Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Tân Jerusalem- 4

NHỮNG NGUYÊN TẮC THUỘC LINH VÀ NHỮNG NÉT  ĐẶC TRƯNG CỦA JERUSALEM MỚI – KẾ HOẠCH  XÂY DỰNG NẾP SỐNG HỘI THÁNH
ĐỊA PHƯƠNG THỰC TIỄN NGÀY NAY (2)
( Eph. 5:22 – 27; Xuất 25:9, 40; 1 Sử 28: 10 – 19; Công 7:44;
Heb. 8:5; 9:23; 3:1-6)
Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA JERUSALEM (ZION)
Chúng ta biết rằng Jerusalem chiếm một vị trí rất quan trọng trong Kinh Thánh và rất quan trọng đối với Chúa. Nhưng Jerusalem, tức thành phố tuyệt vời này, không chỉ có trong lòng Đức Chúa Trời, mà cũng quan trọng đối với dân Ngài. Tác giả Thi Thiên đã nói: “Hỡi Jerusalem, nếu ta quên ngươi, Nguyện tay hữu ta quên tài năng nó đi; Nguyện lưỡi ta dính cứng nơi vòm miệng, nếu ta không nhớ đến Jerusalem; không yêu thích Jerusalem hơn niềm vui bậc nhất của ta” (Thi 137: 5 – 6). Halellujah Ngợi khen Chúa về thành thánh Jerasalem!.


“Lúc ấy, tôi đã  thấy trời mới và trái đất mới; vì trời và trái đất thứ nhất đã qua đi, biển không còn nữa. Và tôi đã thấy thành thánh, Jerusalem mới, xuống từ trời từ Đức Chúa Trời, được sửa soạn như một cô dâu trang sức đợi chồng mình. Và tôi nghe một tiếng lớn ra từ ngai rằng: “ Kìa, đền tạm của Đức Chúa Trời ở với loài người, và Ngài sẽ làm đền tạm với họ, và họ sẽ là dân Ngài, chính Đức Chúa Trời sẽ ở với họ và là Đức Chúa Trời của họ” ( Khải 21: 1-3).
“Rồi thiên sứ ấy đã đem tôi đi trong linh lên một ngọn núi cao lớn và chỉ cho tôi thấy thành thánh, Jerusalem, xuống từ trời từ Đức Chúa Trời, có sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ánh sáng của Thành giống như một viên đá rất quí,  giống như một viên bích ngọc, trong suốt như pha lê.” (Khải 21: 10 – 11).
“Phước cho những người giặt sạch áo choàng của mình để có thể có quyền đến với cây sự sống và bởi các cổng mà vào trong thành.” ( Khải 22: 14)
Theo kinh thánh, hội thánh chính là Jerusalem ngày nay. Với sự hiểu biết này, hội thánh đối với chúng ta sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn nữa. Chúng ta ở trong Jerusalem, tức là trong Zion. Jerusalem là một điều gì đó hoàn toàn đặc biệt dành cho chính dân thuộc đất của Đức Chúa Trời ngày nay và đặc biệt là người Do Thái chính thống, với tấm lòng nóng cháy dành cho Jerusalem. Họ yêu Jerusalem trên tất cả mọi sự vì họ đã nhận biết rằng Jerusalem có nghĩa là tất cả mọi sự dành cho Đức Chúa Trời.
Cuối Kinh Thánh, Jeruslem không chỉ còn gọi thành phố nữa mà cũng là toàn thể dân Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta vui mừng rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta. Nhưng chúng ta có thể biết rằng chúng ta con gái của Jerusalem không? Theo Kinh Thánh, dân Israel nhiều lần được gọi là con gái của Jerusalem. Ai đã nhận biết Jerusalem thật sự có ý nghĩa gì, có thể vui hưởng tên gọi đó.
Vương Quốc Của Đức Chúa Trời
( Thi. 48: 2 – 3)
Jerusalem được mô tả như vương quốc của Đức Chúa Trời và quyền quản trị của Ngài. Ngài muốn cai trị nơi đó và xây dựng vương quốc của Ngài. Quyền quản trị của Đức Chúa Trời đến từ Zion, như là Luật Pháp Ngài, Lời Ngài, và mạng lệnh của Ngài. Từ Zion, Đức Chúa Trời muốn cai trị trên toàn cõi vũ trụ. Nếu chúng ta đã nhận biết ý nghĩa lớn lao này của Jerusalem, kế tiếp chúng ta cũng hiểu rằng trong nếp sống hội thành ngày nay, người ta nói về sự vui hưởng cá nhân khá nhiều. Ở đây, tức là trong hội thánh, chúng ta xây dựng vương quốc của Đức Chúa Trời ở trên đất. Đối với từ ngữ “Hội thánh”, chúng ta thường chỉ nghĩ đến một buổi nhóm, mà trong buổi nhóm đó, chúng ta có sự tương giao tốt đẹp, và vào ngày Chúa Nhật, chúng ta có thể  nghe được một sứ điệp hay. Nhưng hội thánh là Zion ngày nay, tức là Jerusalem thiên thượng. Trong thư Galati, Paul đã so sánh Jerusalem thuộc đất với Agar và Ishmael ( Gal. 4:25), nhưng Jerusalem thiên thượng thì với Sarah và Isaac. Chỉ những gì bởi Linh sanh ra mới hoàn toàn phù hợp với lời hứa của Đức Chúa Trời và chẳng có điều gì ở trong lòng của Đức Chúa Trời nhiều hơn là Jerusalem.
Nếu chúng ta nghe danh Zion hoặc Jerusalem, chúng ta không chỉ nghĩ đến nhà của Đức Chúa Trời, mà đặc biệt là vương quốc và quyền quản trị của Chúa. Lịch sử của Israsel chỉ cho chúng ta biết rằng Jerusalem không thể bị xâm chiếm dễ dàng, bởi vì nó là một thành trì. Đầu tiên, David đã đến đó và xâm chiếm nó. Điều này ngày nay có ý nghĩa đối với chúng ta. Jerusalem phải được chúng ta xâm chiếm
“Vua và người của vua kéo đến Jerusalem, đánh dân bản xứ Jebusite. Chúng nó nói với David rằng: Ngươi sẽ chẳng vào được…” (2 Sam. 5: 6a). Ngày xưa, Jerusalem không dễ gì bị xâm chiếm. Anh chị em ơi, anh chị em nghĩ ngày nay chiếm Jerusalem dễ dàng hơn không? Những người Jebusite ngày xưa kiêu ngạo, họ nói cùng David: “Thậm chí những kẻ đui què cũng đủ xua đuổi ngươi đi! Họ nghĩ rằng: David sẽ không thể vào được” (2 Sam 5:6b). Những người Jebusite hoàn toàn tin chắc rằng David không thể nào chiếm lấy thành của họ được, bởi vì đối với tình hình lúc ấy, Jerusalem rất khó xâm chiếm. Nhưng Đức Chúa Trời đã ở cùng David và đã muốn làm chủ thành phố này.
“Nhưng David đã chiếm lấy thành trì Zion: đó là thành David. Trong ngày đó David nói rằng: Phàm người nào đánh dân Jebusite, đi ngược theo khe suối đánh kẻ đui và kẻ què, tức là những kẻ mà hồn của David căm thù. Bởi đó có câu nói rằng: Kẻ đui và kẻ què sẽ chẳng vào nhà này” (2 Sam 5:7-8) Anh chị em ơi, Chúng ta phải đầy dũng cảm như David và cùng nhau chiếm lấy Jerusalem với Chúa. Đức Chúa Trời không chỉ muốn ở trong Jerusalem mà còn muốn thiết lập vương quốc Ngài. Sau khi David đã chiếm giữ Jerusalem, ông gọi nó là “Thành David” và cai trị nơi đó. Đó là hình bóng dành cho chúng ta ngày nay. Ngay khi nếp sống hội thánh bắt đầu, Chúa muốn làm cho nó trở nên thành phố của Ngài, tức là thiết lập vương quốc của Ngài và thực thi sự cai trị của Ngài ra từ hội thánh.
Mong ước của tôi là tất cả các thánh đồ không chỉ xem nếp sống hội thánh là vấn đề của sự sống nhưng cũng nhận biết sự quản trị của Đức Chúa Trời trong hội thánh. Ngai của Đức Chúa Trời có tại đây. Vì lẽ đó, trong hội thánh, tức là trong nhà của Đức Chúa Trời chúng ta, chúng ta không thể làm và tự làm những gì chúng ta muốn. Ở tại nơi của Đức Chúa Trời, chúng ta phải thực hiện theo pháp luật và trật tự cũng như phải chú trọng các luật lệ. Nếu mọi người dễ dàng làm theo những gì mình muốn, sẽ có một sự hỗn loạn. Trong mỗi nước có sự trật tự và một sự quản trị. Chúng ta có thể nhận biết điều này rõ ràng trong Tân Ước. Khi Ananias và Saphira lừa dối Thánh Linh, ngay lập tức họ ngã xuống chết. Tôi nghĩ rằng với biến cố này, Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cho chúng ta biết rằng chính Ngài quản trị trong hội thánh, tức là trong nhà Ngài. Trong hội thánh, những người tin đồ không thể làm những gì mình muốn. Nếu chúng ta nhận biết hội thánh là vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy tôn cao Chúa là Đầu duy nhất. Đức Chúa Trời cai trị tại Zion, vương quốc Ngài ở đây và Ngai của Ngài cũng tại đây. Tiếc rằng chúng ta thường thiếu sự hiểu biết này và chúng ta nghĩ rằng trong hội thánh, chúng ta có thể làm theo những ý tưởng tốt đẹp riêng của chúng ta. Và khi chúng ta không còn làm việc với nhau nữa, mỗi người sẽ làm công tác của riêng mình, tức là sản phẩm của người đó. Trong hội thánh, chúng ta không theo luật pháp, nhưng chúng ta ý thức được rằng Chúa quản trị ở đây.
Tại nhà của mình, anh em có thể làm và tự làm những gì mình thích. Nhưng tại nơi làm việc thì lại khác. Nơi đó có những qui định, là những điều anh em phải tuân theo. Trong nhà của Chúa, điều này không khác hơn, thật sự phải hoàn toàn ở trong ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúa quản trị ở đây và bản thể Ngài, lẽ thật Ngài, và sự công nghĩa Ngài phải được cai trị ở đây. Nếu chúng ta thật sự vui hưởng sự hiện diện của Ngài và sống trước mặt Ngài, thì trong hội thánh chúng ta hoàn toàn biết chắc không thể làm và tự làm những gì mình thích. Trong Cựu Ước đã khải thị điều này, qua đó Cựu Ước bày tỏ cho chúng ta rằng không phải ai cũng được phép đi vào đền thờ, chứ đừng nói là vào nơi chí thánh. Những quy định của Đức Chúa Trời trong hội thánh cũng áp dụng cùng một cách như vậy. Vương quốc của Ngài chỉ ở đây, tức là thành phố của Vua vĩ đại. Trong linh, chúng ta còn phải xâm chiếm Jerusalem nhiều hơn nữa. Nhưng chiếm lấy Jerusalem thì hoàn toàn không đơn giản. Và khi chúng ta đã chiếm lấy Jerusalem, chúng ta phải gìn giữ nó như là vật sở hữu của chúng ta, bởi vì kẻ thù luôn luôn muốn tái chiếm nó
“Núi Zion đẹp đẽ nổi lên về phía bắc, là thành phố của Vua vĩ đại, là niềm vui của cả trái đất. Trong các cung điện của Zion Đức Chúa Trời đã làm cho chính Ngài được biết đến như một nơi ẩn náu tuyệt vời” (Thi 48: 2-3) Jerusalem là một thành phố vinh hiển, tuyệt vời. Tôi ao ước mọi thánh đồ đều nhận biết rằng Vua vĩ đại ở đây, tức ở trong Jerusalem, trung tâm của hội thánh. Điều này không chỉ đối với các buổi nhóm mà còn đối với toàn bộ nếp sống hội thánh. Jerusalem phải là niềm vui cho cả trái đất. Hội thánh có một tầm quan trọng lớn như vậy
“Và nhiều dân tộc sẽ đến mà nói rằng: Hãy đến; chúng ta hãy lên núi Jehovah, đến nhà Đức Chúa Trời của Jacob: Ngài sẽ dạy chúng ta các đường lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các đường lối Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Zion, Lời của Jehovah sẽ ra từ Jerusalem(Isa. 2:3). Ở đây, trong nhà của Chúa, chúng ta nhận biết và học tập đường lối và luật lệ của Chúa như chúng ta phải sống trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tập luyện điều này vì điều này rất quan trọng.
“Khi ấy, mặt trăng sẽ bị bối rối, mặt trời sẽ bị xấu hổ; vì Jehovah vạn quân sẽ trị vì trên Núi Zion cũng như trong Jerusalem, và sự vinh hiển sẽ ở trước mặt các trưởng lão Ngài” (Isa 24:23). Chúa phải là vua, quản trị nếp sống hội thánh và trong mọi việc. Đặc biệt là nếu chúng ta nhìn thấy ngày của Chúa đến, chúng ta phải để cho Ngài quản trị trong mọi việc của đời sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là các sự phục vụ khác nhau của nếp sống hội thánh. Ngài phải là vua tại Zion, sau đó sự vinh hiển của Đức Chúa Trời sẽ lộ ra tại Jerusalem.
“Vào lúc đó người ta sẽ gọi Jerusalem là ngai của Jehovah, và tất cả các dân tộc đều tụ họp về Jerusalem vì danh Jehovah, và họ sẽ không còn nước đi theo sự bướng bỉnh của lòng ác mình nữa” (Jer. 3:17). Người ta sẽ gọi Jerusalem như thế nào? “Ngai của Jehovah” Hội thánh  tại Zurich (một thành phố lớn ở Đông Bắc Thụy Sĩ) là gì? Đó là ngai của Chúa. Ai quản trị trong hội thánh tại Paris? Jerusalem là ngai của Chúa. Tất cả chúng ta phải có mong muốn rằng Đức Chúa Trời quản trị nếp sống hội thánh vì ngai của Chúa ở đây, trong hội thánh.
Nơi Cư Ngụ Của Đức Chúa Trời Với Dân Ngài
(Thi 132: 13-14)
Jerusalem cũng là nơi ở dành cho Đức Chúa Trời và dân Ngài. Về phương diện quản trị của Đức Chúa Trời, đối với chúng ta hình như có một chút lạnh lẽo và khô khan, nhưng nơi ở của Đức Chúa Trời truyền đạt một điều gì đó ấm cúng và thoải mái. Tôi hy vọng nếp sống hội thánh tại Đức mất đi tính cứng rắn và cũng trở nên thoải mái và ấm cúng, bởi vì ở đây không chỉ là nơi Đức Chúa Trời quản trị mà còn là nơi ở của Ngài. Điều này nhiều lúc khó làm cho quân bình. Dĩ nhiên, tính chính xác này có lợi thế của nó. Tôi cũng đánh giá cao điều này, nhưng thỉnh thoảng người ta cũng phải uyên chuyển một chút. Anh chị em ơi, trong nhà Đức Chúa Trời, ở một phương diện phải chính xác, bởi vì một phương diện khác, hội thánh cũng là nơi ở của Đức Chúa Trời dành cho Ngài và dân Ngài, vì lẽ đó nếp sống hội thánh phải thật quân bình. Tôi biết điều này nhiều lúc không dễ dàng. Khi nào thì chúng ta không được thỏa hiệp đối với điều gì đó và khi nào thì chúng ta nên hòa nhã và uyên chuyển như trong một gia đình? Anh chị em ơi, chúng ta phải luôn luôn ở trong linh và kinh nghiệm sự sống. Nếu chúng ta không đụng Chúa như là sự sống của chúng ta, khi ấy nếp sống hội thánh sẽ hoàn toàn không dễ dàng. Jerusalem có nhiều khía cạnh khác nhau và do đó không dễ dàng xây dựng
Trong Thi Thiên 132, chúng ta nhìn thấy rằng Đức Chúa Trời không chỉ muốn cai trị trong hội thánh mà còn muốn ở với con cái Ngài trong sự yên nghỉ “Vì Jehovah đã chọn Zion; Ngài ao ước đó là nơi cư trú của Ngài. Đây là nơi yên nghỉ của Ta mãi mãi; ta sẽ cư ngụ ở đây, vì Ta ao ước nơi này” (Thi 132:13-14) Chúa chỉ muốn ở trong hội thánh Ngài, tức là chỗ yên nghỉ của Ngài. Về một phương diện, ngai của Đức Chúa Trời với sự cai trị của Ngài phải được tìm thấy ở trong hội thánh Ngài. Về một phương diện khác, chúng ta cũng phải chăm lo cho bầu không khí yên nghỉ, bởi vì Chúa không chỉ cai trị ở đây mà Ngài cũng ở giữa chúng ta. Ngài đã chọn hội thánh là nơi yên nghỉ của Ngài.


Anh chị em ơi, chúng ta không được phép rơi vào thái cực này và cũng không được phép rơi vào thái cực kia. Một số người chỉ nhìn thấy khía cạnh của gia đình và nhấn mạnh đến sự tự do của mỗi người trong hội thánh. Một vài  người thậm chí đi quá xa, họ nói rằng: “Chúng tôi không muốn có những trưởng lão trong hội thánh, chúng tôi không đồng ý có một điều gì đó được chỉ định trong hội thánh. Các trưởng lão của hội thánh chẳng có gì để nói, mỗi người có thể làm điều gì mình muốn” Trong khi đó họ hoàn toàn quên rằng trong hội thánh có ngai của Đức Chúa Trời. Hội thánh có đủ hai khía cạnh. Có những lúc chúng ta cần sự quản trị của Đức Chúa Trời cách đặc biệt và chúng ta phải đến trước ngai của Đức Chúa Trời, đặc biệt những gì liên quan đến phương diện tập thể trong hội thánh. Trong sự quản trị của Chúa, Chúa rất nghiêm ngặt và cứng rắn hơn tất cả chúng ta. Một phương diện khác, Ngài bày tỏ một tấm lòng đầy nhân từ, tình yêu cũng như ân điển và Ngài rất rộng lượng. Làm thế nào chúng ta có thể phối hợp các điều này lại với nhau? Chúng ta phải đến với chính Ngài và giữ chặt Ngài như là sự sống của chúng ta. Nếu chúng ta học tập điều này và vận dụng điều này, thật chúng ta sẽ nhìn thấy Jerusalem và nhận biết Zion.

Nơi  Được Đức Chúa Trời Chọn Lựa
(Phục 12:5)
Chúng ta đã học trong Thi Thiên 132:13: “Vì Jehovah đã chọn Zion; Ngài ao ước đó là nơi cư trú của Ngài”. Nhiều người nói: “Tại sao phải là Jerusalem, trong Kinh Thánh, không có một sự dạy dỗ rõ ràng về điều này.” Câu trả lời của tôi cho câu hỏi này ngắn gọn thôi: “Đức Chúa Trời ao ước điều này”. Ao ước của Đức Chúa Trời đối với tôi không chỉ có nghĩa như là một mạng lệnh. Vấn đề chủ yếu là niềm ao ước và sự chọn lựa của Đức Chúa Trời. Anh em có nghĩ là sự chọn lựa của anh em tốt hơn sự chọn lựa của Chúa không? Anh chị em ơi, sự huyền nhiệm được dấu kín ở đây. Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã không bày tỏ một số điều như là một mạng lịnh rõ ràng, nhưng Ngài muốn thử nghiệm lòng của chúng ta. Trong khi đó Ngài chỉ bày tỏ điều đó như là một niềm ao ước. Ngài muốn nhìn xem  chúng ta có thật sự biết lòng Ngài không và chúng ta có làm một điều gì đó cho Ngài từ tình yêu hay không, hay là chỉ vì chúng ta sợ Ngài
Đức Chúa Trời  đã chọn Zion, sự chọn lựa của Ngài đã ra quyết định trên Jerusalem. Trong Phục Truyền, Đức Chúa Trời đã nói nhiều lần cùng dân Israel: “Nhưng nơi mà Jehovah Đức Chúa Trời các ngươi sẽ chọn ra từ giữa vòng tất cả các chi phái của các ngươi để đặt danh Ngài, làm nơi cư trú của Ngài, thì các ngươi sẽ tìm kiếm và đi đến đó” (Phục 12.5). Đây có phải là một mạng lịnh không? Theo một phương diện, nghe có vẻ như là một mạng lịnh, còn phương diện kia, họ phải tìm kiếm nơi Đức Chúa Trời đã chọn lựa.
Tôi đã nói: “Tốt nhất anh nên kiểm tra trong Kinh Thánh, sau đó anh có thể cho chính mình câu trả lời” Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời đã chọn Jerusalem và toàn thể dân chúng phải đi đến dâng của lễ. Không ai có sự chọn lựa khác. Nếu ai ở miền bắc, thì cũng phải đi đến Jerusalem. Nhưng sau đó vì tội lỗi của Salomon, dân chúng đã phân rẽ giữa Israel ở phương bắc và Judah ở phương nam. Ngày xưa, Jeroboam là vua của Israel. Ông đã nghĩ rằng, nếu toàn thể Israel đến Jerusalem và thờ phượng ở nơi đó, lòng họ sẽ quay trở lại cùng Đức Chúa Trời và cùng vua của Judah, họ sẽ hiệp nhất. Như vậy, ông sẽ mất đi vương quốc của mình. Vì lẽ đó, trong sự khôn ngoan của mình, ông đã sắp đặt một sự thờ phượng khác tại Bethel. Bethel là một cái tên tốt đẹp, nghĩa là “nhà của Đức Chúa Trời”. Ngoài ra ông cũng đã xây dựng tại Dan một sự thờ phượng khác, Dan nằm về hướng bắc. Dan có nghĩa là con rắn và không phải là một cái tên tốt đẹp. Jeroboam đã ở phương bắc, nên đi đến Dan. Ai sống ở phương nam trong vương quốc của ông, nên thờ phượng tại Bethel.
Giả sử anh em thuộc về dân Israel ngày xưa và những anh em khác tại Bethel mời anh em đi đến đó: “Hãy đến thăm viếng chúng tôi. Chúng tôi cũng thờ phượng Đức Chúa Trời ở đây, chúng tôi cũng giữ Lễ Vượt Qua. Chúng ta là anh em và tất cả cùng thuộc về dân Đức Chúa Trời. Anh không muốn thăm viếng chúng tôi và dự lễ một tuần ở đây hay sao?” Anh em trả lời như thế nào? Trong tình trạng này, nếu tôi nói cùng anh em: “Đừng đi đến đó”, có thể anh em quở trách tôi: “Anh quá hẹp hòi. Tất cả chúng ta là anh em, tại sao tôi không thể thuộc về dân của Đức Chúa Trời sao? Thậm chí ở đó có mười chi phái của Israel còn anh em ở Judah thì chỉ có hai chi phái. Ai có lý? Không phải đa số có lý sao?
Đây là một nguyên tắc quan trọng. Anh chị em ơi, Jerusalem có nghĩa là nơi mà Chúa, Đức Chúa Trời của anh em đã chọn lựa.  Chúng ta không có một sự chọn lựa riêng và tôi muốn xây dựng cho phần của tôi theo như điều mà Chúa đẹp lòng. Đây là tất cả những gì tôi có thể nói, và tôi biết điều này thì không khó khăn lắm.
Ngày nay Chúa xây dựng hội thánh như thế nào? Ngài đã kêu gọi những phe phái và bè phái khác nhau cùng sống chung phải không? Chắc chắn là không. Có bao nhiêu đền thờ trong Cựu Ước? Chỉ có một đền thờ. Bởi vì nguyên tắc này hỗ trợ cho sự hiệp nhất. Ngày nay có bao nhiêu hội thánh ở một địa phương? Chỉ có một hội thánh mà thôi. Điều này không hợp lý sao? Tình trạng trong Tân Ước có lẽ nào thấp kém hơn trong Cựu Ước? Điều này không thể được. Trong một hội nghị trước kia, chúng ta đã nói về điều này rồi, nhà của Đức Chúa Trời, tức đền thờ được xây dựng trên núi Moriah có nghĩa là: “Đức Chúa Trời đã chọn”, hoặc là “được nhìn thấy từ Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy nơi này và đã chọn lựa, khi Ngài đã nói cùng Abraham rằng ông phải đi đến đó để dâng con trai ông làm của lễ trên núi Moriah.
Tôi muốn rằng mọi thánh đồ gìn giữ nguyên tắc này trong lòng, tức là nguyên tắc mà chúng ta nhìn thấy Jerusalem. Chúng ta luôn luôn được hỏi rằng “một địa phương – một hội thánh” được chép ở đâu. Thật ra không có chỗ nào trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời rõ ràng rằng ở một địa phương chỉ nên có một hội thánh. Tôi nghĩ, điều này tùy thuộc vào người có mắt hay không để nhìn thấy lẽ thật này trong Kinh Thánh. Tôi đã khám phá thấy điều này được chép ở khắp nơi, từ trang đầu tiên cho đến Khải Thị. Adam và Eve– chỉ một người vợ và một người chồng. Ở đây tôi nhận biết nguyên tắc: “Một địa phương – một hội thánh”. Một lần nữa, dựa vào toàn bộ lịch sử của dân Israel, tôi nhìn thấy chỉ có một hội thánh ở một địa phương. Tương tự trong Tân Ước tiếp diễn  cho đến sách Khải Thị, nơi đề cập bảy hội thánh trong vùng Asia. Điều này được chép khắp nơi, và Đức Chúa Trời đã khải thị theo cách này để thử nghiệm lòng chúng ta. Hội thánh thì thật tuyệt vời và quan trọng như thế nào, nếu chúng ta đã nhìn thấy rồi. Làm thế nào chúng ta có thể xây dựng được hội thánh khác với nguyên tắc này? Thậm chí cho dù không có một câu đặc biệt nói: “Một địa phương – một hội thánh” làm thế nào chúng ta có thể xây dựng hội thánh theo cách khác? Nếu chúng ta thật sự đã nhận biết Jerusalem có nghĩa là gì, làm thế nào mỗi người còn có thể làm những gì mình muốn?
Tuy nhiên ngày nay, mỗi người xây dựng nhóm riêng hoặc giáo phái riêng của mình, thành lập trường Kinh Thánh riêng của mình hoặc công tác riêng của mình hoặc là hội thánh tư gia của mình. Từ Công Giáo đến Cải Chánh Giáo và những giáo phái khác nhau cho đến những nhóm tư gia nhỏ nhất luôn giống nhau: Mọi người làm những gì mình muốn. Đó là Babylon. Do đó lòng của chúng ta phải nắm bắt và xác định nguyên tắc này về sự chọn lựa duy nhất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã chọn lựa, và tôi làm theo sự chọn lựa của Đức Chúa Trời. Những gì người khác muốn làm, họ phải tự trả lời
Có thể một người nào đó nói cùng chúng ta rằng những phe phái thật sự “đã sanh” ra từ lâu rồi. Người ta không thể nào tuyên bố hủy bỏ các phe phái được nữa và vì lẽ đó đành phải thừa nhận nó. Nhưng về Ishmael, điều này thì thế nào? Ông chẳng phải đã sanh ra và Đức Chúa Trời đã không thừa nhận ông phải không? Abraham cầu xin Đức Chúa Trời tiếp nhận Ishmael, sau khi ông được sanh ra, nhưng Đức Chúa Trời đã nói: “Không!” Một số người có thể phản bội. Thậm chí Bethel là một thực tại đã có từ lâu rồi và ngoài ra người ta còn thờ phượng ở nơi đó cũng như trong Jerusalem, và thật sự là Đức Chúa Trời hiện hữu khắp nơi. Chúng ta thường được hỏi Đức Chúa Trời  có hẹp hòi hay không: “Các tín hữu trong mỗi nhóm đó cũng không thuộc về dân Đức Chúa Trời sao?” Có chứ! “Họ cũng không yêu Đức Chúa Trời và về căn bản họ không làm giống như chúng ta sao?” Chắc chắn có. “Vậy thì, điều gì đã ngăn trở anh đi đến đó? Ít nhất chúng ta có thể có sự tương giao. Anh có hẹp hòi không?” Về những câu trả lời như thế, tôi chỉ có thể tra lời: “Đức Chúa Trời  đã chọn Jerusalem”. Sau đó có thể quở trách tôi: “Người anh em  ơi, anh không có tình yêu thương những Cơ Đốc nhân khác sao?” Có chứ, chúng ta yêu thương họ. Nhưng yêu thương họ nhất định không có nghĩa đi đến với họ, vào trong nhóm của họ. Jerusalem là sự chọn của Đức Chúa Trời! Nếu anh yêu Chúa và chỉ muốn làm những gì đẹp lòng Ngài, vậy thì hãy đến Jerusalem. Đức Chúa Trời rất rộng lượng, không ép buộc ai, nhưng đừng quên, khi Ngài trở lại, Ngài sẽ thẩm phán mõi người theo những gì mà người đó đã làm
LẬP TRƯỜNG GÌN GIỮ SỰ HIỆP NHẤT
(1 Vua 12:26-27; Thi 122; 147:2)
Đức Chúa Trời không chỉ chọn lựa nơi này cho chính Ngài, là nơi Ngài  cư ngụ và là điều làm đẹp lòng ngài, nhưng Ngài cũng đã nghĩ đến dân Ngài, dân ấy không được phép chia rẽ và sự hiệp nhất có thể gìn giữ trên lập trường này. Nơi này được ban cho chúng ta để duy trì sự hiệp nhất cách thực tiễn. Anh chị em ơi, sự hiệp nhất rất quan trọng, tôi không chỉ nói về sự hiệp nhất bên ngoài mà cũng nói về sự hiệp nhất trong lòng. Lập trường của sự hiệp nhất mà chúng ta đang nói đến không chỉ là nơi chốn bên ngoài. Nói cho cùng, điều này hoàn toàn có thể xảy ra: lúc anh em đến với một hội thánh và hoan nghênh rằng ở mỗi một địa phương chỉ được phép có một hội thánh; nhưng với các anh chị em thì anh em không là một. Sự hiệp nhất không phải là điều gì đó bên ngoài mà là bản chất bên trong. Nếu chúng ta đến với lập trường của sự hiệp nhất, thì chúng ta cũng phải sẵn sàng bên trong là hiệp một với các anh chị em. Nhưng sự hiệp nhất bên trong này cần có sự sống và lẽ thật, từ điều này, sự hiệp nhất sẽ phát sinh. Anh chị em ơi, chúng ta phải tuyệt đối nhìn thấy rằng sự hiệp nhất này không chỉ tóm gọn trong một khẩu hiệu: “Halellujah ngợi khen Chúa, chúng ta là một!” Không phải vậy, cần phải có một sự nhìn thấy trong linh.
“Tôi vui mừng khi họ nói với tôi rằng: Chúng ta hãy đi đến nhà Jehovah. Hỡi Jerusalem, chân chúng ta đang đứng bên trong các cổng của ngươi. Jerusalem đã được xây dựng như một thành phố được kết chặt với nhau: Nơi mà các chi phái đi lên, các chi phái của Jehovah – một tục lệ [hay chứng cớ] cho Israel – để cảm tạ danh Jehovah. Vì tại đó các ngai được thiết lập cho sự thấm phán, các ngai của nhà David. Hãy cầu nguyện cho sự hòa bình của Jerusalem. Những kẻ yêu ngươi sẽ được thịnh vượng” (Thi 122:1-6)
“Vì cớ anh em tôi và các bạn đồng hành của tôi, bây giờ tôi sẽ nói: Nguyện sự hòa bình ở bên trong ngươi. Vì cớ nhà của Jehovah Đức Chúa Trời chúng ta, ta sẽ tìm kiếm sự tốt lành của ngươi” (Thi 122:8-9)
Tất cả chúng ta hãy để qua một bên những gì muốn chia cắt sự hiệp nhất này khi chúng ta đến nhà của Chúa. Tôi cũng thường tự nói với chính mình rằng chúng ta không chỉ có sự “thực hành” hiệp nhất, bởi đó chúng ta phô trương sự hiệp nhất, dù chúng ta không thật sự hiệp nhất. Tôi thường được nghe: “Ngay lúc này chúng ta là một!” Tuy nhiên điều này chỉ là sự hiệp nhất bên ngoài mà không có sự hiệp nhất bên trong
SỐNG TRONG SỰ HÒA BÌNH, DẠY SỰ HÒA BÌNH
VÀ ĐƯỢC LẬP NỀN TRONG SỰ HÒA BÌNH
Một số từ điển dịch Jerusalem là: Dạy sự hòa bình, tạo điều kiện phát triển sự hòa bình. Điều này có nghĩa là hành động tích cực. Dễ dàng để nói Jerusalem có nghĩa là hòa bình. Nhưng khi chúng ta đến Jerusalem, chúng ta phải khích lệ sự hòa bình. Ở đây chúng ta sống trong sự hòa bình, ở đây chúng ta tạo điều kiện phát triển sự hòa bình, và thành phố được lập nền trên sự hòa bình. Hòa bình thì tuyệt diệu. Paul đã nói rằng trong hội thánh, chúng ta không có thói quen tranh cãi (1 Cor 11:16). Xin anh em đừng tranh cãi trong nhà Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta tranh cãi với nhau trong nhà của Chúa thì thật tai hại, bởi vì chúng ta ở đây, tức trong Jerusalem, ở đây chúng ta dạy dỗ sống trong sự hòa bình. Đừng làm những gì tạo nên sự bất ổn, bởi vì đó là điều làm tổn hại anh em, tổn hại các thánh đồ, và tổn hại cho Chúa. Sự hòa bình trong nhà Chúa thật vô giá. Đừng đem vào hội thánh những gì tạo nên sự chia rẽ, sự bất ổn, hay là sự bất an; nó có thể là một sự dạy dỗ đặc biệt hoặc là những phương pháp thực hành mà anh em muốn đưa vào cách triệt để. Hãy để hội thánh ở trong sự yên nghỉ, hội thánh cần có sự hòa bình. Đương nhiên sự hòa bình của chúng ta trong hội thánh được lập nền trên sự công nghĩa, trên lẽ thật, và cũng trên tình yêu. Ba điều này nối kết với nhau dẫn đến sự hòa bình; đó chính là sự hòa bình mà chúng ta muốn có trong nhà của Chúa.
“Trong những ngày đó, Judah sẽ được cứu; Jerusalem sẽ cư trú trong sự an ninh; danh nó sẽ được gọi là Jehovah sự công nghĩa của chúng ta” (Jer. 33:16)
“Jehovah nói rằng: Ta đã xây lại cùng Zion, và Ta sẽ cư trú bên trong Jerusalem; Jerusalem sẽ được gọi là thành phố của lẽ thật và núi của Jehovah vạn quân sẽ được gọi là Núi Thánh” (Zech 8:3)
Cuối cùng Jerusalem sẽ mang nhiều danh tuyệt diệu. Nó sẽ được gọi là “Ngai của Đức Chúa Trời”, “Đức Chúa Trời sự công nghĩa của chúng ta” và “Thành phố của lẽ thật” (hoặc sự chân thật). Jerusalem thì đầy dẫy sự hòa bình, đầy dẫy sự công nghĩa, và ở giữa có ngai của Đức Chúa Trời.
PHONG PHÚ VỀ SỰ SỐNG VÀ ÂN ĐIỂN
BỞI THÁNH LINH TRONG GIAO ƯỚC MỚI
(Gal 4:22-31)
Trong Jerusalem, chỉ có đầy ân điển. Tất cả những gì mà Đức Chúa Trời đã hứa cùng chúng ta trong giao ước mới, bởi Thánh Linh được ban cho chúng ta trong Jerusalem, sông nước sự sống tuôn chảy ở đây, cây sự sống, và toàn bộ sự phong phú của Đức Chúa Trời, tức là tất cả những gì mà Ngài muốn ban cho chúng ta trong giao ước mới, đều tìm được ở đây, trong nhà của Chúa. Đây là Jerusalem ở trên cao, chính là giao ước mới. (Gal 4:26)
“TRONG LINH”– MỘT ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI THỰC TẠI
VÀ SỰ LUYỆN TẬP NGÀY NAY
“Còn giờ sắp đến, và đó là bây giờ, khi những kẻ thờ phượng thật sẽ thờ phượng thật sẽ thờ phượng Cha trong linh và tính chân thật, vì Cha cũng tìm những người như vậy để thờ phượng Ngài. Đức Chúa Trời, và những người thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong linh và tính chân thật” (John 4:23-24). Đối với chúng ta, Jerusalem trở thành  thực tại có kinh nghiệm được cách chủ quan, nếu chúng ta sống trong linh. Trong thời đại  của giao ước mới, thực tại của Jerusalem hiện diện trong linh chúng ta. Vì lẽ đó, chúng ta phải sống trong linh. Jerusalem của giao ước mới không còn được nói đến như nơi chốn thuộc vật lý, là Jerusalem tại Palestine nữa. Nếu không phải như vậy, tất cả chúng ta phải đi đến đó. Ngược lại, Chúa phán trong linh chúng ta, thực tại của mọi nguyên tắc thuộc Jerusalem ngày nay hiện diện trong linh. Do đó, chúng ta phải hoàn toàn sống trong linh cách thực tiễn
Tiếc rằng, một số người bóp méo sự thật này và nói rằng, mọi nguyên tắc được khải thị về Jerusalem ngày nay không còn giá trị nữa, bởi vậy  Chúa đã nói những người thờ phượng thật không còn thờ phượng tại Jerusalem nữa. (John 4). Họ tưởng rằng ngày nay tự động chúng ta sẽ ở trong linh và mỗi người có thể làm những gì mình muốn. Nhưng đó không phải là Jerusalem mà là Babylon. Ở trong linh không có nghĩa là chúng ta có thể làm những gì mình muốn mà là chúng ta thực hành tính chân thật của mọi nguyên tắc thuộc Jerusalem ngày nay bởi linh của chúng ta. Đó là ý nghĩa thật của JerusalemZion.
Có một chỗ, Jerusalem cũng được gọi là Ariel– sư tử của Đức Chúa Trời (Isa 29:1-2). Hãy thận trọng và đừng đi chung quanh hội thánh như đi chung quanh một con mèo nuôi trong nhà! Hội thánh là sư tử của Đức Chúa Trời. Jerusalem gầm thét như sư tử chống lại Satan, chống lại quyền lực tối tăm, chống lại mọi kẻ thù của Chúa

Jerusalem thì tuyệt vời. Tôi hy vọng rằng mọi người chúng ta xây dựng thành phố này. Ngày nay, trong nhiều thành phố, Đức Chúa Trời cần những hội thánh như vậy. Chẳng bao lâu nữa, Chúa sẽ trở lại.