Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

PHIERƠ – VÀ ĐƯỜNG LỐI





Một trong các đặc điểm mà đánh động cách mạnh mẽ cho bất cứ độc giả nào đọc các chương mở đầu của sách Sứ đồ là quyền bính không thể chất vấn mà nhờ đó sứ đồ Phierơ tuyên giảng phúc âm cứu rỗi xuyên qua Jesus Christ. Ông là một gương mẫu đầu tiên, lớn lao về một nhà giảng phúc âm kiến hiệu. Hãy lắng nghe ông khi ông chỉ tỏ con người đến cùng Đức Chúa Trời: “hỡi người ở Giuđê và mọi người ở tại Giêrusalem… hãy lắng tai nghe các lời tôi… Hãy hối cải, ai nấy hãy chịu báp têm… khá tự cứu mình khỏi thế hệ cong quẹo nầy” (Sứ 2:14, 38, 40). “Thưa các quan của dân và các trưởng lão… hết thảy các ông… khá biết… chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác… chúng tôi không thể không nói những điều mình đã thấy và nghe” (Sứ 4:8, 10, 12, 20). Trong các câu đánh mạnh như vậy chúng ta nghe Phierơ phát ngôn như một truyền-lệnh- sứ của vương quốc, tuyên rao con đường sự sống cho nhiều người, và chúng ta thấy Đức Chúa Trời chứng nhận các phát biểu của ông bằng hiện diện biểu lộ với ông bởi Đức Thánh Linh, và bằng công tác sâu nhiệm và tồn tại của sự hoán cải được thực hiện trong các thính giả.

Vì vậy điều quan trọng là, trước hết mọi sự chúng ta nên hiểu điều gì đã giúp Phierơ đủ tư cách trở nên phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời. Vì Phierơ đã được phát ngôn đến, trước khi ông có thể phát ngôn ra, trước khi ông đã có thể phụng sự như một bảo quản viên “các chìa khóa của vương quốc thiên đàng”, ông đã phải chạm trán các sự đòi hỏi của vương quốc đó trên ông.
Ý nghĩa của từ liệu “vương quốc” là gì? Chắc chắn đó là lãnh vực của một vị vua. Đó là lãnh vực của quyền bính ông ta, sự trị vì của ông ấy. Nên khi Jesus bước vào vương quốc mình, Ngài bước vào chỗ quyền năng. Bất cứ nơi nào tối thượng quyền của Chúa Jesus đã được nhìn nhận, vương quốc Ngài ở đó, và bất cứ chỗ nào tối thượng quyền đó không được nhìn nhận, vương quốc Ngài chưa đến nơi đó. Nếu vương quốc của Đức Chúa Trời phải được thiết lập trên trái đất, khi ấy người ta phải được đặt dưới sự cai trị không thể chất vấn của Đức Chúa Trời. Con người phải cúi xuống trước quyền bính tuyệt đối, sự quản trị và sự cai trị tối thượng của Jesus Christ. Đó là vương quốc Ngài phải đến.
Vì vậy điều rất hữu ích là ghi nhận những gì đã theo sau trong bản tường trình phúc âm về lời hứa dành cho Phierơ có về các chìa khóa của vương quốc. Trước hết có sự can thiệp của một sự thối lui. Trong đó Phierơ chứng minh cách minh bạch rằng ông đã chưa nắm vững chủ tích nhất trí của vương quốc, nhưng còn là một khối vấp ngã cho Chúa. Tiếp theo có các lời đánh rất mạnh do Chúa diễn giảng cho toàn nhóm các môn đồ, về Con Người “đến trong vương quốc Ngài”. Và rồi chỉ một ít ngày sau, chính các lời nầy có được sự biểu hiện thấy được trên núi hóa hình, khi Phierơ bước vào cách đặc biệt theo lối đặc biệt cảm biết sức mạnh của các lời ấy.
Chúng ta biết rõ biến cố. Jesus đã được biến hình trước mặt họ, trong những giây phút đó trình bày trước nhãn quan họ vương quốc trong bản chất và thể yếu của nó - ở trong phạm vi đầy đủ của nó, dĩ nhiên chưa đến – trong thân vị của Đức Vua. Tức thì Phierơ vọt miệng bằng sự đáp ứng tự phát của ông, “không những gì ông đã nói”, song le bao giờ cũng sẵn sàng nói đôi điều, ông đã đề nghị rằng họ sẽ xây ba nhà trại, mỗi một cho Jesus, Môi se và Êli.
Cha can thiệt
Ba trại – không phải một! Anh em có thấy sự gợi ý sáng chói của Phierơ chăng? Đã có hai vĩ nhân ở đó với Jesus trên núi– vĩ đại không chỉ vì cớ họ nhưng vì cớ những gì họ đã tượng trưng. Đã có Môi Se thay mặt luật pháp, và có Êli thay cho các tiên tri, và đang khi đề nghị kéo dài kinh nghiệm trên đỉnh núi, Phierơ muốn dự bị cho hai vị ở bên cạnh Chúa. Dĩ nhiên họ có thể ở trong địa vị phụ thuộc, song le họ muốn thế đứng bên cạnh Ngài và một địa vị có quyền bính đáng kể.
Nhưng anh em không thể làm như vậy trong vương quốc. Anh em không thể có nhiều hơn một quyền bính. Anh em không thể có nhiều tiếng nói. Chỉ có thể có một tiếng nói. Bài học tỏ rõ là, “đang khi người còn nói, Cha đã ngắt lời chung qui để khiển trách. Ngắt lời Phierơ ngụ ý: “Đây không phải là lúc cho con người nói nhưng lắng nghe”, Ngài đã chỉ ông ta đến Đấng mà riêng Đấng ấy có quyền phát ngôn trong vương quốc. “Đây là Con yêu dấu của Ta,… các ngươi hãy nghe Người”. Nói cách khác: “mọi sự trong vương quốc đều tùy thuộc nơi Jesus Christ phát ngôn và trên việc anh em nghe các lời Ngài”.
Chúng ta nói rằng Môi se và Êli tượng trưng luật pháp và các tiên tri. Lời Đức Chúa Trời làm sáng tỏ rằng bây giờ, với sự ngự đến của vương quốc, hai phần nầy đã phải nhường đường cho nó. “Luật pháp và các tiên tri đã có đến Giăng, từ lúc đó phúc âm của vương quốc Đức Chúa Trời được rao giảng, mọi người bước vào đó cách mãnh liệt” (Lu 16:16). Trong chính bản chất mình, vương quốc thay thế cả hai. Nếu vẫn còn luật pháp không có vương quốc; nếu vẫn còn các tiên tri không có vương quốc. Luật pháp và các tiên tri phải nhường cho vương quốc của Jesus Christ, họ không thể đòi hỏi địa vị bình đẳng với nó. Họ không được chiếm đoạt quyền bính của vương quốc. Đó là tại sao ngôn từ của Phierơ thình lình bị sự can thiệp của Đức Chúa Trời chận đứng. Sự gợi ý của ông đã bị loại bỏ bởi một sự phát biểu xác định và quyết liệt từ thiên đàng, vì toàn bộ nền tảng của vương quốc đã lâm nguy, chính nền tảng của Đạo Đấng Christ đã bị vướng mắc. Nếu vương quốc phải đến, khi ấy Môi se phải nhường chỗ cho nó, và Êli cũng vậy. Nếu anh em duy trì luật pháp và các tiên tri, anh em mất vương quốc, và nếu anh em có vương quốc anh em phải từ giã luật pháp và các tiên tri.
Chúng ta hãy suy nghĩ thêm về điều nầy, vì chúng tôi muốn sự việc hoàn toàn thực tiễn, và đồng thời chúng ta cần chú ý không cho lỗi lầm. Luật pháp là gì? Các tiên tri là gì? Dĩ nhiên theo tập quán Do thái, các từ liệu nầy thay thế cho toàn bộ kinh thánh Cựu ước, và trước hết mọi sự chúng ta phải sáng tỏ rằng Chúa Jesus không bao giờ đề nghị các điều nầy bị loại bỏ một phút nào. (Xem Math 5:17, 18, Lu 24:27, 32, 34). Không, tôi nghĩ chúng ta phải nhìn sâu hơn một chút để thấy các nguyên tắc được nghĩ đến ở đây.
Luật pháp là lời được viết ra để biểu hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời; các tiên tri là các người sống cũng diễn tả ý chỉ đó. Trong thời Cựu ước Đức Chúa Trời thường biểu hiện ý chỉ Ngài cho các người Ysơraên thông thường bằng một trong hai phương tiện nầy. Vì Đức Chúa Trời không cư trú trong lòng con người, nhưng trong một nơi chí thánh không đến gần được. Khi ấy làm sao con người đã có thể cầu hỏi Ngài? Thứ nhất, người có thể cầu hỏi bằng cách tham khảo luật pháp. Giả sử anh ta khao khát biết phương thức thích hợp để xử lý bệnh cùi hay sự ô uế với một xác chết, hay hoặc anh ta có thể dùng hay không dùng một loại thú vật hay chim nào đó làm thực phẩm, anh ta sẽ mang câu hỏi đến sách luật pháp. Nhờ dò xét cẩn thận anh ta sẽ tìm được câu giải đáp ở đó, và anh ta có thể thi hành như vậy mà không cần tham khảo cách cá nhân trực tiếp với chính Đức Chúa Trời. Nhưng giả sử thay vì anh ta mong muốn biết hoặc anh ta nên đi hay không đi một cuộc hành trình đặc biệt đến một chỗ đặc biệt. Anh ta có thể đọc quyển sách từ đầu chí cuối và không tìm thấy thậm chí một lời đề cập nào về tên của địa điểm. Anh ta sẽ làm gì? Anh ta sẽ quay sang một vị tiên tri và nói: “Xin vui lòng cầu hỏi Chúa cho tôi hoặc tôi có nên đi cuộc hành trình nầy hay không”. Nhưng tại đây lời giải đáp đến cùng anh ta cách gián tiếp. Anh ta đã không có quyền bính trực tiếp đến cùng Đức Chúa Trời. Hoặc qua luật pháp hay các tiên tri, tri thức của anh ta về Đức Chúa Trời luôn luôn đến cùng anh ta cách gián tiếp, xuyên qua một quyển sách hay một người, không bao giờ nhờ khải thị trực tiếp từ chính Đức Chúa Trời.
Nhưng đó không phải là Đạo Đấng Christ. Đạo Đấng Christ luôn luôn vướng mắc một tri thức cá nhân về Đức Chúa Trời xuyên qua Linh Ngài, và không phải sự hiểu biết suông ý chỉ Ngài xuyên qua trung gian của một người hay một quyển sách, Ngày nay nhiều Cơ Đốc nhân có tri thức sách vở về Đấng Christ, thục sự họ biết Ngài xuyên qua quyển sách của Đức Chúa Trời, nhưng họ không có mối liên hệ thiết yếu với Ngài. Tồi tệ hơn, nhiều người chỉ biết Ngài qua “tin đồn”, từ mục sư họ hay từ vài người khác, nhưng họ không truyền thông trực tiếp với Ngài. Tri thức của họ ở bề ngoài, không ở bề trong, và tôi xin xác quyết rằng bất cứ điều gì thiếu hụt một sự khải thị cá nhân bề trong về Chúa thì không phải là Đạo Đấng Christ. Trong khi tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời dưới giao ước cũ, loài người đã bị hạn chế đối với luật pháp và các tiên tri, nhưng dưới giao ước mới Đức Chúa Trời đã hứa rằng “Họ sẽ không dạy dỗ mỗi một đồng bào mình, và mỗi anh em mình rằng, hãy biết Chúa, vì cớ mọi người sẽ biết ta trong chính họ, từ kẻ nhỏ đến kẻ lớn ở giữa họ” (Hê 8:11 bản Darby). Anh em sẽ biết Ngài trong chính anh em, và do đó biết Ngài sẽ không cần tham khảo hoặc với một “anh em” hay một “kẻ lân cận” để hỏi thăm về Chúa. Đạo Đấng Christ không được căn cứ trên sự tham vấn nhưng trên khải thị. Đó là nơi Chúa đã bắt đầu với Phierơ trong chính khúc kinh thánh trước chúng ta: “hỡi Si-môn, phước cho người… thịt và huyết đã không khải thị điều đó cho ngươi, nhưng Cha ta Đấng ở trên trời”. Vương quốc Đức Chúa Trời được lập nền trên một tri thức cá nhân về Chúa, xuất phát từ việc Chúa phát ngôn trực tiếp cùng khâu anh em và tôi nghe Ngài cách trực tiếp.
Theo từ liệu thực tiễn ngày nay, chúng ta có Thánh Kinh văn tư, do Môi se và chúng ta có sứ giả sống từ loài người, do Êli người không bao giờ nếm sự chết đại diện. Hai ban tứ nầy do Đức Chúa Trời ban cho mọi tín đồ, ở giữa các yếu tố rất quí báu mà góp phần cho sinh hoạt Cơ Đốc nhân của chúng ta: sách của Đức Chúa Trời trong tay chúng ta để giáo dục chúng ta, người bạn sống gần Chúa và thường có thể cho chúng ta biết những gì Chúa đã bày tỏ cho anh ta. Quyển sách luôn luôn đúng; lời khuyên của bạn cũng thường như vậy. Chúng ta cần sách của Đức Chúa Trời và chúng ta cần các tiên tri của Đức Chúa Trời. Ngài không muốn chúng ta loại bỏ Đức Chúa Trời. Ngài không muốn chúng ta loại bỏ mặt nào. Nhưng bài học của biến cố nầy trên núi hóa hình thì chắc chắn không một phần nào trong hai điều nầy có thể chiếm chỗ của Tiếng Nói hằng sống của Đức Chúa Trời phán với lòng chúng ta.
Chúng ta không dám khinh dể các sứ giả của Đức Chúa Trời. Chúng ta càng lúc càng cần đến sự thách thức đáng chú ý của một lời tiên tri thực sự phát ngôn hay sự êm đềm của sự giáo huấn thuộc linh trường thành. Nhưng chúng ta không giao thác chính mình cách hoàn toàn và độc chiếm cho sự khải thị mà đến xuyên qua các người thánh của Đức Chúa Trời mà thôi, cho dù có thuần chính. Chúng ta có bổn phận buộc chặt lắng nghe tiếng nói của Chúa và bước theo Ngài.
Chúng ta càng ít dám khinh dể lời viết ra của Đức Chúa Trời. Kinh văn là lẽ thật được hà hơi, rất thiết yếu cho sự sống và sự tiến bộ của chúng ta, và chúng ta không muốn– chúng ta không dám– không có chúng. Song le có những ai trong chúng ta có thể đang gặp hiểm nghèo khi ngưỡng vọng văn tự của lời thậm chí nhiều hơn chính Jesus Christ như là quyền bính cuối cùng của chúng ta. Những gì Kinh Thánh chép chúng ta thi hành theo cách tôn giáo và chi tiết, và Đức Chúa Trời có thể tôn trọng chúng ta về điều đó. Song nếu, đang khi làm vậy, chúng ta tiến lên hơn nữa, tôn cao Kinh Thánh lên một địa vị nơi đó khi chúng ta dùng đến, nó thậm chí thách thức đến chính quyền chủ tể của Đấng Christ, chúng ta đang mạo hiểm thoát ra khởi sự đụng chạm với Ngài cách thảm khốc.
Vì vương quốc nhiều hơn các điều nầy. Về phương diện tích cực, vương quốc vướng mắc một sự nhìn nhận quyền bính tuyệt đối của Đấng Christ, và về phương diện tiêu cực,  một sự khước từ mọi quyền bính trừ quyền bính của Ngài như là cuối cùng. Nó đòi hỏi một sự thông minh cá nhân, đầu tay, về ý chỉ của Đức Chúa Trời, bao gồm các sự trợ lực khác do Đức Chúa Trời ban cho, nhưng không chấm dứt với chúng. Đạo Đấng Christ là một tôn giáo được khải thị, và một sự khải thị luôn luôn ở bề trong, trực tiếp và cá nhân. Đó là bài học Phierơ đã phải học. Trong vương quốc, chỉ có một Tiếng Nói phải được nghe đến, dù nó phát ngôn xuyên qua bất cứ trung gian nào. Tôi vẫn có Kinh Thánh văn tự và tôi vẫn có lời “tiên tri” của anh em tôi (vì Môi se và Êli vốn đã ở đó trên núi!). Đạo Đấng Christ không độc lập với con người và sách vở. Nhưng đường lối của vương quốc là “Con yêu dấu” ở cùng tôi cách cá nhân và trực tiếp, và tôi nghe Ngài cách cá nhân cũng trực tiếp.
Con can thiệp
Chúng ta đã bàn dài dòng với điều tôi cảm thấy là một bài học cơ bản trong sự huấn luyện Phierơ làm một tôi tớ của Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng ta phải ghi nhận hai trường hợp mà trong đó bài học đươc áp dụng thêm, thứ nhất cho vấn đề thực tiễn về sự tiếp xúc cá nhân với loài người, và kế đến cho sự truyền thông về phúc âm cho họ.
Đối với tôi hầu như Phierơ là một người rất dễ nói chuyện với ông. Dễ dàng kéo lôi ông vào cuộc đàm thoại mà trong đó ông đã bị sập bẫy, khi con đòi minh chứng trễ trong sân của nhà thầy tế lễ cả. Bây giờ, chỉ một thời gian ngắn tiếp sau các sự việc chúng ta đã thảo luận, một vài người đã đến cùng ông với câu hỏi về Jesus và tức thì ông đã đáp bằng một lời giải đáp sẵn sàng (Math 17:24). “Thầy của ngươi không đóng thuế đinh nửa siếc lơ sao?” Phierơ đã đáp: “có”, nghĩa là: “dĩ nhiên! Tự nhiên Ngài đóng chớ. Tại sao lại không?”. Đang khi nói điều nầy, Kinh Thánh chép, ông đã bước vào cúng Jesus ở trong nhà.
Bây giờ tôi muốn anh em chú ý cẩn thận điều gì xảy ra tiếp theo. Mathiơ bảo rằng: “Jesus đã phán trước cùng người” (Jesus hỏi đón người). Hiển nhiên Phierơ ở vào điểm sắp mở miệng thưa đôi điều như vầy: “Thầy ôi, họ đến thu thuê đền thờ. Chúng ta phải đóng mà, há không đóng sao?”. Chúng tôi cảm thấy thực sự ông đã muốn thưa cùng Chúa điều Ngài nên làm!
Nhưng Jesus đã đi trước Phierơ bằng một tuyên bố về địa vị thật của Ngài. Sự đóng thuế nầy còn đòi hỏi Ngài sao? Không, chắc chắn không! Các con trai của vương quốc tự do. Dĩ nhiên không có bổn phận đặt trên những kẻ đóng nửa siếc lơ bạc. A, nhưng hãy chờ một phút. Điều đó không có nghĩa trong trường hợp nầy sẽ là việc không trả. Điều mà Phierơ đã hăng hái giao thác cho Ngài, Jesus sẽ chắc chắn trả đầy đủ, đáp ứng tình thế do cảm tình nhất thời của môn đồ Ngài tạo nên bằng một phép lạ nhân từ. Nhưng Phierơ phải sáng tỏ về một điều nầy, rằng Jesus làm phép lạ, không căn cứ sự cần yếu luân lý, nhưng vì ân điển tự do.
Đây là nguyên tắc mới nhờ đó Chúa đối chất tôi tớ Ngài, một nguyên tắc trực tiếp đụng đến sự việc chúng ta tiếp xúc với những người còn ở ngoài vương quốc. Điều gì cai trị các mối liên hệ của chúng ta với họ để họ có thể được chiếm lấy cho Chúa chớ? Như trong trường hợp nầy, ý chỉ Đức Chúa Trời đã không luôn luôn được khải thị cho chúng ta trong chủ tâm tối hậu của nó, nhưng thực ra, trước hết ý chỉ đó thường được biểu hiện trong các giới hạn của thập tự giá Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã không bao giờ đề ra rằng Con Ngài có thể đóng thuế đền thờ, và là Con Đức Chúa Trời không cần cho Ngài làm điều đó. Thực sự chúng ta cảm thấy rằng để cho Ngài làm vậy là đặt Ngài trong địa vị sai trật của “người ngoài” (khách lạ). Rồi tại sao Ngài đã làm điều đó? “Kẻo chúng ta khiến họ vấp ngã”. Há điều mà chính Con Đức Chúa Trời đã thốt lên các lời nầy đã không xảy ra cho anh em sao? Dĩ nhiên đã không thể có vấn đề về việc Ngài tránh bổn phận nào một lúc nào đó; nhưng đó không phải là điểm xuất phát tại đây. Đích thực tình thế hoàn toàn khác nhau: đó là vấn đề Ngài bỏ qua một đặc quyền. Đây là con đường thập tự, và nguyên tắc được vướng mắc là một việc có ý nghĩa và dò thấu.
Hãy suy nghĩ lại. Tại đây có hai sự đòi hỏi đặt trên chúng ta, mà theo mặt nông cạn, ít ra chúng có vẻ như xung đột nhau. Về một mặt, thật hoàn toàn sáng tỏ từ lời Chúa rằng ý chỉ Đức Chúa Trời dành cho chúng ta, chúng ta được tự do. Chúng ta hãy gọi điều nầy là “ý chỉ A của Đức Chúa Trời”. Về mặt khác chúng ta được giới thiệu bằng một biểu hiện dị biệt về ý chỉ của Ngài trong thập tự giá của Christ, một sự đòi hỏi chúng ta từ bỏ điều mình có thể vui hưởng, dù chúng ta chịu mất mát nếu cần, để các kẻ khác không bị vấp phạm. Hãy gọi điều nầy là “ý chỉ B của Đức Chúa Trời”. Nói cách khác, sự dị biệt tôi tìm cách vạch ra là ở gữa, trong trường hợp I, một sự việc có giữa Chúa và chúng ta– ý chỉ A, còn trong trường hợp II, một sự việc giữa Chúa, chúng ta và dân khác– ý chỉ B. Một thì thẳng tắp, giữa Đức Chúa Trời và tôi; cái kia thì phức tạp bởi nhu cầu, do Đức Chúa Trời ép trên tôi, cũng để suy nghĩ đến phe thứ ba. Một sự suy nghĩ như vậy phải có mối tương quan của chúng trước mắt, hay một mối tương quan có khả năng với Đức Chúa Trời, ít hơn với tôi. Làm sao chúng ta hòa giải hai nguyên tắc xung đột nầy, A và B, vừa miễn trừ bổn phận và hi sinh đặc quyền?
Trước hết, tôi xin nói rõ là tại đây chúng tôi không dự trù cho sự sợ hãi loài người. Sợ loài người là một cái bẫy, và chúng ta phải được giải phóng khỏi điều đó. Liên quan đến bổn phận, sợ người ta không có chỗ đứng, nhưng chỉ kính sợ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên liên quan đến đặc quyền, chúng ta có thể sợ cách chính đáng, kẻo đang khi đòi các quyền lợi mình, chúng ta có lỗi vì làm cho người khác vấp ngã. Có nhiều điều mà Đức Chúa Trời`bày tỏ cách cá nhân cho chúng ta rằng chúng chịu ảnh hưởng của ý chí A– những điều là con Đức Chúa Trời, chúng ta gặp phải các sự khó khăn với cha mẹ, gia đình, người làm hay có lẽ với các tôi tớ khác của Đức Chúa Trời, và chúng ta bị ép buộc bắt lấy ý chỉ B. Chúng ta có quyền được miễn trừ, nhưng Đức Chúa Trời cũng bảo chúng ta đôi điều về việc không gây vấp phạm. Chúng ta sắp theo nguyên tắc nào?
Về mặt khác, trong lời Ngài, Đức Chúa Trời đã phát ngôn cho chúng ta về việc “bỏ mọi sự mà theo Ngài”, tuy nhiên, về mặt khác nữa, về sự vâng phục cha mẹ hay với chồng, về sự suy nghĩ đến vợ và con cái, về sự thuận phục nhau trong tình yêu, há chúng ta dám không lưu tâm các mệnh lệnh sau này chăng? Hầu như cho dù ý chỉ Đức Chúa Trời xung đột với chính nó tại đây, nhưng tối hậu đó không phải là trường hợp. Dĩ nhiên, chính chúng ta, nếu một khi quyết tâm phụng sự Đức Chúa Trời như Con đã phụng sự Cha, theo bản năng, thích ý chỉ A hơn ý chỉ B, vì cớ cái sau mang lại một yếu tố phàm nhân mà xung đột với quan niệm chúng ta về phụng sự đó, và chúng ta không thích nó. Thà chúng ta nên tùy thuộc với ý chỉ A– không đóng thuế với bất cứ giá nào. Song le điều chúng ta né tránh thực ra không phải là một yếu tố phàm nhân suông; vì, tôi lặp lại chính Đức Chúa Trời đã cưỡng ép ý chỉ B. Tôi muốn gợi ý rằng, trong lời Đức Chúa Trời bất cứ chỗ nào sự dự trù được tạo ra dưới tiêu đề của ý chỉ B, nguyên tắc thần thượng là chúng ta nên làm ý chỉ B trước ý chỉ A, thực hiện trong đức tin rằng tối hậu chính Chúa sẽ hoàn tất ý chỉ A. Đó không phải là bỏ qua ý chỉ A, nhưng dâng nó cho Ngài. Vì cớ chính Chúa Con đã hành động như vậy, chúng ta phải như vậy.
Thường thường lòng chúng ta rất khắng khít với ý chỉ A– sự tự do và được gọi là các con– rằng chúng ta cảm thấy mình chúng ta phải vượt qua với bất cứ giá nào, nên chúng ta nhận thấy chính mình kháng cự mọi sự và mọi người cản đường, kết quả chúng ta rất sớm mất sự an nghỉ và phước hạnh của Đức Chúa Trời. Thuốc chữa trị của Đức Chúa Trời cho điều này, và luôn luôn, là nhắc chúng ta nhớ lại một lần nữa về hành động của Con Ngài. Chúa Jesus đã tuyệt đối không cần từ bỏ chỗ cao sang vốn thuộc về Ngài bởi ý chí của Đức Chúa Trời– song le Ngài đã “làm cho mình trống không”. Trong ân điển thật, Ngài đã giã từ các sở thích riêng của mình, qui hàng hồn mình cho chính sự chết trên thập tự giá vì cớ chúng ta. Hãy hồi tưởng các lời Ngài vào biến động lớn trong vườn : “ôi Cha của con ơi, nếu có thể được, cho chén này lìa khỏi con, song, không như con muốn, nhưng như Cha muốn”. Các lời đó khải thị điều gì, là Con, Ngài đã thích cách tự nhiên, nhưng là Cứu Chúa, Ngài phải từ bỏ. Bất cứ giá nào đối với Ngài, Ngài cũng không thể không thi hành ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Vì ý chỉ Đức Chúa Trời không bao giờ thực sự xung đột với chính nó. Đi sau A hay B như đi sau “cái chén”. Nếu chúng ta bị vướng lấy với “cái chén” – chung với các hiệu quả và ngẫu nhiên, vướng mắc trong sự vâng phục Chúa– chúng ta sẽ chạy đến sự hiểm nghèo là mất mát ý chỉ ấy. Về mặt khác, nếu chúng ta cố sức đẩy các sự việc vào lối riêng của chúng ta, chúng ta trệch khỏi lối đi của thập giá. Thái độ của chúng ta nên là: Đức Chúa Trời đã bày tỏ điều đó cho tôi, nhưng tôi hoàn toàn chuẩn bị để bị nói nói phản, hạn chế, xem xét nếu cần, và chờ đợi thì giờ Đức Chúa Trời. Tôi phải thuận phục chính mình đối với ý chỉ B của Ngài và tôi phải tin cậy Ngài đưa ý chỉ A của Ngài đến chỗ thành tựu. Tôi không cần cố sức ép buộc mau thành công. Tôi có thể an toàn giao thác điều đó cho Ngài. Tôi nói, đây là “vác thập tự giá”.
Vì có hai phương diện đối với việc vác thập giá. Phương diện thứ nhất và hiển nhiên là thập giá của Đấng Christ “xóa tan” ý riêng của chúng ta. Chúng ta nhận biết và thừa nhận điều đó, và sau đó được quyết định phục sự Ngài và chỉ Ngài mà thôi. Nhưng khi điều đó được giải quyết theo nguyên tắc, chúng ta đương đầu vào điều khác. Ngày kia điều dường như rõ ràng chắc chắn, ý chỉ Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm điều gì đó, lòng chúng ta đáp ứng và chúng ta bắt lấy. Chúng ta không gặp khó khăn nào, vì chúng ta thực sự mong muốn ý chỉ Đức Chúa Trời. Nhưng thảm thay, sau đó ít lâu chúng ta nhận thấy chính điều đã được khải thị là ý chỉ Ngài lại bị hủy phá bởi các biến cố, hay như tất cả mọi sự thường xảy ra, bởi các kẻ khác, và dĩ nhiên vì cớ đó ý muốn chân thành và tận hiến của chúng ta cũng bị xóa tan– và điều đó chúng ta không thích gì cả! Đây là hiệu quả thứ hai và thường không thể tránh khỏi của việc vác thập tự giá.
Tôi xin minh họa. Khi tôi còn trẻ, theo học trường cao trung tại Phúc Châu, Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho tôi là tôi phải đến một hòn đảo vào dịp nghỉ hè, nơi có bọn cướp biển quấy nhiễu, rao giảng phúc âm. Đó là một bước đức tin, cần có sự tranh đấu để tôi sẵn sàng làm như vậy. Tôi đã thăm hòn đảo và nhận thấy dân chúng sẵn lòng, rồi sau nhiều trở ngại tôi đã thuê nhà, sửa chữa đôi chút, và mọi sự sẵn sàng. Một trăm anh em cầu nguyện cho tôi, nhiều người cũng đã dâng tiền bạc sở phí. Mãi đến lúc đó cha mẹ tôi không nói gì, nhưng rồi khi chỉ còn 5 ngày trước khi đi, hành trang tôi đã sẵn sàng, song thân tôi xen vào và cấm cản. Nhà cửa đã thuê, tiền bạc đã tiêu dùng, ý chỉ Đức Chúa Trời đang cháy rực trong lòng tôi, tôi phải làm gì? Cha mẹ tôi, dân kính sợ Đức Chúa Trời, nói “không”; tôi vẫn còn là một sinh viên; và Đức Chúa Trời phán, “Hãy tôn trọng (hiếu kính) cha ngươi và mẹ ngươi”. Tôi tìm kiếm ánh sáng từ Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời phán cùng tôi, phải kế hoạch đó đích thực là ý chỉ Ta, nhưng chủ tâm của Ta là không bao giờ con nên thực hiện ý chỉ đó bằng bạo lực. Hãy chờ đợi, Ta sẽ thi hành ý chỉ Ta. Con thuận phục cha mẹ mình là đúng. Tôi không có sự tự do giải thích cho các anh em lý do tôi thay đổi kế hoạch - ấy vì cha mẹ tôi bắt tôi đình chỉ- tôi sợ, tất cả mọi người sẽ hiểu lầm tôi. Thật đau đớn sâu xa khi một người anh em mà thường có nhiều ý kiến mà tôi đánh giá cao, đã nói cùng tôi “khó tin cậy anh trong tương lai”.
Theo thì giờ của Đức Chúa Trời, đường lối ra hòn đảo đó đã được mở ra, ý chỉ Ngài muốn các hồn đó nên được chiến thắng, đã xảy ra cách diệu kỳ. Nhưng kinh nghiệm nầy đã dạy tôi một bài học quan trọng. Tôi đã thích ý chỉ đó! Không đi là khó khăn. Nó cắt xẻ tôi; mà bày tỏ rằng sự biểu hiện đặc biệt nầy về ý chỉ của Đức Chúa Trời thực ra bây giờ có nguy cơ trở nên ý chỉ tôi theo đường lối sở hữu; tôi đã bước vào ý chỉ đó quá nhiều. Tôi quyết định tâm trí mình ra đi. Nếu tôi chỉ có khát vọng thánh khiết vì ý chỉ Đức Chúa Trời được thành tựu, sự thối lui sẽ không đụng chạm tôi trên đường nó xảy ra. Nên có sự thoát ly cũa linh. Nên Đức Chúa Trời đã phải cho phép sự thất vọng, chung với mọi hiểu lầm cặp theo, để dạy dỗ tôi bài học giá trị nầy.
Nếu một điều gì được khải thị trong Lời Đức Chúa Trời, chúng ta không dám ném bỏ; chúng ta phải thuận phục. Nếu Lời thành văn của Đức Chúa Trời chép– “Hãy tôn trọng (hiếu kính) cha mẹ ngươi”– cắt đứt ý chỉ A, chúng ta phải chờ đợi Ngài ý chỉ A vượt qua. Ngài không cần ai giúp đỡ thi hành điều đó. Đức Chúa Trời đang tìm cách bày tỏ cho chúng ta rằng chúng ta không cần ép. Bản ngã rất dễ dàng len vào thi hành ý chỉ Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời có thì giờ của mình, Ngài sẽ hoàn thành điều đó theo lối riêng của Ngài. Bản ngã được cho ăn và nuôi dưỡng vì cớ chúng ta nói, “tôi đang làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời”. Trong sự sốt sắng của mình, chúng ta nghĩ không có gì trên đất có thể cắt đứt điều đó– và rồi chính Đức Chúa Trời đặt vài điều gì đó ngang lối đi của chúng ta để phản đối thái độ nầy. Điều rất khó khăn và đau đớn cho thập giá làm là phải cắt ngang lòng nhiệt thành của chúng ta vì ý chỉ Đức Chúa Trời và cắt ngang tình yêu chúng ta cho công tác Ngài. Chúng ta phải học tập rằng vì chính Chúa Jesus, thập giá là ý chỉ B – đôi điều gì đó, dù nó cắt  ngang lối đi của Ngài, đã được khải thị trong kinh văn trong thực tế để làm lối đi do thần thượng chọn lựa để làm ứng nghiệm ý chỉ A (xem Lu 18:31-33). Chỉ riêng Ngài có thể vượt đường hẻo lánh đến thập giá, nhưng nếu các kẻ khác phải có phần với Ngài trong vương quốc, thập giá đó cần thiết. Chắc chắn đây là ý nghĩa của các Lời Ngài ở Giăng 17:19: “vì cớ họ Con thánh hóa (biệt riêng) chính mình? Vương quốc và ngai vàng tượng trưng ý chỉ A cho Ngài, nhưng thập giá là con đường đi đến đó. Anh em và tôi có thể chắc chắn 100% về ý chỉ A cho cuộc đời mình, nhưng chúng ta sẽ thường đối đầu ý chỉ B trên con đường đến đó. Vì có nhục dục của bản chất chúng ta, bằng cách nầy hay cách khác thập giá đã luôn luôn phải can thiệp và xử lý đến chúng ta là gì, để kết quả đều có thể từ Đức Chúa Trời tất cả.
Trong những gì chúng tôi vừa nói, mắt chúng ta tập chú Chúa Jesus, Không chú ý Phierơ. Chính Phierơ có thể bám víu nguyên tắc nầy ít thôi, dù theo ngày tháng ông dần dần hiểu được. Ngày kia ông không chỉ có thể thấy được sự cần thiết của sự chết Chúa Jesus vì cớ ông, nhưng sẽ đến để được đồng nhất hóa cách cá nhân với sự chết đó và sẵn sàng đối diện các cặp lụy thực tiễn của nó trong từng trải của mình. “Khi ngươi còn trẻ, ngươi tự mình thắt lưng, muốn đi đâu tùy ý, nhưng khi ngươi già, sẽ giang ta ra, người khác thắt lưng cho, và kéo ngươi đến nơi mình không muốn”. Nhường cho anh em khác là những gì chúng ta nhận thấy rất khó.
Nhưng Chúa Jesus không đè nén khâu xuất phát thêm nữa với Phierơ vào lúc nầy. Thay vào đó Ngài thi hành một phép lạ nhân từ, và điều đó chắc chắn cũng phải có ngụ ý nói lên như một thí dụ cho Phi e rơ. “Ngươi hãy ra biển thả câu, bắt con cá nào câu được trước hết, banh  miệng nó ra, sẽ thấy một đồng, hãy lấy đem đóng cho ta với ngươi”. Một số người nhận xét rằng biến cố này chỉ là thí dụ về việc Chúa thi hành một phép lạ cho chính Ngài. Thực vậy, nhưng nó chỉ một nửa cho chính Ngài, còn một nửa cho Phierơ – anh em và tôi có thể thêm, “cho tôi” nửa. Trong siếc lơ (đồng bạc) đơn độc đó, đáp ứng bởi ân điển, cho tiền thuế đền thờ cho hai người, chúng tôi đã phô diễn cách diệu kỳ sự liên hiệp thân mật của người đầy tớ với Chúa, anh ta trong một Hội thánh, một Thân Thể.
Còn con cá phép lạ? Há nó không đảm bảo cùng chúng ta rằng, khi chúng ta ở trên nền tảng đúng hướng về ý chỉ Đức Chúa Trời, các phí tổn sẽ được chính Đức Chúa Trời cung cấp sao? Bất cứ khi nào tình yêu thương đi xa hơn bổn phận, chúng ta có thể ngưỡng trông Chúa đáp ứng các phí tổn.
Linh can thiệp
Nhưng chúng ta không biết kết thúc với Phierơ và các sự gián đoạn mà ông đã chịu đựng rất hữu ích dưới tay Đức Chúa Trời. Chúng ta đã nghe tiếng nói của Cha can thiệp trên đỉnh núi, và Con “hỏi đón” (nói trước tiên) trong nhà. Bây giờ chúng ta di chuyển cách vắn tắt đến Sứ đồ 10 và bản tường thuật về cuộc thăm viếng của Phierơ vào nhà Cọt nây. Vào lúc bấy giờ ông đang ở trong dòng chảy đầy đủ của chức vụ đời sống mình như một nhà giảng phúc âm. Ông đã chứng kiến sự đổ ra của Linh tại Giêrusalem khi hàng đoàn người được quét vào vương quốc. Để chiến thắng bất cứ sự lưỡng lự thiên nhiên nào, ông có thể đã có, ông cũng được giới thiệu chứng kiến sự đổ ra của cùng Linh ấy trên dàn Samari. Bấy giờ, dù trễ nãi, ông đã đến Giốp bê và được ban cho một khải tượng ký lạ về “miếng vải lớn” từ trời thòng xuống, một khải tượng phù hợp theo vài lối nào đó với sự kêu gọi của ông, tuy nhiên có các cặp lụy mới mẻ và giật mình. “Hễ vật chi Đức Chúa Trời đã làm cho sạch, thì ngươi chớ cho là tục”. Bị các lời nầy ép buộc, ông đã khởi hành đi Sêsarê, nhưng khó tránh ấn tượng thận trọng, và thậm chí miễn cưỡng, rằng những gì tường trình về cuộc thăm viếng của ông sẽ tạo ra sau nầy.
Phierơ vẫn là người Do Thái trong lòng. Thậm chí tiếp sau khải tượng về tấm vải, ông đã ra đi miễn cưỡng và do sự ép buộc, để đến gia trang người ngoại bang nầy. Ông đã đi như một người bị sửa trị, nếu không nói là bị rắc rối phần nào, tôi tớ Đức Chúa Trời, nhưng bên trong hầu như phải có sự đứng lại, cách thờ ơ. Ông chưa hoàn toàn giao thác, và có thể rất dễ dàng, thậm chí bây giờ, đã đứng trong đường lối Đức Chúa Trời.
Rồi cũng đã có các anh em đó đi chung với ông – các người tốt từ Giốp bê, nhưng dĩ nhiên họ thiếu hụt khải tượng cá nhân nổi bật mà ông đã ba lần nhận được trên mái nhà. Họ phản ứng ra sao? Không phải chỉ họ nhưng các sứ đồ đồng bạn và trưởng lão chính thống tại Giêrusalem phản ứng ra sao? Thật không kinh ngạc nếu tâm trí ông nắm lấy vài nỗi lo âu thiết thực về các hành động có thể có của họ, một khi họ đến nghe lại cuộc thăm viếng của ông.
Nên ông mở miệng và bắt đầu bài giảng của mình. Không có gì thiếu kém trong sứ điệp ông ban ra. Lời tóm tắt của Luca về bải giảng hôm đó khải thị một sự trình bày kỹ lượng về các điều cốt yếu của phúc âm. Tuy nhiên những gì Phierơ làm sáng tỏ là thậm chí ông không hề đi nửa đường. Bởi sự đánh giá của mình, ông đã “khởi sự nói” (Sứ 11:15) khi chính Đức Thánh Linh can thiệp và làm ông ngừng lại hoàn toàn.
Hãy chú ý Phierơ đã không giảng đến điểm để đề cập Linh. Ông chỉ giảng đến thập tự giá và sự tha thứ và rồi, đang khi “con đương nói những lời ấy, thì Thánh Linh giáng trên mọi người…”. Chính mình Chúa nhận lấy hiệu lệnh, còn Phierơ đã học tập đủ lúc bấy giờ để biết rằng đây là lúc đứng lui. Thực vậy không còn gì để nói nữa. Khi Đức Chúa Trời hành động trực tiếp trên thính giả, công việc của giảng sự chấm dứt.
Nhân từ biết bao khi Đức Chúa Trời can thiệp theo lối nầy! Nếu Ngài đã chờ đợi Phierơ làm điều gì đó– có lẽ làm báp- têm hay đặt tay trên các người nầy (so Sứ 8:17; 19:5-6 – Phierơ làm sao đáp lại các anh em khi ông trở lại Giêrusalem chớ? Họ sẽ nói cùng ông: “Phierơ ơi, đây là lỗi lầm của anh tất cả. Anh đã khởi sự tất cả. Nếu anh không đặt tay trên các dân ngoại không có gì đã xảy ra!” Nhưng với các anh em đi chung với ông tại Sêsarê, Phierơ đã có thể chống án trên cơ sở đây là việc làm hoàn tất của Đức Chúa Trời. “Ai có thể ngăn cấm nước để làm báp têm ho những người nầy?”. Nên bây giờ với các kẻ khác tại Giêrusalem, ông có thể nói: “Tôi là ai mà dám ngăn cấm Đức Chúa Trời?”.
Điều này minh họa các lời của Jesus ở sách Luca là sinh động biết bao: “Phúc âm của vương quốc được giảng ra, và mọi người” – Do Thái, Sa-ma-ri và các dân tộc– “nỗ lực (cách hung hãn) mà vào đó”. Chính Chúa tối thượng đã xoay chìa khóa và mở cánh cửa. Không có chất vấn nào về quyền bính của Đức Vua. Con đường đến vương quốc mở ra theo hiệu lệnh Ngài. Như Phierơ đã nói, nhưng có lẽ có chân lý lớn hơn mà ông chưa biết, “Ngài là Chúa muôn loài” (Lord of all).
Với nguyên tắc nầy như được thiết lập trong người đầy tớ, chúng ta đến chương sau để nhìn vào các nhu cầu của tôi nhận.
Watchman Nee--