Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Thành Thánh-Jerusalem Mới--2

Jerusalem thuộc thiên
BẢN CHẤT CỦA THÀNH PHỐ
Chúng ta đang suy nghiệm các chương cuối cùng của sách Khải thị, đặc biệt với các phần bàn về Giêrusalem mới từ trời nơi Đức Chúa Trời mà xuống. Tại đầu mối này anh em sẽ nhìn vào thơ Hê bơ rơ:
Xin đọc 11:9-10, 12:22, 13:14 (chú ý là 11:10 chép “... thành phố có các nền tảng).

Trước khi chúng ta tiếp tục suy nghiệm về thành phố này, tôi muốn nói một lời rất nghiêm trọng về mục đích của các bài suy gẫm này. Tôi muốn nói cùng anh em rằng đây không phải chỉ là một đề tài cho cuộc hội đồng, cũng không chỉ vài bài nghiên cứu cho một loạt các buổi nhóm. Niềm xác tín mạnh mẽ của tôi đây là một lời từ Đức Chúa Trời trong thời kỳ nghiêm trọng này mà chúng ta đang sống, và chúng ta đang sống trong thời kỳ nghiêm trọng trong lịch sử của thế giới này. Nếu chúng ta đã biết điều gì đang xảy ra trong các nước trên toàn thế giới ngày nay, tâm trí chúng ta sẽ bận rộn với một vấn đề: thế giới còn tiếp tục bao lâu nữa? Vì các sự việc đang xảy ra nên rất có thể nhiều người đang sống hôm nay sẽ thấy sự thay đổi lớn lao trong toàn thế giới này. Chúng tôi không phóng đại khi chúng tôi nói rằng rất có thể sự cuối cùng của trật tự thế giới hiện hữu sẽ chóng đến. Điều này có nghĩa sự việc có thể sẽ xảy ra trong đời của anh em trung niên, và chắc chắn trong đời sống các anh em trẻ tuổi hơn. Tôi không có khát vọng làm người báo động, nhưng điều tôi vừa nói là rất có thể, và rất nhiều điều đang xảy ra trong thế giới làm cho thì giờ thu ngắn lại.
Tôi không đang nói tiên tri, nên không ai sẽ có thể bảo rằng tôi là một tiên tri giả nếu sự việc không xảy ra. Tôi chỉ nói rằng rất có thể, và nếu điều này đúng, khi ấy chúng ta có thể gởi một sứ điệp cho dân Ngài để chuẩn bị họ. Nên tôi lặp lại: đây không phải là một vài phần lời dạy dỗ Kinh Thánh suốt một tuần lễ. Đây có thể là một sứ điệp từ Chúa để chuẩn bị chúng ta cho điều gì đang sớm xảy ra.
Bây giờ tôi phải đưa anh em trở lại điều chính yếu mà tôi nói trước đây, vì cớ đó là điều ở ngay trung tâm của mọi điều khác. Điều mà đang thống trị mọi sự trong lịch sử thế giới này là bản chất Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời sáng tạo thế giới này Ngài đã sáng tạo nó để làm một sự biểu hiện của bản chất của Ngài, đến nỗi bất cứ chỗ nào anh em nhìn đến, anh em đều có thể thấy Đức Chúa Trời giống như điều gì. Khi Đức Chúa Trời sáng tạo con người, Ngài đã định ý anh ta làm một sự biểu hiện của chính Ngài. “Chúng ta hãy tạo nên con người theo hình ảnh chúng ta, theo hình dạng chúng ta” (Sáng 1:26), điều này có nghĩa rằng khi con người hiện hữu như Đức Chúa Trời định ý anh ta phải có, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời giống như điều gì. Khi Ngài đã hoàn tất sự sáng tạo đó, Ngài phán “điều đó rất tốt lành” (Sáng 1:31), và khi anh em nghĩ Đức Chúa Trời giống như điều gì, vì Ngài có thể nói “điều đó rất tốt lành” về bất cứ điều gì, thì điều đó phải thực sự làm cho bản chất Ngài thỏa mãn.
Rồi mọi sự đã tẻ tách Đức Chúa Trời và đã làm Ngài bất mãn. Khi Ngài nhìn khắp thế giới, Ngài đã không thấy bản chất Ngài biểu hiện, nên Ngài giáng sự rủa sả trên mọi vật. Thực ra, Ngài phán “điều đó không còn làm thỏa mãn bản chất Ta nữa. Ta không muốn nó”. Từ lúc đó trở đi, Đức Chúa Trời đã cứ luôn luôn tìm kiếm cho được điều gì có thể làm thỏa mãn bản chất của Ngài, Đó là câu chuyện của những gì làm thỏa mãn Đức Chúa Trời và những gì đó không làm Ngài thỏa mãn. Đức Chúa Trời chấp nhận hay từ chối từ điều gì tùy theo bản chất Ngài có thỏa mãn hay không. Đó là một câu chuyện dài, nhưng có một đường hướng bằng vàng chạy suốt lịch sử dài dòng đó, giống như một sợ chỉ bằng vàng trong một cơ cấu đen đúa.
Sự theo đuổi của Áp-ra-ham
Đây là một lịch sử dài dòng. Đường hướng đó dẫn trở lại buổi đầu, khi Ápraham nắm lấy vì có chép rằng: “bởi đức tin...người đã trông đợi một thành” - Chú ý: “Đấng kiến trúc và tạo lập thành ấy là Đức Chúa Trời”. Không phải là một thành phố do con người tội lỗi kiến tạo. Dù một thành phố như vậy có thể diệu kỳ, nó sẽ không bao giờ làm cho Đức Chúa Trời thỏa mãn. Nó phải là một thành phố mà làm thỏa mãn bản chất của Đấng tạo lập nó, là Đức Chúa Trời. Khải tượng đó đã được đặt vào lòng của Ápraham, và ông đã có thể nói: bằng cách này hay bằng cách khác tôi đã đến chỗ hiểu rằng Đức Chúa Trời mong muốn một thành phố, và nếu Ngài muốn điều gì, điều đó phải giống như Ngài, và do Ngài tạo nên. Đó là một thành phố mà Đấng kiến trúc và tạo lập thành ấy là Đức Chúa Trời”. Nên chúng ta đọc rằng Ápraham đã đi lên và xuống trong miếng đất, và ông làm vậy vì ông thấy vài thành phố. Ông thấy thành Sô đôm và nói: “không, không phải thành đó. Thành đó không thể làm thỏa mãn Đức Chúa Trời”. Rồi ông thấy thành Gô mô rơ. Ông nói: “không, cũng không phải”. Sau đó ông thấy thành phố Salem, Giêrusalem nguyên thủy. Bây giờ thành này tốt hơn Sô đôm, và Gô mô rơ rất nhiều, nhưng Đức Linh đã phán cùng Ápraham: “không, thậm chí không phải thành phố đó”. Nên ông đã cứ di chuyển lên xuống trong xứ, và quan niệm thần thượng này về thành phố đã không bao giờ duy vật hóa được. Bảy mươi năm, tám mươi năm, chín mươi năm... và rồi ông đã chết, và ông đã không hề tìm được thành phố! Thơ Hê bơ rơ chép: “Hết thảy những người đó đều đã chết trong đức tin, không nhận được các lời hứa... Đức Chúa Trời đã từng dự bị vài điều tốt hơn cho chúng ta, hầu ngoài chúng ta họ sẽ không được hoàn hảo” )11:13, 40)
KẾT CUỘC CỦA SỰ THEO ĐUỔI
Rồi cùng thơ tín này chép: “nhưng anh em đã đến... thành của Đức Chúa Trời hằng sống, là Giêrusalem thiên thượng”. Đây đã là một cuộc lịch trình thuộc linh rất lâu dài, nhưng kết cuộc là ở ngay bây giờ. Ápraham đã đạt được ngay bây giờ. Ông là một người đồng thừa kế với chúng ta.
Song le chúng ta phải thay đổi các ý tưởng của chúng ta một lần nữa. Có một câu chuyện rất dài dòng về Giêrusalem trong Cựu ước, nhưng Giêrusalem đó, thậm chí trong các ngày tốt nhất của nó, cuối cùng đã không bao giờ làm thỏa mãn bản chất của Đức Chúa Trời. Mọi người quen biết Tân ước đều biết điều này. Anh em đã đọc các bài giảng và sách vở của Phierơ, Phao lô Giăng và Êtiên chưa? Họ quen biết Tân ước cách rất rộng rãi, và nhờ họ mọi người đều biết rằng những điều trong Cựu ước đã chỉ là các khuôn mẫu của những điều thuộc linh trong Tân ước. Hãy đọc lại các thơ của Phierơ, và tại đó anh em sẽ tìm được rằng ông đang diễn giảng về Tân Ysơraên của Đức Chúa Trời, và ngôi nhà mới mẻ của Đức Chúa Trời trong Ysơraên. Ông gọi nó là “nhà thuộc linh của Đức Chúa Trời”, và diễn giảng về việc dâng tế lễ “bằng các sinh tế thuộc linh”. Đây là tân Ysơraên. Hãy đọc các thơ của Phao lô lần nữa, anh em sẽ tìm thấy ông viết cho anh em Galati, “và Aga đây, tức là núi Sinai trong Á lập, chỉ về Giêrusalem bây giờ, vì thành đó với các con cái mình đều ở dưới ách tôi mọi. Nhưng Giêrusalem ở trên cao là tự chủ, là mẹ của chúng ta” (4:25-26). Rồi ông nói trong thơ mình gởi cho anh em Phi-líp, “Quyền công dân của chúng ta ở trên trời, từ đó chúng ta cũng trông đợi Cứu Chúa là Chúa Jêsus Christ (3:20). Đó là sự chuyển tiếp từ cái thế hạ đến cái thiên thượng, từ cái tạm thời đến cái thuộc linh.
Anh em biết, Giăng xây dựng phúc âm mình xung quanh Giêrusalem, nghĩa là phúc âm Giăng đã được tập trung và bao quanh Giêrusalem ở dưới, nhưng khi chúng ta chuyển đến sách Khải thị, do cùng người này viết ra, trung tâm là Giêrusalem thiên thượng. Ông đang bước đi xung quanh thành đó, chú ý các vách tường của nó. Giăng đã di chuyển từ thành thế hạ đến thành thuộc thiên trong hai tác phẩm vĩ đại này. Và rồi thơ diệu kỳ này gởi cho anh em Hê bơ rơ lại bảo rằng chúng ta, các tín đồ của thời kỳ phân phát này “đã đến núi Si-ôn, thành của Đức Chúa Trời hằng sống, là Giêrusalem thiên thượng” rồi.
Nhưng anh em thấy đây chỉ là ngôn ngữ thuộc linh mà Đức Chúa Trời đang tìm cách chiếm hữu.
Vâng, chúng tôi xin lặp lại cách mạnh mẽ rằng: Đây chỉ là sự biểu hiệu. Điều này thực sự có nghĩa là gì? Đây là tất cả những gì Kinh Thánh luận về Đức Chúa Trời đang tìm được sự thỏa mãn đầy trọn của Ngài trong Con Ngài, và trong một dân đã được đồng hóa theo hình ảnh của con Ngài. Thành phố không phải là một sự vật, hay một chỗ - đó là Con của Đức Chúa Trời và các con trai mà Ngài đang đem vào vinh quang (Hê 2:10a).
SỰ CHUẨN BỊ HIỆN TẠI
Chúng ta hãy đem thành phố đó đến ngay tại đây. Anh em thân mến ơi, nếu anh em thực sự là một con đã tái sinh của Đức Chúa Trời, anh em là một bộ phận của thành phố mà Đức Chúa Trời đang kiến tạo bây giờ. Bây giờ đây, Đức Chúa Trời đang kiến tạo đôi điều, và sự kiến tạo này đang tiến triển bên trong chúng ta. Nhờ Thần Linh Ngài, Đức Chúa Trời đang kiến tạo Con Ngài vào trong chúng ta. Christ đang được kiến tạo trong chúng ta, và chúng ta đang được kiến tạo vào trong Christ.
Đây là một nghiệp vụ kinh khủng. Khi chúng ta đã được tái sinh, Đức Thánh Linh nắm lấy các miếng đá thô thiển này - tức nhân tính nghèo nàn của chúng ta! Đối với một thành phố thiên thượng, chúng ta là các miếng nguyên liệu nghèo nàn biết bao! Chúng ta có nhiều góc cạnh như trong miếng đá, và Đức Thánh Linh phán: “Chúng Ta sẽ đục bỏ một số góc cạnh đó”, nên kinh nghiệm thuộc linh của chúng ta là công việc đục bỏ các góc cạnh. Anh em biết ngụ ý của tôi về các góc cạnh” chớ? Nếu anh em không nghĩ anh em có các góc cạnh nào, anh em biết người khác có. Anh em là dân rất thô sơ, không thích hợp vào đâu cả, nên chúng ta phải được tạo nên thích hợp thành phố thiên thượng này. Anh em thấy thành phố thiên thượng này rất thực tiễn. Hát rằng: “Giêrusalem bằng vàng” (Xem T.C số 338 của hội thánh VN) thì rất tốt, nhưng khi Đức Thánh Linh đang đục bỏ các góc cạnh, đó là điều chúng ta ngụ ý khi hát. Sự biểu hiệu có thể rất diệu kỳ, nhưng hiện thực là phải trải qua sự đau khổ. Nhưng khi công tác hoàn tất, chúng ta sẽ nói “Đức Chúa Trời đã làm một điều diệu kỳ trong tôi. Tôi vốn là người khó chịu biết bao! Khó cho tôi thích ứng với các anh em khác là dường nào!”. Thực vậy tôi đã từng muốn chạy trốn mọi người vì cớ tôi đã không thích hợp với họ, nhưng Đức Chúa Trời đã làm công tác Ngài cách thành tín. Mọi góc cạnh thô thiển đã ra đi và Giêrusalem mới là một thành phố “liên kết nhau”. Anh em còn nhớ các lời đó từ Thi thiên 122 câu 3 chăng: “Hỡi giêrusalem, là cái thành được kiến tạo với nhau cách liên kết”, còn Phierơ bảo: “là các viên đá quí, anh em cũng đã được kiến tạo thành một nhà thuộc linh” (I Phi 2:5). Vâng, Đức Chúa Trời đang kiến tạo thành phố Ngài.
Chúng ta không chỉ là dân có các góc cạnh, chúng ta là dân có một bề mặt rất thô nhám, và khi chúng ta chà xát lẫn nhau nảy sanh rất nhiều sự xung đột ý kiến. Anh em biết tôi ngụ ý gì chứ? Chúng ta không thể cùng nhau tiến lên cách êm ái cho đến khi Đức Thánh Linh đã lấy giấy nhám và chà xát chúng ta. Nhưng, ô, không, Ngài không cần giấy nhám và chà xát cho chúng ta nhẵn nhụi đâu - Ngài đặt chúng ta trái ngược với ai đó mà không nhẵn nhụi, hay Ngài đặt chúng ta trong một hoàn cảnh sống không êm ái. Chúng ta muốn chạy trốn người đó vì cớ anh ta, hay chị ta, chà xát chúng ta theo một đường lối sai trật quá nhiều. Chúng ta muốn có một thì giờ êm ái, nhưng Đức Thánh Linh không dung tha chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ có được một thời kỳ êm ái cho đến khi chúng ta nhẵn nhụi rồi - và anh em biết điều gì sẽ làm cho anh em nên nhẵn nhụi chăng? Đó là ân điển Đức Chúa Trời trong sự đau khổ. Chúng tôi sẽ nói thêm về điều này trong các chương sau.
Bây giờ anh em đã ra khỏi sự biểu hiệu chưa? Chúng ta đến thực tế thuộc linh rồi! Thành phố này chỉ là hiện thân của các nguyên tắc thuộc linh này.
KIẾN TẠO CHO CÕI ĐỜI ĐỜI
Khi anh em thảo luận về Giêrusalem thiên thượng chúng ta đang bàn về những điều vĩnh cửu, và những gì chúng ta nói thì rất dễ cảm biết ngay bây giờ. Lần nữa tại đây chúng ta lại bước vào lãnh vực của những gì thuộc linh chớ không tạm thời. Đây là đích điểm: điều Đức Chúa Trời đang làm trong phần thời gian ngắn ngủi của đời sống chúng ta thì sắp được Khải thị cho vinh quang Ngài trải cả cõi vĩnh cửu. Xin mượn các lời của sứ đồ Phao lô: “vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh quang cao trọng đời đời, vô lượng vô biên” (II Cô 4:17). Đức Chúa Trời đang làm trong các đời sống nhỏ bé này mà sẽ tương hợp với thành phố “từ nơi Đức Chúa Trời nơi thiên đàng mà xuống, có vinh quang của Đức Chúa Trời”.
Tôi tin cậy rằng anh em đã bắt đầu thấy điều gì Đức Chúa Trời đang hoạt động tới, và điều Ngài đang kiến tạo bây giờ đều dành cho cõi vĩnh cửu. Nên chúng ta đình chỉ suy nghĩ về nó như một cơ cấu vật chất nhưng như một dân phù hợp theo hình ảnh của Jêsus Christ - "Những kẻ dự phần thần tánh” (II Phi 1:4).
T.A.S.