Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

SỰ GIẢI PHÓNG VINH QUANG THẦN TÍNH—2

:



Sự Giải Phóng Vinh Quang Thần Tính của Christ
 Chương 2

I. Qua sự phá vỡ cái vỏ nhân tính Ngài bởi sự chết của Ngài—Giăng 12;24
     A.  Ngài vốn là hạt lúa mì duy nhất chứa đựng sự sống thần thượng Ngài với vinh quang thần thượng của Ngài.
     B. Khi cái vỏ của nhân tính Ngài bị phá vỡ qua sự đóng đinh của Ngài, đó là báp-têm Ngài đã trải qua (Luca 12:50), mọi nguyên tố của thần tính Ngài—sự sống thần thượng của Ngài và vinh quang thần thượng của Ngài—đã được giải phóng.

    C. Theo ý nghĩa nầy, sự chết của Ngài được coi là sự chết-giải phóng-sự sống với vinh quang thần thượng được giải phóng đồng thời.
II. Sự giải phóng vinh quang của thần tính Christ là việc Ngài được Cha vinh hóa bằng vinh quang thần thượng (Giăng 12:23-24) trong sự phục sinh của Ngài qua sự chết của Ngài (Lu 24:26).
III. Christ trong nếp sống phàm nhân của mình đã cầu nguyện cùng Cha Ngài hầu Cha Ngài sẽ vinh hóa Ngài (Giăng 17:1) và Cha đã đáp lời cầu nguyện của Ngài (Sứ 3:21).
IV. Một sự vinh hóa như vậy là sự chuyển đổi, chuyển dời Christ từ giao đoạn sự nhục hoá của Ngài vào giai đoạn sự bao hàm của Ngài, trong đó Ngài, như A đam sau cùng, đã trở nên Linh ban sự sống trong sự phục sinh.

Ghi chú: Việc Christ được vinh hóa là một sự thay đổi quyết liệt, không chỉ trong điều kiện và tình trạng nhưng cũng trong bản chất, nguyên tố và thể yếu của Ngài.

Cầu nguyện: Chúa ơi, chúng con tôn ngợi Ngài như Đấng được vinh hóa. Chúng con đánh giá và trân trọng bản thể được vinh hóa của Ngài. Ha le lu gia, Christ của chúng con là Đấng Christ được vinh hóa. Chúa ơi, xin ban cho chúng con tấm lòng tìm kiếm Ngài như Đấng được vinh hóa, và ban cho chúng con lời phát biểu cập nhật để giải phóng những gì Ngài đã bày tỏ cho chúng con. Chúa ơi, trong sự việc nầy, chúng con cần Ngài và chúng con tin cậy Ngài. Chúa ơi, xin đến và tiết lộ cho chúng con nhiều huyền nhiệm hơn về bản thể được vinh hóa của Ngài. Amen.

   Chủ đề tổng quát của các sứ điệp nầy là kết quả của việc Christ được Cha vinh hóa bằng vinh quang thần thượng. Trong Giăng 17, Chúa Jesus cầu nguyện cùng Cha Ngài về sự vinh hóa, rằng, “Cha ơi, giờ đã đến, hãy vinh hóa Con của Cha hầu Con có thể vinh hóa Cha”(c.1). Khi chúng ta nói về việc vinh hóa một người nào đó, chúng ta ngụ ý khen ngợi hay tôn cao người đó. Nhưng đây không phải là điều Đức Chúa Trời, Cha đã làm cho Christ, và đây không phải những gì Chúa Jesus cầu xin Cha Ngài làm. Thực ra, Chúa đã cầu nguyện hầu Cha có thể vinh hóa Con, để Cha có thể được vinh hóa trong sự vinh hóa của Con. Lời cầu nguyện lớn của Christ là Đức Chúa Trời Cha sẽ vinh hóa Ngài, đã được dâng lên ít lâu trước khi Ngài bị đóng đinh. Ngay sau khi Ngài đã cầu nguyện lời cầu nguyện đó, Ngài đã bị bắt và đóng đinh đến nỗi Ngài có thể được vinh hóa.

   Chủ đề của sứ điệp trước là vinh quang được che giấu của thần tính Christ . Trong sứ điệp nầy chúng ta đã thấy rằng Christ như vị thứ hai trong Đức Chúa Trời tam nhất, đã sở hữu vinh quang thần thượng từ cõi đời đời quá khứ và rằng nhân tính Ngài, xác thịt Ngài, qua sự nhục hóa của Ngài đã trở nên cái vỏ che giấu vinh quang thần tính Ngài. Trong sứ điệp nầy, chúng ta sẽ suy gẫm sự giải phóng vinh quang của thần tính Christ. Chúng ta đều cần thấy rằng vinh quang của thần tính Christ, mà vốn đã được che giấu trong cái vỏ xác thịt Ngài, đã được giải phóng rồi.

I.Qua sự phá vỡ cái vỏ nhân tính Ngài bởi sự chết của Ngài

   Vinh quang của thần tính Christ đã được giải phóng qua sự phá vỡ cái vỏ nhân tính Ngài bởi sự chết của Ngài. (Giăng 12:24). Sự chết của Christ là sự giải phóng.Trong Giăng 12:23 Chúa Jesus phán, “giờ đã đến vì Con Người phải được vinh hóa”. Với Ngài, được vinh hóa không phải là được tôn cao, nhưng được giải phóng. Điều nầy được câu sau đây chỉ dẫn cách rõ ràng, “quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trừ khi hạt lúa mì rơi xuống đất và chết đi, nó cử ở một mình, nhưng nếu nó chết, nó kết quả nhiều”. Đây là sự giải phóng của Ngài.

   Nếu một hạt lúa mì không rơi xuống đất và chết đi, nó chỉ cứ ở một mình trong chính nó, và không ai biết cái gì bên trong cái hạt. Nhưng khi cái hạt bước vào sự chết, nội dung của nó được giải phóng. Trong Giăng 12:24 Chúa Jesus ví sánh chính Ngài với hạt lúa mì. Khi Ngài còn sống trong nhân tính mình trải 33 năm rưỡi, không một ai, bao gồm mẹ Ngài, đã biết Ngài là Ai. Người khác coi Ngài không gì nhiều hơn một con người, nhưng không ai đã biết Ngài là gì theo các nội dung của bản thể bề trong của Ngài. Ngài là một người trong xác thịt, nhưng đã có Đấng khác trong người nầy. Đấng khác nầy là chính Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là vinh quang. Vì Đức Chúa Trời là vinh quang đã được che giấu trong xác thịt Ngài như cái vỏ, Ngài cần sự giải phóng đã được nói đến trong Giăng 12:24. Để được giải phóng và không cứ sống một mình, hạt lúa mì đã rơi xuống đất và chết. Qua sự chết của Chúa, vinh quang của thần tính Ngài đã được giải phóng.

A.     Hạt lúa mì duy nhất chứa đựng sự sống thần thượng Ngài với vinh quang thần thượng của Ngài

    Chúa Jesus vốn là hạt độc nhất chứa đựng sự sống thần thượng của Ngài với vinh quang thần thượng của Ngài. Về Giăng 12:24, chúng ta thường nói về sự giải phóng sự sống thần thượng. Bây giờ chúng ta cần thấy rằng vinh quang thần thượng của Christ đã được giải phóng với sự sống thần thượng của Ngài. Khi chúng ta tiếp nhận Christ, chúng ta đã tiếp nhận sự sống của Ngài, và sự sống nầy là vinh quang của Ngài.

B.     Cái vỏ của nhân tính Ngài bị phá vỡ qua sự đóng đinh của Ngài, mọi nguyên tố của thần tính Ngài đã được giải phóng
     Khi cái vỏ nhân tính của Chúa đã bị phá vỡ qua sự đóng đinh của Ngài, tức là báp-têm mà Ngài đã trải qua, mọi nguyên tố của thần tính Ngài—sự sống thần thượng của Ngài và vinh quang của Ngài—đã được giải phóng. Trong Lu ca 12:50 Chúa Jesus nói, Ta có một báp tem phải chịu báp têm, Ta đã bị xiết chặt biết bao, cho đến khi nó được hoàn thành”. Báp tem của Chúa là sự đóng đinh của Ngài. Ngài đã ao ước được báp-têm, được đóng đinh, để được giải phóng. Ngài đã bị đè nén, bị xiết chặt, trong xác thịt Ngài, và Ngài khao khát được giải phóng bởi báp-têm của sự chết Ngài. Qua sự phá vỡ cái vỏ nhân tính của Ngài bởi sự chết của Ngài, vinh quang Ngài đã được giải phóng. Sự giải phóng của Ngài là việc Ngài được vinh hóa. Chúng ta cần ngợi khen Christ vì sự chết của Ngài, vì cớ sự chết của Ngài là sự giải phóng của Ngài.

C.     Sự chết-giải phóng-sự sống
   Theo ý nghĩa được giải thích ở trên được coi là sự chết giải phóng sự sống với vinh quang của Ngài được giải phóng đồng thời. Chúng ta không thể phân rẽ sự sống của Ngài với vinh quang của Ngài. Khi sự sống của Ngài được giải phóng, vinh quang của Ngài cũng được giải phóng theo.

II. Christ được Cha vinh hóa bằng vinh quang thần thượng
   Sự giải phóng vinh quang thần tính của Christ là việc Ngài được Cha vinh hóa với vinh quang thần thượng (Giăng 12:23-24) trong sự phục sinh của Ngài qua sự chết của Ngài (Luca 24:26).
   Giăng 7:39 b chép, “Đức Linh chưa, vì cớ Jesus chưa được vinh hóa”. Nhiều độc giả Kinh thánh có thể nhận thấy câu nầy dễ hiểu hơn, nếu là được phục sinh thay vì được vinh hóa, vì khi ấy câu nầy sẽ là, “Đức Linh chưa, vì cớ Jesus chưa được phục sinh”. Nhưng câu nầy không nói “chưa được phục sinh”, nhưng chép, “chưa được vinh hóa”. Tuy nhiên, được vinh hóa đích thực vì được phục sinh, vì Chúa đã được vinh hóa khi Ngài đã phục sinh. Trong Luca 24:26, Chúa đã nói về Ngài, “há chẳng cần cho Đấng Christ phải chịu những nỗi khổ ấy, rồi vào vinh hiển Ngài sao?”. Câu nầy ám chỉ sự phục sinh của Ngài (c.46), mà đã đưa Ngài vào vinh quang (I Cor. 15:43a; Công 3:13a, 15a). Để Christ bước vào vinh quang Ngài, bước vào sự vinh hóa của Ngài, là cho Ngài vào sự phục sinh của Ngài. Điều nầy có nghĩa Ngài đã được vinh hóa trong sự phục sinh của mình. Sự phục sinh của Ngài là sự vinh hóa của Ngài.

III. Christ cầu nguyện hầu Cha Ngài sẽ vinh hóa Ngài
   Trong nếp sống phàm nhân của mình, Christ đã cầu nguyện hầu Cha Ngài có thể vinh hóa Ngài (Giăng 17:1), và Cha đáp lời cầu nguyện của Ngài (Sứ 2:13). Chủ đề lời cầu nguyện lớn của Christ trong Giăng 17 là việc Cha vinh hóa Ngài. Công 3:13 chép, “Đức Chúa Trời của Ap ra ham, Y sác và Gia cốp, Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng ta đã vinh hóa Đầy tớ Ngài, Jesus, mà các ông đã nộp và chối trước mặt Phi lát, khi người ấy quyết định thả Ngài”. Đây là sự đáp lời của Cha cho lời cầu nguyện của Christ trong Giăng 17. Chúa Jesus đã cầu nguyện hầu Cha sẽ vinh hóa Ngài, và Cha đáp lời Ngài bằng cách làm Ngài phục sinh.

   Công 3:13 dùng lời diễn tả Đức Chúa Trời của Ap ra ham, Y sác và Gia cốp, mà chỉ dẫn rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự phục sinh. Lời diễn tả tương tự được dùng trong Mathio 22, nơi đó người Sa đu sê đã lý luận với Chúa về sự phục sinh. Trong sự trả lời cho người Sa đu sê, Ngài nói, “nhưng về sự phục sinh của người chết, há các ngươi không đọc điều do Đức Chúa trời phán cho các ngươi rằng, “Ta là Đức Chúa Trời của Ap ra ham, Đức chúa Trời của Y sác, Đức Chúa trời của Gia cốp sao? Ngài không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết, nhưng của kẻ sống”.(C. 31-32). Tại đây dường như nói, “Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hằng sống. Là Đức Chúa Trời của Ap ra ham, Y sác, Gia cốp, Ngài là Đức Chúa Trời của những người sống. Nếu các ngươi nói rằng không có sự phục sinh, khi ấy Ap ra ham, Y sác, Gia cốp sẽ còn ở trong phần mộ. Nhưng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự phục sinh, ba tổ phụ nầy sẽ không còn là người chết, nhưng sẽ được sống lại để sống động”. Vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của kẻ sống và được gọi là Đức Chúa Trời của Áp ra ham, Đức Chúa Trời của Y sác, và Đức Chúa Trời của Gia cốp, nên các ông Áp ra ham, Y sác, và Gia cốp chết sẽ được phục sinh.
   Theo tư tưởng Tân ước, sự phục sinh là sự giải phóng trong sự sống, và sự giải phóng nầy trong sự sống là sự việc của sự vinh hóa. Ngay trước khi Ngài sắp bị đóng đinh, Chúa Jesus đã không cầu nguyện hầu Cha sẽ làm Ngài phục sinh nhưng hầu Cha có thể vinh hóa Ngài. Như chúng tôi đã chỉ tỏ, Cha đã đáp lời cầu nguyện nầy về sự phục sinh bằng cách làm Chúa Jesus sống lại. Vì vậy sự vinh hóa đồng nghĩa với sự phục sinh. Tuy nhiên, sự vinh hóa không vì sự phục sinh, mà sự phục sinh vì sự vinh hóa. Sự phục sinh là nguyên do, và sự vinh hóa là hiệu lực, là kết quả.

IV. Sự vinh hóa chuyển dời Christ từ giai đoạn sự nhục hoá của Ngài vào giai đoạn sự bao hàm của Ngài
   Một sự vinh hóa như vậy là sự chuyển dời, chuyển đổi Christ từ giai đoạn sự nhục hóa của Ngài đến gia đoạn sự bao hàm của Ngài, trong đó, là A đam sau cùng, Ngài đã trở nên Linh ban sự sống trong sự phục sinh.
   Nếu chúng ta vinh hóa một người theo nghĩa ngợi khen và tôn cao người ấy, loại vinh hóa nầy không chuyển đổi người ấy. Bất kể anh ta có được vinh hóa đến bao nhiêu, bằng cách được tôn cao và ngợi khen, anh ta còn y nguyên. Tuy nhiên, việc Đức Chúa Trời vinh hóa Christ, đã chuyển dời Christ từ giai đoạn nầy đến giai đoạn khác. Ngài đã ở trong giai đoạn đầu tiên, giai đoạn của sự nhục hóa, nhưng đã được chuyển dời ra khỏi giai đoạn đó vào giai đoạn thứ hai,  giai đoạn sự bao hàm. Trong giai đoạn sự bao hàm, là A đam sau cùng, Ngài đã trở nên Linh ban sự sống trong sự phục sinh.

   Việc Christ được vinh hóa là sự thay đổi quyết liệt, không chỉ trong điều kiện và tình trạng, nhưng cũng trong bản chất, nguyên tố, và thể yếu. Nếu chúng ta vinh hóa một ai bằng cách tôn cao anh ta, chúng ta có thể thay đổi anh ta trong điều kiện và tình trạng., nhưng chúng ta không thay đổi anh ta trong bản chất, nguyên tố và thể yếu của anh. Vì có bây giờ anh đã được ngợi khen thay vì bị khinh dễ, điều kiện và tình trạng của anh đã được thay đổi, nhưng bản chất, nguyên tố và thể yếu anh vẫn còn y nguyên. Sự vinh hóa của Christ rất khác biệt. Chúng ta cần thấy rằng việc Christ được Cha vinh hóa là sự thay đổi quyết liệt không chỉ trong diều kiện và tình trạng, nhưng cũng trong bản chất của Ngài, nguyên tố của Ngài và thể yếu của Ngài. Đây là sự giải phóng vinh quang thần tính của Christ qua báp têm của sự chết Ngài trên thập tự giá.
W.L.