Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Sách Mác-3



 
KHỞI ĐẦU PHÚC ÂM VÀ SỰ BỔ NHIỆM CỨU CHÚA-NÔ LỆ

Kinh Thánh : Mác 1 :1-13
Trong Phúc Âm Mác, Đấng Christ được trình bày là Cứu Chúa-Nô-Lệ. Trong Phúc Âm này, Cứu Chúa-Nô Lệ mang những đặc điểm của nhân tính được hòa quyện với thần tính của Ngài. Nhân tính của Chúa thật đáng yêu trong mỹ đức và sự hoàn hảo của nhân tính đó, và thần tính của Ngài thì cao đẹp trong sự vinh hiển và tôn trọng. Khi đọc hết sách Mác, chúng ta có thể thấy những phương tiện này của Đấng Christ. Nhân tính của Chúa được bày tỏ trong sự vinh hiển và tôn trọng. Chúng ta cần được ấn tượng về những phương diện này của Chúa. Sau đó khi nghiên cứu sách Mác, chúng ta sẽ thấy Chúa là Cứu Chúa-Nô lệ tuyệt diệu như thế nào. Ngài là chính Đức Chúa Trời trở nên nô lệ để phục vụ chúng ta bằng cách phó mạng sống Ngài làm giá chuộc chúng ta.
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét sự khởi đầu Phúc Âm và việc bổ nhiệm Cứu Chúa-Nô Lệ (1 :1-13). Mác 1 :1 chép : « Khởi đầu Phúc Âm của Jesus Christ, là Con Đức Chúa Trời ». Từ liệu « Phúc Âm » có nghĩa là tin mừng, tin lành (La. 10 :15). Phúc Âm là sự phục vụ, là chức vụ của Cứu Chúa-Nô Lệ như là một Nô Lệ của Đức Chúa Trời để phục vụ dân của Ngài. Ma-thi-ơ bắt đầu bằng các thế hệ thuộc hoàng tộc của Vua, là Đấng Christ (Mat. 1 :1-17), Lu-ca bắt đầu bằng một gia phả theo con người của Con Người Jesus (Lu. 3 :23-38) và Giăng bắt đầu với nguồn gốc đời đời của Con Đức Chúa Trời (Gi. 1 :1-2). Mác bắt đầu với sự mở đầu Phúc Âm, là sự phục vụ của Jesus như một Nô Lệ thấp hèn của Đức Chúa Trời (Phil. 2 :7, Mat. 20 :27-28), không phải với nguồn gốc của Thân Vị Ngài. Dĩ nhiên, sự phục vụ của môt nô lệ mới đáng được chú ý chứ không phải con người của nô lệ đó.

PHÚC ÂM CỦA JESUS CHRIST
Theo 1 :1, Phúc Âm là Phúc Âm của Jesus Christ, Con Đức Chúa Trời. Phúc Âm này là tiểu sử của Cứu Chúa-Nô Lệ, là Đức Chúa Trời nhục hóa làm nô lệ để cứu tội nhân. Danh xưng tổng hợp « Jesus Christ, Con Đức Chúa Trời » chỉ về nhân tính của Chúa là Jesus Christ và thần tính của Ngài là Con Đức Chúa Trời. Cả nhân tính và thần tính của Ngài là Con Đức Chúa Trời. Cả nhân tính và thần tính của Ngài đều biểu lộ cách đầy đủ bởi mỹ đức con người và thuộc tính thần thượng của Ngài trong chức vụ và sự chuyển động của Ngài để phục vụ Phúc Âm như đã được ghi lại trong Phúc Âm Mác.
Mặc dù biết rằng từ liệu Phúc Âm có nghĩa là tin mừng nhưng chúng ta cũng cần xem xét đầy đủ hơn Phúc Âm thật sự là gì. Một số người trong chúng ta đã là Cơ-đốc nhân nhiều năm nhưng có lẽ chưa nhận ra Phúc Âm là gì. Phúc Âm là sự ứng nghiệm toàn bộ Cựu Ước. Vì vậy, muốn hiểu được Phúc Âm là gì, chúng ta cần đọc 39 sách Cựu Ước và cần được soi sáng về khải thị được ban cho trong đó.
CÁC THỜI KỲ TRONG KINH THÁNH
Các giáo sư Kinh Thánh đã chỉ ra rằng trong Kinh Thánh có 7 thời kỳ (một số giáo sư giảm xuống còn 4 ). Bảy thời kỳ này bao trùm Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký chương 1 cho đến Khải Thị chương 20. Thời kỳ đầu tiên là thời kỳ vô tội. Thời kỳ vô tội này chỉ bao gồm hai chương đầu của Sáng Thế Ký.
Theo sau thời kỳ vô tội, chúng ta có thời kỳ lương tâm. Thời kỳ này là kể từ khi con người sa ngã trong Sáng Thế Ký chương 3 cho đến nước lụt.
Sau khi sa ngã, con người bị đòi hỏi phải sống theo lương tâm. Tuy nhiên, vì con người không làm được theo điều này nên thời kỳ thứ ba-nhân trị-đến thay thế cho thời kỳ thứ nhì. Sau nước lụt, Đức Chúa Trời đòi hỏi con người phải chịu kiểm soát theo nhân trị bởi vì con người đã không sống được theo lương tâm. Trong suốt thời kỳ này, nhiều quốc gia được lập nên và các chính quyền được thiết lập. Thời kỳ nầy cũng kết thúc trong sự thất bại.
Thời kỳ thứ tư bắt đầu với việc Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi dòng dõi loài người sa ngã, hư hoại và phản loạn. Trong việc kêu gọi Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời ban cho ông một lời hứa. Vì vậy, thời kỳ thứ tư được biết đến là thời kỳ lời hứa.
Chúng ta đã thấy 4 thời kỳ đầu tiên là vô tội, lương tâm, nhân trị và lời hứa. Ý định của Đức Chúa Trời không phải là hoàn thành ngay lời hứa Ngài đã lập với Áp-ra-ham. Vì có khoảng thời gian xen vào giữa nên Đức Chúa Trời đã ban hành Kinh luật qua Môi-se với ý định dùng Kinh luật để giữ dân Ngài trong sự giám hộ để họ được bảo toàn. Kinh luật có thể được ví như cái chuồng để giữ chiên vào ban đêm. Kinh luật được ban cho qua Môi-se như cái chuồng để gìn giữ tuyển dân của Đức Chúa Trời. Vì vậy, thời kỳ thứ năm là thời kỳ Kinh luật.
Sau thời kỳ nầy thì Đấng Christ đến. Về việc Đấng Christ đến, Giăng 1:17 chép “Vì Kinh luật đã được ban cho qua Môi-se, còn ân điển và thực tại đã đến qua Jesus Christ” .Vì ân điển đã đến qua Jesus Christ nên thời kỳ thứ sáu được gọi là thời kỳ ân điển.
Thời kỳ ân điển sẽ kéo dài cho tới khi Chúa đến lần thứ hai, là lúc Chúa sẽ thiết lập Vương Quốc trên đất. Vương Quốc ấy sẽ kéo dài một ngàn năm và khoảng thời gian này được gọi là thiên hi niên. Vì vậy, thời kỳ thứ bảy là thời kỳ Vương Quốc.
Qua bảy thời kỳ nầy, Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành mục đích của Ngài cách trọn vẹn. Sau thiên hi niên, mọi sự sẽ được đổi mới. Khi ấy sẽ có vũ trụ mới với trời mới, đất mới cùng với Giê-ru-sa-lem Mới là trung tâm cho đến đời đời. Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời và những người được chuộc của Ngài sẽ vui hưởng sự sống đời đời.
Như chúng tôi đã nói, một số giáo sư Kinh Thánh thích nói rằng trong Kinh Thánh có bốn thời kỳ chính. La-mã chương 5 nói rằng rừ A-đam đến Môi-se không có Kinh luật. Khoảng thời gian này bao gồm thời kỳ vô tội, lương tâm, nhân trị, lời hứa và có thể được xem là một thời kỳ, tức là thời kỳ tiền Kinh luật, hay là thời kỳ trước Kinh luật. Theo cách lý giải này thì thời kỳ thứ hai, bao trùm khoảng thời gian từ Môi-se đến Đấng Christ, là thời kỳ Kinh luật. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ ân điển, kéo dài từ khi Đấng Christ đến lần thứ nhất cho tới khi Ngài đến lần thứ hai. Cuối cùng, thời kỳ thứ tư, là thời kỳ Vương Quốc, kéo dài từ lúc Chúa đến lần thứ hai tới cuối một ngàn năm. Cách lý giải về các thời kỳ như vậy thật dễ nhớ. Theo quan điểm này thì có bốn thời kỳ: Thời kỳ tiền Kinh luật, thời kỳ Kinh luật, thời kỳ ân điển và thời kỳ Vương Quốc.
NỘI DUNG CỦA CỰU ƯỚC
Chúng tôi đã nói rằng Phúc Âm là sự ứng nghiệm Cựu Ước. Bây giờ chúng ta cần hỏi xem nội dụng của Cựu Ước là gì. Chúng ta có thể dùng ba từ liệu để diễn đạt nội dung của Cựu Ước : lời hứa, Kinh luật và lời tiên tri.
Các Lời Hứa
Lời hứa chắc chắn bao trùm các thời kỳ vô tội, lương tâm, nhân trị và lời hứa. Lời hứa bao trùm Cựu Ước, từ A-đam cho đến khi ban Kinh luật cho Môi-se. Sách Sáng Thế Ký đặc biệt là sách về lời hứa của Đức Chúa Trời.
Anh em có biết lời đầu tiên của Đức Chúa Trời ban trong Sáng Thế Ký là gì không? Lời hứa đầu tiên được ghi lại trong Sáng Thế Ký 3:15: “Ta sẽ đặt sự thù nghịch giữa ngươi và người nữ, giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi nàng; Người sẽ chà đạp đầu ngươi, và ngươi sẽ cắn gót chân Người” . Lời hứa này được đưa ra ngay sau khi con người sa ngã. Có lẽ A-đam và Ê-va đã sợ hãi và run rẩy vì không vâng lời. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho họ một lời hứa tuyệt vời. Lời hứa này là dòng dõi con người nữ sẽ chà đạp đầu con rắn. Mặc dầu gót chân người bị cắn nhưng dòng dõi người nữ sẽ chà nát đầu con rắn. Thật là một lời hứa lớn biết bao!
Phúc Âm là sự ứng nghiệm lời hứa về dòng dõi người nữ sẽ chà nát đầu con rắn. Chúng ta biết Đấng Christ, dòng dõi người nữ đã đến. Người đã được một trinh nữ sinh ra như là sự ứng nghiệm lời hứa trong Sáng Thế Ký 3:15. Đấng này, tức dòng dõi người nữ, là Cứu Chúa-Nô Lệ được trình bày trong Phúc Âm Mác.
Một lời hứa được ban cho Áp-ra-ham cũng liên quan đến dòng dõi. Theo Sáng Thế Ký 22:17 và 18, Chúa đã hứa với Áp-ra-ham rằng: “Ta sẽ ban phước cho ngươi, và Ta sẽ gia tăng dòng dõi ngươi lên gấp bội như sao trên trời, như cát bờ biển, và dòng dõi ấy sẽ chiếm được cửa thành quân địch, và trong dòng dõi ngươi, các dân trên đất sẽ được phước”. Ở đây, chúng ta có lời hứa về dòng dõi Áp-ra-ham sẽ trở nên phước hạnh lớn cho toàn thể nhân loại vì tất cả các dân sẽ được phước qua dòng dõi ông.
Lại một lần nữa, dòng dõi này chỉ về Chúa Jesus. Về điều này, Phao-lô nói trong Ga-la-ti 3:16 rằng: “Nhưng các lời hứa đã được phán cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi ông. Ngài không nói: “Và cho các dòng dõi” như chỉ về nhiều người; nhưng nói: “Và cho dòng dõi ngươi” như chỉ về một người, tức Đấng Christ”. Đấng Christ được sinh ra là hậu duệ của Áp-ra-ham, được sinh ra từ dòng dõi được chọn lựa. Vì vậy, Ngài là dòng dõi của Áp-ra-ham.
Là dòng dõi người nữ, Đấng Christ diệt trừ Sa-tan và qua đó giải quyết nan đề của vũ trụ này. Vũ trụ đã bị một điều gây rắc rối – đó là con rắn. Trong Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy gốc gác của con rắn, hay sự phát triển của con rắn.Con rắn đầu xuất hiện trong Sáng Thế Ký chương 3. Khi đến Khải Thị 12:9 thì con rắn này, được gọi là con rắn xưa, đã trở nên con rồng lớn. Theo sách Khải Thị, con rắn này tức ma quỷ, là Sa-tan, sẽ bị xiềng và bị quăng vào vực thẳm suốt thiên hi niên (20:2-3). Sau thiên hi niên, hắn sẽ được thả ra và lại nổi loạn một lần nữa. Khi ấy hắn sẽ bị quăng vào hồ lửa (Khải. 20:10).
Điểm trọng yếu ở đây là dòng dõi người nữ được hứa trong sách Sáng Thế Ký 3:15 là để xử lý con rắn này. Chúng ta cần tuyên bố điều này khi rao giảng Phúc Âm. Tuy nhiên, những người rao giảng Phúc Âm ngày nay ít khi chỉ ra rằng  dòng dõi người nữ trong Sáng Thế Ký 3:15 là để diệt trừ con rắn.
Về việc Chúa là dòng dõi người nữ diệt trừ con rắn thì Hê-bơ-rơ 2:14 chép: “Ấy vậy, vì con cái có phần trong huyết và thịt thể nào, thì chính Ngài cũng có phần vào đó thể ấy, hầu cho nhờ sự chết mà ngài có thể diệt trừ kẻ cầm quyền sự chết là ma quỉ”. Trong Giăng 3:14, Chúa nói rằng như Môi-se treo con rắn trong nơi đồng vắng thể nào thì Con Người cũng bị reo lên thể ấy. Con rắn bằng đồng được Môi-se treo lên chỉ về sự phán xét trên con rắn xưa. Khi Chúa bị treo trên thập tự, Ngài đã hoàn thành việc diệt trừ con rắn độc mà nhân loại đã bị nó cắn và đầu độc. Vì chúng ta bị con rắn đầu độc nên bản chất rắn đã tiêm vào trong chúng ta. Nhưng dòng dõi người nữ đã trở nên thịt và huyết để diệt trừ còn rắn này qua cái chết trên thập tự. Đây là phần quan trọng của Phúc Âm.
Trong khi dòng dõi người nữ là dể diệt trừ con rắn thì dòng dõi Áp-ra-ham là để phước hạnh của Đức Chúa Trời được đem đến cho chúng ta. Dòng dõi người nữ kết liễu con rắn, còn dòng dõi Áp-ra-ham đem đến phước hạnh của Đức Chúa Trời Tam – Nhất. Trong Ga-ta-ti 3:14, Phao-lô nói về phước hạnh này: “Để phước hạnh của Áp-ra-ham có thể đến với các dân trong Christ Jesus hầu chúng ta có thể nhận được lời hứa về Linh qua đức tin”. Theo câu Kinh Thánh này, phước hạnh là Linh. Linh này là gì? Linh là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam – Nhất. Khi nhận lãnh Linh, chúng ta nhận lãnh Đức Chúa Trời Tam – Nhất và có Ngài là phước hạnh của chúng ta. Hơn nữa, phước hạnh này là sự sống đời đời của chúng ta. Linh tương đương với Đức Chúa Trời Tam – Nhất, Đức Chúa Trời Tam – Nhất là sự sống đời đời, và sự sống đời đời là phước hạnh mà chúng ta nhận lãnh.
Bây giờ chúng ta có thể thấy đầy đủ hơn Phúc Âm là gì. Phúc Âm là sự hoàn thành hai lời hứa lớn: lời hứa về dòng dõi người nữ dể diệt trừ con rắn và lời hứa về dòng dõi Áp-ra-ham để đem lại phước hạnh của Linh, Đấng là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam – Nhất, tức sự sống đời đời để làm phước hạnh của chúng ta.
--Kinh Luật Và Các Lời Tiên Tri
Trước khi những lời hứa này được thành tựu thì Đức Chúa Trời đã ban Kinh luật để giám hộ tuyển dân của Ngài. Suốt thời gian dân Đức Chúa Trời bị giữ trong chuồng Kinh luật, Đức Chúa Trời đã dấy lên các tiên tri. Điều này có nghĩa là sau các lời hứa, chúng ta có sự giám hộ của Kinh luật, và trong suốt giai đoạn giám hộ này, Đức Chúa Trời đã ban các lời tiên tri để xác quyết các lời hứa.
Chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự kiện là trong Sáng Thế Ký 3:15 chúng ta có lời hứa về dòng dõi người nữ. Trong Ê-sai 7:14, chúng ta có lời tiên tri xác quyết lời hứa này: “Này một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên”. Những lời tiên tri khác cũng là những lời xác quyết lời Đức Chúa Trời đã hứa trong thời kỳ lời hứa.
SỰ ỨNG NGHIỆM CÁC LỜI HỨA, CÁC LỜI TIÊN TRI VÀ SỰ CẤT BỎ KINH LUẬT
Chúng ta đã thấy rằng trước nhất Đức Chúa Trời ban các lời hứa. Sau đó Ngài ban hành Kinh luật để gìn giữ tuyển dân Ngài, và sau đó Ngài đã sai các tiên tri nói những lời tiên tri để xác quyết các lời nói này. Cuối cùng, Đấng đã được hứa, là dòng dõi người nữ và dòng dõi Áp-ra-ham, đã đến. Không những Ngài đã đến mà Ngài còn được bổ nhiệm.
Ở đây, chúng ta dùng từ “bổ nhiệm” không phải theo ý nghĩa khởi đầu một điều gì đó nhưng theo ý nghĩa đưa người nào đó vào một lĩnh vực mới. Vì vậy, trong cách sử dụng đặc biệt của chúng ta, từ này tương đương với sự bổ nhiệm. Chúng ta có thể dùng việc nhậm chức của một vị tổng thống để minh họa. Sau cuộc bầu cử, vị tổng thống được gọi là tổng thống đắc cử. Sau đó, vào ngày nhậm chức, ông được tấn phong vào chức vụ tổng thống. Việc nhậm chức này là sự bổ nhiệm ông vào chức vụ tổng thống. Điều này minh họa việc Chúa được bổ nhiệm vào chức vụ của Ngài.
Chúa Jesus được sinh ra như dòng dõi người nữ và dòng dõi Áp- ra-hem để làm Cứu Chúa-Nô Lệ hầu diệt trừ con rắn và đem Đức Chúa Trời Tam – Nhất đến như là phước hạnh của sự sống đời đời. Tuy nhiên, vào năm ba mươi tuổi, Ngài cần được bổ nhiệm vào chức vụ. Các thầy tế lễ trong Cựu Ước được bổ nhiệm vào chức vụ tế lễ ở tuổi bao mươi, và tương tự như vậy, Chúa cũng được bổ nhiệm vào chức vụ ba mươi tuổi. Như vậy,là ứng nghiệm các lời hứa và các lời tiên tri trong Cựu Ước, Chúa Jesus được sinh ra như dòng dõi người nữ và dòng dõi Áp-ra-ham và sau đó được bổ nhiệm vào trong chức vụ của Ngài.
Sau khi đã đề cập đến các vấn đề này, bây giờ chúng ta có thể nói rằng Phúc Âm là sự ứng nghiệm các lời hứa, cá lời tiên tri, và cũng để cất bỏ sự giám hộ cả Kinh luật. Điều này có nghĩa Phúc Âm là sự ứng nghiệm các lời hứa và các lời tiên tri về dòng dõi duy nhất,là dòng dõi người nữ và dòng dõi Áp-ra-ham. Hơn nữa, Phúc Âm bãi bỏ, hủy bỏ và cất bỏ sự giám hộ của Kinh luật. Bây giờ chúng ta không còn phụ thuộc vào các lời hứa, Kinh luật, và các lời tiên tri của Cựu Ước vì Đấng Christ là dòng dõi duy nhất đã đến. Dòng dõi này là sự ứng nghiệm tất cả các lời hứa quí báu. Vì chúng ta đã có Ngài nên tất cả các lời hứa đã được ứng nghiệm. Là sự ứng nghiệm của lời hứa, Ngài cũng là sự ứng nghiệm các lời tiên tri, là lời được ban ra để xác quyết các lời hứa. Hơn nữa, với Ngài có việc cất bỏ sự giám hộ của Kinh luật. Vì vậy, dòng dõi duy nhất là sự ứng nghiệm các lời hứa, các lời tiên tri và việc cất bỏ sự giám hộ của Kinh luật.
Đấng Christ đến là sự ứng nghiệm các lời hứa, các lời tiên tri cà bãi bỏ Kinh luật. Kinh luật đã bị bãi bỏ, và những người được chọn của Đức Chúa Trời không còn ở dưới sự giám hộ của Kinh luật nữa. Chúng tôi đã chỉ ra rằng Kinh luật có thể được ví như chuồng chiên, là nơi giữ chiên vào ban đêm. Ban ngày chiên có thể ra khỏi chuồng. Cũng vậy, vì Đấng Christ đã đến như là sự ứng nghiệm các lời tiên tri nên những người được chọn của Đức Chúa Trời không cần chịu sự gaim1 hộ của Kinh luật nữa. Theo ý nghĩa tích cực, Kinh luật là người giám hộ, nhưng theo ý nghĩa tiêu cực, Kinh luật là cảnh tù túng, cảnh nô lệ. Nhưng bây giờ Kinh luật, cùng với các lời hứa và các lời tiên tri  đã chấm dứt. Dòng dõi người nữ đã diệt trừ con rắn,và dòng dõi Áp-ra-ham đã đem phước hạnh Đức Chúa Trời Tam-Nhất đến. Hơn nữa, Đấng ấy đã cất bỏ Kinh luật. Bây giờ chúng ta không còn ở trong thời kỳ Kinh luạt, các lời hứa, hoặc các lời tiên tri nữa vì chúng ta đã có Đấng Christ.
Nếu thấy điều này, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của những gì xảy ra trên núi Hóa Hình khi Phi-e-rơ đề nghị dựng lên ba lều- một cho Môi-se, một cho Ê-li, và một cho Chúa Jesus. Lời đề nghị này xúc phạm đến các từng trời. Vì vậy, Ma-thi-ơ 17:5 chép: “Đang khi ông còn nói, kìa một đám mây sáng rực che phủ trên họ, và kia, từ trong đám mây có tiếng nói rằng: Đây là Con yêu dấu của Ta, trong Con ấy Ta vui thỏa; hãy nghe Người!” Sau đó Ma-thi-ơ 17:8 chép tiếp: “Khi họ ngước mặt lên, thì không thấy ai cả ngoại trừ một mình Jesus”. Môi-se đại diện cho Kinh luật, còn Ê-li đại diện cho các tiên tri. Đấng Christ, Đấng duy nhất, là mọi sự. Ngài là sự ứng nghiệm các lời hứa và các lời tiên tri và cũng là sự cất bỏ Kinh luật. Điều này có nghĩa Ngài là sự tahy thế trọn vẹn của tòa bộ Cựu Ước. Đây là Phúc Âm,là tin lành, tin ừng. Ngợi khen Chúa vì Phúc Âm! Ngợi khen Ngài vì Đấng Christ là sự ứng nghiệm các lời hứa, các lời tiên tri và cũng là sự cất bỏ Kinh luật.
Nếu hiểu được Phúc Âm là gì, chúng ta sẽ nhận biết Gia-cơ đã phạm một lỗi lớn trong Công Vụ chương 21 và trong Thư tín của ông về việc đem tín đồ trở lại Kinh luật. Một mặt Gia-cơ rao giảng Đấng Christ; mặt khác, ông vẫn giữ các tín đồ dưới Kinh Luật, tức trong cái chuổng cũ mà Đức Chúa Trời đã từ bỏ. Chính điều Chúa đã cất bỏ thì được Gia-cơ đem trở lại. Chúng ta cần ghi nhớ rằng trong Phúc Âm, chúng ta không còn thời kỳ Kinh luật, các lời hứa, và các lời tiên tri nữa. Thay vào đó, trong Phúc Âm chúng ta có sự ứng nghiệm các lời hứa, các lời tiên tri và cũng có sự cất bỏ Kinh luật.
Ngay nay, nhiều Cơ-đốc nhân chỉ hiểu biết nông cạn về Kinh Thánh. Họ có thể biết các thuật ngữ Kinh Thánh nhưng không chạm đến chiều sâu về sự phong phú của những từ liệu này. Chúng ta hãy lấy từ liệu “Phúc Âm” làm ví dụ. Thay vì hiểu vấn đề này một cách hời hợt, chúng ta cần thấy Phúc Âm là sự ứng nghiệm tất cả các lời hứa, các lời tiên tri và cũng là sự cất bỏ Kinh luật. Vì lý do này, cuối cùng ba môn đồ trên núi Hóa Hình đã không thấy ai ngoại trừ một mình Jesus. Họ không còn các lời hứa, các lời tiên tri hoặc Kinh luật; họ có Chúa Jesus là dòng dõi người nữ và là dòng dõi Áp-ra-ham. Ngài là Cứu Chúa-Nô Lệ, và thật ra chính Ngài là Phúc Âm.
SỰ ỨNG NGHIỆM CÁC HÌNH BÓNG
Phúc Âm cũng là sự ứng nghiệm một điều khác nữa – sự ứng nghiệm các hình bóng trong Cựu Ước. Vì vậy, trong Phúc Âm chúng ta có sự ứng nghiệm các lời hứa, các lời tiên tri, và các hình bóng.
Với lời Chúa về dòng dõi người nữ trong Sáng Thế Ký 3:15, chúng ta có lời hứa. Nhưng trong hành động của Chúa khi làm áo bằng da mặc cho A-đam và vợ ông, chúng ta có một hình bóng (Sáng. 3:21). Sinh tế của A-bên, một sinh tế được Đức Chúa Trời chấp nhận, là một hình bóng khác. Chiên con được Áp-ra-ham dâng lên thế cho con ông cũng là một hình bóng. Các hình bóng khác trong Cựu Ước là chiên con lễ Vượt Qua, ma-na trong đồng vắng, vầng đá bị nứt ra với dòng sông tuôn chảy, và Đền Tạm. Hơn nữa, những người như Đa-vít và Sa-lô-môn cũng là các hình bóng. Phúc Âm là sự ứng nghiệm các hình bóng. Phúc Âm là sự ứng nghiệm các hình bóng này. Giăng Báp-tít, là người mở đường của Chúa Jesus, đã chỉ Ngài và nói: “Kìa, chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội của thế giới đi!” (Gi. 1:29). Vì vậy, Đấng Christ là sự ứng nghiệm hình bóng về chiên con. Trong Giăng 1:14, chúng ta có lời này: “ Ngôi Lời đã trở nên xác thịt và làm đền Tạm giữa chúng ta” . Điều này cho thấy rằng Đấng Christ là sự ứng nghiệm của Đền Tạm. Như vậy, Phúc Âm không những là sự ứng nghiệm các lời hứa và các lời tiên tri,mà cũng là sự ứng nghiệm các hình bóng. Hơn nữa, Phúc Âm cũng là sự cất bỏ Kinh luật. Đây là định nghĩa đầy đủ về Phúc Âm.