Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Phi-e-rơ 1

 Image result for picture of apostle Peter preaching

Ý nghĩa của con người và chức vụ của sứ đồ Phi-e-rơ

"Bởi vậy, Ta nói cùng các ngươi, nước Đức Chúa Trời sẽ cất khỏi các ngươi, giao cho một dân sanh hoa lợi của nước đó " (Mathio 21:43).

"Nhưng anh em là giống được lựa chọn, là chức tế lễ nhà vua, là nước thánh" (1 Phi. 2: 9).


“Phi-e-rơ, sứ đồ của Jêsus Christ, đạt cho những kẻ thuộc vòng Tản trú kiều cư trong Bon-tu, Ga-la-ti, Cáp-ba-đốc, A-si và Bi-thi-ni, là những kẻ được chọn  theo sự biết trước của Đức Chúa Trời là Cha, và trong sự thánh hóa của Thánh Linh, để đạt đến sự vâng phục và sự rảy huyết của Jêsus Christ: Nguyện xin ân điển và bình an càng thêm lên cho anh em! Hi vọng của tín đồ và sự thử thách đức tin. Chúc tụng Đức Chúa Trời và Cha của Chúa chúng ta là Jêsus Christ! Ngài theo sự thương xót cả thể của mình mà tái sanh chúng ta để được hi vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống lại của Jêsus Christ, lại để được cơ nghiệp không hư nát, không ô uế, không suy tàn, để dành cho anh em ở trên trời” -1 Phi-e-rơ 1: 1-4.

Chúng ta sẽ dành thời gian này, với sự giúp đỡ của Chúa, về tìm hiểu ý nghĩa con người và chức vụ của Sứ đồ Phi-e-rơ. Sứ đồ Phaolô chiếm một chỗ rộng rãi trong Tân Ước mà chúng ta có thể có nguy cơ mất đi những giá trị vĩ đại của sứ đồ Phi-e-rơ. Điều này một phần có thể là do thực tế có rất ít điều được ghi chép về đời sống và chức vụ của Phi-e-rơ. Ông ra khỏi tầm nhìn công chúng gần như hoàn toàn, khi có liên quan lịch sử của Hội thánh cho đến nay. Sau khi hội đồng được ghi chép trong Công vụ 15 và Paul dường như làm lu mờ tất cả mọi người khác từ thời điểm đó trở đi, phải đến cuối sách Công Vụ Sứ đồ, nơi đó ghi chép lịch sử sự tăng trưởng, phát triển và mở rộng của Hội thánh. Dầu vậy, Phi-e-rơ, không ngừng chiếm vị trí mà ông đã có, một khi Paul đến.

Tôi phải thú nhận rằng tôi thường có một chút bối rối là tại sao, khi nhìn thấy có mười hai sứ đồ được kêu gọi, bổ nhiệm và ủy quyền, mà chỉ có ba hoặc bốn trong số đó được ghi chép. Phần còn lại hầu như không được đề cập gì cả cho đến khi bạn đến chương cuối cùng của Sách Khải huyền, và tại đó chỉ nói về mười hai sứ đồ của Chiên Con. Bạn không biết nhiều về những gì đã xảy ra với họ. Bạn cũng không biết rất nhiều về những gì Phi-e-rơ đã làm trong suốt thời gian đó.  

Tất nhiên, ở đây, khi Phi-e-rơ mở thơ tín của mình, ông cho chúng ta biết rằng ông đã không bất động, và những người được chọn trong tất cả các nơi trên thế giới đã phải chịu ảnh hưởng của ông. Tuy nhiên, điều lạ lung là lịch sử của Hội thánh Tân ước, dành giới hạn rất lớn lao cho Paul.

Nhưng chúng ta phải suy nghĩ lại về vấn đề này, vì có những giá trị thực sự rất lớn trong Phi-e-rơ, và chúng ta sẽ làm rất tốt, nếu chúng ta xem xét các giá trị này.

Tất nhiên, trong ba phúc âm đầu tiên, Phi-e-rơ luôn luôn có vị trí đầu tiên, và là người nổi bật nhất trong số mười hai môn đệ. Tôi đã thực hiện một danh sách ba mươi tám sự cố, trong đó nổi bật nhất là Phi-e-rơ. Tôi sẽ không gây rắc rối cho bạn với tất cả ba mươi tám điểm đó. Tôi chỉ đơn giản nói rằng, cho đến thời điểm mà hội đồng tại Jerusalem liên quan đến, những gì đã xảy ra đối với dân ngoại, Phi-e-rơ chiếm vị trí quan trọng nhất, và điều đó khá rõ ràng từ các thư của ông, và một cái gì đó rất sâu sắc và rất thực tế đã được trui rèn thành con người này.

Tôi rất được ấn tượng khi tôi đã đọc kỹ lá thư đầu tiên này, tương đối ngắn, của Phi-e-rơ với ý tưởng tìm một việc, đó là: Phi-e-rơ nhận được điều đó từ đâu? Làm thế nào điều đó đến với Phi-e-rơ? Tại sao Phi-e-rơ nói điều đó? Khi tôi đã nhìn thấy rằng Chúa Giêsu đem chính mình Ngài vào con người này, bạn có thể theo dõi Chúa Giêsu trong con người này là rất sâu sắc và rất phong phú, và tôi đã không ngần ngại nói rằng thơ đầu tiên của ông có đầy đủ sự giàu có thuộc linh. Chúng ta, tất nhiên, chỉ có thể chạm vào bề mặt, nhưng chúng ta hãy bắt đầu với một số điểm xem xét về ý nghĩa và giá trị của chức vụ Phi-e-rơ.

Chúng ta sẽ cùng một lúc khám phá cách Phi-e-rơ đã đến chỗ hiểu được Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã làm gì vậy? Phi-e-rơ không hiểu trong những ngày khi Chúa còn hiện diện bằng xương bằng thịt, nhưng Ngài đã làm một cái gì đó. Điều tuyệt vời là thế này: trong khi Chúa Giê-su đã làm việc, giảng dạy, sinh hoạt và di chuyển ngay trước mắt con người này, Phi-e-rơ, ông đã không nắm bắt nó, không hiểu nó, đã không nhìn thấy nó, nhưng trong lá thư ở đây, ông có tất cả. Điều đó, tôi nghĩ rằng, có một cái gì đó chúng ta nên nắm giữ. Chúng ta có thể nghe thấy, nhìn thấy, bằng cặp mắt và đôi tai của mình, thậm chí nhiều năm, Chúa Giê-su trong những gì Ngài đang nói và những gì Ngài đang làm, Ngài đang thực sự hiện diện, nhưng chúng ta không hiểu được ý nghĩa gì cả.

Đó là một khả thi khủng khiếp. Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta có thể đối đầu. Thật bối rối khi thấy các Cơ Đốc nhân trong nhiều năm qua, nhận được tất cả các lời giảng dạy về Chúa Giêsu, nhưng khi bạn thực sự đưa ra những vấn đề thực tế, họ không biết điều đó, họ không lĩnh hội nó, nó không ở trong họ. Hoặc tôi nói rằng: Chúa Giê-su không có ở đó một cách cân xứng với tất cả những gì họ đã nghe. Họ đã bỏ mất nó. Đó là một khả năng, và là một trong những bi kịch lớn trong Cơ Đốc giáo, và giống như Phi-e-rơ, tại một thời điểm khủng hoảng nhất định, sau khi tất cả những gì họ đã nhận được, có thể được chứng minh khi xét thấy họ không thực sự được lợi ích của việc giảng dạy. Họ sụp đổ trong giờ thử thách xảy đến.

Nhưng điều đó, tất nhiên, dẫn đến điều này: Những gì chúng ta đã nghe nói quan trọng biết bao, những gì chúng ta đã thấy và những gì đã được đưa cho chúng ta, được đưa thẳng vào chúng ta bằng quyền năng của Đức Thánh Linh. Chúng ta không chỉ ở nơi đó, nhưng nó ở trong chúng ta qua Thánh Linh.

Và đó là sự thay đổi to lớn từ các sách phúc âm, với tất cả địa vị và sự nổi bật mà Phi-e-rơ đã nắm ở đó, ông đưa vào thư của mình. Một cái gì đó đã xảy ra với con người nầy.

Đó là điều đầu tiên về tầm quan trọng của ông, con người và chức vụ của ông: rằng ông không được bán lẻ điều mà ông đã nghe. Ông không làm cho những gì ông nhận được thành những điều thứ yếu (second hand). Đây là một con người, thông qua một cuộc khủng hoảng và kinh nghiệm sâu sắc, đã tự chuyển đổi ngay vào ý nghĩa và giá trị thuộc linh của việc giảng dạy về công việc của Chúa Giêsu. Đó là một điều rất quan trọng, và đó là điều đầu tiên về tầm quan trọng của ông.

Tân Israel

Nhưng tôi đặt câu hỏi: Chúa Giê-su đã làm gì khi Ngài đã ở đây? Tất nhiên bạn sẽ trả lời: "Vâng, Ngài đã làm điều này ... điều nọ ... và toàn bộ rất nhiều điều." Vâng, nhưng điều toàn diện mà Ngài đã làm là gì? Điều gì đã thể hiện tất cả sự giảng dạy của Ngài, tất cả các công việc của Ngài và các hoạt động, các dấu hiệu và dụ ngôn của Ngài? Điều gì đã bao hàm Chúa Giêsu khi Ngài đã ở đây?

Chúng tôi đã trả lời các câu hỏi trong đoạn văn mà chúng ta vừa đọc với nhau: "Bởi vậy, Ta nói cùng các ngươi, nước Đức Chúa Trời sẽ cất khỏi các ngươi, giao cho một dân sanh hoa lợi của nước đó ... Các anh em là ... nước thánh". Chúa Giêsu đã làm gì vậy? Ngài đã xây dựng, đã tạo thành một Israel mới, một Israel thuộc linh, thuộc thiên từ trong Israel cũ.

 Giêsu - Đấng Messiah

Chúa Giêsu là ai? Danh Ngài là Messiah, đó là hình thức Hê-bơ-rơ của chữ Hy Lạp 'Christ'. Đây là điều tương tự trong hai ngôn ngữ. Nó có thể giúp bạn, và làm sáng tỏ mọi thứ, và làm một cái gì đó rất thật sự, bất cứ nơi nào bạn tìm thấy danh “Christ" trong Tân Ước, bạn đặt ở đó chữ "Đấng Messiah".

Bây giờ hãy suy nghĩ Messiah có nghĩa là gì trong Kinh Thánh! Cả hai "Đấng Messiah" và "Christ" có nghĩa là "Đấng Được Xức Dầu.

Cựu Ước chỉ đưa ra một người cho người ta xem thấy. Mọi sự chỉ hướng về, tìm kiếm, khao khát, đến ngày xuất hiện của Đấng Messiah. Ngài sẽ làm điều gì trong kỳ vọng của họ? Ngài sẽ cứu quốc gia của họ. Bạn có nhớ những lời của Simeon, khi ông đã bồng bé Giêsu trong vòng tay của mình? Ông đã nói về Ngài là vì sự cứu độ dân của Đức Chúa Trời, Israel. Đấng Messiah sẽ cứu nước. Tất nhiên, họ có những ý tưởng riêng của mình đối với quan niệm của họ về Đấng Mê-si sắp tới của họ, Ngài sẽ tạo thành và thiết lập Vương quốc Israel. Từ đầu Sáng thế ký, phải đến cuối Cựu Ước, có một người trước mắt mọi người, là Đấng sắp đến, mà người Do Thái gọi là Đấng Messiah.

Bạn nhớ ngay cả người phụ nữ Samaria, khi cô đã đến điểm phát hiện được một cái gì đó về chân lý Ngài là ai, Đấng đang nói chuyện với cô. Cô ấy trở về thành phố và nói: "Hãy đến xem một người đã tỏ cho tôi mọi điều tôi đã làm. Ấy có phải là Đấng Christ chăng?"(Giăng 4:29). Điều này cho thấy rằng ngay cả trong dân Samaritans vẫn có hy vọng này, đã ăn sâu và trở thành kỳ vọng: Đấng Messiah hầu đến, người sẽ thiết lập vương quốc Israel và cứu nó - và tất nhiên còn nhiều điều hơn nữa.

Vâng, khi Ngài đến, chúng ta biết những gì họ đã làm với Đấng Messiah của họ. Chúng ta có thể rời khỏi đó, nhưng Chúa Giêsu đã nói: "nước Đức Chúa Trời sẽ cất khỏi các ngươi, giao cho một dân sanh hoa lợi của nước đó", và Phi-e-rơ nói: "đạt cho những kẻ thuộc vòng tản trú kiều cư …là kẻ được chọn  theo sự biết trước của Đức Chúa Trời là Cha …anh em là một nước thánh". Bạn là người thừa kế  vương quốc của Đức Chúa Trời. Bạn là những người đã thay thế dân Israel. Bạn là người Israel mới. Như bạn đã biết, Sứ đồ Phaolô nói về "Israel của Đức Chúa Trời" (Galati 6:16). Đây là một quan niệm mới.

Ở đây có Đấng Christ, Đấng Messiah. Bây giờ, tôi nói rằng Chúa Giêsu đã xây dựng một Israel mới. Làm thế nào mà Israel cũ được xây dựng?

Bạn có nhớ quyển sách nhỏ quyến rũ nhan đề là Ruth không? Khi kết thúc câu chuyện lãng mạn về tối thượng quyền thần thượng, khi Naomi đã trở lại và Ruth kết hôn với Boaz, dân chúng nói với Boaz: "Nguyện Đức Giê-hô-va làm cho người nữ vào nhà ngươi giống như Ra-chên và Lê-a, là hai người đã dựng nên nhà Y-sơ-ra-ên!" (Ru-tơ 4: 11). Quốc gia được xây dựng dựa trên mười hai con trai của Gia-cốp, và bao gồm trong mười hai chi tộc Israel.

Bây giờ, với Chúa Giê-su điều đó đã trôi qua và được cất đi, và Ngài bắt đầu với mười hai sứ đồ, xây dựng, bạn sẽ thấy, trên cùng một nguyên tắc. Có mười hai sứ đồ, trong đó Phi-e-rơ là đầu, và khá rõ ràng. Mười hai! Bạn biết số mười hai ngụ ý điều gì không? Đây là con số Kinh Thánh nói về sự cai trị và các quy định trên trời - đó là con số của vương quốc. Vâng, ở đây bạn có mười hai sứ đồ, và tổng hợp tất cả cho bạn đến cuối cùng, đến Jerusalem mới, thành phố thuộc thiên xuống từ Đức Chúa Trời trên trời. Đó là một con số, một biểu hiệu của trung tâm cai trị mới của Chúa Giêsu trong thời đại vinh quang. Nhưng con số đặc trưng của thành phố là mười hai: mười hai ngàn cần (furlongs), mười hai nền, mười hai cửa, mười hai viên ngọc trai, mười hai thiên thần. Mười hai là con số quản trị tượng trưng trung tâm quyền cai trị  dành cho thời đại sắp tới.

Phi-e-rơ là người đầu tiên trong việc này, và Chúa Giê-su rất phù hợp với những gì có trong tâm trí của Ngài và nguyên tắc của Ngài. Phi-e-rơ, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, đang sử dụng các chìa khóa của vương quốc, và các chìa là những biểu hiệu của quyền uy, của quyền cai trị, và chúng được trao phó cho Phi-e-rơ để mở quốc gia vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Điều đó rất phù hợp.

Một quốc gia thánh

Vấn đề là- không cần quá nhiều chi tiết - Chúa Giêsu đã xây dựng một Israel thuộc linh mới, một 'nước thánh'. Bạn và tôi thuộc về Israel mới. Chúng ta thuộc về nước thánh đó- nhưng nước này thuộc loại nào?  

Nếu bạn nhìn tại thư đầu tiên của Phi-e-rơ, không chỉ bởi từng câu, từng câu, nhưng hầu như từng mảnh, từng mảnh, bạn sẽ thấy những gì Phi-e-rơ đang làm-- ông đang chuyển đổi Israel cũ sang Israel mới tại tất cả các điểm. Đó là lý do tại sao chúng ta đọc bốn câu đầu tiên rồi.

Nhưng "nước thánh" này là loại nào? Chúng ta là người Israel loại nào? Ở đây là: "được chọn ... theo sự biết trước của Đức Chúa Cha". Bạn biết đó là những từ ngữ  được sử dụng thường xuyên trong thời kỳ cũ về Israel cũ. Đức Chúa Trời  đã chọn họ, và đó chỉ là một từ ngữ khác cho cùng một điều– Ngài đã chọn họ, hoặc, nếu bạn thích, Ngài chọn lọc họ. Họ là một dân được chọn, một tuyển dân. Đó là cách Israel cũ được nói đến cho đến ngày nay - 'người dân được lựa chọn’. Nhưng ở đây Phi-e-rơ đã theo dõi Matthew 21:43, chuyển từ cái cũ sang cái mới, và nói: "Các bạn là tín hữu, nằm ​​rải rác ở nước ngoài trong suốt Pontus, Galatia, Cappadocia, Tiểu Á, Bithynia, trên thế giới, và trên các quốc gia, bạn là những người được chọn theo sự biết trước của Đức Chúa Cha. Đức Chúa Trời đã dự kiến ​​bạn từ trước tất cả thời gian. Ngài đã để mắt của Ngài trên bạn, và đặt bàn tay của Ngài trên bạn trước khi bạn được sinh ra".

Tất nhiên, Paul có nhiều điều để nói về việc này. "Trước buổi sáng thế Ngài đã lựa chọn chúng ta trong Đấng Christ" (Eph 1: 4). Phi-e-rơ và Paul đã đồng ý về điều này, ở mức nào đó, và hiểu được điều tương tự, mặc dù Phi-e-rơ đã nói một lần về các tác phẩm của Phaolô: "trong đó có mấy điều khó hiểu" (2 Phi-e-rơ 3:16). Tuy nhiên, điều đó không áp dụng ở đây. Israel này mà chúng ta thuộc về, thì đã được "chọn ... theo sự biết trước của Đức Chúa Cha". Đó là nơi mà Israel mới bắt đầu.

Nhưng hãy lưu ý! Tôi nói 'từng mảnh, từng mảnh ..." vào sự thánh hóa của Đức Thánh Linh". Đó là những gì? Sự "thánh hóa của Đức Thánh Linh" là gì? Bạn có thể diễn tả nó theo cách này nếu bạn thích: "Sự thánh hóa của Đức Thánh Linh. Đó là những gì? Ý nghĩa của sự thánh hóa là gì?”.

Vâng, bạn thấy, sự thánh hóa chỉ là một từ ngữ khác cho việc "tách biệt ra cho Đức Chúa Trời ', và đó là điều xảy ra trong thời gian ... “được chọn …trong sự thánh hóa của Thánh Linh”. Thực tế đời đời, bây giờ hành động theo thời gian được dành riêng cho Đức Chúa Trời. 'Sự thánh hóa' về cơ bản có nghĩa là "để riêng ra, tận hiến, dâng cho Đức Chúa Trời”. Hãy diễn nó theo cách bạn muốn. Khi chúng ta sử dụng từ ngữ "sự thánh hóa", chúng ta thường tập trung suy nghĩ của mình về một điều kiện. Đó là sự tác thành của sự thánh hóa, nhưng sự thánh hóa tự nó là một điều cơ bản mà tại một điểm của cuộc sống, có được tách biệt ra cho Đức Chúa Trời, được dành riêng cho Đức Chúa Trời, bởi hành động của Đức Thánh Linh; do Chúa làm- đó là một dòng dõi của Chúa, một quốc gia của Chúa, một dân tộc của Chúa, trong đó mỗi đơn vị, mỗi cá nhân, đều là của Chúa.

Bạn nhận được một lượng lớn lời dạy dỗ của Tân Ước về điều đó! "Anh em chẳng phải thuộc về chính mình anh em đâu, vì anh em đã được mua bằng giá cao rồi" (1 Cor 6:20). Bạn thuộc về Chúa - không thuộc về chính mình, hoặc về bất cứ ai khác. Đó là ý nghĩa của sự thánh hóa: được biệt riêng ra, hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời.

Sự thánh hóa này là vấn đề của chiến trường thực sự trong Cựu Ước, có liên quan với Israel. Nó mở ra cánh cửa cho một lượng lớn những gì đã xảy ra trong Cựu Ước, bởi vì có một điều, nhiều hơn bất cứ điều gì khác có liên quan Israel, là phá vỡ sự biệt riêng của họ, và một cách nào đó mang lại một sự liên kết với những gì không phải là Chúa. Đây là nơi mà tất cả sự thờ lạy thần tượng đến và tại sao tất cả cuộc hôn nhân lẫn lộn bị cấm. Bạn biết đó là một chiến trường. Đó là một chiến trường trong Nehemiah, trong Ezra, trong các tiên tri - Sự khác biệt nầy, dân này phải hoàn toàn thuộc về Chúa, và công việc của các thế lực xấu xa làm cho họ thuộc về một người khác. Nói một cách khác, đã lấy đi quyền sở hữu tuyệt đối và sở hữu của Chúa đối với dân này. Về vấn đề đó, có trận chiến trong tất cả các thời gian.

Bạn đang ở trong nó mỗi ngày, phải không? Trận chiến thực sự là để giữ bạn hoàn toàn thuộc về Chúa và từ chối thỏa hiệp, nơi quyền của Chúa có liên quan. Phi-e-rơ nhận ra cuộc chiến đó. Ông nói, "kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi ruồng quanh, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được" (1 Phiero 5: 8). Hắn dùng tất cả thời gian để lấy đi từ Chúa, kéo lôi, ép buộc, lôi kéo bằng cách nào đó, và lập trường này của sự thánh hóa trong ý nghĩa sâu xa nhất của nó - là hoàn toàn thuộc về Chúa - là một chiến trường.  

"Trong sự thánh hóa của Thánh Linh, để đạt đến sự vâng phục và sự rảy huyết của Jêsus Christ"– của dê, cừu, cừu con ? Không! Phi-e-rơ đã chuyển đổi ra khỏi lĩnh vực đó. Tất cả những điều đó đã kết thúc. Israel cũ đã qua đi. "Sự rảy huyết của Jêsus Christ, Đấng Messiah." Và khi Phi-e-rơ sử dụng ngôn ngữ như thế này, những gì đã xảy ra thật tuyệt vời. Khi bạn nghĩ rằng Phi-e-rơ là một Người Do Thái, một người được sinh ra, nuôi dưỡng, với tất cả bối cảnh của truyền thống Heboro và nghi lễ, sinh tế và tất cả những hy vọng và mong muốn về Đấng Mê-si - mà bây giờ ông nói: "huyết của Giêsu Đấng Messiah"! Một trong những điều mà Israel không thể chấp nhận về Đấng Messiah của họ, là Ngài đã chết theo cách này. "Nhưng", bạn nói, 'những gì về Ê-sai 53?' Chúng ta đều biết những gì có trong đó, nhưng làm sao nó bắt đầu? "Ai đã tin báo cáo của chúng ta?"

Họ đã không tin rằng Đấng Messiah của họ sẽ là Đấng Mê-si của Isaiah 53. Họ không thể. Tại sao, con người này bị treo trên thập giá? Không, Ngài không thể nào là Đấng Messiah! Việc Ngài bị đóng đinh là bằng chứng đầy đủ rằng Ngài không phải là Đấng Messiah. Phi-e-rơ, một người trong quốc gia đó, lại nói: "sự rảy huyết của Giêsu Đấng Messiah". Đó không phải là ấn tượng sao? Một cái gì đó đã đi vào trái tim của con người này, bây giờ ông đã nhìn thấy một cái gì đó mới mẻ- Đấng Mê-si đau khổ! Phi-e-rơ diễn ra trong lá thư này để nói rất nhiều về những đau khổ của Đấng Christ. "Sự rảy huyết của Giêsu Đấng Messiah." Đó là một chuyển đổi, phải không, từ cũ sang mới phải không? Và điều đó là của chúng ta!

"Chúc tụng Đức Chúa Trời và Cha của Chúa chúng ta là Jêsus Christ! Ngài theo sự thương xót cả thể của mình ...". Chúng ta sẽ thấy, khi chúng ta tiến tới, một số trọng lượng của những từ ngữ đó. Phi-e-rơ nói về "lòng thương xót lớn của Ngài". Vâng, Phi-e-rơ biết đôi điều gì đó về điều đó! Ông là người đầu tiên của Israel mới này, người nổi bật trong dân tộc thánh này, và ông phải biết, có lẽ hơn ai hết, lòng thương xót của Ngài.

Nếu bạn và tôi là các thành viên của Israel thuộc thiên này, quyền thành viên của chúng ta dựa trên điều này: lòng thương xót của Ngài. Nó sẽ không bao giờ dựa vào bất cứ điều gì khác – Bạn sẽ thấy điều đó.

Làm thế nào bạn cảm thấy về điều đó? Tôi tự hỏi bạn có vận dụng nào về điều đó? Tôi tin rằng, bạn đã biết, đó là loại điều Chúa sẽ làm với dân thuộc thiên của Ngài. Ngài sẽ làm cho họ biết rằng lòng thương xót không chỉ là một từ ngữ trong Kinh Thánh, và họ sẽ nhận ra rằng chỉ vì sự thương xót của Đức Chúa Trời  họ không là gì cả. Tuy nhiên, bạn chú ý, có cách khác để nhìn vào nó: Nếu bạn đang ở đó, nơi lòng thương xót của Đức Chúa Trời là niềm hy vọng và lập trường duy nhất của bạn, bạn là một người thừa kế vương quốc. Bạn là một người thừa kế. Chúng ta đến đó ngay lập tức. Vâng, đó là lập trường an toàn, và Phi-e-rơ có ở đó ngay từ đầu thư tín của mình.

"Theo sự thương xót cả thể của mình mà tái sanh chúng ta để được hi vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống lại của Jêsus Christ". Tôi đã không nói rằng Phi-e-rơ đã có toàn bộ sự việc cấu tạo vào ông ta sao? Vâng, hãy suy nghĩ về ông một lần nữa. Bạn hãy nhớ lại lúc, các ngón tay buộc tội của người tớ gái chỉ vào ông và cô nói: "Ngươi là người trong số họ, và ông phủ nhận:" Tôi không biết Ngài'; lần thứ hai, kịch liệt hơn; và lần thứ ba, với ngôn ngữ, lời thề và nguyền rũa xấu xa của hạng ngư dân của mình, ông từ chối điều đó. Sau đó, Phi-e-rơ đi ra ngoài và khóc lóc thảm thiết. Vì điều đó mà thiên thần cần gửi một thông điệp đặc biệt cho Phi-e-rơ  qua Mari Ma-đơ-len: " Hãy đi báo cho các môn đồ Ngài và cho Phi-e-rơ rằng…" (Mác 16:7). Con người nầy đang ở trong tuyệt vọng. Ông đã bước vào bóng tối, ông bị  đập vỡ, hoang vu, tàn phá nặng nề, vô vọng. Có lẽ suy nghĩ của ông vào thời điểm đó là: "ô tôi là một người vô vọng, tuyệt vọng biết bao!"

"Đã tái sanh chúng ta để được hi vọng sống bởi sự từ kẻ chết sống lại của Jêsus Christ". Con người đó biết những gì ông đang nói! Ông đã trải qua nó- và ông là người đầu tiên của Israel thuộc thiên.

Chúng ta có biết nó như thế này không? Chúng ta tiếp tục: "sự sống lại của Jêsus Christ, lại để được cơ nghiệp không hư nát, không ô uế, không suy tàn, để dành cho anh em ở trên trời". Đây là một thời điểm khác của quá trình chuyển đổi lớn lao. Israel cũ đã có một cơ nghiệp, đó là đất hứa, đất Canaan. Nó bị ô uế, bị hư hoại và phai tàn. Họ đánh mất nó. Nó không thuộc về họ bây giờ trong sự trọn vẹn, và trong nhiều thế kỷ qua, họ có rất ít vị trí trong đó. Bạn biết sách Giô-suê, khi cơ nghiệp của họ được phân chia, phân bổ và thực hiện cho các chi tộc. Có phần chia cho họ, nhưng họ đã đánh mất tất cả. Nó tàn phai, bị hư hỏng và ô nhiễm. Đó là lý do tại sao họ đi đến Babylon, và tại sao họ đã ở dưới sự thống trị của La Mã. Họ đã làm ô nhiễm miền đất. Đó là toàn bộ lời buộc tội của các tiên tri, phải không? Nó đã bị mất ...—nhưng chúng ta “ được cơ nghiệp không hư nát, không ô uế, không suy tàn, để dành cho anh em ở trên trời" ... nhưng bây giờ cơ nghiệp không ở trên trái đất này, chịu tất cả những thay đổi và ảnh hưởng của một thế giới như thế này ...nhưng "để dành cho anh em ở trên trời". Một quốc gia tuyệt vời, phải không? Vâng, đây là loại quốc gia có được.

"Để dành cho anh em ở trên trời là những kẻ nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời được đức tin canh giữ đến sự cứu rỗi sẵn sàng hiển lộ trong thời kỳ sau rốt".

Điều đó chỉ mở cửa cho ý nghĩa của Phi-e-rơ trong con người và chức vụ. Tôi nghĩ rằng đủ để mở cửa- ngay cả khi nó vẫn chỉ cần mở - để thấy rằng có cái gì đó ở đây về các sự giàu có, và chúng ta sẽ đồng ý với Phi-e-rơ khi ông nói: "sự quí trọng ấy thuộc về anh em là kẻ đã tin" (2: 7). Của cái gì? Của Đấng Christ, vâng, nhưng của cơ nghiệp mới, của những gì Ngài đã đưa chúng ta đến, và những gì Ngài đang mang chúng ta đến.

Nguyện điều này có thể có một ứng dụng rất thiết thực cho chúng ta! Bạn hãy đi ra khỏi phòng nhóm này và nói với chính mình, nếu trước đây bạn chưa bao giờ nói: "Là một thành viên của Israel mới, tôi thừa hưởng trong Đấng Christ tất cả những gì Israel cũ bị mất đi qua sự vô tín, qua sự bất tuân. Tôi thuộc về Israel mới của Đức Chúa Trời".
T. Austin-Sparks

M.K. lược dịch 6-9-2014