Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

CUỘC CẢI CHÁNH TẠI SCOTLAND

CUỘC CẢI CHÁNH TẠI SCOTLAND

Cuộc cải chánh tại Scotland ảnh hưởng tích cực đến việc thành lập Hội thánh Trưởng Lão, và trở nên trung tâm Trưởng Lão thế giới. Đây là điểm khác biệt với các cuộc cải chánh khác. Hội thánh Trưởng Lão Hàn Quốc được ảnh hưởng từ Scotland nhiều nhất. Do vấn đề địa lý và chính trị nên cuộc cải chánh tại đây xảy ra trể hơn so với Đức, Thụy Sĩ, và Anh. Scotland là một nước nhỏ nên thường bị Anh xâm chiếm. Để đánh đuổi kẻ thù, Scotland cần có sự liên minh nhiều cường quốc khác.

Theo bối cảnh lịch sử, Scotland không phải là một quốc gia theo Công giáo Lamã. Đầu thời Trung Cổ, thánh Colomba rao truyền Phúc Âm cho người dân ở đảo Iona. Cho đến thế kỷ 13, Scotland là một quốc gia độc lập không ở dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng La mã. Năm 1096, bá ước Norman của Pháp tấn công nước Anh và chiến thắng. Do đó Scotland đối diện với cả hai thế lực của Pháp và Anh nên Scotland trình lên Giáo hoàng Lamã cầu cứu.
Để được giúp đỡ với điều kiện tất cả các Hội thánh tại Scotland phải ở dưới sự cai trị của Giáo hoàng. Vào năm 1200, giữa Scotland và Giáo hoàng có sự hợp tác. Bởi lý do đó nên Hội thánh Scotland có mối liên hệ hữu nghị với Pháp. Hội thánh Scotland trở thành một địa phận của Công giáo Lamã. Mối quan hệ này được duy trì đến khi có cuộc cải chánh. Khi cuộc cải chánh diễn ra, những sinh viên du học tại Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan…trở về đã góp phần nên làm cho cuộc cải chánh được lan truyền rộng rãi hơn.
Vào thế kỷ 16, dưới chế độ phong kiến nên thế lực của vua rất yếu, các địa chủ chiếm ưu thế. Hội thánh sở hữu ½ lãnh thổ, và các quý tộc khiến cho con cái của mình thuộc hàng giáo phẩm. Do vậy, hầu hết tài sản của Hội thánh thuộc tầng lớp quý tộc. Do các Giám mục sống ở tu viện tham lam và bại hoại phẩm hạnh, và các tổng Giám mục non kém tri thức lãnh đạo Hội thánh nên đất nước cần phải được thay đổi.
I. PATRICK HAMILTON (1504-1528)
Năm 1525, quốc hội Scotland ra sắc lệnh rằng tư tưởng cải chánh là phạm pháp nên nghiêm cấm thực hiện. Nhưng vào năm 1526. Kinh thánh Tân Ước được William Tyndale (1504-1528), một thành viên cải chánh người Anh đã dịch và phát cho người dân sống ở Glasgow. Từ đây cuộc cải chánh dần dần tiến hành. Nó được rõ ràng nhất, khi Patrick Hamilton lãnh đạo và khởi xướng, ông được gọi là nhà cải chánh tiên phong. Ông thuộc tầng lớp quý tộc của dòng hoàng tộc. Ông trở thành trưởng tu viện năm 14 tuổi. Ông nhận biết cuộc cải chánh của Martin Luther khi du học tại Pháp, và sau khi trở về ông làm giáo sư tại trường đại học Saint Andrews và giới thiệu tư tưởng của Martin Luther.
Năm 1526, ông công khai ủng hộ cuộc cải chánh của Martin Luther. Năm 1527, ông giảng lời Chúa liên quan đến giáo lý cứu rỗi bằng đức tin. Việc này ông đã bị chính quyền bắt giam. Đến năm 1528, ông bị thiêu sống lúc 24 tuổi với lý do truyền bá chân lý Đức Chúa Trời trước cổng trường đại học Andrews. Sau đó George Wishart ( 1513-1546) tiếp tục công việc của Hamilton thực hiện cuộc cải chánh. Ông khiến cho Johon Knox được hoán cải và đào tạo trở nên nhà cải chánh. Ngoài ra, cũng cóa một số nhà cải chánh đồng thời khác như Thomas Forret, Water Milne…
II.JOHN KNOX (1513-1572)
Ông sinh năm 1513 tại Hadington, con của một nông dân nghèo, học ở trường Glasgow, và được nhận bằng cấp loại ưu. Sau đó, khi lớn lên có lẽ ông thuộc tầng lớp trung lưu và được ảnh hưởng quan điểm cải chánh khi gặp ông George Wishart. Mọi thông tin về tuổi thơ và thời niên thiếu của ông không được biết rõ lắm. Sau khi ông George Wishart bị tử đạo, John Knox trở thành vị lãnh đạo của phong trào xã hội, sau đó ông tổ chức một nhóm quân Saint Andrews chống lại nhà vua và Công giáo La mã, ông đóng vai trò chính của cuộc cải chánh tại đất nước này.
Cuối năm 1547, tàu chiến Galley của Pháp xâm chiếm thành Saint Andrews và bắt sống 120 thanh niên. Lúc đó John knox cũng bị bắt, và ông trở thành nô lệ chèo tàu. Khi hay tin này, nhà vua Edwards VI nước Anh can thiệp để giúp đỡ nên ông cùng một số bạn của ông được phóng thích. Khi trở về lại nước Anh, ông được người dân hoan nghênh, và sau đó được bổ nhiệm làm Mục sư quản nhiệm Berwich gần Scotland. Tại đây ông tiếp tục thực hiện cuộc cải chánh.
Năm 1553, vua Edwards VI qua đời, và Mary lên nắm quyền, bà ta liền thực hiện chính sách bắt bớ các nhà cải chánh nên bà được gọi là “nữ hoàng máu”. Trước tình hình như vậy, John Knox chạy trốn đến Frankfurt Đức, rồi ông đến thành phố Geneva tiếp tục cuộc cải chánh với John Calvin. Năm 1555, ông trở về Scotland và suốt 6 tháng ròng rã ông đi khắp nơi khích lệ và kêu gọi mọi người ủng hộ cuộc cải chánh, ông chỉ trích nghi lễ và quan điểm phi Kinh thánh của Công giáo Lamã, nhưng không khí cuộc cải chánh chưa được nóng lên. Do đó, vào năm 1556, ông quay trở lại Geneva. Ba năm sau, vào tháng 5/1539, ông cùng vợ và hai con trai trở về Scotland. Ông có nhiều cơ hội chia sẻ lời Chúa, đồng thời ông chỉ trích sự mê tín, thờ lạy hình tượng và bạo lực của Công giáo Lamã. Ông đã cầu nguyện với Chúa rằng “Ôi! Lạy Chúa! Xin ban đất nước này cho con nếu không thì hãy ban sự chết cho con.” Ông cố gắng và khát khao để đất nước này sống và xây dựng trên nền tảng lời Chúa.
Tháng 12/1561, ông cùng 5 Mục sư và 36 Trưởng Lão tổ chức giáo hội nghị Trưởng Lão. Đây là giáo hội nghị Trưởng Lão đầu tiên của lịch sử Cơ Đốc giáo tại Scotland. Hội nghị đã thông qua “điều lệ thứ nhất về kỷ luật” để đưa vào áp dụng trong cuộc cải chánh.
13 năm sau, vào năm 1561, Mary Stuart con gái nữ hoàng Mary trở về Scotland. Mary Stuart đã khẳng định lại rằng Scotland là quốc gia của Công giáo Lamã. John Knox đã lên án lời khẳng định của bà. Sự tranh luận quan điểm giữa Mary Stuart và Knox ngày càng trở nên quyết liệt, nhưng cuối cùng phía Knox chiếm ưu thế hơn. Mary Stuart lập gia đình với Francois II người Pháp, nhưng chồng bà đã mất sớm nên vào năm 1565, bà đã tái hôn với Henry Stuart. Do bản chất của Henry Stuart không tốt nên cuộc sống vợ chồng thường mâu thuẫn. Họ có với nhau một người con, là James VI.
Sau đó, Mary Stuart phải lòng một người đàn ông khác, là David Riccio trong sự lén lút. Khi quan hệ của họ bị bại lộ, chồng bà đã thuê người giết Riccio. Mary Stuart lại yêu bá tước Bothwell. Dù bá tước có hành động khiếm nhã và phóng túng, nhưng ông là người trung thành. Henry Stuart bị bệnh đậu mùa nên đã về quê để chữa trị và sau đó ông chết do nhà bị nổ. Người dân đã quay lưng với Mary Stuart, và bà đã bị truất phế. Bà đã chạy trốn đến Anh quốc. Nhưng năm 1587, tại Luân Đôn bà ta đã bị định tội vì lý do âm mưu giết Elizabeth. Sau đó con trai bà là James VI lên nắm quyền.
III. ANDREW MELVILLE (1545-1631)
Sau khi Mary Stuart bị truất phế, kế hoạch cuộc cải chánh tại Scotlanhd được triển khai mạnh hơn. Nhưng tháng 11/1570, khi John Knox qua đời, cuộc cải chánh bị lắng xuống và đang gặp phải nhiều khó khăn. Lúc này, Andrew Melville xuất hiện đã làm cho tình hình cuộc cải chánh được cải thiện hơn.
 (Sưu tầm)