Sự
giàu có thường là một điều tương đối. Bạn có thể không coi mình là người giàu
có khi bạn đo lường bản thân mình với hàng xóm của bạn hoặc với những người khác sống ở các khu vực giàu có
hơn trong nước bạn. Nhưng, khi bạn đặt sự giàu có của bạn bên cạnh một người ở
Uganda, Pakistan, Nicaragua, Peru hay Phi-luật-tân, bạn thực sự có thể có vẻ khá
giàu có bằng cách so sánh. Ở những nước đó, thậm chí một vài đô la cũng có thể có
ý nghĩa đáng kể.
Châm
ngôn 22: 9 nói: “Người có mắt hào phóng sẽ được phước, Vì người lấy bánh của
mình cho người nghèo khó”. Có một người bình luận câu nầy:
“Lời nầy mô tả về một người từ thiện; ông có đôi
mắt hào phóng, - cặp mắt tìm kiếm các đối tượng để phân mình phát từ thiện, - một
đôi mắt, khi nhìn thấy một người thiếu thốn và đau khổ, ảnh hưởng đến lòng trắc
ẩn, - một đôi mắt ưa làm từ thiện luôn luôn có một cái nhìn dễ chịu. Ông cũng
có một bàn tay tự do: Ông đưa bánh mì của mình cho những người thiếu – là bánh
mì của mình, bánh mì được chỉ định cho việc ăn uống của chính mình. Thà ông hạn
chế mình hơn là nhìn thấy người nghèo khổ vì thiếu thốn.
Tác giả
Châm ngôn thêm vào những suy nghĩ này, “Ai ban cho người nghèo sẽ không thiếu
thốn, Còn ai nhắm mắt làm ngơ sẽ bị nhiều lời nguyền rủa”(Châm ngôn 28:27). Những
lời này chắc chắn là một thách thức đối với tấm lòng của tôi và với bất kỳ tấm
lòng cởi mở nào. Hãy học cách có một “đôi mắt hào phóng”, cầu xin Chúa loại bỏ
vảy che mắt chúng ta. Bởi ân điển của Ngài, hãy học hỏi sẵn sàng ban phát ra và với một tấm lòng tình
nguyện, hãy ban cho kẻ nghèo khó hơn mình trong hoàn cảnh của họ. Xin Chúa tạo
ra trong chúng ta một tấm lòng; "Người công chính biết nguyên do của người
nghèo khổ, Còn kẻ ác không hiểu điều tri thức ấy" (Châm-ngôn 29: 7).
Có
chép về người phụ nữ trong Châm ngôn, “Nàng mở rộng tay giúp người nghèo khó, Đưa
tay ra tiếp kẻ khốn cùng” (Châm ngôn 31:20). Cô hành động theo lòng thương xót
của cô. Cô vươn tay ra nhiều hơn lời cầu nguyện suông.
Khi
các thánh đồ ở Ma-xê-đoan và A-chai nghe về sự thiếu thốn của các anh em mình ở
Giê-ru-sa-lem, dù chưa bao giờ gặp họ, Phao-lô có thể nói về lòng từ thiện của
họ,"vì người Ma-xê-đô-ni-a và A-chai vui lòng quyên góp để giúp những người
nghèo túng trong số các thánh đồ ở Giê-ru-sa-lem" (Rô-ma 15:26).
Một
trong những yêu cầu của những trưởng lão ở Giêru-sa-lem, sau khi gặp Phao-lô và
Ba-na-ba- để thảo luận các vấn đề liên quan đến phúc âm mà họ mang đến cho dân
ngoại, là họ nên “nhớ người nghèo”. Theo lời Phao-lô , đó “là việc mà tôi đã
tích cực (hay nhiệt tâm) làm” (Ga-la-ti 2:10)
Tôi
cho rằng tuyên bố của Đa-vít đối với A-rau-na người Giê-bu-sít, có thể là một
cách phù hợp để kết thúc bài suy nghĩ này. Câu chuyện nầy quen thuộc với tất cả
chúng ta. Để đáp lại lời đề nghị của ông ban cho Đa-vít cách miển phí cái sân đập
lúa, trong đó ông phải dâng hiến Chúa cho tội lỗi mình đã làm và sự đau khổ mà
ông đã gây ra cho dân Israel, Đa-vít nói với A-rau-na,"“Không, ta muốn mua
của ngươi theo giá cả sòng phẳng. Ta không muốn dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời
của ta những tế lễ thiêu mà không mất tiền mua” (2 Sa mu ên 24:24).
Việc
dâng hiến của chúng ta cho Đức Giê-hô-va có đến từ cái gì mà sẽ khiến chúng ta
không tổn phí gì sao? Chúng ta có thể do xét lòng của mình và tính toán giá phải
trả, sau đó hiến dâng cách tự do và với một tấm lòng vui vẻ. Vì đó là Chúa mà
chúng ta phục vụ, và Ngài sẽ không phải là Đấng mắc nợ ai.