Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Những Điểm Thiếu Hụt Của Các Hội Thánh Philadenphia tại Việt Nam—





-

Theo 7 bức thơ của Chúa Jesus do sứ đồ Giăng chép lại trong Khải thị chương 2 và 3, chúng ta thấy:

Ba hội thánh đầu là Ê-phê-sô, Si miệc nơ, Bẹt găm từng bước hình thành hội thánh Thi a ti rơ, là giáo hội Công giáo La mã và Chính thống Đông phương. Thi a ti rơ sinh ra hội thánh Sạt Đe, là Cải chánh giáo. Sạt đe nảy sinh hội thánh Phi la đen phia. Chữ “Phi la đen phia” có nghĩa là tình yêu thương anh em, cho nên người ta mới gọi hội thánh Phi la đen phia là hội thánh anh em. Từ hội thánh Phi la đen phi sinh ra Lao đi xê,  thì Chúa tái lâm ngay sau đó.

Chúa đã cho phép Thi a ti rơ quản trị thế giới loài người, rao phúc âm trong chừng 1000 năm, từ khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 16. Cuộc Cải chánh nổ ra năm 1516, nên hội thánh Sạt đe chi phối lịch sử loài người trong 300 năm. Từ năm 1825 có Phi la đen phia Tây phương ra đời, rồi vào năm 1925 Phi la đen phia Đông phương cũng góp mặt. Hai dòng hội thánh Anh em nầy được Chúa ban cho nhiều lẽ thật thần thượng và họ cai trị toàn bộ Cơ Đốc giáo suốt hai thế kỷ qua, vượt trổi trên sức mạnh của Thi a ti rơ vẫn Sat đe vẫn còn sinh hoạt đồng thời.

Có một vị tôi tớ Chúa trong hội thánh Phi la đen phia nói, (dù chỉ là ý kiến, quan điểm cá nhân): “chừng nào hội thánh không còn nếp sống hội thánh, Chúa sẽ tái lâm ngay”. Mà tôi nói khi nào Phi la đen phi sa bại thành Lao đi xê, thì họ không còn là hội thánh theo đúng ý nghĩa chân chính trong kinh  thánh, --Chúa sẽ tái lâm.

Theo một phương diện, dù Công giáo tồi tệ, nhưng kinh thánh vẫn gọi họ là “hội thánh”, dù Cải Chánh Tin lành bát nháo, chia rẽ, nhưng kinh thánh không thể gọi họ là gì khác hơn là “hội thánh Sạt đe”. Nhưng về mặt thực hành nếp sống Thân Thể thuộc linh, về mặt vâng theo các nguyên tắc Chúa đề ra cho nếp sống hội thánh như thẩm quyền Đức Thánh Linh, biên giới địa phương, tính bao hàm của hội thánh…thì theo quan điểm của tôi, sau 200 năm có hiện diện của hội hánh Phi la đen phi vừa qua, ngày nay còn rất ít tập thể nào đáng gọi là “hội thánh”, vì riêng tại VN, hầu hết các hội thánh Phi la đen phia không còn là hội thánh, không còn nếp sống đúng đắn của hội thánh tại một địa phương nữa.

Hôm nay trong bài nầy, tôi sẽ chỉ ra những thiếu hụt của các hội thánh Phi la đen phia, (mà vẫn tự xưng mình là Thân thể Đấng Christ) đã thiếu hụt. Trong bài sau, tôi sẽ vạch trần những điểm quá đà trong các hội thánh Phi la đen phi tại VN.

1.   Không có tình thương yêu thần thượng-

Danh hiệu “Philadelphia” gồm hai chữ là “phileo= yêu mến bạn bè” và “adelphos= các anh em”, gom lại có nghĩa là một hội thánh có tình yêu thương anh em thần thượng.

Nhưng các hội thánh mệnh danh là Philadelphia tại VN không biểu hiện tình thương thần thượng, là dấu hiệu để thế nhân nhận biết chúng ta là môn đồ của Chúa-(Giăng 13:35). Tôi chỉ thấy sự ghen ghết, đố kỵ, nói xấu thù ghét nhau thì nhiều. Cũng có tình yêu thương nhưng họ chỉ yêu những ai thuộc phe mình, yêu thương theo xác thịt, theo phe đãng.

2.   Không thánh khiết-

1 Ti mô thê 5:2, Phao lô truyền dạy giữa các anh chị em phải coi nhau như anh chị em, nhưng phải thanh khiết mọi bề, vì vẫn phải có những giới hạn về tính phái. Các cuộc nhóm họp hòa lẫn nam nữ dễ bị thánh đồ lợi dụng để biểu lộ sự ham muốn bất khiết.

3.   Không chân thật.

Với hội thánh Philadenphia, Chúa là Đầu hội thánh, Ngài phán, “Đấng thánh, Đấng chân thật…phán rằng….” (Khải 3:7).. Phần nhiều nhà chăn chiên hội thánh nầy không chân thật, nhưng hai mặt, hai lòng và hai lời, dùng những thủ đoạn như ném đá giấu tay, đâm bị thóc chọc bị gạo, theo kỷ thuật gian hùng của satan.

Họ muốn làm god men, thần nhân, rất tốt, nhưng tôi thấy nhiều “quỷ nhân” đang cai trị  nhà Chúa.

4.   Không có sự sống tươi mới.

Chữ “Lao đi xê” có nghĩa là “ý kiến của người dân”, mà ý kiến ra từ tâm trí, từ hồn, không do tâm linh. Tôi cảm nhận thánh đồ Phi la đen phi VN có tâm trí lãnh lẽo, tâm trí giỏi văn tự kinh thánh, nên vẻ mặt lúc nào cũng tự cao, lên mặt, ưa trầm ngâm suy tư, kiêu ngạo vì mình giỏi quá rồi, mà tâm linh thì lạnh lẽo, Không yêu Chúa nóng cháy, không yêu thương thánh đồ nổi, không tươi mới gì cả mà khô cằn, bất động như cụ già 90 tuổi—không muốn nói năng, không muốn phụng sự. Vào ngày Chúa nhật chỉ đến buổi nhóm để trả bài điều mình đã thuộc cách vô cảm, không có sự sống.

5.   Không có nếp sống Thân thể hữu cơ, thuộc linh.

Tôi đang còn sống động, nên thân thể vật lí của tôi tác nhiệm cách hữu cơ và hỗ tương phục vụ với nhau. Thí dụ bàn tay tôi tự dộng phục vụ nhu cầu của gương mặt tôi do đầu tôi nhanh nhạy điều động.

Trong hội thánh phải có sự tự động hữu cơ như vậy. Các chi thể tìm đến nhau để tương giao, phục vụ nhau, hay địa phương nầy tự cảm biết mình nên hòa lẫn với địa phương nào, đó là nếp sống hữu cơ thuộc linh của một Thân Thể sống—không cần sự sắp xếp điều động, áp đặt của tổ chức con người. Điều đó không có tại VN.

6.   Tín đồ không nhận được sự cảm thúc và sự xức dầu.

Trên nước Việt nam phần nhiều hội thánh các loại đều có soạn sách lời thánh đọc mỗi ngày cho tín đồ đọc. Phương pháp nầy của một chương trình giảng Kinh thánh trên Radio ở Hoa kỳ phát minh từ những năm 1950, chớ không phải do hội Anh em phát kiến. Họ soạn sách đọc hằng tháng tên là: “our daily bread”.

Nhưng các loại hội thánh tại VN không bắt ép tín đồ hay người chăn của họ dùng bài đọc đó rao giảng vào ngày Chúa nhật. Các mục tử  phải tìm kiếm Chúa ban cho lời tươi mới khác. Còn các hội Phila đen phi dùng sách đó làm bần cùng hóa, làm khô hạn thánh đồ mình, chặn ngăn sự cảm thúc của Thánh linh và sự xức dầu có thể đến trên tín đồ. Đó là một trọng tội.

7.   Không có vinh quang của Đức Chúa Trời.

Vào thời Sa mu ên tập sự hầu việc Chúa, vinh quang Chúa trong đền tạm đã ra đi. Khi Sa lô môn xây đền thờ xong, vinh quang Chúa trở lại đền thờ. Sau đó trong sách E xê chi ên 11, vinh quang Chúa ra đi một lần nữa.

Bạn đừng chỉ nông cạn nghĩ rằng vinh quang Chúa là sự hiện ra của vầng hào quang chói lòa. Khi nào Đức Chúa Trời vinh quang hiện ra trong hội thánh ngày nay, là chúng ta sẽ thấy rất nhiều tín đồ biểu lộ Chúa trong nếp sống họ mà chúng ta cảm biết được. Trái lại ngày nay ta chúng ta chỉ thấy sự biểu lộ của xác thịt, của sự kiêu ngạo, chia rẽ, đố kỵ ghen ghét, thấy quỷ hơn là thấy Chúa hiện ra..

Kết luận:

Dưới sự che phủ của huyết Chúa, tôi không có ý nói xấu về  các hội thánh, vì hội thánh là kiệt tác, là hiện thân của Đấng Christ, một hình thức khác hay sự mở rộng của Ngài, thực thể đó không thể nào bị bàn tay loài người làm vấy bẩn. Trong bài nầy tôi chỉ muốn vạch trần những biểu hiện của satan chen lẫn vào bộ mặt bề ngoài của nhà Chúa để thánh đồ tỉnh thức và loại trừ.

M.K.