Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

NHỮNG TÍN ĐỒ NGHÈO- 2



  Trong Phục Truyền 15: 1-11 chúng ta đã đọc luật về sự giải thoát của Chúa. Một lần nữa, trong mối quan tâm cho người nghèo, vì sợ rằng họ vĩnh viễn ở  trong tình trạng nợ nần, Chúa tạo điều kiện cho họ. Trong sự dự bị này từ lòng thương xót của Ngài, Ngài ra lệnh rằng mỗi bảy năm họ sẽ được xóa các khoản nợ của họ có với anh em của minh. Anh em của họ không thể, theo luật này, cố gắng lấy lại tiền đã cho họ mượn. Điều này không có nghĩa là không có nghĩa vụ đạo đức nào cho người dân tìm cách trả nợ, nhưng nó làm giảm bớt gánh nặng mắc nợ liên tục. Đó là sự giải phóng của Chúa. Ngài dự bị điều đó cho họ.
   Nhưng, cứ 7 năm một lần thì người nghèo sẽ có một khởi đầu mới. Thật là một dự bị tuyệt vời từ Chúa! Luật đó không được thiết kế để giúp người lười biếng và uể oải lao động, nhưng những người thực sự cần.
   Chương này tiếp tục, và trong sự ủng hộ liên tục của Chúa cho người nghèo Ngài nói với họ: “Nếu giữa anh em có người anh em nghèo khó, sống trong các thành của xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em ban cho, thì chớ cứng lòng hoặc bo bo giữ của đối với những người lân cận nghèo khó của mình. Nhưng hãy mở rộng tay mình, cho người ấy vay bất cứ thứ gì họ cần …” (15: 7…)

    Một vài câu tiếp theo trong Phục truyền dường như vang lại lời của Chúa chúng ta trong Lu-ca 6: 34-35 khi Ngài nói, “Nếu các con cho ai mượn mà mong họ trả lại, thì có ơn nghĩa gì? Ngay cả kẻ tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi mượn, để được nhận lại đủ số. Nhưng các con hãy yêu kẻ thù mình, hãy làm ơn, và hãy cho mượn mà đừng mong trả lại. Như vậy, phần thưởng của các con sẽ lớn, và các con sẽ là con của Đấng Chí Cao, vì Ngài lấy lòng nhân từ đối đãi người vô ơn và kẻ độc ác”.
   Trong Phục truyền 15: 9-10 Ngài nói: “Hãy cẩn thận, đừng nuôi dưỡng tư tưởng xấu xa trong lòng anh em rằng: ‘Sắp đến năm thứ bảy là năm tha nợ rồi’ và nhìn anh em túng thiếu của mình với ánh mắt ghét bỏ, không giúp gì cho họ cả. Họ sẽ khiếu nại với Đức Giê-hô-va về anh em và anh em sẽ phải mang tội.  Anh em hãy sẵn lòng giúp đỡ họ, đừng làm cách miễn cưỡng, vì nhờ vậy mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời anh em sẽ ban phước cho mọi công việc của anh em và mọi công trình mà tay anh em thực hiện”.
   Dưới sự cảm thúc của Thánh Linh, Phao-lô nói rằng “vì Đức Chúa Trời yêu mến người dâng hiến một cách vui lòng” (2 Cô-rinh-tô 9: 7). Một lần nữa chúng ta thấy cùng một chủ đề lặp lại trong câu 10 ở trên.
   Phục truyền 15 tiếp tục với câu 11; "Vì trong xứ lúc nào cũng có người nghèo nên tôi truyền dặn anh em rằng: ‘Hãy mở rộng bàn tay giúp đỡ người túng thiếu, nghèo khó trong xứ anh em".
   Một lần nữa, Đức Giê-hô-va đang chu cấp cẩn thận cho các anh em. Những người giàu có dư dật phải nhận ra anh em nào nghèo và mở bàn tay mình của họ…. không keo kiệt, hay siết chặt; không phải với một danh sách các câu hỏi về  "lý do tại sao" có sự nghèo đói của họ, nhưng mở rộng bàn tay mình ra và đáp ứng nhu cầu. Bạn có thể hỏi thêm và giúp đỡ sau này để cải thiện tình hình, nhưng trước hết đáp ứng nhu cầu. Và, họ phải ban cho mà không có sự cho vay nặng lãi. Họ phải đưa ra mà không có kỳ vọng lợi nhuận cho chính mình.
   "Vì trong xứ lúc nào cũng có người nghèo  ..."- "Vì các con luôn có người nghèo ở quanh mình..." (Ma-thi-ơ 26:11). 1 Sa-mu-ên 2: 7  còn tuyên bố đáng ngạc nhiên hơn: "Đức Giê-hô-va làm cho nghèo nàn, và làm cho giàu có; Ngài hạ người xuống thấp, cũng đưa người lên cao”. Điều này được tìm thấy trong bài hát tạ ơn của bà An-ne đối với Đức Giê-hô-va sau khi bà đã dâng con trai lời hứa cho Chúa vì sự phục vụ của Ngài”.
   Tuy nhiên, sự thật của câu vẫn còn. Đức Giê-hô-va có làm người ta thật nghèo để người giàu có thể có lòng thương xót đối với họ không? Ngài có cho phép có sự nghèo đói để cho người khác có một cơ hội phục vụ Ngài, bằng cách không nhắm mắt lại đối với người nghèo không? Liệu Ngài có cho phép người giàu có được sự dư dật để cho họ có cơ hội chia sẻ với những người kém may mắn hơn không? Đây không chỉ là điều thú vị mà còn là thứ để suy gẫm, nhưng cần thiết cho sự phát triển thuộc linh.