Có một người bạn trên mạng đã viết e-mail hỏi tôi câu nầy:
"Có một điều muốn hỏi ý kiến MS: Có nhiều người (Hệ
phái) giải thích về SỰ TÁI SINH, BÁP-TÊM THÁNH LINH, ĐẦY DẪY THÁNH LINH, SỰ NÊN
THÁNH khác nhau dựa trên suy luận, hoặc theo quan điểm thần học chủ quan, duy
lý. Xin MS cho biết quan điểm của ông về các giáo lý nầy, dựa trên KT chứ không
dựa trên suy luận. Cám ơn MS".
Tôi đã giải đáp chủ đề SỰ TÁI SINH rồi, hôm nay xin tương
giao về BÁP-TÊM THÁNH LINH theo lời Kinh thánh.
Lu ca 24:48-49- "Ta đây, sẽ ban cho các con điều Cha Ta đã hứa; còn về phần các con, hãy đợi trong thành cho đến
khi được mặc lấy quyền năng từ trên cao.”
Công 1:8: Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các con thì các
con sẽ nhận lấy quyền năng
Công vụ 1:4- 5- "Trong khi họp mặt với các sứ đồ, Ngài dặn
họ: “Đừng ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là
điều các con đã nghe Ta nói. Vì Giăng đã
làm báp-têm bằng nước, nhưng trong ít ngày nữa, các con sẽ được báp-têm bằng Đức
Thánh Linh".
Công 11:16: " Tôi nhớ lại lời Chúa đã phán: ‘Giăng đã làm báp-têm bằng nước,
nhưng các con sẽ được báp-têm bằng Đức Thánh Linh.’
1 Cor. 12:13 " Vì chúng ta, dù là người Do Thái hay Hi Lạp, nô lệ hay tự do,
tất cả đều đã chịu báp-têm trong một Thánh Linh để trở thành một thân thể
; tất cả đều được uống chung một
Thánh Linh".
Động từ Hi lạp baptizō (báp-têm) có nghĩa đen là to make
whelmed--nhúng xuống, dìm xuống, làm chìm, làm đắm cho ướt hoàn toàn. Thành ngữ
"báp-têm bằng (trong) Đức Thánh Linh" có nghĩa đen là dìm trong Đức
Thánh Linh như làm báp têm ai đó xuống nước, dìm ai đó xuống nước cách hoàn
toàn.
Câu 1 Cor 12:13 nên dịch
chính xác là: "For in one Spirit we were all baptized into one body,--Vì
trong một Linh chúng ta đều đã được báp-têm (dìm) đeể trở thành một Thân thể (hội
thánh). Câu Kinh thánh nầy nói hai phương diện của Đức Thánh Linh trên đởi sống
tín đồ. Khi Chúa dìm tín đồ trong Đức Thánh Linh thì Linh Ngài bao phủ trên,
bao phủ ngoài tín đồ, khi tín đồ uống Đức Thánh Linh thì Ngài vào trong tín đồ.
Khi chúng ta nhảy xuống sông tắm thì nước bao phủ bên ngoài
chúng ta, khi chúng ta uống nước thì nước vào bên trong chúng ta. Khi được báp
têm trong Thánh Linh rồi, Đức Thánh Linh bao phủ tín đồ như chiếc áo quyền
năng, như quyền năng đến đáp đậu trên họ, để họ có năng lực làm chứng cho Chúa.
a/. Báp têm Thánh Linh trên hội thánh như là một đơn vị tập
thể
Trong Công vụ chương 2 có 120 tín đồ Do thái được Chúa làm
báp têm trong Thánh Linh vào ngày Ngũ tuần. Trong Công vụ chương 10 có một số mấy
chục người La mã, đại diện dân ngoại bang, cũng được báp têm trong Thánh Linh.
Lê vi kí 23: 20 nói trước về lễ Ngũ tuần: "Thầy tế lễ sẽ dâng lên trước mặt Đức
Giê-hô-va các tế lễ đó với hai ổ bánh bằng lúa đầu mùa và hai chiên con theo
nghi thức đưa qua đưa lại". Hai ổ bánh đó tượng trưng hai thành phần:
"qua thập tự giá, Ngài hòa giải cả hai cho Đức Chúa Trời trong một thân thể;
bằng cách đó, sự thù địch bị tiêu diệt" (Eph 2:16). Dân Do thái và dân ngoại
bang được báp têm trong Thánh Linh trong hai cơ hội làm đại diện cho việc Đấng
Christ thăng thiên làm báp têm cho Thân thể Ngài trong Thánh Linh một lần đủ cả.
Chúa không làm báp têm từng cá nhân tín đồ, hay làm báp têm nhiều lần trên hội
thánh trải các thời đại trong gần 20 thế
kỉ qua. Thì quá khứ của động từ "đã được báp têm" trong 1 Cor 12:13
bày tỏ một hành động đã hoàn tất, xảy ra rồi.
b/.Báp têm trong Thánh Linh là sự kiện hoàn tất.
Trong lịch sử phục hưng của các hội thánh trải 20 thế kỉ, lắm
cơ hội nhiều đoàn thể tín đồ họp lại tìm kiếm Chúa hết lòng và lâu ngày, có khi
đến 40 ngày. Đức Thánh Linh đã đến với họ cách mạnh mẽ, tươi mới, có dấu kì
phép lạ xảy ra. Đó không phải là lễ ngũ tuần tái diễn hay Chúa làm báp têm cho
hội thánh trong Thánh Linh một lần nữa mà là sự kinh nghiệm tươi mới của hội
thánh về phép báp têm trong Thánh Linh đã xảy ra từ gần 2000 năm trước. Đấng
Christ chỉ làm báp tên một lần (hai cơ hội ở Công vụ 2 và 10) mà thôi.
c/. Kinh nghiệm báp têm trong Thánh Linh ngày nay.
Có một vài tín đồ chỉ vào mặt tôi và nói: "anh chưa được
báp têm trong Thánh Linh vì anh không nói được tiếng lạ (tiếng mới)". Họ
nông cạn hiểu rằng nói tiếng mới là dấu chứng duy nhất về báp têm trong Thánh
Linh. 1 Cô rinh tô chương 14 nói rõ ràng không phải mọi tín đồ đều nói tiếng lạ.
Ngày nay khi cảm thấy mình bạc nhược, yếu đuối thuộc linh,
chúng ta không tổ chức sự cầu nguyện kiêng ăn để xin Chúa tái diễn lễ ngũ tuần
và chờ đợi Đức Thanh Linh làm báp têm một lần nữa. Báp têm trong Thánh Linh đã
xảy ra rồi, hôm nay chúng ta chỉ xin Chúa cho chúng ta chạm đến, kinh nghiệm được
báp têm trong Thánh Linh đã hoàn tất nầy. Như Chúa đã chết đền tội cho mỗi
chúng ta từ 2000 năm trước, hôm nay chúng ta chỉ cần cầu xin, tiếp nhận sự chết
đền tội của Chúa chớ không cầu xin Chúa Jesus phải chết lần nữa cho chúng ta
như người Công giáo dâng lễ Mi sa thường xuyên vậy.
Hãy đến với Chúa trong sự cầu nguyện hoặc kiêng ăn, xưng tội,
tìm kiếm Chúa hết lòng, anh em sẽ chạm được báp têm trong Thánh Linh đã hoàn tất
nầy ngay ngày hôm nay và anh em sẽ được mặc quyền năng của Ngài, sự can đảm, sức
mạnh, sự xức dầu để làm chứng đạo và phụ vụ Chúa trong hội thánh.
Mk. 29-11-2017