Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Tân Jerusalem -7

NHỮNG NGUYÊN TẮC THUỘC LINH VÀ NHỮNG
NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA JERUSALEM MỚI –
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NẾP SỐNG HỘI THÁNH
ĐỊA PHƯƠNG THỰC TIỄN NGÀY NAY (5)
THÁNH HÓA
(1 Thes. 5:23)
Kính thánh gọi Babylon là thành phố lớn, còn Jerusalem là thành phố thánh: “Và tôi đã thấy thành thánh, Jerusalem Mới, xuống từ trời từ Đức Chúa Trời, được sửa soạn  như một cô dâu trang sức đợi chồng mình”. (Khải 21:2). “Hãy đến đây, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy cô dâu, vợ của Chiên Con. Rồi thiên sứ ấy đã đem tôi đi trong linh lên một ngọn núi cao lớn và chỉ cho tôi thấy thành thánh Jerusalem, xuống từ trời từ Đức Chúa Trời, có sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ánh sáng của thành giống như một viên đá rất quí, giống như một viên bích ngọc, trong suốt như pha lê” (cc.9b-11). Trong chương 17, chúng ta nhìn thấy sự tương phản: “Và một trong bảy thiên sứ cầm bảy bát đã đến nói với tôi rằng: Hãy đến đây, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy sự thẩm phán đại kỹ nữ ngồi trên dòng nước. Rồi thiên sứ ấy đã đem tôi đi trong linh vào trong đồng vắng; và tôi thấy một người đàn bà ngồi trên một con thú màu đỏ tươi, đây những danh hiệu phạm thượng, có bảy đầu và mười sừng. Và người đàn bà mặc trang phục màu tía và màu đỏ tươi, mạ vàng, đá quý và ngọc trai, tay cầm một cái chén vàng đầy các sự gớm ghiếc và những điều ô uế sự gian dâm của nó. Và trên trán bà có ghi một danh: HUYỀN NHIỆM, BABYLON LỚN, MẸ CỦA CÁC KỸ NỮ VÀ NHỮNG SỰ KINH TỞM TRÊN ĐẤT” (Khải 17:1-5) Cuối Kinh Thánh, chúng ta nhìn thấy hai thành phố, Babylon và Jerusalem mới. Babylon là thành phố xa xưa, là thành phố mà bắt đầu với sự xây dựng tháp Babel và đã kết thúc trong sự lộn xộn, vì mỗi người đã nói một ngôn ngữ khác nhau. Kết quả là sự chia rẽ, tản lạc và lộn xộn, và Đức Chúa Trời nhắc nhở chúng ta về thành phố này: “Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi Babylon, để các ngươi không dự phần vào tội lỗi của nó và không nhận lấy các tai họa của nó” (Khải 18:4) Một kỹ nữ không thể là thánh; bà ta không có nguyên tắc nào cả và cởi mở đối với tất cả mọi điều và có nhiều mối liên hệ. Ngược lại với người đàn bà này là cô dâu trung thành chồng mình và chỉ có một mối liên hệ với chồng.

ĐƯỢC GIỚI HẠN BỞI SỰ THÁNH KHIẾT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Một số người chỉ trích chúng ta và nói hội thánh không rộng mở và nhỏ hẹp. Điều này đúng, bởi vì nhỏ hẹp thì tốt hơn là mở ra cho mọi điều. Tất cả chúng ta ở trong một miền đất “nhỏ hẹp”. Một nguyên tắc của tôn giáo là muốn to lớn và vĩ đại. Nhưng khi Chúa Jesus sống trên đất, Ngài không có một chút nào là vĩ đại. Isaiah chương 53 chỉ cho chúng ta thấy điều này rất rõ ràng. Ngài bị gọi là “kẻ bị người ta khinh miệt và khước từ”, nơi Ngài chẳng có điều gì được xem là có giá trị. Nếu anh em là thánh, anh em không thể nào to lớn được.
Jerusalem mới là một thành phố thánh, và trong thành phố thánh đó chỉ mở ra đối với Chúa và những gì thuộc về Chúa. Bởi vì thành phố được giới hạn bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi và sự cứu chuộc thì có hiệu lực cho tất cả mọi người; như các tội nhân mọi người đều có thể đến. Nhưng trước ngai tại Zion, không một tội nhân nào có thể đến được. Do đó chúng ta phải cầu nguyện: “Chúa ơi, xin hãy thánh hóa tôi cách trọn vẹn” Đừng nghĩ rằng Đức Chúa Trời cởi mở đối với mọi điều, nếu không, tình trạng sẽ xảy đến cho anh em giống như các trinh nữ ngu dại, là những người mà Chúa đã nói với họ: “Ta không biết các ngươi”, mặc dù mọi người đã được cứu. Trong thời đại sắp đến, Chúa sẽ nói với nhiều tín đồ rằng Ngài không biết họ, và do đó, Ngài sẽ đưa họ vào trong nơi tối tăm bên ngoài; nơi đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng. Trong vương quốc thiên hi niên, chúng ta phải nhận biết rằng Đức Chúa Trời không cởi mở đối với mọi điều. Sự thánh khiết rất quan trọng đối với Chúa.
Rất ít Cơ Đốc nhân muốn một đời sống thánh khiết. Họ chấp nhận mọi điều như người trong thế giới. Nhưng trong hội thánh, trong nhà của Chúa, không phải tất cả mọi điều đều được chấp thuận. Peter trưng dẫn Cựu Ước: “Bởi có chép: Các ngươi phải thánh, vì Ta là thánh” (1 Pet 1:16) Trong nhà của Chúa, chúng ta phải sống một nếp sống thánh khiết, bởi vì bản chất của hội thánh phải phù hợp với bản chất của Đức Chúa Trời, vì hội thánh là nơi vư ngụ của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là thánh.
VỀ VỊ TRÍ “Ở TRONG ĐẤNG CHRIST” – ĐƯỢC PHÂN RẼ
VÀ ĐƯỢC DÂNG CHO ĐỨC CHÚA TRỜI
(1 Cor. 1:30; 2 Thes. 2:13; Roma 6:19-22)
Bởi đức tin, chúng ta được chuyển dời vào trong Đấng Christ, bởi baptism, chúng ta được chuyển dời từ vương quốc của Satan vào trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Do đó, đức tin đến cùng với sự cứu rỗi và sự chuyển dời. Bước đầu tiên của sự thánh hóa là một sự phân rẽ, nó cho biết rằng chúng ta ngày trước thuộc về thế giới, nhưng bây giờ thuộc về Đức Chúa Trời. Trong xác thịt, chúng ta thuộc về thế giới, vương quốc của sự tối tăm. Nhưng ngày nay, bởi đức tin và baptism trong Thánh Linh, chúng ta được chuyển dời vào trong Ngài. Tuy nhiên, chúng ta không thỏa mãn là chỉ có vị trí ở trong Chúa. Chúng ta phải tham dự vào thực tại của sự phân rẽ.
Và sự hiến dâng phải theo sau sự phân rẽ. Có thể chúng ta thường xuyên sa ngã và thất bại vào lúc bắt đầu, chúng ta sống trong bản ngã mình và sự hiến dâng của chúng ta không phù hợp với Chúa, nhưng chúng ta phải học tập, từ tấm lòng, dâng mình cho Chúa càng nhiều hơn nữa, bằng cách đặt mình trên bàn thờ và đồng thời nắm chặt lấy Ngài như là thực tại sự hiến dâng của chúng ta cho Cha. Trong giao ước cũ, các thầy tế lễ có một của lễ hiến dâng đặc biệt. Thực tại của lễ này là Chúa, và điều này có nghĩa là không người nào, từ năng lực riêng của mình, có thể dâng mình cho Đức Chúa Trời và cho kế hoạch của Ngài, nhưng sự hiến dâng phải xảy ra ở trong và bởi Đấng Christ. Tuy nhiên, sự mong muốn hiến dâng phải đến từ chúng ta
KINH NGHIỆM ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT
Đức Chúa Trời Tam Nhất được bày tỏ như Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Con, và Đức Chúa Trời Linh, cũng có liên quan đến sự dâng mình của chúng ta. Cũng như chúng ta không thể nào đạt được sự cứu rỗi mà không có Đấng Christ đến cùng Đức Chúa Trời. Vì thế chúng ta cần Chúa Con để có thể dâng mình cho Cha. Ai chỉ tin nơi Đức Chúa Trời, nhưng không tiếp nhận Đấng Christ, thì chưa được cứu (Thậm chí Satan cũng tin rằng có Đức Chúa Trời). Sự cứu rỗi xảy ra duy nhất bởi Chúa Jesus: Ngài đã nói: “Không ai đến được với Cha ngoại trừ qua Ta” (John 14:6). Bởi vì Ngài là của lễ chuộc tội của chúng ta. Đức Chúa Trời Tam Nhất là một sự huyền nhiệm, mỗi chúng ta phải nhận thức sự huyền nhiệm đó.
Sự dâng mình thuộc về sự thánh hóa, nó xảy ra bởi Đấng Christ là của lễ hiến dâng của chúng ta. Hãy xưng nhận với Chúa: “Chúa Jesus ơi, Ngài là của lễ hiến dâng của tôi đối với Cha. Không có Chúa, của lễ hiến dâng của tôi không có năng lực , và tôi không thể nào giữ sự hiến dâng này”. Có thể hôm nay anh em dâng mình, và trong tuần sau, anh em đã quên nó rồi. Hãy nhìn xem Đấng Christ, Ngài đã yêu chúng ta như thế nào. Mỗi khi tôi nhìn xem Ngài, tôi phải xưng nhận với Cha rằng tôi không thể nào sống được như Con Ngài. Chúa đã chết nơi thập tự giá, và mọi người dâng mình trên bàn thờ, phải bị giết chết nơi đó. Bàn thờ không phải là cái giường nghỉ ngơi, mà là nơi của lễ thiêu được thiêu để trở thành tro. Ai muốn trở thành tro? Khi suy nghĩ cẩn thận điều này, tôi phải xưng nhận với Chúa: “Chúa ơi, tôi không bao giờ làm được điều này”, rồi Ngài xác nhận điều này, và khuyên tôi giữ lấy Con Ngài như là sự dâng mình của tôi. Ngài không muốn chỉ là sự cứu chuộc  và sự cứu rỗi mà cũng là sự dâng mình của chúng ta nữa, bởi vì Đức Chúa Trời Cha chỉ có niềm vui thích duy nhất ở nơi Con Ngài. Chúa Jesus đã vâng phục cho đến chết trên thập tự giá và suốt cả đời sống của Ngài là một của lễ thiêu cho đến khi thành một thứ hương có mùi thơm dâng lên cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời Cha khích lệ chúng ta: “Hãy giữ lấy Đấng Christ như là sự hiến dâng của anh em và kinh nghiệm Ngài hằng ngày như của lễ thiêu của anh em”. Đó là sự dâng mình, là điều chúng ta cần trong nhà của Chúa. Dâng mình không có nghĩa là tích cực. Điểm đầu tiên, dâng mình có nghĩa là chúng ta học tập sống một đời sống thánh khiết bởi Đấng Christ và học tập kinh nghiệm Ngài mỗi ngày như là sự hiến dâng của chúng ta.
THỰC HÀNH “BỞI ĐẤNG CHRIST” – TINH SẠCH KHÔNG VẾT NHƠ,
KHÔNG CÓ TÌ VÍT HAY NẾP NHĂN VÀ HOÀN HẢO
(1 Peter 1:14-19; 2 Cor 7:1)
Chúng ta đọc trong Epheso 5:27“Và có thể trình dâng cho chính Ngài, hội thánh vinh hiển, không vết nhơ hoặc nếp nhăn hay bất cứ điều gì như vậy, nhưng thánh khiết và không tì vít” Ở đây, chúng ta nhìn thấy hội thánh thực tế như thế nào. Một vài nhóm Cơ Đốc quả quyết rằng Cơ Đốc nhân chúng ta đã được thánh hóa bởi đức tin và chúng ta sống như thế nào thì không còn là vấn đề nữa, vì Đấng Christ đã sẵn sàng tha thứ tất cả. Điều này chỉ đúng một phần và chỉ liên quan đến phương diện vị trí mà thôi.Về mặt thực tế, chúng ta còn phải được thánh hóa. Paul viết “Bởi ý muốn Đức Chúa Trời, sự thánh hóa anh em: đó là anh em kiêng cữ sự gian dâm; hầu cho mỗi anh em biết cách sở hữu chiếc bình của mình trong sự thánh hóa và tôn trọng” (1 Thes 4:3-4). Trong Kinh thánh, sự thánh hóa là một thành phần rất thực tế. Peter nói rằng chúng ta được cứu khỏi truyền thống của tổ phụ và lối sống cũ của chúng ta. Sự thánh hóa có liên quan tới cả cách sống của chúng ta– sự suy nghĩ, lời nói, và hành động của chúng ta– và còn hơn cả là chỉ sống đạo đức và không tì vít. Cuối cùng, sự thánh hóa cũng có nghĩa là một sự thay đổi bản chất của chúng ta.
SỐNG BẰNG BẢN CHẤT CỦA ĐẤNG CHRIST NHƯ SỰ SỐNG
CỦA CHÚNG TA – DỰ PHẦN VÀO BẢN CHẤT THẦN THƯỢNG
(2 Pet 1:4; Phil 1:21a)
Bởi tăng trưởng trong sự sống và kinh nghiệm sự thánh hóa, anh em sẽ xác nhận rằng nếu chỉ có đạo đức, sự chính xác, sự trong sạch và không tội lỗi thì không đủ. Nếu tăng trưởng trong Linh và có thêm cảm nhận, anh em sẽ nhận ra rằng nhiều điều anh em làm, mặc dù nó không xấu xa và tội lỗi, nhưng lại thuộc về lĩnh vực thiên nhiên và thiếu hụt sự thánh khiết. Những người vô tín cũng có thể sống đạo đức và công nghĩa trong một ý nghĩa nào đó. Đôi lúc họ cũng công nghĩa hơn chúng ta, để nhắc nhở và làm hổ thẹn những tín đồ như chúng ta. Một tín đồ sống theo xác thịt thường bất chính hơn một số người vô tín. Nhưng sự thánh hóa trong kinh thánh không chỉ bao gồm những hành động của chúng ta nhưng cũng liên quan đến bản chất của chúng ta. Bởi bản chất của Chúa trong chúng ta, nên bản chất của chúng ta có thể được biểu hiện phù hợp với bản chất của Đức Chúa Trời. Bằng cách này, sự vinh hiển được biểu lộ. Bởi sự thánh hóa bản chất chúng ta, chúng ta biểu hiện bản chất của Đức Chúa Trời, và đó là sự vinh hiển. Tiêu chuẩn này cao hơn mọi tiêu chuẩn của con người và cũng cao hơn tiêu chuẩn của luật pháp trong Cựu Ước. Vì chúng ta đặt mục đích này cho chính mình, một số người quở trách chúng ta rằng chúng ta quá hẹp hòi. Nhưng chúng ta muốn xây dựng thành phố thánh trong hội thánh, chúng ta phải chịu bị giới hạn bởi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, cũng như chúng ta sẽ không được ưa thích bởi điều này. Trong Babylon, chúng ta có thể làm nhiều điều cho Đức Chúa Trời mà không quan tâm đến sự thánh khiết, chúng ta sẽ tổ chức những buổi lễ lớn, và trang hoàng cách hoành tráng để nhiều người được thu hút mà đến. Nhưng vì chúng ta xây dựng Zion, chúng ta không mong chờ rằng cả thế giới sẽ ham thích. Nhưng chỉ duy chàng rể vui mừng là chúng ta thỏa lòng.
Nhiều phương pháp đã đạt được thành công tại Babylon, nhưng trong hội thánh chỉ có sự tàn phá theo sau và bị Chúa thổi bay đi mất, vì Ngài yêu hội thánh. Tại Babylon, có thể Chúa ưng thuận điều đó, vì tại nơi đó, Ngài chẳng có điều gì để nói, nhưng trong hội thánh, Ngài định sẵn mọi điều. Đừng ganh tị Babylon khi anh em nhìn thấy nó đạt được nhiều thành công. Chúng ta phải biết chính xác, điều gì đối với Chúa là chủ yếu.
TỪ BẢN CHẤT THẦN THƯỢNG BỞI QUYỀN NĂNG
CỦA SỰ SỐNG LẠI – TỪ TRỜI XUỐNG
(1 Cor 15:42-50)
Không Thuộc Đất– Tạm Thời Và Thuộc Thế Giới
Không Thuộc Hồn– Thuộc Thiên Nhiên
Mà Thuộc Con Người
Thuộc linh
John đã nhìn thấy thành phố từ trời xuống. “Và tôi đã thấy thành thánh, Jerusalem Mới, xuống từ trời từ Đức Chúa Trời, được sửa soạn như một cô dâu trang sức đợi chồng mình” (Khải 21:2)
Mỗi lời của Chúa trong Kinh Thánh đều có một ý nghĩa sâu xa, cũng như cách diễn tả “từ trời xuống”. Chỉ có chính Ngài từ trời, từ một lĩnh vực khác xuống. Chúa nói cùng Nicodemus: “nếu Ta với ngươi những việc trên đất mà ngươi còn không tin, thì khi Ta nói với ngươi những việc trên trời, làm sao ngươi tin?. Ở đây có hai lĩnh vực  trong cách trình bày này. Vào ngày thứ hai của sự sáng tạo, bầu trời được phân rẽ khỏi đất. Và Đức Chúa Trời  nói trong Isa 55:9 “Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng  ta cũng cao hơn ý tưởng các ngươi bấy nhiêu”
Mặc dù Đức Chúa Trời xây Jerusalem mới, Zion, ở đây, trên đất, nhưng sự xây dựng này không phải là bản chất thuộc đất nhưng là bản chất thuộc linh – từ trời xuống. Tất cả những gì xảy ra trong hội thánh, phải có nguồn gốc từ trời. Trong nhà của Đức Chúa Trời, chúng ta đừng đo lường bằng đơn vị đo lường thuộc đất. Có nhiều điều trong nếp sống hội thánh không phù hợp với sự tưởng tượng của chúng ta.
Tác giả Thư Tín Hebrew lặp lại, nói về những điều thiên thượng, về đền tạm thiên thượng, Jerusalem thiên thượng. Nhiều nan đề phát sinh bởi suy nghĩ chúng ta thuộc xác thịt, thuộc đất và không thuộc thiên thượng
Khi Chúa Jesus bắt đầu bày tỏ cho các môn đồ biết rằng Ngài phải đi đến Jerusalem, phải chịu đau khổ bởi các trưởng lão, bởi các thầy tế lễ cả, các văn sĩ và phải bị giết, sau đó vào ngày thứ ba, Ngài sống lại. Qua đó, Ngài chỉ cho họ thấy đường lối của Đức Chúa Trời. Nhưng Peter “kéo Ngài sang một bên rồi bắt đầu quở trách Ngài: Xin Đức Chúa Trời thương xót Ngài, Chúa ơi! Điều đó sẽ chẳng hề xảy đến với Ngài đâu!” (Matt 16:22)
Mọi người trong vòng chúng ta đều có thể giống như Peter, tin chắc rằng ý tưởng này rất tốt “Nhưng Ngài xoay qua nói với Peter: Hãy lui ra đằng sau Ta, Satan! Ngươi là cờ vấp ngã cho Ta, vì ngươi không đặt tâm trí mình trên những điều của người ta”. Chắc chắn  Peter không cố tình làm một với Satan và cám dỗ Ngài. Nhưng Chúa đã quở trách cách suy nghĩ của ông, vì cách suy nghĩ ấy không thuộc về Đức Chúa Trời, không thuộc thiên thượng mà rất thuộc đất, thuộc con người và thuộc thiên nhiên.
Mỗi người chúng ta phải học tập từ sự việc này. Satan  thường tìm cách làm đảo lộn kế hoạch của Đức Chúa Trời bởi lối suy nghĩ, lập luận và ý định tốt làm thuộc con người. Peter đã suy nghĩ rất con người: “Chúa ơi, nếu Ngài là Đấng Messiah, Ngài phải cai trị. Làm thế nào Ngài phải chịu đau khổ và bị đóng đinh chứ? Điều này không được phép xảy ra?” Đối với Chúa, ý nghĩ tốt lành của ông không chỉ có nghĩa là một sự ngăn trở mà thậm chí là một sự xúc phạm.
Đôi khi tôi suy nghĩ, Chúa có vẻ quá dữ dằn ở điểm này. Nhưng Ngài đã nhận biết ai núp ở đằng sau điều đó. Về một phương diện, Ngài muốn Peter học tập, còn phương diện kia, Ngài nhắm vào Satan, kẻ đứng đằng sau ý nghĩ tốt lành đó. Phản ứng của Chúa thuộc về thiên thượng, thuộc về Đức Chúa Trời, lời bảy tỏ trái nghịch của Peter thuộc con người và thuộc Satan.
Nhiều nan đề phát sinh trong nhà của Đức Chúa Trời, không phải vì một người nào đó nghĩ nó là xấu mà vì tất cả chúng ta nghĩ là nó tốt, nhưng chỉ đủ tốt theo chuẩn mực của con người. Tất cả những gì xảy ra trong hội thánh, phải như Jerusalem mới từ trời xuống. Tất cả anh chị em phải học tập tìm kiếm những điều thiên thượng, bởi vì họ đã chết và đã sống lại với Đấng Christ (Col 3:1-3).
Trong hội thánh, tất cả chúng ta đều muốn phục vụ Chúa, nhưng phần nhiều chúng ta bỏ qua không thử nghiệm những gì chúng ta dự định, nó có “thuộc về thiên thượng”, “thuộc về Đức Chúa Trời” hay không. Thông thường chúng ta chỉ hỏi, nó tốt hay không tốt, và hành đồng tốt hay không tốt, nhưng không hỏi nó có thuộc về Đức Chúa Trời hay không.
Ngày nay có nhiều nhóm và nhiều sự chia rẽ, và những lý do tốt đẹp biện minh cho sự chia rẽ đều được đưa ra. Câu hỏi đặt ra là: Nó có thiên thượng, thuộc về Đức Chúa Trời không? Nhiều người sẽ nói cùng Chúa, khi Ngài trở lại : Chúa ơi, Chúa ơi, chẳng phải trong danh Ngài chúng tôi đã nói tiên tri, trong danh Ngài mà đuổi quỉ, và trong danh Ngài mà làm nhiều việc quyền năng sao? (Matt 7:21). Nhưng Chúa sẽ đáp lại với họ: “Ta lấy làm tiếc, những gì ngươi đã làm không đến từ thiên thượng, không thuộc về Đức Chúa Trời. Ngươi đã là người khởi xướng”. Có thể ngay bây giờ chúng ta bị nản lòng và chẳng muốn làm gì nữa – nhưng thái độ như vậy cũng không phải thiên thượng, cũng không thuộc về Đức Chúa Trời. Nếu lòng chúng ta trong sạch, chúng ta sẽ nhận biết rằng chúng ta thường muốn làm việc gì đó vì nó làm cho chúng ta vui thích, không phải vì nó làm hài lòng Đức Chúa Trời
Chúng ta hãy học tập hỏi: “Chúa ơi, điều này có thuộc về Ngài hay không” Chúng ta càng tăng trưởng trong sự sống, chúng ta càng học tập điều này nhiều hơn nữa. Có thể vào lúc mới bắt đầu sống nếp sống hội thánh, Chúa còn cho phép chúng ta làm một số điều nào đó, vì chúng ta chưa có sự hiểu biết đầy đủ. Nhưng chúng ta càng tăng trưởng trong sự sống, Chúa càng đặt ngón tay của Ngài vào điểm này. Bởi vì, nếu không Ngài sẽ không đạt được mục đích của Ngài.
ĐƯỢC NGỒI TẠI CÁC NƠI THIÊN THƯỢNG
Để cho Jerusalem mới thật sự từ thiên thượng và xuống từ Đức Chúa Trời, thì ngày nay chúng ta phải học tập ngồi với Đấng Christ tại các nơi thiên thượng. Điều này là mục đích của Đức Chúa Trời bởi công tác của Đấng Christ. Công tác của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ không chấm dứt nơi thập tự giá nhưng tiếp tục trong sự phục sinh. Nhưng sự sống lại cũng không phải là kết thúc. Đức Chúa Trời đã đặt Jesus ngồi bên tay hữu của Ngài tại các nơi thiên thượng. Điều này là công tác trọn vẹn của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ.
Chúng ta hãy đọc Ephesus 2:4-6“Nhưng Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót, vì đã yêu chúng ta bằng tình yêu lớn của Ngài, thậm chí khi chúng ta chết trong các sự vi phạm, Ngài đã làm cho chúng ta đồng sống động với Đấng Christ (bởi ân điển mà anh em đã được cứu), đồng sống lại và đồng ngồi tại các nơi thiên thượng trong Christ Jesus”. Đó là công việc trọn vẹn của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ.
Kinh nghiệm của chúng ta về điều này như thế nào? Chắc chắn chúng ta cần kinh nghiệm thập tự giá của Đấng Christ nhiều hơn. Chúng ta quá ý thức về con người cũ của mình, xác thịt, tội lỗi và sứ quá phạm, chúng ta đánh giá là nó đã chết với Đấng Christ ở thập tự giá. Nhưng chúng ta có sự đánh giá như vậy về sự sống lại của Ngài không, bởi chúng ta đã được làm cho sống lại với Đấng Christ?
Kinh nghiệm đầu tiên của sự phục sinh là sự tái sanh. Peter nói trong 1 Peter 1:3 rằng: Đức Chúa Trời “đã tái sanh chúng ta…qua sự phục sinh từ kẻ chết của Jesus Đấng Christ”. Nếu Chúa Jesus không phục sinh, không ai có thể được tái sanh. Halellujah, Ngài đã phục sinh! Ngài không chỉ đã tái sanh chúng ta mà ngày nay Ngài còn sống trong chúng ta như sự sống. Bởi kinh nghiệm sự chết và sự phục sinh của Ngài, chúng ta được đổi mới càng hơn nữa. Nhưng đó có phải là tất cả không? Nếu bây giờ tôi hỏi anh em, anh em có ý thức rằng mình được đồng ngồi với Đấng Christ tại các nơi thiên thượng không, hay là anh em nghĩ rằng mình chỉ đang ngồi trong phòng nhóm này? Chúng ta thiếu ý thức rằng mình đã được ngồi với Đấng Christ tại các nơi thiên thượng.
Công tác của Đức Chúa Trời là công tác trọn vẹn, không chỉ bao gồm thập tự giá và sự phục sinh, nhưng cũng bao gồm thực tại Đức Chúa Trời đã đặt Đấng Christ tại các nơi thiên thượng bởi năng lực vĩ đại, vô hạn của Ngài. Và bởi đức tin, chúng ta cũng có phần nơi công tác này của Đức Chúa Trời và là một với Đấng Christ. Chúng ta đã chết với Ngài nơi thập tự giá và được làm cho sống lại với Ngài. Chúng ta hãy đọc Roma 6:4 “Vì vậy chúng ta được chôn với Ngài qua Baptism vào trong sự chết của Ngài, để giống như Đấng Christ đã được sống lại từ kẻ chết qua sự vinh hiển của Cha, thì chúng ta cũng có thể bước đi trong sự mới mẻ của sự sống.”
Tôi tin rằng các kinh nghiệm của chúng ta thường ngừng lại ở chỗ này: chúng ta được làm cho sống lại với Ngài. Nhưng Ngợi khen Chúa, còn một bước tiếp theo nữa: chúng ta cũng được ngồi với Ngài tại các nơi thiên thượng. Sự sống của chúng ta được giấu trong Đức Chúa Trời với Đấng Christ. Chúng ta là một dân thiên thượng, đầy huyền nhiệm. Do đó, Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta phải suy nghĩ cách thiên thượng. Ngày nay, trong hội thánh, chúng ta phải luyện tập linh mình và học tập làm mọi điều trong ý thức rằng chúng ta được ngồi với Chúa tại các nơi thiên thượng. Điều này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm những điều thiên thượng, và loại bỏ những điều thuộc đất.
1 Corinth 15 bày tỏ cho chúng ta thấy rằng mọi điều thuộc đất sẽ qua đi. Nếu chúng ta chăm lo cho những điều thuộc đất và yêu thế giới, thì tình yêu của Chúa không ở trong chúng ta và chúng ta cũng không có khả năng suy nghĩ những điều thiên thượng.
Thuộc đất cũng có nghĩa là thuộc hồn. Nếu tôi dành nhiều thời gian để ở trong lĩnh vực thuộc hồn, thì tôi sẽ chỉ kể những gì tôi thích, những gì tôi không thích, những gì làm tôi hài lòng và những gì làm tôi không hài lòng, tiếp theo là những điều sẽ quấy rầy tôi, điều này quá ồn ào đối với tôi, và tiếng amen thường xuyên làm phiền tôi, thậm chí thói quen tốt như một số người hay cầu nguyện cũng làm phiền tôi. Nhiều điều quấy nhiễu tôi ở trong hồn, và điều đó chỉ cho tôi thấy rằng tôi ở trong lĩnh vực thuộc đất.
Nếu anh em ở trong tình trạng luôn thấy rằng trong nếp sống hội thánh, có nhiều điều làm phiền mình, thì tôi muốn khích lệ anh em: hãy nhìn vào những điều thiên thượng. Đừng nhận xét những điều thuộc đất, mà học tập nhận xét những điều thiên thượng. Tuy nhiên điều này cần phải chịu học tập. Chúng ta phải học tập ngồi với Ngài tại các nơi thiên thượng. Ngày nay chúng ta có thể chiếm được vị trí tuyệt vời. Chúng ta phải tuyệt đối đánh giá cao điều này. Ngay bây giờ, anh em có thể hỏi: tôi học điều này như thế nào? Câu trả lời là: hãy học tập sống trong linh, anh em sẽ không chỉ cảm thức được điều gì đúng và điều gì sai mà anh em cũng sẽ nhận biết được rằng thực tế anh em đang ngồi với Chúa tại các nơi thiên thượng, và từ nơi đó anh em sẽ cai trị một cách thiên thượng. Thỉnh thoảng chúng ta bị đè nén quá sức bởi các nan đề trong nếp sống hội thánh. Hãy nói với Chúa: “Chúa ơi, tôi không muốn ở trong lĩnh vực thuộc đất, tôi muốn xoay qua linh và ngồi với Ngài tại các nôi thiên thượng” Chỉ khi nào chúng ta thoát khỏi áp bức mà chúng ta bị đè nén bởi lĩnh vực thuộc hồn và thuộc đất, thì chúng ta mới có thể có sự nhận xét đúng đắn. Nếu không, anh em chỉ cai trị trong hồn mà thôi, anh em sẽ có những phản ứng nghịch lại đến từ hồn, và thái độ cư xử thuộc hồn gây ra sự tàn phá. Hãy hỏi Chúa:“Chúa ơi, có phải mọi cách giải quyết nan đề này là đến từ Ngài không? Nếu chúng ta tôn cao Chúa trong tất cả mọi điều trong nếp sống hội thánh, thì qua đó chúng ta sẽ để tất cả mọi điều đến từ Ngài. Chúng ta cần cầu nguyện nhiều cho điều này. Nhiều lúc chúng ta phải chờ đợi và không được phép phản ứng quá nhanh. Bản chất của chúng ta không kiên nhẫn. Nhưng chúng ta chẳng có gì phải vội vã. Thậm chí khi anh em tưởng phải hành động thật nhanh, thì hãy học tập chờ đợi Chúa. Mọi điều thiên thượng và đến từ Cha đều không có sự vội vàng. Tốt nhất hãy chờ đợi, để nhận được sự khôn ngoan là điều đến từ Cha.
Chúng ta hãy nhớ đến bánh hiện diện (trần thiết) trong nơi thánh ở trên bàn bằng vàng 6 ngày và phải được thử nghiệm từ Đức Chúa Trời, trước khi các thầy tế lễ được phép ăn. Những gì mà anh em muốn làm, hãy để Chúa thử nghiệm điều đó. Hãy chờ đợi, hãy cầu nguyện và tin cậy vào Cha thiên thượng, cho đến khi anh em sáng tỏ và dự tính của anh em đến từ lĩnh vực thiên thượng. Tất cả những gì xảy ra trong hội thánh, phải từ trên mà xuống, bởi vì đây là công tác thiên thượng.