Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

LẠC ĐÀ CHIU QUA LỖ KJIM




Chúng ta hãy đọc những gì Phao-lô nói trong 1 Cô-rinh-tô 1: 26-29 về những người mà Đức Chúa Trời chọn. (Nói cách thẳng thắn, đó là một nhóm người không chắc có được!):
 Thưa anh em, hãy suy nghĩ lúc anh em được kêu gọi, trong anh em không có mấy người khôn ngoan theo tiêu chuẩn đời nầy, không mấy ai có quyền thế, cũng chẳng có mấy người thuộc dòng quý tộc. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn những điều dại dột ở thế gian để làm hổ thẹn những người khôn ngoan; Đức Chúa Trời đã chọn những gì yếu đuối ở thế gian để làm hổ thẹn những người mạnh mẽ.  Đức Chúa Trời đã chọn những gì thấp kém, bị khinh chê ở thế gian, ngay cả những gì không có, để làm cho những gì đã có ra hư không,  để không một người nào có thể khoe khoang trước mặt Đức Chúa Trời”.

   Có ba loại người đặc biệt bày tỏ là họ khó được vào vương quốc của Đức Chúa Trời: người khôn ngoan, người có quyền thế và giới quý tộc. Đức Chúa Trời có bất cứ điều gì chống lại người khôn ngoan, người quyền thế hay người quý tộc không? Không có gì. Vấn đề là có ba nguồn chính yếu trong sự kiêu ngạo thuộc về bản chất con người. Mọi người tự hào vì sự khôn ngoan, sự giáo dục, sự thông minh, quyền lực, ảnh hưởng, địa vị xã hội hoặc sự sinh trưởng quý phái của mình. Nhưng đây là nan đề: người kiêu căng không thể được vào vương quốc của Đức Chúa Trời.
   Trong Lu-ca 18, có một cuộc phỏng vấn đặc biệt giữa Chúa Jêsus và một vị quan giàu có nào đó. Nhà cai trị giàu có hỏi Chúa Jêsus một câu hỏi rất nghiêm túc:  “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” (Câu 18). Hãy xem cách Chúa Giêsu trả lời, bắt đầu từ câu 20:
   "Hẳn ngươi biết các điều răn nầy: ‘Chớ phạm tội ngoại tình,chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối, hãy hiếu kính cha mẹ ngươi.’ Ông ta (viên quan) nói, “Tôi đã giữ các điều ấy từ thời niên thiếu”. [Và tôi tin viên quan nói sự thật.] Khi Chúa Jêsus nghe vậy, Ngài phán rằng: “Ngươi còn thiếu một điều: Hãy bán tất cả những gì ngươi có và phân phát cho người nghèo thì ngươi sẽ có kho báu ở trên trời, rồi hãy đến theo Ta.” “Nhưng khi nghe những điều nầy, ông ta trở nên buồn rầu, vì ông rất giàu có.  Đức Chúa Jêsus nhìn ông và phán: “Người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời thật khó biết bao!”
   Tại sao? Bởi vì mọi người thường tin cậy sự giàu có của họ. Sự giàu có thường là nguồn gốc sự kiêu ngạo. Nhưng sau đó chúng ta thấy lời bình luận của Chúa Jêsus: "Vì lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời!” Lu- ca 18: 20-25.
    Kinh nghiệm về nếp sống trong đất Y-sơ-ra-ên trong nhiều năm đã mở rộng sự hiểu biết của của một số người về nhận xét của Chúa Jêsus đối với nhà cai trị trẻ tuổi giàu có này. Trong bức tường thành phố cổ tại cổng Jaffa ở Giê-ru-sa-lem, có một cái cổng sắt lớn đóng lại vào mỗi buổi hoàng hôn, lúc mặt trời lặn. Không có cách gì để cho cánh cổng lớn được mở ra cho đến khi mặt trời mọc vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, đôi khi có thể có trường hợp xảy ra khi một du khách cỡi trên lưng một con lạc đà lại đến cổng vào buổi tối, tìm cách được tiếp nhận vào thành phố. Khi điều này xảy ra, một cánh cửa nhỏ bên trong cổng sắt chính đã được mở ra. Người tìm kiếm lối vào sẽ tháo dỡ khỏi lạc đà của mình, lấy hết mọi thứ trên lưng lạc đà xuống, dỗ ngọt con lạc đà quỳ gối xuống, và rồi, với rất nhiều khó nhọc khác, con lạc đà thân mình trơ trọi chỉ có thể cố sức chèn ép qua. Tên cái cổng nhỏ đó là gì? Nó được gọi là Lỗ Kim.
   Trong câu trả lời của Ngài đối với vị quan cai trị trẻ tuổi giàu có, Chúa Giêsu mô tả cách thức khi một người giàu vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Anh ta phải gác qua một bên tất cả hành lý của mình - tất cả sự giả vờ, ngạo mạn, kiêu ngạo, độc lập-- và quỳ xuống để tấm thân trần vừa vặn được ép qua. Tuy nhiên, một người nghèo không mang theo gì trong tay, ngoại trừ cây gậy, có thể vượt qua dễ dàng hơn nhiều. Tất cả những gì anh ta phải làm là cúi xuống, đi qua và anh ta liền ở bên trong. Cùng cái cổng tương tự dành cho tất cả mọi người, dù giàu hay nghèo. Nhưng thường thì người giàu lại khó có thể vượt qua được hơn là  người nghèo.
M K biên soạn