân thể anh em đặc biệt thuộc về Đức Chúa
Trời. “Vậy thì hãy tôn vinh Đức Chúa
Trời trong thân thể anh em” Các anh em ơi, Đức Chúa Trời muốn chúng ta tôn vinh
Ngài trong thân thể chúng ta. Ngài muốn chúng ta tôn vinh Ngài qua sự hiến dâng “thân thể chúng ta là…vì
Chúa”, Ngài muốn chúng ta cũng tôn vinh qua dân điển “Chúa (là) vì thân thể”.
Chúng ta hãy tỉnh táo và thức canh, không cho phép chính mình sử dụng thân thể của mình cho mục
đích riêng, cũng không cho phép thân thể chúng ta rơi vào trong tình trạng như
thể Chúa không phải vì thân thể. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tự do biểu lộ quyền
năng của Ngài. Khi đó, về một mặt, chúng ta sẽ được tự do khỏi sự ích kỷ, ái kỷ
và tội lỗi và mặt khác, chúng ta sẽ được tự do khỏi sự yếu đuối, bệnh tật và
đau đớn.
Watchman Nee--