Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Tân Jerusalem -9

Beautiful rhododendron flowers and Bucura mountain lakes,Retezat mountains,Romania Royalty Free Stock Photography

NHỮNG NGUYÊN TẮC THUỘC LINH VÀ NHỮNG
NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA JERUSALEM MỚI –
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NẾP SỐNG HỘI THÁNH
ĐỊA PHƯƠNG THỰC TIỄN NGÀY NAY (7)

THÀNH PHỐ CÓ MƯỜI HAI CỔNG (1)
(John 10:7,9); 14: 6b; 3:3,5; Eph. 2:18: Roma 5:2; Pet. 1:10-11)


Bức tường có mười hai cổng, điều này thật tuyệt vời. Ở mỗi phía đều có 3 cổng, phía bắc, phía nam, phía đông và phía tây. Về một phương diện, không phải mọi điều đều có thể vào trong hội thánh, còn phương diện kia, không có một nhóm Cơ Đốc nào rộng mở hơn là hội thánh. Không ai bước vào hội thánh mà phải ký một bản tuyên xưng đức tin hoặc đăng ký danh sách thành viên. Chẳng ai bị bắt buộc dâng một phần mười hàng tháng. Các trưởng lão không thi hành sự kiểm soát về những quyết định cá nhân của các anh chị em, nhưng đáng tiếc là điều này lại có trong nhiều nhóm Cơ Đốc. Không có những điều kiện để trở thành một chỉ thể của hội thánh, ngoại trừ một người được tái sanh. Người ấy thậm chí không phải đồng ý về mọi giáo lý và những sự thực hành của hội thánh. Không phải nói tiếng lạ, cũng không phải có đức tin nơi một sự dạy dỗ cụ thể nào. Cũng không cần phải đồng ý với nguyên tắc chỉ được phép có một hội thánh ở một địa phương. Nhưng mặt khác, chúng ta sẽ không cho phép ai cướp khỏi chúng ta lẽ thật vê lập trường của hội thánh. Mọi người được phép chuyển động tự do trên lập trường của sự hiệp nhất, nhưng đừng tấn công lẽ thật hoặc mang điều gì tầm thường vào trong hội thánh. Hội thánh rất cởi mở cho tất cả những ai không có âm mưu làm điều gì ác, người ấy cũng có thể quay trở lại mà không cần ký tên. Vậy thì hội thánh không cởi mở lắm sao? Hội thánh không chỉ có một cổng mà là mười hai cổng.
BA CỔNG TẠI MỖI HƯỚNG Ở TRÊN TRỜI
Zion có ba cổng ở mỗi hướng. Số ba biểu thị cho Đức Chúa Trời tam nhất. Ngài là lối vào trong Jerusalem mới. Ai không được tái sanh, thì không được vào trong thành phố này. Chúa Jesus đã nói cùng Nicodemus: “Ta nói cùng ngươi: nếu người nào không sanh bởi nước và Linh, thì không thể vào trong vương quốc Đức Chúa Trời” (John 3:5). Cổng này là cổng thiên thượng, người ta có thể được sinh vào trong nhờ nước và Linh. Đức Chúa Trời cho phép con đường dẫn vào Jerusalem mới và lối vào này nhờ toàn bộ cộng tác của Ngài. Không có con đường khác để vào trong hội thánh. Vì lẽ đó, chúng ta cũng không cần danh sách thành viên, bởi vì danh sách thành viên của hội thánh là quyển sách sự sống ở nơi Đức Chúa Trời. Danh sách điện thoại của hội thánh thì không phải là danh sách thành viên, đây là vì mục đích liên hệ và tương giao với nhau.
Không chỉ có một cổng mà có tới ba cổng tại bốn hướng trên trời. Số bốn biểu thị cho toàn cõi sáng tạo và nó bày tỏ cho thấy rằng hội thánh ở đây dành cho toàn cõi sáng tạo, không chỉ dành cho con người. Toàn cõi sáng tạo mong đợi sự hiển lộ của các con Đức Chúa Trời (Roma 8:19), và nếu hội thánh được hoàn hảo, cõi sáng tạo sẽ vui mừng. Hội thánh thật tuyệt vời nếu hội thánh được xây dựng theo kiểu mẫu thiên thượng. Nhưng nếu chúng ta không xây dựng hội thánh theo khuôn mẫu thiên thượng, khi Chúa trở lại, các công tác của chúng ta chỉ dành cho sự thiêu đốt.
Con đường duy nhất dẫn vào thành phố chính là Đức Chúa Trời tam nhất. Chúa đã  phán: “Ta là cánh cửa” (John 10:7). Chúng ta vào trong hội thánh bằng cánh cửa nào? Không phải bởi cánh cửa kính dẫn đến phòng nhóm, bởi vì tòa nhà này không phải là hội thánh mà chỉ là nơi nhóm lại của hội thánh. Cánh cửa duy nhất vào trong hội thánh là Chúa, và mỗi người muốn đi vào trong hội thánh, đều phải đi xuyên qua cánh cửa này.  Người đó phải được sinh vào trong bởi Linh và để mọi điều cũ kỹ ở bên ngoài. Những gì có nguồn gốc từ Ai Cập, xác thịt, bản ngã, phải ở lại trong biển Đỏ, ở trong nước. Thánh Linh là cánh cửa ở trong Jerusalem mới, và nếu chúng ta không được sinh từ Linh, chúng ta không thể vào trong.
Nhưng Chúa Jesus không chỉ là cánh cửa mà cũng là con đường đến Cha. Nếu chúng ta bước vào bởi Ngài, chúng ta sẽ đến cùng Cha, vì Chúa Jesus phán: “Ta là đường đi, thực tại và sự sống; không ai đến được với Cha ngoại trừ qua Ta.” (John 14:6).
Mười hai Thiên Sứ Ở Nơi Cổng
(Heb. 1:13-14; Math. 18:10)
Tại các cánh cửa của lối đi dẫn vào phòng nhóm có những bảng chỉ dẫn ở chỗ người gác cửa, nhưng ở đây cũng có những người gác cửa không nhìn thấy được. Chúng ta thường không nói điều này, nhưng với sự chắc chắn, ở đây rất có nhiều tạo vật không nhìn thấy được. Tôi không ám chỉ những tạo vật ác, ma quỷ, những quyền lực tối tăm, nhưng tôi nói về mười hai thiên sứ ở nơi mười hai cổng. Mặc dù tôi không nhìn thấy họ, nhưng họ có ở đây và canh phòng chúng ta. “Elisha cầu nguyện rằng: Jehovah ôi, xin mở mắt người đầy tớ, ông ta thấy núi đầy những ngựa và xe bằng lửa ở xung quanh Elisha’’ (2 Vua 6:17) không cần phải lo lắng, bởi vì ông biết rằng các thiên sứ là những linh sẵn sàng phục vụ trên ông. Họ bảo vệ chúng ta, phục vụ và giúp đỡ chúng ta một cách âm thầm, và vì chúng ta biết điều này, chúng ta có thể ngủ ngon. Chúng ta không biết những linh sẵn sàng phục vụ này thường giúp đỡ chúng ta biết bao! Chúng ta ngợi khen Chúa về sự phục vụ của họ. Các thiên sứ cũng có phần tại thành phố thiên thượng. Họ bảo vệ thành phố và canh gác không cho điều gì tầm thường đi vào trong đó. Vì cớ đó chúng ta có thể tin cậy Chúa hoàn toàn.
Tên Của Mười Hai Chi Phái Israel
Được Viết Ở Trên Các Cổng
Bởi mười hai tên này chúng ta nhận biết rằng Jerusalem mới là một thành phố thuộc về cả cõi vũ trụ, là thành phố mà Đức Chúa Trời đã xây dựng trải suốt mọi thời đại. Abraham, Isaac, Jacob với mười hai chi phái của Isarel ở thành phố, và những lớp đá nền là mười hai  sứ đồ, là những người đại diện cho mọi thánh đồ của giao ước mới.
Sự Cứu Rỗi Đến Từ Người Do Thái
(John 4:22; Roma 3:1-2; 9:4-5)
Thành phố có mười hai cổng, và tên của mười hai chi phái được viết trên các cổng, vì sự  cứu rỗi đến từ người Do Thái (John 4:22). Người Do Thái có đặc quyền trong thời kỳ của giao ước cũ, như Paul làm chứng trong thu Roma, bởi vì sấm ngôn của Đức Chúa Trời được ủy thác cho họ (Roma 3:1-2; 9:4-5). Phần lớn những gì mà ngày nay chúng ta biết về kế hoạch của Đức Chúa Trời đều đã được chép trong Cựu Ước. Chúng ta cảm tạ Chúa về sự kiện rằng toàn bộ lịch sử của Cựu Ước được thực hiện đúng như trong Kinh Thánh. Chúng ta ngợi khen Chúa về tất cả những gì Ngài đã thực hiện trong Cựu Ước nhưng thời kỳ của Cựu Ước đã qua rồi và ngày nay chúng ta sống trong thời kỳ Tân Ước
QUY ĐỊNH GIỐNG NHƯ QUI ĐỊNH TRONG EZEKIEL
(48:31-34)
Việc tái thiết đền thờ được tường thuật trong Ezekiel, và các cổng được đặt tên theo hai chi phái Israel. Phía bắc là con trưởng, Ruben, sau đó – không theo tuổi tác – Judah – và Levi, phía đông là Joseph, Bennjamin và Dan, phía nam là Simeon, Issachar và Zebulun, hướng tây Gath, Asher và Naphtali. Theo thứ tự của các tên được đặt, chúng ta có thể khẳng định rằng có một nguyên tắc nào đó. Hướng bắc và hướng nam có các con của Leah; hướng đông các con của Rachel; Naphtali và Dan được sanh ra bởi người tớ gái của Leah; Asher và Gath là con của người tớ gái của Rachel. Thứ tự đầu tiên sắp xếp theo liên hệ gia đình, theo cùng người mẹ. Bên cạnh đó còn có một nguyên tắc theo thứ tự thứ hai, đó là một người lớn tuổi và hai người trẻ tuổi luôn luôn được đặt kế bên nhau, thí dụ như Joseph và Benjamin là người con thứ mười hai và mười một bên cạnh người anh của họ là Dan. Tương tự, chúng ta nhìn thấy ở Zebulun và Issachar, là người con thứ mười và thứ chín, ở bên cạnh Simeon là người con thứ hai, và trật tự này lặp lại ở Gath là người con thứ bảy và Asher là người con thứ tám, bên cạnh Naphtali là người con thứ sáu. Điều này rất có ý nghĩa đối với sự xây dựng của Đức Chúa Trời, bởi vì vấn đề chủ yếu ở đây không chỉ là việc con người được cứu mà còn được xây dựng vào trong thành phố. Sự cứu rỗi chỉ là lối vào của chúng ta trong thành phố, nhưng sau đó chúng ta phải được xây dựng ở đây.
Tất cả chúng ta phải có mục đích này trước mắt mình. Nhiều người tin chỉ muốn được cứu nhưng không muốn được xây dựng, họ muốn tiếp tục quyết định cuộc đời riêng của mình và tự hài lòng với việc nghe một sứ điệp vào ngày chủ nhật. Nhưng kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho họ là công trình xây dựng Zion, và trước tiên chúng ta cần một mối liên hệ thuộc linh lẫn nhau về điều này. Tiêu chuẩn đầu tiên về quy định các cổng được sắp xếp theo người mẹ, vì tại đó những anh em được liệt kê có cùng một người mẹ, mối liên hệ của họ với nhau được xác định đặc biệt chặt chẽ. Công trình xây dựng của hội thánh đòi hỏi một mối liên hệ sự sống bên trong với nhau. Vì vậy, chúng ta không được cứ xa lạ với nhau mãi
Sau đó chúng ta nhìn thấy mỗi một người lớn tuổi bên cạnh hai người trẻ tuổi, và điều này là lời chỉ dẫn rõ ràng về sự chăn dắt trong hội thánh. Người lớn tuổi phải thường xuyên chăm lo cho người trẻ tuổi. Thật không tốt nếu những người đã ở lâu trong hội thánh chỉ chăm lo cho sự vui thỏa và sự tăng trưởng của riêng mình. Mỗi người lớn tuổi trong hội thánh cần một tấm lòng dành cho người trẻ và mong muốn chăn dắt họ. Và những người trẻ không được phép nói: chúng tôi không cần những anh chị em lớn tuổi ở trong sự tương giao của chúng tôi. Quy định của Đức Chúa Trời là hai người trẻ tuổi bên cạnh một người lớn tuổi. Những người lớn tuổi nên giúp đỡ những thanh niên, ngược lại những thanh niên phải tôn trọng những người lớn tuổi. Thậm chí, đó là nhiệm vụ của các trưởng lão trong hội thánh, theo cách này, họ thực hiện chức vụ  giám mục của mình. Chỉ như vậy, công trình xây dựng thành phố mới có thể diễn ra và bức tường được nâng lên cao. Ai có thể tìm thấy được một sự sắp xếp tốt hơn là sự sắp xếp của Đức Chúa Trời.
THÀNH PHỐ CÓ MƯỜI HAI CỔNG (2)
(John 10:7,9; 14:6b; 3:3,5; Eph. 2:18; Roma 5:2; 2 Pet 1:10-11)
Trong lời Chúa, bởi Thánh Linh, Ngài ban cho chúng ta sự chỉ dẫn chính xác về toàn bộ kế hoạch của Ngài. Ngài không nhường cho ý tưởng riêng của chúng ta một chi tiết nào, bởi vì kết quả của công trình này là một thành phố đến từ thiên thượng. Nếu Chúa mở mắt và ban cho chúng ta ân điển, chúng ta sẽ nhận biết rằng Ngài luôn ban cho chúng ta lời hướng dẫn rõ ràng và chính xác tại mỗi thời điểm, chúng ta phải xây dựng Zion như thế nào. Chúng ta đừng chỉ đọc những câu về Jerusalem mới vì tò mò và thích thú về thần học, nhưng vì chúng ta muốn học cách xây dựng hội thánh theo sự chỉ dẫn của Đức Chúa Trời.
Sáng hôm nay, chúng ta nhìn thấy mười hai cổng với các tên của mười hai chi phái Israel. Trong toàn bộ các thư tín, Đức Chúa Trời đã chỉ cho chúng ta thấy các tên này được sắp xếp như thế nào, vì công tác chính yếu là xây dựng thành phố của Ngài. Ba cổng ở mỗi phía chỉ cho chúng ta thấy rằng chẳng có điều gì hơn là chính Đức Chúa Trời tam nhất là lối vào trong hội thánh. Khi Chúa Jesus sống trên đất này, Ngài đã không sử dụng bất kỳ phương pháp nào để lôi kéo con người đến cùng Ngài. Ngài cũng không sợ rằng con người có thể lìa bỏ Ngài. Khi Ngài nói lẽ thật cho người thanh niên giàu có, người ấy bỏ đi và buồn rầu. Ngài không tìm cách giữ người ấy lại, bởi vì Ngài biết rằng: chỉ người nào mà Cha đem đến thì mới ở lại với Ngài. Ngài đã phán: “Không ai có thể đến với Ta trừ phi Cha là Đấng đã sai Ta, kéo người ấy đến; và Ta sẽ khiến người ấy sống lại và ngày sau rốt” (John 6:44). Điều này có nghĩa Cha là lối vào, và ai đến cùng Chúa Jesus, thì bởi Cha mà đến với Ngài. Chúng ta đừng nên tìm cách thuyết phục con người bằng bạo lực hoặc lừa gạt. Điều đó chẳng khác nào trèo tường thay vì đi qua cửa. Không có ai vào hội thánh mà chẳng bởi do Cha Con và Linh.
Chúa phán cùng Nicodemus rằng nếu không có sự sinh lại, ông không thể vào vương quốc, cho dù ông là một người thông minh và đầy kinh nghiệm. Và chúng ta đọc nơi Paul: “Vì qua Ngài chúng ta cả hai đều có lối vào với Cha trong một Linh” (Eph. 2:18). Duy bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời, chúng ta có lối vào dẫn đến ân điển. Nếu chúng ta làm cho lối vào này rộng hơn bởi bất kỳ phương pháp nào, điều ấy chắc chắn dẫn đến sự bại hoại. Tại Babylon mọi sự đều có thể, vì tại nơi đó, có nhiều cánh cửa được thêm vào. Nhưng trong Jerusalem mới, chỉ có mười hai cổng, mỗi hướng ba cổng. Thậm chí nếu mọi điều không làm hài lòng con người, chúng ta vẫn chọn con đường của Đức Chúa Trời và không muốn làm nó rộng hơn điều đã chép. Nếu chúng ta không thể có được một người bởi lẽ thật, Chúa và Thánh Linh, thì cũng không có con đường nào khác dành cho chúng ta. Jerusalem mới không có mười ba cổng mà chỉ có mười hai.
Công Trình Xây Dựng Thực Tiễn
Sự sắp xếp mười hai tên của các chi phái Israel trên các cổng chỉ cho chúng ta thấy đường lối của Đức Chúa Trời  đối với công trình xây dựng. Chúng ta không chỉ rao giảng phúc âm để người ta được sinh lại, nhưng chúng ta theo đuổi mục đích là những người này được đem vào trong thành phố và được xây dựng. Sau khi một người vào trong hội thánh bởi một cánh cổng, người đó thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời, bởi vì ở đây chúng ta có một mối liên hệ tuyệt vời của sự sống và tình yêu trong Đấng Christ với nhau trong tình yêu đó chúng ta được xây dựng. Thư tín Epheso chỉ cho chúng ta thấy rằng Thân Thể tự xây dựng trong tình yêu và nó được bày tỏ qua mối liên hệ của chúng ta trong nếp sống hàng ngày. Tôi hy vọng mọi anh chị em dâng mình để chăm sóc những người mới trong tình yêu. Điều này hoàn toàn bình thường trong một gia đình. Khi Leah có một đứa con, đương nhiên những anh chị em lớn hơn sẽ chăm sóc đứa em nhỏ. Mối liên hệ trong hội thánh là mối liên hệ của sự sống, vì tất cả chúng ta có cùng một người mẹ: “Còn Jerusalem ở trên là tự do, tức là mẹ của chúng ta” (Gal 4:26). Chúng ta đã nhận được cùng một sự sống và chúng ta yêu thương nhau. Nếu một người đi qua một cổng ở hướng bắc, thì ba chi phái ở đó chịu trách nhiệm chăm sóc người đó. Một người được cứu bởi sự rao giảng phúc âm của anh em và đã đi qua cổng nơi anh em, đương nhiên anh em phải chăm sóc người đó. Chúng ta không cần một nhóm người phục vụ chỉ lo chăm sóc người đó. Không người nào được phép chỉ rao giảng phúc phúc âm rồi sau đó gởi người mới vào hội thánh để cho người khác chăm sóc người đó. Điều này không bình thường. Không  có người mẹ nào sinh con trong thế giới, rồi giao nó cho hàng xóm nuôi. Nếu tôi đem một người đến với Chúa, tôi sẽ không chăm sóc người đó bởi tinh thần trách nhiệm mà là trên nền tảng của mối liên hệ sự sống và tình yêu. Chúng ta học được điều này từ sự sắp xếp của các cổng ở nơi bức tường
Hai Người Trẻ Tuổi Và Một Người Lớn Tuổi
Trong thành phố này, những người lớn tuổi phải chăm sóc những người trẻ, bởi vì người lớn tuổi chỉ có một nhưng có tới hai người trẻ. Tôi không hy vọng những anh em lớn chỉ gặp gỡ nhau mà quên đi các thanh niên. Các thanh niên cần được chăn dắt. Các thanh niên phải thường xuyên cùng nhau đến tương giao, và đồng thời những người lớn tuổi chăn dắt họ và giúp đỡ họ tiến lên. Đây là đường lối của Chúa. Trong hội thánh không được phép có sự phân rẽ giữa những người lớn tuổi và những người trẻ, nhưng có một bầu không khí hòa hợp cai trị trong nhà của Chúa.
Số hai trong Kinh Thánh là một con số biểu thị cho chứng cớ. Mọi người trẻ tuổi nên học tập làm chứng cớ cho Chúa mọi nơi, bởi vì điều này rất có ích cho họ.
Mười hai Cổng là Mười hai Viên Ngọc Trai –
Mỗi  Cổng Là Một Viên Ngọc Trai
Nếu một hạt cát làm tổn thương bên trong một con trai, thì dịch tiết của nó, từng lớp từng lớp bao bọc hạt cát lại, và theo thời gian, một hạt ngọc trai quý giá, tuyệt đẹp xuất hiện. Đây là hình bóng về công tác cứu chuộc trọn vẹn của Chúa Jesus Đấng Christ. Chúa muốn giải cứu mọi người đi vào trong thành phố bởi Cha đến cực điểm; Ngài không làm việc nửa chừng: «Cho nên Ngài cũng có thể cứu rỗi những người ra trình diện với Đức Chúa Trời qua Ngài đến cực điểm, vì Ngài luôn sống để cầu thay cho họ» (Heb. 7 :25). Được cứu đến cực điểm có nghĩa là Chúa công tác trên chúng ta lâu dài cho đến khi Ngài có được viên ngọc, cũng như linh, hồn, và thân thể chúng ta được cứu trọn vẹn. Ngài muốn thánh hóa chúng ta từ lúc khởi đầu đến cuối cùng cho đến khi viên ngọc này xuất hiện. Nếu điều này không diễn ra trong thời kì ân điển, thì nó sẽ diễn ra trong vương quốc thiên hi niên. Trong mọi trường hợp, Đức Chúa Trời sẽ làm điều này, bởi vì công tác cứu rỗi của Ngài là trọn vẹn.
Tuy nhiên, một viên ngọc trai thật không xuất hiện chỉ bởi một ngày. Hạt cát phải lưu lại trong con trai một khoảng thời gian, trước khi một thực chất quý giá được hình thành. Nhã Ca nói rằng chúng ta ở trong kẻ nứt nhỏ của vầng đá. So sánh một kẻ nứt của vầng đá với con trai thì rất tốt. Chúa là Vầng Đá, Đấng bị tra tấn ở thập tự giá, hầu cho nước có thể chảy ra. Chúng ta hãy học tập ở lại trong sự chết của Ngài- trong kẽ nứt của vầng đá và ở trong con trai. Bởi vì chúng ta đã được chôn bởi baptism, giờ đây chúng ta ở lại trong mồ mả. Với thời gian, anh em sẽ nhận thấy một lớp óng ánh xà cừ tăng trưởng theo từng lớp và viên ngọc trai xuất hiện. Nếu chúng ta ở lại trong con trai, trong sự chết của Chúa, chúng ta sẽ giống Paul – tù nhân trong Đấng Christ. Nơi đó Ngài xử lý chúng ta, hầu cho công tác cứu chuộc của Ngài trọn vẹn nơi chúng ta. Mỗi cổng là một viên ngọc trai duy nhất. Thật là một công trình trọn vẹn.
THÀNH PHỐ CÓ MƯỜI HAI LỚP ĐÁ NỀN
(Eph. 2 :20-22)
«Tường thành có mười hai nền, và trên đó có mười hai tên mười hai sứ đồ của Chiên Con» (Khải 21 :14). «Các lớp nền của tường thành đã được trang sức bằng mọi loại đá quí; lớp nền thứ nhất là bích ngọc; thứ hai là sapphire; thứ ba là lục mã não; thứ tư là lục bửu thạch, thứ năm là hồng mã não; thứ sáu là hồng bửu thạch; thứ bảy là hoàng bích tỷ; thứ tám là thủy thương ngọc; thứ chín là hồng bích tỷ; thứ mười là phỉ thủy ngọc; thứ mười một là xích ngọc; thứ mười hai là tử bửu thạch»  (Khải 21 :19-20).
Trên Những Lớp Nền Ghi Tên
Mười Hai Sứ Đồ Của Chiên Con
(Matt 10 :2-4 ; Công 1 :20-26)
Tên của mười hai sứ đồ trên lớp đá nền bày tỏ rằng nền tảng của thành phố này là giao ước mới. Nền tảng của thành phố tuyệt vời này được lập trong Giao Ước Mới. Chúng ta thường nói rằng Chúa là nền tảng duy nhất. Paul đã nói : «Vì không ai ó thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, tức là Jesus Đấng Christ» ( 1 Cor 3 :11). Jesus Đấng Christ là nền của hội thánh. Nhưng trên các lớp đá nền của thành phố này ghi tên của mười hai sứ đồ. Điều này không kỳ lạ sao, vì không phải Chúa tuyệt đối là đá nền sao ?
Những Điều Kiện Để Làm Đá Nền
Khi Chúa sống trên đất, Ngài đã chọn mười hai sứ đồ. Sau khi Ngài chọn họ, Ngài bày tỏ cho họ biết rằng Ngài sẽ đi đến thập tự giá, rồi sẽ sống lại và lên ngai. Tuy nhiên, các sứ đồ muốn Chúa ở lại bên họ. Nhưng Chúa đã nói rằng Ngài phải đi. Con đường của Chúa là đi đến thập tự giá, sống lại và sau đó vào trong mười hai sứ đồ và công tác với họ. Điều kiện để họ được trở thành đá nền không phải là tài năng đặc biệt nào đó, mà là họ phải ở với Chúa Jesus. Do đó, về sự lựa chọn các sứ đồ, cần thiết phải có một người thay chỗ của Judas Iscariot: «Vì vậy, cần có người luôn đồng hành với chúng ta lúc Chúa Jesus còn ra vào giữa vòng chúng ta, khởi đầu từ baptism của John cho đến ngày Ngài được cất lên khỏi chúng ta, một trong những người đó phải cùng chúng ta trở nên chứng nhân cho sự phục sinh của Ngài» (Công 1:21-22). Điều kiện quan trọng nhất là người anh em này đã biết Chúa và chức vụ của Ngài cách cá nhân. Anh ấy đã được nghe tất cả các lời của Ngài, cũng như các lời mà Chúa đã chỉ nói với các môn đồ của Ngài. Anh ấy cũng đã nhìn thấy Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá như thế nào, và là một chứng nhân cho sự phục sinh và sự thăng thiên của Đấng Christ. Một chứng nhân không cần tài năng, mặc dù ngày nay người ta thường coi trọng điều này giữa vòng các Cơ Đốc nhân. Các anh em đừng mù quáng bởi tài năng. Điều được công nhận trước mặt Chúa là các sứ đồ có biết Ngài và ở với Ngài hay không. Ngài đã thể hiện sự tin cậy nơi mười hai người. Ngài chắc chắn rằng họ không bao giờ đi một con đường nào khác hoặc họ thay lòng đổi dạ bởi sự ham tiền hay địa vị. Mười hai người này đã trở nên những lớp đá nền dành cho bức tường thành của Jerusalem mới. Vì thế, thật sự không còn ai có thể trở nên một lớp đá nền nào nữa– cũng không có người nối tiếp Peter, vì những lớp đá nền đã được chiếm cả rồi. Ngày nay, về nguyên tắc vẫn còn có giá trị. Chúng ta cần những người như vậy trong hội thánh– không chỉ có một người, mà là nhiều người.
Không chỉ có Một Lớp Đá Nền, Mà Là Mười Hai
Peter, James và John là ba sứ đồ nổi bật nhất. Điều gì xảy ra với chín người kia ?Họ không để lại thư tín nào, và Kinh Thánh chẳng tường thuật gì cả về các hoạt động của họ. Người ta có thể hiểu là họ bị cách chức hoặc người ta có thể không công nhận họ. Nhưng sự nhận xét này rất là con người và hời hợt. Anh em nghĩ sao, Bartholomew và Judah, con của James (không phải Judas Iscariot) chẳng góp phần gì để xây dựng hội thánh sao? Chúng ta chẳng nghe biết gì về họ, không có nghĩa là họ không quan trọng. Hội thánh được xây dựng không chỉ trên những người nói nhiều. Thí dụ tôi ở Berlin chỉ một vài ngày sau đó lại lên đường, nhưng những người khác làm toàn bộ công việc ở đây. Peter đã có một phần được định sẵn, vì bức tường có mười hai lớp đá nền. Nếu bức tường chỉ có một lớp đá nền, nó không thể nào đứng vững, Chúa xây dựng với mười hai lớp đá nền. Chỉ có điều đó mới trọn vẹn.
Chúng ta biết Peter, John và James và cũng biết rằng Chúa đặc biệt yêu John, nhưng điều đó không có nghĩa John là vị sứ đồ duy nhất. Có thể Ngài yêu anh em nhiều hơn mọi người khác, nhưng điều này không có nghĩa anh em là tất cả hội thánh. Có thể Chúa dùng Peter nhiều hơn những người khác cho những mục đích đã được định sẵn. Nhưng ông không phải là đá nền duy nhất. Mười hai lớp đá nền trong Jerusalem mới  để cho chúng ta nhận biết rằng Chúa không xây dựng với một lớp đá duy nhất. Điều này bày tỏ một sự quân bình tuyệt vời. Mặc dù Chúa đã ban cho mỗi anh em lượng đức tin khác nhau, tuy nhiên Ngài cần tất cả anh em. Một số người, bề ngoài có thể nhìn thấy được, nhưng những người khác hình như được che đậy lại. Tuy nhiên có một điều chắc chắn: tất cả những người đó phải biết Chúa, phải biết thành phố, tức Jerusalem Mới cách rõ ràng. Nếu họ không biết toàn bộ kế hoạch của Đức Chúa Trời, làm thế nào họ có thể trở nên những lớp đá nền. Chúa đã công tác rất nhiều ở nơi họ, để đến cuối cùng, họ trung tín và chết như những người tuận đạo. Nếu chỉ có Đấng Christ là đá nền, ngày nay chúng ta hoàn toàn không có ai đạt đến mục đích. Chúa thật sự là nền móng của tất cả mười hai người, của Peter, và Andrew, của James và John, của Philip và Bartholomew, của Thomas và Matthew của James và Thaddaeus, của Simon và Matthias. Chúa là thực tại của họ và nền móng của họ.
Công trình đứng cách vững vàng trên mười hai lớp đá nền này; dù rằng người anh em này hay người anh em kia quá thầm lặng, nhưng người ấy có thể đóng góp cho sự vững chắc của bức tường nhiều hơn tất cả những người nói nhiều. Có nhiều anh chị em giữa vòng chúng ta, mặc dù họ không nói nhiều, nhưng họ vững vàng như một cột trụ, chống cự lại kẻ thù và góp phần để trở thành công trình xây dựng. Chúng ta cần những người như vậy. Xin Chúa mở mắt chúng ta!
Sự khác Biệt Của Mười Hai Lớp Đá Nền
Mười hai lớp đá nền rất khác nhau, và các anh chị em trong hội thánh cũng rất khác nhau. Thí dụ như Sapphire là đá màu xanh dương, ngược lại Lục Mã Não thì màu xanh nhạt. Thêm nữa màu của đá Lục Bửu là màu xanh lá cây, một sự biểu lộ của sự sống – một số anh  chị em có thể làm tươi mới những người khác. Hồng Mã Não với màu đỏ của nó là một bức tranh về anh chị em trong hội thánh có thể rao giảng phúc âm cách tuyệt vời. Trong khi một người có thể phải nỗ lực nhiều để đem người ta đến đức tin, nhưng người anh em này chỉ nói một vài câu là người ta tin. Chúng ta cần nhiều anh chị em khác nhau trong hội thánh, và cùng nhau, họ có được kết quả là một sự biểu hiện vinh hiển. Điều này nên là thực tại vinh hiển của chúng ta nơi công trình xây dựng của hội thánh. Chúng ta cần những anh em trung tín trong hội thánh, là những người nhìn thấy rõ ràng như mười hai sứ đồ, biết Chúa cách chủ quan và sống động và cũng sẵn sàng từ bỏ mạng sống mình như là các chứng nhân (người tử đạo).
Mười hai lớp đá khác nhau được biến đổi và là những anh em được mài giũa. Đá phải được xử lý, hầu cho họ thật sự chiếu sáng. Nó không có ánh sáng riêng, nhưng phản chiếu vẻ đẹp của ánh sáng như kim cương. Nếu nó được mài giũa đúng kỹ thuật và chuyên nghiệp, ngay khi ánh sáng chiếu vào đúng góc độ, sẽ được hai lần khúc xạ và phản chiếu. Sự phản chiếu này của ánh sáng thật đẹp và ta có thể nhìn thấy nhiều màu sắc khác nhau. Nếu một viên đá bị mài giũa sai trật, ánh sáng chiếu tới bị khúc xạ ở phía dưới và viên đá đó bị «thiếu lửa». Đây là thuật ngữ của thợ giũa, nhưng hãy để điều này cho Chúa, cho chính người thợ cả. Hãy nói với Ngài: «Chúa ơi, hãy công tác trên tôi! Đừng chỉ làm cho tôi trong sạch và thánh khiết, nhưng hãy mài giũa tôi. Hãy làm cho tôi trở nên đá quý, với đá quý này, Ngài có thể trang sức cho thành phố của Ngài».

Tất cả anh chị em đều quý giá đối với Chúa. Do đó, thái độ của chúng ta đối với nhau phải ở trong tình yêu. Hãy cầu nguyện cho nhau và cho công tác trọn vẹn nơi mỗi người chúng ta. Tất cả chúng ta đều mong muốn rằng mình sẽ được biến đổi trở thành đá quý tuyệt đẹp. Chúng ta không bao giờ được phép gây tổn hại cho bất cứ một anh  chị em nào. Về điều này, có thể chúng ta đã phạm nhiều lỗi lầm. Chúng ta hãy ăn năn và tiếp tục tiến lên với Chúa. Chúa chúng ta thì đầy ân điển. Sự giải cứu luôn luôn ở cùng chúng ta.