Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

NHỮNG BIỂU TƯỢNG VỀ ĐỨC THÁNH LINH TRONG TÂN ƯỚC


Bồ câu đưa thư - Vũ khí bí mật nhất của Trung Quốc?   Đức Linh là thực tại của mọi thực thể và sự việc thuộc linh. Ngài là thực tại và thể yếu của Đức Chúa Trời. Là một thực tại như vậy, Đức Linh huyền nhiệm và vượt quá sự hiểu biết của chúng ta, nên kinh Tân ước phải dùng nhiều biểu tượng khác nhau, nhiều hình ảnh ngôn từ để miêu tả Ngài. Sau đây là các biểu tượng của Đức Linh:


1.Chim Bồ Câu:
   Mathio 3:16, “khi chịu báp-têm rồi, Jesus liền lên khỏi nước, kia các từng trời mở ra, Ngài thấy Đức Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như bồ câu, đậu trên Ngài”.
   Giăng 1:32, “Giăng lại làm chứng rằng: tôi đã thấy Đức Linh từ trời ngự xuống đậu trên Ngài”.
   Giăng giới thiệu Chúa Jesus là Chiên Con Đức Chúa Trời (1:29) và cũng giới thiệu Đức Linh là bồ câu. Chiên Con cất tội lỗi khỏi con người, bồ câu đem Đức Chúa Trời là sự sống đến cho con người. Về mặt tiêu cực, Chiên Con vì sự cứu chuộc con người sa ngã, về mặt tích cực, bồ câu đến để ban sự sống, xức dầu con người bằng Đức Chúa Trời là gì, đem Đức Chúa Trời vào con người, và đem con người vào Đức Chúa Trời.

2. Người Phụ Nữ Tìm đồng Bạc Mất:
   Lu ca 15:8, “hay có người phụ nữ nào có 10 đồng bạc, mất một đồng, mà không thắp đèn, quét nhà, kiếm kỹ càng cho kỳ được sao?”
   Lu ca 15:4 nói Chúa Jesus là Đấng Chăn chiên ra đi tìm kiếm tội nhân trên thập tự giá, hoàn thành sự cứu chuộc.
   Trong “nhà” là trong bản thể chúng ta. Đức Linh soi sáng và vạch trần địa vị cùng tình trạng của tội nhân, đến nỗi anh ta ăn năn. Thi 119:105 nói Lời Chúa là ngọn đèn được Đức Linh dùng để soi sáng bên trong tội nhân, để chúng ta thấy mình hư mất trong chính mình, trong tâm trí, tình cảm, ý muốn nhu thế nào. Không ai có thể làm được công việc chủ quan như vậy bên trong chúng ta. Đức Linh thấu suốt các phần bên trong của chúng ta. Do đó Đức Linh tìm được chúng ta trong chính chúng ta.

3. Hơi Thở:
   Giăng 20:22, “Ngài phán điều đó rồi thì hà hơi (thở) trên họ mà rằng: hãy nhận lãnh Thánh Linh” (Hơi thở thánh khiết)
   Chữ Hi lạp được dịch là “Linh” ở đây là pneuma. Pneuma có thể dịch là: gió, hơi thở, linh. Nên Giăng 20:22  có thể dịch “Ngài thở trên họ, mà rằng: hãy tiếp nhận hơi thở thánh khiết”.
   Đức Thánh Linh không ai khác hơn là Chúa Jesus phục sinh, vì cớ Linh nầy là hơi thở của Ngài.
   Trong phúc âm Giăng chương 1 đến 17, chúng ta có Đức Chúa Trời, sự sống và Linh, nhưng Ngài chỉ sống bên ngoài, giữa vòng họ. Các chương 18- 19 nói sự sống Zoe đi qua sự chết, các chương 20-21 nói Linh, Pneuma chuyển động trong sự phục sinh.
   Đức Linh nầy là sự tổng kết tối hậu của Đức Chúa Trời tam nhất đã nhục hóa, chết, sống lại, để trở nên Linh ban sự sống (1 Cor. 15:45). Khi chúa Jesus thở ra, Linh của Ngài vào trong các môn đồ. Đó là Ngài truyền đạt chính mình vào họ để làm sự sống và mọi sự của họ.
   Đây là Đức Linh được Hơi Thở làm biểu hiệu được thở vào các môn đồ vào ngày Chúa sống lại.

4. Gió:
   Trong Giăng 3:8 thì gió là một biểu tượng của Đức Linh. “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng nó, nhưng chẳng biết nó đến từ đâu và đi đâu. Hễ người nào sinh bởi Đức Linh thì cũng như vậy”. Chữ Hi lạp dịch là “gió” là pneuma, thì cùng một chữ dịch ra là “Linh”, hoặc nó có nghĩa là gió hay Đức Linh thì tùy theo văn mạch. Tại dây nói rằng nó thổi, và có thể nghe tiếng, âm thanh của nó. Điều nầy chỉ tỏ nó là gió. Gió đưa không khí cho chúng ta hô hấp.Linh như gió đem không khí thuộc linh cho sự hô hấp thuộc linh của chúng ta.

5. Gió Lốc Thổi Ào Ào:
   Công 2:2, “thình lình có tiếng từ trời đến như gió lốc thổi ào ào, đầy cả nhà họ ngồi”.
   Trong sự phục sinh của Chúa, Đức Linh của sự sống phục sinh được ví sánh như hơi thở vào trong các môn đồ. Trong sự thăng thiên của Chúa, Đức Linh của quyền năng thăng thiên, đổ ra trên các môn đồ, do gió lốc làm biểu tượng cho chức vụ và chuyển động của môn đồ về mặt gia tể. Đức Linh thể yếu của sự sống phục sinh cho các tín đồ sống bày tỏ Christ; Đức Linh gia tể của quyền năng thăng thiên cho họ thực hiện sự ủy nhiệm của Ngài.
   Chúng ta cần thấy cách sáng tỏ giữa sự việc “thở” trong Giăng 20: ,và sự việc “thổi” trong Công. 2:. “Thở” để chuyển giao Linh ban sự sống vào tín đồ, “thổi” để đổ Linh quyền năng trên họ. Thở vì sự sống, thổi vì sự chuyển động.

6. Y Phục:
   Biểu tượng khác của Đức Linh là y phục. Là y phục của chúng ta, Đức Linh không chỉ bao phủ chúng ta, nhưng Ngài cũng là “đồng phục” hầu ban quyền uy cho chúng ta. Chúa Jesus phán, “Ta sai Đấng Cha Ta đã hứa giáng trên các ngươi; còn các ngươi hãy cứ ở trong thành (Jerusalem) cho đến khi được mặc lấy quyền năng từ trên cao”.
   Điều xảy ra trong Giăng 20:22 là sự việc theo thể yếu, điều được miêu tả trong Lu ca 24:49 là việc quyền năng cho mục vụ theo mặt gia tể. Có sự sống bên trong rồi, vẫn cần quyền năng trên cao bao phủ.

7. Nước Hằng Sống:
   Giăng 4:10, 14, “Người chắc đã ban cho ngươi nước hằng sống...hễ ai uống nước nầy vẫn còn khát nữa, nhưng hễ ai uống nước Ta cho thì đời đời chẳng hề khát, vì nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến đời đời”.
   Giăng 7:37-39, “kẻ nào tin Ta các sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng người ấy y như Kinh thánh chép vậy...Ngài phán điều đó chỉ về Đức Linh mà kẻ tin Ngài sẽ nhận lãnh...”.

   Nước hằng sống trên đây làm biểu tượng cho Đức Linh. Trong đoạn 4, Chúa nói Đức Linh là mạch nước sống, còn trong đoạn 7, Ngài là các sông nước hằng sống nầy, tức là nhiều phương diện khác nhau của sự sống. Thí dụ xem Rô. 15:30; 1 Tim. 1;6; 2 Tes 2:13; Gal. 5:22-23 bày tỏ nhiều sự biểu lộ của một con sông nước hằng sống độc nhất ở Khải 22:1. Đó là Linh sự sống của Đức Chúa Trời (Rô. 8:2). Sông nầy là sông của sự bình an, các sông kia là sông vui mừng, an ủi, công nghĩa, thánh khiết, yêu thương, kiên nhẫn, nhu mì.
   Các sông nước hằng sống nầy tuôn đổ ra từ các chiều sâu của bản thể chúng ta. Đây là Đức Linh như nước hằng sống.

8. Ban Tứ:
   Đức Linh cũng được gọi là một ban tứ (Công 2;38; 10:45). Đức Chúa Trời đã ban một ban tứ cho chúng ta, ban tứ nầy đích thực là chính Ngài trong hình thức Linh của thực tại. Do đó Linh của thực tại là ban tứ Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cách miển phí.
   Công 2:38, “hãy ăn năn, ai nấy hãy chịu báp-têm trong danh Jesus Christ, cho sự tha thứ các tội lỗi mình, và các ngươi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Đức Thánh Linh”.
   Công 10:45, “sự ban tứ Đức Thánh Linh cũng đã được đổ trên các dân tộc”.

   Ban tứ của Đức Thánh Linh không phải là ân tứ do Đức Linh phân phối như có đề cập ở Rô. 12:6; 1Cor. 12:4; 1Phi 4:10. ban tứ nầy là chính Đức Thánh Linh do Đức Chúa Trời ban cho các tín đồ trong Christ như là ban tứ độc nhất sản xuất mọi ân tứ được đề cập trong Rô 12, 1Cor. 12, 1 Phi 4.
   Tóm lại ban tứ Đức Thánh Linh ở đây là chính Đức Thánh Linh, không phải điều gì đó do Đức Thánh Linh ban cho mà thường được gọi là cá ân tứ thuộc linh./.