HÀNH-TRÌNH ĐỨC TIN TRONG DANH CHÚA- 6-
- Đức Jehovah Vạn Quân—Sa-mu-ên-
Với cái tuổi U 70, sau khi lập vua Sau- lơ yên vị tôi đã về lại
quê hương (home town) của mình là Ra-ma
Tha-im Xô-phim, nằm trong lãnh địa của chi phái Ép-ra-im. Sau khi đã viết xong sách
Các Quan xét, 21 chương và tôi khởi sự thảo ra thiên hồi ức nầy trước khi tôi sẽ
ra đi đoàn tụ với tổ tông trong Lạc viên (Sáng 25: 7-8).
Giô-suê 21:20-22 nói về bốn cái thành trong chi phái Ép-ra-im
cấp cho phân nửa chi tộc Kê-hát của bố tôi. Đó là 4 thành: Si-chem, Ghê-xe,
Kíp-sa-im và Bết-hô-rôn.Tôi thật sự không biết tại sao lại còn có thành Ra-ma nầy
cho dân kê hat chúng tôi thường trú. Nhà A-rôn, cũng thuộc chi Kê -hát thì cư trú
trong các thành được ban cấp ở Giu đa, tổ tông bố tôi thì ở xứ Ép-ra-im. Bề
ngoài tôi có quê quán ở Ép-ra-im, nhưng thân phận là dân Kê-hát, là người
Lê-vi.
Tên tôi là “Sa-mu-ên”
có nghĩa là “được Đức Chúa Trời nghe”. Tôi hổ thẹn vì bố tôi là Ên-ca-na (Đức
Chúa Trời đang chiếm hữu), là con cháu của loạn thần tặc tử Cô-rê, đã bị Chúa
hình phạt cho đất nuốt sống (Dân 16). Nhưng con cái Cô-rê còn sống sót, và sinh
ra bố tôi (Dân. 26: 10-11).
Tôi xin giải thích cho các bạn, nếu không các bạn khó mà
thông suốt tổ tông của tôi. Vì từ cụ Cô-rê (Đầu Hói) đến tôi có chừng hơn 400
năm thời ám thế của các Quan xét ( xem 1 Sử 6:22-27). Có ba vị có tên là
Ên-ca-na mà Ên- ca- na thứ ba là bố đẻ của tôi. Ên-ca-na, bố tôi là con của cụ
Giê-hô-ram (1 Sa.1:1, 1 Sử. 6:27).
Xin nhắc lại, cụ Lê-vi sinh ba người con trai, là ba chi tộc
dân Lê- vi phụng sự trong nhà Chúa là Ghẹt-sôn, Kê- hát và Mê-ra-ri. Cụ Kê-hát
sinh ra 4 trai là Am-ram và Dít-sê-ha, Hếp-rôn và U-xi-ên. Dít-sê-ha và
A-mi-na-đáp là một người (Xuất 6:18,21).
Bố tôi thuộc về dân Lê
vi, ông là người dòng dõi của chi tộc Kê hát trong chi phái Lê-vi. Cô rê là anh
em chú bác ruột của A-rôn và Môi se, nhưng A-rôn thuộc về nhà thầy tế lễ, cha
truyền con nối, còn cụ nhà tôi là Cô rê được đặc trách chỉ huy chuyển vận cái hòm thánh và vài ba vật
thánh khác như bàn thờ xông hương, chân đèn bảy ngọn, bàn bánh trần thiết…. bằng
đôi vai của mình. Nhà A-rôn làm thầy tế lễ, còn 3 chi nữa của dòng Kê hát, mà
Cô -rê là một, chỉ là người Lê vi có thể phục vụ trong đền tạm hay, đền thờ,
nhưng không được làm thầy tế lễ. Nhưng tôi được làm thầy tế lễ, vì mẹ tôi dâng
đời sống tôi làm người Na-xi-rê (Dân 6). Bà có hứa với Chúa, con “phú dâng nó
trọn đời cho Đức Giê-hô-va, và dao cạo sẽ chẳng đưa ngang qua đầu nó” (1 Sa.
1:11). Chức tế lễ của người Na xi rê không được cha truyền con nối
Cha tôi cưới mẹ tôi là
An-ne (Ân Huệ). Nhưng mẹ tôi son sẻ nhiều năm, nên cha tôi buộc phải cưới một người
thiếp nữa là Phê-ni-na (San Hô). Kế mẫu của tôi sinh ra ba bốn con trai gái,
trong khi mẹ tôi vẫn tiếp tục son sẻ, và bị kế mẫu lên mặt hà khắc, bắt bớ. Kế
mẫu phát biểu, “cây độc không trái, gái độc không con”. Cha tôi nhu nhược, sợ người
vợ thứ, nên chỉ an ủi mẹ tôi những lời an ủi suông mà thôi.
Mỗi năm cha mẹ, kế mẫu
và các em tôi lên Si-lô 3 lần trong các kỳ lễ Vượt qua, Ngũ tuần và Lều tạm, rồi
ở lại Si-lô 7 ngày trong ba kỳ lễ đó như
mọi người dân khác trên cả nước (1 Sa. 1:3).
Trong một dịp tham dự 7 ngày hội đồng thánh khiết như vậy tại
Si-lô. Hôm đó, trong khi mọi người ăn uống vui vẻ, mẹ tôi không ăn, một mình
lên quỳ trước cửa, trước bức màn vào đền tạm cả giờ đồng hồ. Bà dốc đổ hồn mình
ra trước mặt Chúa, khẩn cầu Chúa ban cho bà một trai, thì bà sẽ phú dâng làm
người Na-xi- rê hầu việc Chúa trọn đời. Cụ thượng tế Hê-li đã chúc phúc cho bà,
sau đó bà vui vẻ vì tin lời cụ. Cụ chúc phước “hãy đi bình yên, nguyện Đức Chúa
Trời của Y-sơ-ra-ên nhậm lời nàng đã cầu
xin cùng Ngài! Nàng thưa rằng: Nguyện
con đòi ông được ơn trước mắt ông! Đoạn, người nữ lui ra, ăn, và nét mặt nàng chẳng còn ra ưu sầu
nữa”.
Có nhiều lời đàm tiếu về vai trò của cụ Hê li và hành vi xấu
xa của hai phó tế, là hai con trai ông, nhưng là tôi tớ mà Chúa đang nắm giữ sử
dụng, nên Chúa vẫn tôn trọng lời chúc phước của cụ trên đời sống của mẹ tôi.
Khoảng 10 tháng sau, tôi đã ra đời. Mẹ tôi đặt tên cho tôi là
Sa-mu-ên. Sau khi tôi ra đời, mẹ tôi quá xúc động về ơn thương xót của Chúa,
nên bà xuất khẩu thành thi ra một bài gần như là thi thiên. Khi tôi đủ tuổi hiểu
biết, bà đã đọc thuộc lòng lại cho tôi nghe, và tôi ghi chép trong phần đầu của
sách 1 Sa-mu-ên của tôi. Trong đó có một câu đặc biệt, “Kẻ vốn no nê phải làm
mướn đặng kiếm ăn, Và người xưa đói đã được no nê. Người đàn bà vốn son sẻ, sanh sản bảy lần, Còn
người có nhiều con, ra yếu mỏn”.
Cụ Hê li lại chúc phước cho mẹ tôi lần thứ hai, và lời đó thành
sự thật, “Hê-li chúc phước cho Ên-ca-na và vợ người, rằng: Cầu xin Đức
Giê-hô-va ban cho ngươi những con cái bởi người nữ nầy, để đổi lấy đứa mà nàng
đã cầu nơi Đức Giê-hô-va! Vợ chồng bèn trở về nhà mình. Đức Giê-hô-va đoái xem
An-ne: nàng thọ thai và sanh ba con trai và hai con gái, còn gã trai trẻ
Sa-mu-ên khôn lớn trước mặt Đức Giê-hô-va”. Mẹ tôi dám dâng cho Chúa con yêu quý,
hiếm muộn là tôi, nên Chúa bù đắp cho bà năm con trai gái khác. Ngợi khen Chúa.
Trong bài thơ nầy, đối thủ của mẹ tôi là kế mẫu của tôi. Kế mẫu
tiêu biểu cho loại người thù nghịch, kẻ xấc xược, người dõng sĩ, là kẻ ác, là
người chống Đức Chúa Trời. Sau khi mẹ tôi qua đời lâu rồi và khi đã trưởng thành,
tôi suy nghiệm ra rằng dường như mẹ tôi được cảm thúc của Đức Thánh Linh nói
lên rằng kế mẫu tôi có cuộc sống như muông sói cắn xé anh em mình, dường như loại
người như kế mẫu của tôi không phải là con cái chân thật của Chúa. Vì chiên có
bao giờ cắn xé chiên cùng bầy, chỉ chó sói mà thôi, phải không các bạn?
Tôi bị sốc mạnh với những lời nói nầy của thân mẫu tôi khi
tôi suy gẫm vào tuổi trưởng thành: “Vừa khi dứt sữa, nàng bèn dẫn nó theo mình
đến đền của Đức Giê-hô-va tại Si-lô,
cùng đem theo ba con bò đực, một ê-pha bột mì, và một bầu rượu. Đứa trẻ hãy còn
nhỏ lắm. Họ giết con bò đực, rồi dẫn đứa trẻ đến Hê-li. Nàng bèn nói cùng người
rằng: Xin lỗi, chúa! Xưa có người đàn bà đứng tại đây, gần bên ông, đặng cầu khẩn
Đức Giê-hô-va; tôi chỉ sanh mạng ông mà
thề rằng tôi là người đó. Ấy vì đứa trẻ nầy mà tôi cầu nguyện. Đức Giê-hô-va đã
nhậm lời tôi đã cầu xin cùng Ngài. Vì vậy, tôi cũng dâng nó cho Đức Giê-hô-va;
tôi cho Đức Giê-hô-va mượn nó trọn đời
nó. Đoạn mẹ con đều thờ lạy tại đó trước mặt Đức Giê-hô-va” (1 Sa. 1:24-28).
Đây là một câu Kinh bị dịch sai rất nhiều trong tiếng
Việt. “And also I have lent him to Jehovah: all the days that he lives, he is
lent to Jehovah”. Bản TKTC dịch chính xác, “Vì vậy, tôi cũng đã cho Đức GIA-VÊ
mượn nó, hễ khi nào nó còn sống, thì nó được cho Đức GIA-VÊ mượn".
Tôi nhớ đến Y-sác là con độc sanh, con thừa tự của cụ tổ
Áp-ra-ham, Y-sác đã được bú vú mẹ hả hê, mãi 2 năm mới bỏ bú mẹ và chịu dứt sữa.
Còn với tôi, là con cầu tự, thì mẹ tôi đã tự chủ động cai sữa tôi khi thôi nôi,
mà lúc ấy tôi còn ham thích bú sữa lắm.
Lời mẹ tôi nói với thượng
tế Hê li, tôi vẫn còn nhớ rành mạch, “tôi cũng đã cho Đức GIA-VÊ mượn nó, hễ
khi nào nó còn sống, thì nó được cho Đức GIA-VÊ mượn’. Con đầu lòng phải dâng
cho Chúa là đúng, nhưng tại sao bà nói thêm câu: “tôi cho Đức Giê-hô-va mượn nó trọn đời nó”? Chúa thiếu thốn
điều gì mà bà phải cho Ngài vay mượn? Bà ăn nói lộng ngôn sao? Mãi sau khi hai
con trai cụ Hê-li, hai vị phó tế, tử trận trong một ngày tang thương của xứ
thánh, tôi mới hiểu ra ý nghĩa câu nói nầy của mẹ tôi.
Bà lên đền tạm hàng năm nên ý thức rõ rằng quân số người hầu
việc Chúa tại Si-lô, cách chân chính, thánh khiết, công nghĩa rất hiếm. Quân số
của Chúa thiếu hụt trầm trọng, nên bà muốn tôi được bổ sung vào lực lượng người
hầu việc Chúa qua cánh cửa bên hông—con đường Na-xi-rê. Từ đó tôi nhận được sự
khải thị sáng tỏ của Chúa về phương danh của Ngài là Jehovah Sabaoth—Đức
Jehovah vạn quân, mà tôi đã ghi ra ở đầu tác phẩm của tôi. (1 Sa mu ên 1: 3).
Danh Jehovah vạn quân được biết đến trong dân Israel kể từ thời đó. Và tôi là một
chiến sĩ tư tế trong cơ binh của Ngài.
Tôi xin nhắc lại, khi
vừa thôi nôi, mẹ tôi đã đem tôi lên đền thánh và sống ở đó, được các thầy tế lễ
nuôi dưỡng. Khi tôi được 10 tuổi, có một ngày trọng đại đã xảy ra, khi hòm giao
ước lọt vào tay quân Phi-li-tin, hai vị phó tế tử trận trên chiến trường và cụ
cố đạo của tôi, thượng tế Hê-li cũng từ trần trong cùng một ngày. Chiều hôm đó,
vợ của một phó tế cũng qua đời sau khi
chuyển dạ sinh con trai, được đặt tên là Y-ca-bốt. Ngày đoạn trường đó hằn sâu
trong tâm khảm của tôi khiến tôi trằn trọc
nhiều đêm khi suy nghĩ về tiền đồ của dân tộc mình.
Hai mươi năm sau 1 Sa
7:2-17), tôi được 30 tuổi, là tuổi tôi chính thức được công nhận một thầy tế lễ được phép phục sự Chúa. Tuyển
dân đã thương nhớ hòm giao ước, đó là lúc tôi bước ra hiện trường nhà Chúa cách
công khai, vì đoàn tư tế chính quy tại Si-lô nhu nhược thuộc linh, không đủ khả
năng lãnh đạo dân tộc. Mấy năm qua Chúa ban cho tôi nhiều lời khải thị, nên dần
dần dân Chúa từ Đan cho đến Bê-e sê-ba nhìn nhận tôi là tiên tri phát ngôn thay
cho Chúa, và thầy tế lễ ban Na-xi- rê, làm thầy tế lễ tạm ứng, có thể bổ túc công việc dâng tế lễ cho đoàn tư tế tại
Si-lô. Tôi không được phép làm thầy tế của Chúa trong đền thánh Si-lô, chỉ thỉnh
thoảng dâng tế lễ ở những nơi cách xa đền thánh Si-lô, cặp theo chức vụ quan xét
của tôi mà thôi..
Vào năm tôi 30 tuổi, tôi hiệu triệu dân chúng nhóm họp tại
Mích ba, ăn năn xưng tội mình, tôi dâng sinh tế ngoài trời cầu thay cho họ.
Quân Phi-li-tin ghét khi dân Chúa tập trung liên kết lại, nên chúng xông đánh,
mong phá tan sự đoàn kết của nhà Chúa. Tôi cầu nguyện và Chúa làm sấm sét nổ xuống
trên chúng, khiến chúng vừa bị chết, bị thương tích và sợ hãi thua chạy. Dân
Chúa thừa thắng xông lên đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Sự kiện đó được ghi nhớ
bởi khối đá mà tôi đặt tên là Ê-bên Ê-xe. Ngày đó là ngày chức vụ quan xét của
tôi được toàn dân nhìn nhận. Tôi chủ yếu thi hành chức vụ quan xét, tuần tra
các thành phố như Bê-tên, Ghinh-ganh, Mích-ba, Ra ma , và nói ra cho dân chúng
biết ý muốn cập nhật của Chúa qua chức vụ tiên tri, như xức dầu Sau-lơ lên ngôi
vua, và xức dầu cho Đa-vít làm vua dự bị..
Suốt 40 năm chức vụ quan xét cặp theo chức tiên tri, tôi đi
tuần hành các thành phố và giải quyết rất nhiền nan đề tố tụng giữa dân Chúa và
chế ngự dân Phi-li-tin suốt cuộc đời của mình bằng lời cầu nguyện thâu đêm, chớ
không do trận đánh nào cả. Khi tôi đến Bết-lê-hem xức dầu cho Đa-vít, thì các
trưởng lão thành ấy run lập cập khi thấy tôi đến (1 Sa. 16:1). Họ run sợ vinh
quang của Chúa tỏa sáng trong tôi, chớ tôi có đáng gì để họ sợ chứ?
Tôi hầu việc Chúa như vậy trong 40 năm, đến năm 70 tuổi, Chúa
bảo tôi lập Sau-lơ lên làm vua, thay thế cho chức vụ quan xét. Tôi hưu trí và
trở về Ra ma, và viết ra hồi ức nầy.
--Ưu điểm: được sống gần gũi đền thánh 30 năm nên tôi có cơ hội
học chữ viết, và thường xuyên đọc sách Ngũ kinh Môi se và sách Giô suê., hơn rất
nhiều người khác.
Tôi phải thành thật
nói rằng tôi không ăn hối lội, không lợi dụng ai về tiền bạc, không bắt bò lừa
của ai hay hiếp đáp người nào, hay cắn xé bắt cứ ai trong dân của Chúa {1 Sa.
12:2-4)
--Đương nhiên tôi không có quyền lập hai con trai của tôi làm
thầy tế lễ, nhưng tôi đã sai lầm là lập
hai con mình làm quan xét. Vì tôi không hiểu rằng vì hai đứa con nầy không có
chức vụ cầu nguyện và tiếp nhận được lời khải thị của Chúa như tôi được, nênchúng
mãi mãi không bao giở có thể làm quan xét, làm mục tử trên dân Chúa nổi.-
-
Tâm Sự Của Tiên Tri Sa-mu-ên—
-
Tôi sinh ra trong thời nhiễu loạn,
Hội mạc Chúa hoang loạn điêu tàn,
Cụ Hê li đôi mắt đã làng,
Đoàn tư tế buông lung sa bại,
Sinh tế Chúa bất kỉnh chộp lấy,
Phạm gian dâm với nữ thánh đồ,
Chúa tuyên án giết kẻ ô dơ,
Thao túng hội mạc vì tư lợi,
Chúa sẽ đưa người được chọn tới,
Đem vương quốc hiển lộ trên đời,
Thánh dân sẽ thỏa mãn nghỉ ngơi.
--Sa-mu-ên March,
16-2021
-
Tôi là Barzillai cũng có vài lời nhận xét như sau:
-
Lời Sa-mu-ên còn ứng nghiệm
Khải thị trong đời nầy thật hiếm,
Lời sấm ngôn nào thấy giảng rao,
Giáo lí, văn tự quá dồi dào,
Trong nhà Chúa thật là hoang loạn,
Đoàn tư tế lạm dụng quyền hạn,
Ăn trên, ngồi trước cả thánh dân,
Đặt quy luật thay thế kinh văn,
Sửa đường lối Chúa trong hội thánh,
Kìa Chúa đến thật là đáng kính,
Phạt bọn người say rượu hôm nay,
Đã u mê tàn phá nhà Ngài,
Bạn ơi, hãy bình tâm tỉnh thức,
Chúa sẽ đến trong ngày gần nhứt,
Hãy đứng dậy mừng chào đón Ngài
Và tham dự nước Chúa nay mai.
Minh Khải