Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Tân Jerusalem--3


NHỮNG NGUYÊN TẮC THUỘC LINH VÀ NHỮNG
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA JERUSALEM MỚI-
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NẾP SỐNG HỘI THÁNH
ĐỊA PHƯƠNG THỰC TIỄN NGÀY NÀY (1)
(Eph. 5:22-27; Xuất 25:9; 1 Sử 28:10-19;
Công 7:44; Heb. 8:5; 9:23; 3:1-6)


Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA JERUSALEM (ZION)
           -Abraham Trông Đợi Một Thành Phố
“Bởi đức tin, Abraham đã kiều cư tại miền đất hứa như ở xứ lạ, lập cư trong các lều trại với Isaac và Jacob, là những người đồng thừa kế cùng một lời hứa; vì ông tha thiết trông đợi thành phố có các nền tảng, mà Kiến Trúc Sư và Đấng Xây Dựng thành ấy là Đức Chúa Trời” (Heb. 11:9-10). Anh em có thể tưởng tượng rằng từ rất lâu rồi Abraham đã chờ đợi thành phố này không? Các văn sĩ Do Thái đã từng có quan niệm rằng lần đầu tiên, Jerusalem được nhắc đến trong thời đại của Abraham, cụ thể là sau khi ông giải cứu Lót khỏi ngục tù. Vào lúc bấy giờ Melchizedek, vua của Salem đã đến gặp ông (Sáng 14:18) Salem là một hình thức rút gọn của Jerusalem. Tại đây chúng ta có một ấn tượng đầu tiên rằng Đức Chúa Trời đã nhắc đến Jerusalem từ lâu rồi. Theo thư tín Hebrew, Melchizedek này là Đấng Christ (Heb. 5:5-6; 9-10; 7:14-17). Ông là vua của Salem. Abraham đã chờ đợi thành phố này, thành phố có các nền tảng, có nghĩa là được xây dựng rất vững chắc. Nhà của Đức Chúa Trời phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc.
Nhà Thiết Kế, Kiến Trúc Sư của thành phố này là chính Đức Chúa Trời. Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng theo ý riêng được! Tốt nhất chúng ta nên kính sợ Ngài và đừng nên đóng góp những phương pháp mà chúng ta nghĩ là tốt đẹp. Ai xây dựng hội thánh địa phương nơi anh em cư ngụ? Mỗi lần khi đọc câu này tôi đều được nhắc nhở, tôi xoay qua Chúa và nói với Ngài: “Chúa ơi, hãy xây dựng nhà Ngài! Hãy cho tôi biết Ngài muốn xây dựng nhà Ngài như thế nào”
Đám Mây Nhân Chứng
“Nhưng vì họ mong ước một quê hương tốt hơn, tức là quê hương thiên thượng, cho nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn  khi được gọi là Đức Chúa Trời của họ vì ngày đã sắm sẵn cho họ một thành phố” (Heb. 11:16), không chỉ có Abraham mà tất cả những thánh đồ trong Cựu Ước đã nhìn thấy thành phố này. Và ngày nay, chúng ta có một đám mây nhân chứng này vây quanh chúng ta, họ cẫn còn luôn chờ đợi để được hoàn thành với chúng ta (Heb 11:39-12:1). Họ vui mừng khi giao ước mới đã có hiệu lực và sự xây dựng thành phố được bắt đầu, và ngày nay họ đang chờ chúng ta tiếp tục xây dựng. Thỉnh thoảng một nỗi sợ hãi xâm chiếm tôi vì nhiều nhân chứng, như các thánh đồ Cựu Ước, các thiên sứ, và Đức Chúa Trời đang nhìn xem những gì chúng ta làm và cách chúng ta xây dựng hội thánh
Đức Chúa Trời đã sửa soạn cho họ thành phố, nhưng giao ước mới cũng xây dựng nơi đó. Trước khi chúng ta xem xét những chi tiết của Jerusalem Mới, tôi muốn tạo cho anh em một ấn tượng sâu xa về trách nhiệm lớn mà chúng ta mang lấy để xây dựng thành phố này. Heb 12:22-25 cho chúng ta thấy tính nghiêm trọng
TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA
“Bây giờ điểm chính yếu trong các điều đang được nói đến là: Chúng ta có một Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm như vậy, đã ngồi bên hữu ngai của Đấng Oai Nghiêm trong cõi thiên thượng, là Đấng Cung Phụng của các nơi thánh, thậm chí là của đền tạm thật mà Chúa đã dựng lên, chứ không phải con người. Vì mỗi thầy tế lễ thượng phẩm được lập lên là để dâng cả lễ vật lẫn sinh tế; cho nên Đấng này cũng cần phải có điều gì để dâng. Vậy thì nếu còn ở trên đất, Ngài sẽ không phải là một Thấy Tế Lễ, vì đang có những người dâng lễ vật theo luật pháp, phục vụ theo gương mẫu và hình bóng của các việc thiên thượng, cũng như Moses đã được chỉ dẫn cách thần thượng khi ông sắp hoàn thành đền tạm; vì Ngài nói: “Hãy xem, để ngươi làm mọi vật theo khuôn mẫu đã bày tỏ cho ngươi trên núi” (Heb. 8:1-5)
Lều tạm mà Moses đã dựng lên– đền tạm – được dựng nên bởi tay con người. Tuy nhiên đền tạm này đã được dựng lên chính xác theo khuôn mẫu thiên thượng mà Đức Chúa Trời đã chỉ cho Moses trên núi. Đức Chúa Trời đã chỉ cho ông nguyên bản thiên thượng. Moses đã phải xây dựng đền tạm thuộc đất, thuộc vật chất phù hợp chính xác với đền tạm thiên thượng thật. Kết quả là một đền tạm ở trên đất với chức tế lễ, theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời và được thực hiện chính xác bởi Moses; nhưng đó vẫn chỉ là cái bóng của những điều thiên thượng mà thôi. Chúng ta nên biết tính nghiêm trọng cụm từ “được chỉ dẫn”, từng chữ một có nghĩa là “được nhắc nhở” Đức Chúa Trời không chỉ hướng dẫn Moses mà còn nhắc nhở rành mạch, xây dựng chính xác theo khuôn mẫu thiên thượng. Điều này là cần thiết vì Đức Chúa Trời lo ngại rằng Moses có thể quên đi một chi tiết nào đó hoặc là sửa đổi theo ý muốn riêng của ông
Anh em xây dựng hội thánh nơi địa phương của anh em như thế nào? Anh em xây dựng hội thánh theo khuôn mẫu thiên thượng hay là theo kế hoạch của người rao giảng tài năng? Anh em có nhận thấy tính nghiêm trọng không?
Trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, Jerusalem Mới đã xong rồi. Ngài biết chính xác nó có hình dáng như thế nào. Trong tất cả các hội thánh, chúng ta phải luôn luôn có khuôn mẫu thiên thượng ở trước mắt. Một sự chỉ dẫn sống động, cập nhật ở trước mắt. Nếu mỗi hội thánh đều làm như vậy thì sẽ tự phát tất cả các hội thánh sau đó đều sẽ rất giống nhau.
Vậy nên gương mẫu của các vật trong cõi thiên thượng cần được tẩy sạch bởi các điều đó, còn chính xác các vật thiên thượng thì cần phải bởi các sinh tế tốt hơn. Vì Đấng Christ không vào trong nơi thánh được làm bởi tay người ta, là hình bóng của Nơi Thánh thật, mà vào chính trên trời, để bây giờ hiện ra trước mặt Đức Chúa Trời vì chúng ta” (Heb 9:23-24) Nếu đền tạm thuộc đất chỉ là một hình ảnh tượng trưng mà đã phải phù hợp chính xác với mẫu mực trên trời rồi, về thực tại Đức Chúa Trời thậm chí còn đòi hỏi điều này chính xác hơn, cụ thể là về hội thánh! Chúng ta có thể nào liều lĩnh xây dựng hội thánh với những ý kiến riêng và thậm chí còn hãnh diện về điều đó không? Anh em hãy tra xét chính mình.
Trước khi chúng ta nhận biết khải tượng thiên thượng, chúng ta phải nhìn thấy rằng sự xây dựng hội thánh còn nghiêm trọng hơn nhiều so với sự xây dựng đền tạm bởi Moses. Nhưng sự vinh hiển của hội thánh trong thực tại so với vinh hiển của hình bóng cũng lớn hơn nhiều “Vì vậy, các anh em thánh, là những người dự phần vào sự kêu gọi thiên thượng, hãy nhìn xem vị Sứ Đồ và Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm mà chúng ta xưng nhận, là Jesus, Ngài trung tín với Đấng đã cấu thành Ngài, cũng như Moses trung tín trong cả nhà Ngài, Vì Ngài đã được kể là đáng vinh hiển hơn Moses, y như Đấng xây nhà tôn trọng hơn ngôi nhà. Vì mỗi ngôi nhà đều được ai đó xây dựng, còn Đấng xây dựng muôn vật là Đức Chúa Trời. Và Moses trung tín trong cả nhà Ngài như một đầy tớ để làm chứng cớ về những việc được phát ngôn sau đó; còn Đấng Christ  trung tín như Con đối với nhà Ngài, mà chúng ta là nhà Ngài nếu chúng ta thật sự nắm chặt sự dạn dĩ và sự khoe khoang về hi vọng cho bền vững đến cuối cùng” (Heb 3:1-6) Khi tôi suy nghĩ đến sự xây dựng hội thánh, tôi sợ rằng mình xây dựng một điều gì khác hơn là những gì Chúa muốn có. Đối với sự xây dựng hội thánh theo kế hoạch của Ngài, ngày nay Ngài không chỉ cần những người sống động mà còn là những người trung tín như Moses, là người đã làm chính xác tất cả theo khuôn mẫu thiên thượng. Chúng ta hãy xưng nhận cùng Chúa: “Chúa ơi, nhờ ân điển của Ngài, tôi muốn xây dựng chính xác như Ngài đã chỉ cho tôi điều này” Nguyện xin Chúa có được những anh chị em trung tín trong mỗi hội thánh, những anh chị em xây dựng nhà của Đức Chúa Trời phù hợp mẫu mực thiên thượng.
Về việc xây dựng đền thờ đầu tiên, Đức Chúa Trời cũng đã bày tỏ cho David tất cả công việc một cách chính xác như vậy. David cũng đã trung tín, và đã sửa soạn mọi việc để Salomon, con trai ông  có thể thực hiện việc xây dựng cho phù hợp (1 Sử 28:10-19). Mỗi một sự cung phụng trong hội thánh đều phục vụ cho sự xây dựng nhà của Đức Chúa Trời. Và do đó phải được tuyển chọn nghiêm túc và diễn ra theo kiểu mẫu thiên thượng. Trong mọi việc, Chúa sẽ ban cho chúng ta sự khôn ngoan và sáng suốt, miễn là chúng ta sẵn sàng xem xét những nét đặc trưng và những nguyên tắc thuộc linh của Jerussalem mới cho việc xây dựng nếp sống hội thánh địa phương thực tiễn. Tất cả chúng ta có ước muốn, với một khải thị là cùng xây dựng với nhau cách trung tín ở thành phố của chúng ta, tức là hội thánh của Ngài hay không? Chúng ta hãy như tác giả Thi Thiên, cầu xin Chúa tra xét thái độ và tình trạng tấm lòng chúng ta: “ Ô Đức Chúa Trời, xin hãy tra xét tôi và biết lòng tôi; hãy xem thử nghiệm tôi và  biết các ý tưởng lo âu của tôi; hãy xem trong tôi có đường lối ác nào không, và hãy dẫn dắt tôi trên con đường đời đời.” ( Thi 139: 23 – 24). Chúng ta đi trên nhiều đường lối ác mà không để ý đến nó. Chúng ta nghĩ tất cả đều ổn thỏa. Nhưng ngay khi chúng ta đi trước mặt Chúa, cầu xin Ngài khám phá và tra xét ý tưởng chúng ta, Ngài chỉ cho chúng ta biết bao nhiêu đường lối ác được che dấu trong lòng chúng ta. Chỉ cần thay đổi màu sắc của đồ đạc trong đền tạm cũng là ác. Hãy đối diện với Chúa và nói cùng Ngài: “Chúa ơi, xin gìn giữ và tẩy sạch lòng tôi”. Tất cả chúng ta, cũng như những người trẻ hãy chú trọng đến thái độ như vậy.

Nguyện xin lời Chúa không những nhắc nhở mà còn khích lệ chúng ta thực hiện việc xây dựng nhà của Đức Chúa Trời cách nghiêm túc.