Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Thực tại của sự thờ phượng trong Tân Ước



Anh em ơi, chúng ta không chỉ nói về hiểu biết hay giáo lý về Kinh Thánh mà chúng ta muốn trải nghiệm, bởi vì Đức Chúa Trời của chúng ta là Đấng sống. Nếu lời Kinh Thánh không sống động thì nó vô ích với chúng ta.
Thực sự quen biết Cha hằng sống
Có lẽ chúng ta đã nghe nhiều về Đức Chúa Trời Tam Nhất. Nhưng nghe nhiều không có nghĩa là chúng ta đang ở trong thực tế. Ví dụ, sau khi đọc một quyển sách về một người, tôi có thể biết người đó không? Không! Đức Chúa Trời là Đấng sống nên chúng ta phải đến với Ngài trong mọi lúc để tương giao. Sự tương giao của chúng ta là với Cha và Giê-su Christ, Con của Ngài. Nếu không thường xuyên đến với Cha, chúng ta sẽ không thân với Cha. Tôi biết một anh em đã 20 năm rồi nhưng mỗi năm chỉ gặp anh đó có hai tuần. Như vậy có đủ để biết anh ta không? Không! Tôi không biết gia đình anh ra sao và cũng không biết anh nghĩ gì. Do đó, anh đó vẫn là một bí mật đối với tôi. Anh em nói anh em biết Đức Chúa Trời Tam Nhất, nhưng thật ra anh em chỉ biết giáo lý thôi. Nhưng biết giáo lý không có nghĩa là anh em quen Cha. Dù tôi đã chia sẻ rất nhiều về Đức Chúa Trời Tam Nhất, nhưng tôi hiếm khi thấy những thánh đồ có mối quan hệ gần gũi với Cha. Nếu không, anh em sẽ vẫn làm rất nhiều điều bất chính. Nếu gần gũi Cha, anh em sẽ không làm điều đó được, bởi vì sự tương giao của Cha là thánh. Ma-thi-ơ nói rằng chúng ta phải hoàn hảo vì Cha là hoàn hảo. Cha có ăn nói bừa bãi không? Anh em có trung thành với Lời Đức Chúa Trời như Chúa Giê-su không? Tôi có biết Đức Chúa Trời không? Nếu tấm lòng tôi không mở ra với Cha, làm sao có thể biết được Ngài?

Biết tình yêu và tấm lòng của Cha

Tôi là một người cha, tôi yêu thương con của mình. Vì vậy, tôi hiểu Cha yêu tôi và quan tâm đến tôi nhiều như thế nào. Nếu con tôi gặp khó khăn, tôi có quan tâm không? Cha sẽ không chăm sóc tôi sao? Ma-thi-ơ nói tuy anh em là những tội nhân không hoàn hảo, mà anh em còn biết làm cho con mình những điều tốt đẹp như thế nào. Không lẽ, Cha trên trời sẽ không ban cho anh em điều tốt nhất sao? Anh em không biết Cha yêu thương và quan tâm đến anh em rất nhiều sao? Rô-ma 8 nói rằng Cha đã cho chúng ta chính Con của Ngài, không lẽ Cha sẽ không cho chúng ta tất cả những điều tốt đẹp cùng với Đấng đó sao? Cha của một người anh em ở đây nấu cho con mình ăn mỗi ngày. Nếu không yêu thương con mình thì ông ta có chăm sóc con như vậy không? Một lần kia, vợ tôi đi vắng. Dù không biết nấu ăn, nhưng tôi vẫn phải nấu ăn cho con tôi. Chúng ta không biết tấm lòng của Cha. Ngài sẵn sàng anh em cho chúng ta vương quốc và Thánh Linh của Ngài. Liệu chúng ta có muốn vào vương quốc không? Một số anh em e rằng mình không vào được nên hỏi tôi những bước nào họ phải đi để vào vương quốc. Anh em đã không đọc rằng Cha sẵn sàng cho anh em của vương quốc của Cha sao? Tất nhiên, anh em phải biết cư xử. Anh em đừng là người con hư hỏng. Nhưng anh em nên biết rằng Cha sẵn sàng cho anh em vương quốc và Linh của Ngài. Một số nói rằng thật khó để nhận được Thánh Linh. Tuy nhiên, ban Thánh Linh cho chúng ta là niềm vui thích của Cha.

Nếu các con tôi xin điều gì đó, chỉ khi nào điều đó không tốt thì tôi mới không trao cho chúng. Gia-cơ nói tất cả những điều tốt đẹp đến từ Cha của ánh sáng. Đức Chúa Trời là ánh sáng, Đức Chúa Trời là tình yêu. Giăng 3:1 nói rằng: “Hãy xem Cha đã ban cho chúng ta tình yêu thương lớn dường nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con cái của Đức Chúa Trời”. Anh em không cảm nhận được tình yêu của Đức Chúa Trời sao? Anh em có sự dạy dỗ về Cha, nhưng anh em không có cảm nhận được tình yêu của Cha dành cho anh em. Nếu cảm nhận được thì tại sao anh em lại không tin? Ngài ở trong anh em, nhưng anh em không tin điều đó. Anh em có nghi ngờ tình yêu thương của Cha không? Đôi khi Cha có thể quở mắng vì anh em làm sai. Điều đó không có nghĩa là Ngài không còn yêu tôi nữa sao? Mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời là Cha chúng ta là mối quan hệ của tình yêu. Chúng ta có thể gần gũi với Ngài.

Mỗi khi vợ chồng tôi xa nhà, trò chuyện qua Skype, các con của chúng tôi nói rằng họ nhớ chúng tôi và đang nghĩ về chúng tôi. Anh em có bao giờ nói với Cha: “Cha ơi, con nghĩ về Cha, con yêu Cha, con muốn đến gần Cha” không? Chúa Giê-su phán rằng nếu ai yêu mến Cha, thì Cha sẽ đến ở với người đó và tương giao với người. Đây không phải là sự dạy dỗ mà phải là kinh nghiệm thực tế của chúng ta. Vậy tại sao mối quan hệ của chúng ta với Cha lại đầy giáo lý và sự dạy dỗ? Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta vẫn hay tranh đấu và cãi vã với nhau. 1.Giăng nói rằng nếu anh em yêu mến Cha là Đấng đã sinh ra anh em, anh em cũng sẽ yêu mến những người cũng được sinh ra từ Ngài. Sách này không phải là giáo lý. Đó là lý do tại sao Chúa muốn đưa chúng ta vào mối quan hệ như Ngài đã có với Cha. Đừng nói về sự dạy dỗ. Chúng ta cần phải bước vào mối quan hệ này.

Làm đẹp lòng Cha trong Giê-su Christ
Chúa Giê-su đến để anh em trải nghiệm Ngài đến mức anh em có một mối quan hệ với Cha giống như Ngài đã có. Đến một mức độ mà chúng ta sẽ nghe Cha nói: “các con là những người con yêu dấu của Ta, Ta rất vui mừng về các con”. Nếu không kinh nghiệm Giê-su Christ như tất cả những của lễ chúng ta dâng lên Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không như thế. Anh em là con Đức Chúa Trời, nhưng anh em có luôn làm đẹp lòng Cha không? Không ai dám trả lời. Tại sao? Bởi vì chúng ta thường xuyên làm những điều mà Cha không hài lòng. Những suy nghĩ, lời nói của chúng ta, chúng ta phê bình điều này và điều kia trong cuộc sống Hội Thánh. Anh em nghĩ Cha hạnh phúc khi nghe như vậy sao? Tất nhiên là không. Tôi hỏi anh em vì tôi muốn khuấy động anh em. Trong Giăng 15, có nói rằng nếu chúng ta yêu thương nhau thì điều đó làm Đức Cha đẹp lòng không?
Sự hiệp một làm đẹp lòng Cha
Nếu con cái cứ chiến đấu cả ngày, cấu xé và cạnh tranh nhau, cha mẹ có hạnh phúc không? Không, anh em sẽ đau tim. Thật tốt khi Đức Chúa Trời của chúng ta không thể bị cơn đau tim, dù rất nhiều con cái của Ngài cứ tranh đấu và cãi vã mỗi ngày! Cuộc sống Hội Thánh của anh em thật thú vị vì có rất nhiều chiến tranh. Điều đó chứng minh rằng chúng ta không có một mối quan hệ tốt đẹp với Đức Chúa Trời Tam Nhất. Nếu tất cả chúng ta có một mối quan hệ mật thiết với Cha của mình và chúng ta sống bởi Đấng Christ hằng ngày vì niềm vui của Cha, cuộc sống Hội Thánh sẽ thật sự như là một gia đình lớn. Nếu các thánh đồ lúc nào cũng tranh chiến với nhau, người ta sẽ dần dần bỏ đi. Như vậy thì Cha có thích ở nhà không? Cha phải xem chúng ta đánh nhau sao? Chúng ta phải hỏi Cha rằng điều đó có tốt không? Cha sẽ lắc đầu. Chúng ta không liên quan đến giáo lý mà chúng ta muốn làm vừa lòng Cha. Tôi không muốn làm một người sống trong giáo lý, nói về triết lý của Kinh Thánh. Tôi không sống trong lãnh vực đó. Không! Tôi muốn sống trong thực tế! Anh em và tôi, nếu chúng ta sống trong thực tế này, chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả chúng ta đều hiệp nhất. Chúng ta đều hòa hợp vì chúng ta được hòa giải và hòa hợp với Cha. Nếu tôi không được hòa giải với Cha, tôi không thể hòa giải với anh em. Tạ ơn Chúa! Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta có một của lễ hòa bình. Để thờ phượng Cha, anh em phải mang đến cho Ngài một của lễ hòa bình. Chúng ta sẽ tương giao về điều này sau.
Sự tương giao giữa Cha và Con
Vì thế sự tương giao giữa Cha với Con phải trở thành sự tương giao của chúng ta với Cha. Vì vậy, khi Giăng nói về sự sống, đó là để đưa chúng ta vào mối tương giao này. 1.Giăng 5:20 nói rằng “Con Đức Chúa Trời đã đến và ban sự hiểu biết cho chúng ta để chúng ta biết Ngài là Đấng chân thật. Chúng ta ở trong Đấng chân thật, tức là ở trong Con Ngài là Giê-su Christ. Chính Ngài là Đức Chúa Trời chân thật và là sự sống đời đời”. Chúng ta nói chúng ta có sự sống đời đời, nhưng chúng ta không biết Cha và Con, mà chúng ta còn chiến đấu với nhau. Sự sống ở đâu? Sự sống đời đời trong anh em có phải là sự sống cãi nhau không? Không. Tuyệt đối không.

Nhưng chúng ta sống như thế nào? Cách chúng ta sống bộc lộ tình trạng của chúng ta, cho thấy chúng ta có thật sự biết Cha và có sống bởi Giê-su Christ hay không. Sắp tới, chúng tôi sẽ tương giao về sự thờ phượng, anh em sẽ nhận ra tại sao tôi lại nhấn mạnh đến mối quan hệ này rất nhiều. Nếu Chúa Giê-su sống trong mâu thuẫn và chiến đấu với Cha mỗi ngày, luôn muốn làm điều trái ý Cha, liệu một người con như vậy có thể làm đẹp lòng Cha không? Một người con như vậy có thể thờ phượng Cha được không? Từ thứ hai đến thứ bảy, tôi làm những gì tôi muốn, suy nghĩ những gì tôi muốn suy nghĩ, và cãi nhau với anh em khác, rồi tôi đến Bàn của Chúa vào ngày Chúa Nhật để thờ phượng Cha. Như vậy, tôi có thể thực sự thờ phượng Ngài không? Hay tôi xúc phạm Cha? Chúng ta có thờ phượng Cha như thế không? Đó là lý do tại sao Giăng 4 nói về những người thờ phượng thật. Đừng nghĩ Cha của chúng ta không quan tâm. Nếu anh em như vậy thì Cha có hạnh phúc không? Liệu Cha có nói ”được!, ít ra thì họ cũng hát thánh ca cho Ta”. Nếu trong Hội Thánh tại Singapore trong cả tuần lễ, các trưởng lão bị chỉ trích, rồi vào Chúa Nhật, tất cả mọi người đều chào đón họ thân thiện. Như  nếu vậy thì họ có vui không? Nếu tôi là họ, tôi sẽ không muốn làm trưởng lão nữa. Tôi không nói đùa. Tôi đang nói từ tấm lòng tôi. A-ba Cha ơi!

Thờ phượng trong thực tế
Cha muốn có những người thờ phượng thật, là những người có thực tế và thờ phượng Cha theo Lời của Ngài trong Thánh  Linh. Thánh Linh ở trong anh em là để tác động thực tế của Cha và Con vào anh em. Nếu chỉ tin vào Chúa Giê-su nhưng không quen biết Thánh Linh thì anh em không có thực tế. Đức Chúa Trời đã ban Thánh Linh cho chúng ta nhằm mang chúng ta vào thực tế. Nếu không, khi anh em đến thờ phượng Cha, anh em chỉ đi một cách trống rỗng. Anh em không kinh nghiệm Cha hay sống bởi Đấng Christ. Giăng 4 nói với chúng ta rằng sự thờ phượng thật phải ở trong Thánh Linh. Không phải với Thánh Linh mà trong Thánh Linh. Chỉ khi anh em là một người sống trong Linh thì anh em mới có thực tế.

Đem Đấng Christ như của lễ của chúng ta đến

Anh em có của lễ hòa bình để dâng lên Cha không? Tôi đã không  thấy bất kỳ của lễ cãi nhau hay của lễ phê bình nào trong Kinh Thánh. Có của lễ nào như vậy không? Không. Chỉ có của lễ hòa bình. Nếu chúng ta không có nó, chúng ta dâng cái gì cho Cha? Chúa Giê-su chúng ta đã hy sinh và bỏ mạng sống mình. Chúng ta có muốn trải nghiệm cuộc sống hiến tế của Ngài không? Liệu anh em có hy sinh sự sống mình cho những anh em khác không?

Tất cả chúng ta đều phạm tội, Chúa Giê-su đã gánh mọi tội lỗi và những vấp phạm của chúng ta. Bây giờ anh em có sẵn sàng chịu đựng sự vấp phạm của anh em khác không? Chỉ cần họ phạm lỗi một chút thôi thì chúng ta đã bắt đầu phàn nàn. Chúng ta dâng của lễ chuộc sự vấp phạm cho Cha vì những vấp phạm của mình. Trong lời cầu nguyện mà Chúa dạy có nói rằng: “Xin tha thứ những lỗi lầm của chúng con”. Chỉ như vậy thôi sao? Không. Câu này nói là: “xin tha thứ lỗi lầm của chúng con như chúng con tha thứ cho những người phạm lỗi với chúng con”. Chúng ta khó có thể nói được phần sau của câu Kinh Thánh này qua lưỡi của chúng ta, bởi vì chúng ta không tha thứ cho người khác. Năm này qua năm khác, tôi vẫn nhớ những gì anh em đã làm cách đây 3 năm, 5 năm, 20 năm trước. Anh em đó đã xúc phạm tôi nhưng không xin lỗi. Hôm nay, tôi vẫn đang đợi anh ta xin lỗi. Anh em thân mến! Nếu anh em không tha thứ, anh em có của lễ chuộc sự vấp phạm không? Đức Chúa Trời đã tha tội cho anh em, anh em có muốn tha thứ cho người khác không? Nếu anh em không tha thứ, của lễ chuộc sự vấp phạm sẽ không có hiệu lực. Chúng ta có thực tế không? Thực tế đến từ đâu?

Thánh Linh dẫn dắt chúng ta vào mọi thực tế
Hãy đọc Giăng 14:25: "Ta đã nói những điều này cho các ngươi trong lúc Ta còn ở với các ngươi". Chúa Giê-su đã nói rất nhiều. Câu 26 nói: "Nhưng Đấng An Ủi". Chúng ta không hiểu điều này như thế nào? Thánh Linh là Đấng An Ủi mà Cha đã sai đến, Ngài sẽ an ủi anh em mỗi ngày. Đó là tât cả sao? Đó là lý do mà một số bản dịch Kinh Thánh dịch là Ngài ở đó để giúp anh em như một người giúp đỡ. Ngài không chỉ an ủi mà Ngài còn giúp đỡ anh em. Ngài giúp anh em làm gì? Để anh em chia sẻ một một thông điệp? Chúng ta hãy đọc: "Ngài sẽ dạy các ngươi mọi điều". Thánh Linh có dạy cho anh em mỗi ngày không? "Nhắc lại các ngươi nhớ tất cả những gì Ta đã phán với các ngươi". Đó là những gì Thánh Linh muốn giúp đỡ chúng ta và dạy chúng ta trong mọi sự. Ngài sẽ dạy anh em sống như thế nào, làm thế nào để được hòa bình với các anh em trong Hội Thánh? Chúa Giê-su phán rằng nếu ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình. Anh em học từ bỏ mình như thế nào? Anh em có thể hỏi Thánh Linh về việc giúp đỡ các anh em khác. Sa-lô-môn đã cầu nguyện như vậy. Ông nói ông còn quá trẻ để biết cách cai trị dân Chúa, vì vậy ông đã cầu xin sự khôn ngoan. Thánh Linh sẽ không dạy anh em sao? Thánh Linh rất quan trọng, Ngài sẽ nhắc nhở anh em về những gì Chúa đã nói.

Giăng 16:13: "Khi Linh của sự thật đến, Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi sự thật". Kinh Thánh gọi Thánh Linh là Linh của sự thật. Ngài sẽ dạy sự thật cho anh em sao? Trong tiếng Hy Lạp, chữ “sự thật” cũng có nghĩa là thực tế. Sự thật trong Kinh Thánh đòi hỏi thực tế. Giê-su Christ là thực tế này. Vì vậy, dựa trên toàn bộ Kinh Thánh, anh em cũng có thể dịch Linh của sự thật thành Linh của thực tế. Bởi vì công việc của Thánh Linh là mang thực tế của Đấng Christ vào trong anh em để anh em trải nghiệm Ngài. Ngài không phải Linh của sự dạy dỗ mà là Linh của thực tế. Anh em đừng giảng mà hãy nói lên thực tế. Bởi vì lời của Kinh Thánh không phải là giáo lý mà là một thực tế. Tôi hy vọng tất cả anh em học để không chỉ giảng thông điệp, mà còn học để nói thực tế. Chỉ như vậy thì anh em mới giúp đỡ được người khác. Như vậy câu Kinh Thánh trên có nghĩa là “Khi Linh của thực tế đến, Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi thực tế”. Như vậy câu Kinh Thánh đó dễ hiểu hơn. Thánh Linh không chỉ muốn giúp anh em hiểu mà còn muốn dẫn anh em vào thực tế. Bước vào thực tế hoàn toàn khác hẳn. Nếu anh em chỉ hiểu, việc sử dụng là gì? Anh em có thực hành Kinh Thánh và bước vào nó không? Không bước vào, anh em không có thực tế. Đó là lý do tại sao Thánh Linh phải đưa chúng ta vào mọi thực tế.

Lắng nghe Thánh Linh nói
"Bởi vì Ngài không tự mình nói”. Ngợi khen Chúa! Chúa Giê-su đã không tự mình mà nói, nhưng nói những gì Cha đã nói. Thánh Linh sẽ chỉ nói những gì Ngài nghe Chúa Giê-su nói. Còn chúng ta thì như thế nào? Chúng ta có nói lên thực tế mà Thánh Linh đã đưa chúng ta vào? Đừng quên Đức Chúa Trời Tam nhất. "Vì Ngài không tự mình nói, nhưng chỉ nói mọi điều mình đã nghe, và bày tỏ cho các ngươi những điều sẽ đến". Ước gì tất cả chúng ta được như vậy! Chỉ nói những gì Ngài muốn nói. Điều này không này không liên quan đến việc dạy dỗ hay thuộc lòng một thông điệp, nhưng anh em phải học cách lắng nghe Đức Chúa Trời phán. Ngoài ra, Ngài còn bày tỏ cho chúng ta những điều sẽ đến. Thánh Linh thật tuyệt vời. Anh em có biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai hay năm sau không? Nếu có nhu cầu hoặc điều quan trọng, Thánh Linh sẽ cho anh em biết trước. Là người phục vụ Chúa, anh em cần có những kinh nghiệm như vậy. Không phải là biết thời tiết ngày mai có mưa hay không. Đừng nghĩ Thánh Linh sẽ cho anh em biết những điều như vậy khi anh em hỏi Ngài. Nhưng nếu có một hội nghị sắp tới, tôi phải hỏi Thánh Linh cho biết gánh nặng của Cha. Các Hội Thánh phải tiến lên như thế nào? Ngài muốn thực hiện bằng cách nào? Nếu Ngài không nói thì làm sao tôi biết được? Thánh Linh sẽ cho anh em biết những gì anh em cần biết. Tự mình chúng ta thì không biết gì cả. Nhưng Thánh Linh có thể cho chúng ta biết nhiều điều. Tuy nhiên, nếu tôi không chú tâm đến Ngài hay không vâng lời Ngài thì tại sao Ngài phải nói với tôi?

Thánh Linh cáo trách
Câu 8 chép: “Khi Thánh Linh đến, Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét”. Thánh Linh sẽ thuyết phục anh em. Ai có thể thuyết phục anh em rằng anh em sai lầm? Điều đó không dễ đâu. Nếu anh em sai, anh em có thừa nhận không? Nếu người vợ làm sai, anh em nói với cô ấy, cô ấy có nhận lỗi ngay không? Tại sao vợ chồng cứ luôn tranh đấu với nhau? Chúng ta cứ quở trách lẫn nhau chứ không tự trách chính mình. Anh em có bao giờ thấy một anh em nào tự trách mình chưa? Nếu anh em lúc nào cũng đúng còn những người khác lúc nào cũng sai, thì anh em hẳn phải là Thánh Linh, vì anh em là người khiển trách người khác. Thánh Linh bên trong tôi không cáo trách người khác. Nếu muốn quở trách người khác, trước hết tôi phải xem mình có gì sai không. Chỉ khi ấy tôi mới có thể giúp đỡ chứ không chỉ khiển trách người khác. Hơn nữa, Thánh Linh không đến để khiển trách anh em. Ngài đến để thuyết phục anh em. Chúng ta đã làm nhiều điều sai mà mình không biết. Ai có thể làm cho lương tâm anh em bị cáo trách? Thánh Linh bên trong chúng ta sẽ làm chúng ta nhận ra trong lương tâm mình rằng chúng ta sai lầm. Nếu anh em không biết mình sai thì ai sẽ cho anh em biết? Nếu tôi nói với anh em, chúng ta sẽ đánh nhau. Anh em có bao giờ làm điều gì sai chưa? Anh em có hoàn hảo không? Nếu đang sống trong Linh, anh em sẽ hướng lòng về Chúa mỗi ngày và cầu xin sự tha thứ, tẩy sạch, thay đổi, chữa lành. Chúng ta sẽ thấy rằng mình đầy bệnh. Không phải là bệnh nhức đầu hay đau tim, mà là bệnh nóng nảy, bệnh thù ghét người khác. Anh em không cần được chữa lành sao? Ai sẽ là bác sĩ của anh em? Ai sẽ kê toa cho anh em? Loại thuốc dành cho anh em là gì? Cần có loại thuốc thuộc linh chữa cho người bị bệnh thuộc linh. Anh em có cần điều này không? Tôi cần. Tôi cần nó mỗi ngày.
Đừng chỉ tin mà hãy thu thập các kinh nghiệm
Đó là lý do vì sao chúng ta cần Thánh Linh. Nếu thiếu điều đó, anh em không có gì cả. Anh em chỉ tin, tin và tin. Một số người nói chỉ tin là đủ rồi. Tôi có thể tin nhưng nếu không có trải nghiệm thì tôi sẽ không bao giờ được biến đổi, dù tôi vẫn tin. Chỉ tin Chúa Giê-su và tin những gì Ngài đã làm thì  không đủ. Thánh Linh muốn đem thực tế của Giê-su Christ vào cuộc sống mỗi ngày của chúng ta. Sau nhiều năm là Cơ Đốc nhân, nhưng anh em vẫn còn nguyên bản ngã cũ. Anh em phải nhận ra rằng Thánh Linh dẫn dắt anh em vào trong mọi thực tế và dạy anh em mọi sự. Đó là cách để anh em thật sự vui hưởng Đấng Christ. Đức Chúa Trời Tam Nhất không phải là một giáo lý. Giáo lý chẳng có ích gì. Anh em cần phải biết Cha, Con và Thánh Linh. Nếu không, anh em không tin Đức Chúa Trời Tam Nhất mà chỉ tin vào 1/3 Đức Chúa Trời. Tôi không dám hỏi anh em có hiểu hay không. Điều tôi cần hỏi hơn là anh em đã bước vào trong thực tế chưa? Anh em đã chạm đến chưa? Anh em có muốn bước vào không? Nếu không thấy điều này thì không cách nào để chúng ta trở thành những người thờ phượng thật. Giáo lý suông không giúp chúng ta trở thành người thờ phượng thật. Một người thờ phượng thật phải biết Cha, Con và tất cả những sự giàu có trong mối quan hệ giữa Cha và Con; và để bước vào trong thực tế này. Tôi thực sự thiếu từ ngữ để diễn tả nó. Thánh Linh phải làm việc bên trong chúng ta.
Sự thờ phượng trong thời Tân Ước
Cha đã tìm kiếm những người thờ phượng thật hơn 2000 năm rồi. Giao ước mới đã được đưa vào và giao ước cũ đã qua đi. Chúng ta không còn cần bò, chiên, gia súc hay bồ câu nữa. Tất cả các của lễ đã trở thành thực tế. Cha đang tìm những người thờ phượng trong Linh và thực tế. Đó không phải về việc thờ phượng với tấm lòng trong sự chân thành. Những người thờ chó cũng rất chân thành. Thậm chí họ còn ra khỏi giường lúc nửa đêm để đi thường thờ những con chó, trong khi mọi người khác còn đang ngủ. Đó không phải là chân thành sao?  Liệu Đức Chúa Trời có muốn anh em tự thổi phòng mình lên như một quả bom để thờ phượng Ngài không? Dù anh em rất thành tâm? Ngài không muốn thế. Ngài không muốn sự phủ phục của tôi. Thánh Linh bên trong linh chúng ta phải dẫn chúng ta vào trong mọi thực tế. Chỉ khi đó chúng ta mới có các của lễ dâng lên cho Cha.