Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

VINH HOÁ BẰNG VINH QUANG THẦN THƯỢNG-1





KẾT QUẢ CỦA VIỆC CHRIST ĐƯỢC CHA
VINH HOÁ BẰNG VINH QUANG THẦN THƯỢNG


           Nội dung:
I.                    Vinh quang được che giấu của thần tính Christ.

II.                  Sự giải phóng vinh quang thần tính của Christ.

III.               Kết quả sự vinh hoá của Christ—sự hoà nhập của Đức Chúa Trời tổng kết với các tín đồ được tái tạo

IV.              Ba phương diện sự hoà nhập của Đức Chúa Trời tổng kết với các tín đồ được tái tạo (1)

V.                 Ba phương diện sự hoà nhập của Đức Chúa Trời tổng kết với các tín đồ được tái tạo (2)

VI.              Các chức năng của Nhà Cha, cây nho thật và Con sơ sinh.



Chương 1:

VINH QUANG CHE GIẤU
CỦA THẦN TÍNH CHRIST

I.                    Christ như thứ hai của Đức Chúa Trời tam nhất đã sở hữu vinh quang thần thượng từ  cõi đời đời quá khứ.

II.                  Nhân tính Ngài qua sự nhục hoá của Ngài đã trở thành cái vỏ để che giấu vinh quang của thần tính Ngài.

III.               Dầu Ngài đã biểu hiện các thuộc tính của Đức Chúa Trời trong nếp sống con người của Ngài như các mỹ đức của Ngài trong nhân tính của Ngài, vinh quang của thần tính phần lớn đã đuợc che giấu bởi cái vỏ của nhân tính Ngài

IV.              Chỉ trong sự biến hình của Ngài trên núi trong khi Ngài còn sống trong nhân tính mình, mà vinh quang thần tính Ngài đã đuợc biểu lộ cho các môn đồ Ngài  nhìn thoáng qua—Math. 17:2; giăng 1:14b; 2 Phie. 1:17-18.


V.                 Trong khi vinh quang thần tính Ngài được cái vỏ nhân tính Ngài che giấu, Ngài đã bị đè nén và xiết chặt, ao ước được báp-têm bằng báp têm của sự chết Ngài để giải phóng vinh quang của thần tính Ngài—Lu. 12:50; Giăng 12:24.

VI.              Sự giải phóng vinh quang thần tính Ngài là ném lửa trên mặt đất-Lu.12:49

   Chủ đề tổng quát của các bài giảng nầy là: kết quả của việc Christ được Cha vinh hoá bằng vinh quang thần thuợng, và gánh nặng của tôi là giúp đỡ anh em thấy kết quả, kết cuộc của sự vinh hoá Christ. Gánh nặng các sứ điệp nầy có thể được diễn tả trong 4 tuyên bố sau đây:

1.      Vinh quang thần tính của Christ đã được che giấu trong Ngài như trong một hạt lúa mì.

2.      Trong sự vinh hoá của mình, Ngài, như A đam cuối cùng đã trở thành Linh ban sự sống cho sự phân phát thần thượng của Ngài.

3.      Trong sự phục sinh của mình, Ngài đã được sinh ra với nhân tính mình để làm Con đầu lòng của Đức Chúa Trời cho sự biến đổi thần thuợng của Ngài.

4.      Qua sự phục sinh của mình, mọi tín đồ của Ngài đã được tái tạo để làm nhiều con trai của Đức Chúa Trời cho sự nhân bội thần thượng của Ngài.

Sự việc Christ được Cha vinh hoá được ám chỉ trong các câu sau đây của Giăng 7:39; 8:54; 12;16, 23; 13:31-32; 17:1,5. Bài giảng nầy, hoàn toàn đặc biệt, bàn về vinh quang được che giấu của thần tính Christ.

I.                   Christ như thứ hai của Đức Chúa Trời tam nhất đã sở hữu vinh quang thần thượng từ  cõi đời đời quá khứ.

           Christ như thứ hai của Đức Chúa Trời tam nhất đã sở hữu vinh quang thần thượng từ  cõi đời đời quá khứ. Giăng 1:1 khải thị rằng Christ, Ngôi Lời, là Đức Chúa Trời. “ Ban đầu  có Ngôi lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”. Là Đức Chúa Trời, Christ có vinh quang thần thượng. Vì Christ vốn là Đức Chúa Trời từ cõi đời đời quá khứ, Ngài cũng đã sở hữu vinh quang thần thượng từ cõi đời đời quá khứ. Vinh quang thần thượng là gì? Vinh quang thần thượng là  chính Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời là vinh quang.

II.                Nhân tính Ngài qua sự nhục hoá của Ngài đã trở thành cái vỏ để che giấu vinh quang của thần tính Ngài.
       
           Nhân tính Ngài qua sự nhục hoá của Ngài đã trở thành cái vỏ để che giấu vinh quang của thần tính Ngài. Thay vì dùng từ ngữ nhân tính Ngài, có lẽ dùng lời diễn tả xác thịt Ngài thì tốt hơn, vì Giăng 1:14 nói rằng chính Đức Chúa Trời đã trở  thành xác thịt. Xác thịt nầy, nhân tính nầy, đã trở nên cái vỏ để che giấu vinh quang thần tính của Christ. Thần tính của Christ chính là vinh quang thần thượng. Y như Đức Chúa Trời là ánh sáng, thần tính là vinh quang. Khi Christ ở trong xác thịt, trong nhân tính Ngài, xác thịt Ngài là cái vỏ mà đã che giấu thần tính Ngài và do đó che giấu vinh quang Ngài.

         
III.             Biểu hiện các thuộc tính của Đức Chúa Trời trong nếp sống con người của Ngài, song le phần lớn vinh quang thần tính Ngài được che giấu:

             Dầu Christ biểu hiện các thuộc tính của Đức Chúa Trời trong nếp sống phàm nhân của Ngài như các mỹ đức của Ngài trong nhân tính Ngài, phần lớn vinh quang thần tính Ngài được cái vỏ nhân tính Ngài, xác thịt Ngài che giấu. Khi Ngài còn sống trên trái đất trong xác thịt, về một mặt Ngài là Đức Chúa Trời, là vinh quang, và về mặt khác, Ngài vốn là xác thịt. Xác thịt nầy là cái vỏ che giấu chính đức Chúa Trời, mà là vinh quang. Vì cớ vinh quang thần thượng đã được che giấu bên trong cái vỏ xác thịt Ngài, Ngài cần được vinh hoá.

      Trong Giăng 12:23 Ngài nói, “giờ cho Con người được vinh hoá đã đến”. Trong Giăng 17:1 Ngài cầu nguyện, “Cha ơi, giờ đã đến, hãy vinh hoá Con của Cha, hầu Con có thể vinh hoá Cha”. Trong câu 5 Ngài tiếp tục thưa, “Cha ơi, bây giờ hãy vinh hoá Con nơi chính mình Cha bằng vinh quang mà Con đã có với Cha trước khi có thế giới”.

              Theo kiến thức hạn hẹp của tôi, một ít độc giả kinh thánh và một số giáo sư Kinh thánh chú ý cách đầy đủ đến sự vinh hoá của Christ được đề cập trong các câu nầy và một số câu khác từ Giăng 7:39 đến Giăng 17:5. Thường thường các nhà thần đạo nghiên cứu sự cứu chuộc, sự xưng nghĩa, và sự thánh hoá, nhưng hiếm khi họ nghiên cứu sự việc sự vinh hoá của Christ.

IV.              Trong sự biến hình của Ngài, vinh quang thần tính Ngài đã được biểu lộ cho các môn đồ Ngài có cái nhìn thoáng qua

                    Là Đức Chúa Trời, Christ vốn là vinh quang, nhưng vinh quang nầy đã đuợc che giấu trong cái vỏ nhân tính Ngài, và do đó vinh quang thần thượng không thể được nhìn thấy. Các người khác đã có thể thấy cái vỏ của Ngài, nhưng họ không thể vinh quang Ngài được che giấu bên trong cái vỏ. Tuy nhiên, trong phúc âm của mình, sứ đồ Giăng nói,“chúng tôi đã ngắm xem vinh quang Ngài, vinh quang như của Con yêu dấu từ Cha” (1:14). Ông cùng với Peter và James đã ngắm xem vinh quang của Chúa khi Ngài biến hình trên núi. Sự biến hình của Ngài là sự vinh hoá. Trong khi Ngài còn sống trong cái vỏ  của xác thịt mình, Ngài đã tạm thời bước ra khỏi xác thịt mình và đã được vinh hoá.

Chỉ ở trong sự biến hoá của Christ trên núi trong khi Ngài còn sống trong nhân tính mình, mà vinh quang thần tính Ngài đã được biểu lộ cho các môn đồ Ngài nhìn thoáng qua. Mathio 17: 2 chép, “Ngài đã được biến hình trước mặt họ, mặt Ngài sáng chói như mặt trời, áo Ngài trắng như ánh sáng”. Peter ám chỉ điều nầy trong II Phi. 1:17-18: “ Ngài đã tiếp nhận từ Đức Chúa Trời, Cha vinh dự và vinh quang, khi có tiếng từ nơi vinh quang tối cao phán cùng Ngài rằng: đây là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng ta mọi đường. Chính chúng tôi đã từng nghe tiếng ấy ra từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên núi thánh kia”.

                  Trong Mathio 17, Peter, John và James, là những người duy nhất đã thấy Jesus được vinh hoá, và họ làm chứng rằng họ không thể chối bỏ những gì họ thấy về vinh quang được che giấu của Christ. Họ được phước vì đã nhìn thấy Chúa trong sự biến hình của Ngài. Trong khi chỉ có ba người ngắm xem Jesus vinh hoá trên núi trước khi Ngài sống lại, sau khi Ngài phục sinh, hàngtriệu nguời có thể thấy Ngài. Ngày nay chúng ta không thấy Christ là Đấngvẫn còn ở trong cái vỏ nhưng một Christ đã ra khỏi cái vỏ và đã được vinh hoá.

V.                 Ao ước được báp-têm bằng báp têm của sự chết Ngài để giải phóng vinh quang của thần tính Ngài

                       Trong khi vinh quang thần tính Ngài đã được cái vỏ xác thịt Ngài hay nhân tính che giấu, Chúa Jesus đã bị đè nén và xiết chặt, ao ước được báp-tem bằng báp-tem của sự chết Ngài để giải phóng vinh quang thần tính Ngài. Trong Lu ca 12:50 Chúa nói, “nhưng Ta có một báp-têm Ta phải chịu, Ta tức bực biết bao cho đến chừng nào được thành tựu”. Chữ Hi lạp được dịch là “tức bực” được dịch là  đè nén, hay xiết chặt. Chúa đã bị xiết chặt trong xác thịt Ngài, mà Ngài đã khoác lên mình trong sự nhục hoá của Ngài. Ngài cần trải qua sự chết vật lý, là chịu báp-têm, hầu bản thể thần thượng vô hạn, vô biên của Ngài chung với sự sống thần thượng của Ngài có thể được giải phóng khỏi xác thịt của Ngài. Vì vậy, Chúa Jesus khao khát được giải phóng khỏi sự xiết chặt của cái vỏ xác thịt Ngài. Ngài ám chỉ đến sự giải phóng nầy trong Giăng 12: 24: “quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu hột lúa mì chẳng rơi xuống  đất mà chết, thì cứ chỉ một mình, nhưng nếu chết đi thì kết quả nhiều”. 


    Nếu Chúa Jesus như hạt lúa mì đã không chết, Ngài sẽ cứ y nguyên. Nhưng Ngài đã rơi xuống đất và chết, và sự chết đó đã giải phóng Ngài khỏi cái vỏ phàm nhân. Sự nhục hoá của Ngài đã làm cho vinh quang thần thượng che giấu trong xác thịt Ngài, nhưng qua sự chết của Ngài, vinh quang Ngài đã được giải phóng để sản sinh nhìều hạt lúa trong sự phục sinh của Ngài, mà trở
thành sự gia tăng của Ngài như sự biểu hiện của vinh quang Ngài.

VI.              Sự giải phóng vinh quang thần tính Ngài là ném lửa trên mặt đất

    Giải phóng vinh quang thần tính của Christ là ném lửa trên mặt đất. Trong Lu ca 12:49, Ngài phán, “Ta đã đến quăng lửa xuống đất; ta còn ước chi hơn là nó cháy lên rồi”. Lửa nầy là sức đẩy của sự sống thuộc linh, một sự thúc đẩy xuất phát từ sự sống thần thượng được giải phóng của Chúa. Quăng lửa trên mặt đất là đốt cháy dân của trái đất. Khi Christ đã chịu báp-têm bằng báp-têm của sự chết Ngài trên thập tự giá, vinh quang thần tính Ngài đã được giải phóng. Từ lúc Ngài phục sinh lửa đang cháy trên trái đất. Lửa nầy đã khởi sự từ Jerusalem, và sau đó lan tràn qua Judea và Samari đến đầu cùng trái đất. Ngày nay lửa nầy đang cháy bừng trên cả trái đất—tại châu Mỹ, tại Nga, tại Romania, tại Poland, tại Brazil, tại Phi châu, tại Úc châu, tại Tân Tây lan.

    Trong sách Khải thị chúng ta thấy rằng Christ là Sư tử--Chiên con; Ngài là Sư tử đánh bại Satan và Ngài là Chiên con để cứu chuộc chúng ta (5:5-6). Khải 5:6 chép, “tôi đã thấy chính giữa ngai và bốn sinh vật, cùng chính gữa các truởng lão, có một Chiên con đứng, hình như mới bị giết, có 7 sừng và 7 mắt, là bảy Linh của Đức Chúa Trời sai xuống khắp đất”. Bảy mắt nầy, bảy Linh, thì như “ngọn lửa” (1:14; 2:18). Chúng ta được cho biết ở chỗ khác rằng bảy Linh của Đức Chúa Trời là “bảy ngọn đèn lửa cháy bừng trước ngai”( 4:5). Ngày nay Christ là lửa cháy bừng. Tất cả chúng ta đều đã được lửa nầy đốt cháy; chúng ta được lửa nầy đem lại với nhau và bây giờ chúng ta có gánh nặng hầu lửa nầy sẽ đốt cháy nhiều người khác. Khi vinh quang được che giấu của thần tính Christ được giải phóng; lửa thần thượng đã được ném trên mặt đất để đốt cháy cả trái đất. Hãy để cho lửa cháy lên. Không ai có thể dặp tắt nó.

   Khởi đầu sứ điệp nầy, chúng tôi đã chỉ tỏ rằng trong sự phục sinh của Ngài, Christ đã được sinh ra với nhân tính của Ngài để làm Con đầu lòng của Đức Chúa Trời cho sự biến đổi thần thượng của Ngài. Các từ ngữ sự biến đổi thần thượng của Ngài thực sự ám chỉ đến kinh nghiệm của chúng ta về sự biến đổi. Nhờ trở nên Chúa, là Linh, Christ vì sự biến đổi của chúng ta (2 Cor. 3:18). Trước hết Ngài trở thành Linh ban sự sống để ban phát sự sống và bản chất thần thượng vào linh chúng ta. Rồi Ngài trở thành Chúa, tức là Linh, biến đổi hồn chúng ta (bao gồm tâm trí, tình cảm, và ý muốn của chúng ta). Điều nầy được Rô 12: 2 minh chứng, chép rằng, “hãy được biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí”. Chúa đã phân phát chính Ngài vào linh chúng ta, và bây giờ Ngài đang biến đổi hồn chúng ta. Ngày nay chúng ta đang ở trong diễn trình được biến đổi trong hồn mình. Cuối cùng, vào lúc Ngài tái lâm, Ngài sẽ biến đổi thân thể chúng ta cho phù hợp thân thể vinh quang của Ngài (Phil. 3:21).
W. L. 1996