NGHẸT NGÒI VÌ TIỀN BẠC
Đọc Kinh Thánh: Mat 13:18-23; Cham 23:4-5
Mở đầu:
Khi những kẻ tống tiền ở toà nhà Watergate (Cơ quan đầu não của Đảng Dân Chủ) đòi
một số tiền để ém nhẹm vụ bê bối tài chính của các quan chức “chóp bu” các viên
chứa Nhà trắng nghĩ rằng hối lộ sẽ giải quyết được vấn đề. “Món tiền đấm mõm”
chỉ càng khiếm mọi việc tồi tệ hơn vì những đòi hỏi cứ tăng lên. Luật sư Nhà trắng
John Dean nhớ lại rằng mánh lới lừa này đã gây sức ép làm kiệt quệ những con người
đó phải thâu tóm tiền bạc rồi bây giờ phải chi ra như vậy.
Fred Larue thường gọi điện thoại hoặc viết
thư để tìm một lời khuyên. Anh ta trông như một “cái máy” khiến tôi lo rằng anh
có thể bị loạn trí. Tôi thấy điều ấy đã xảy đến cho Kalmbach. Tôi thấy rằng dường
như những kẻ sống vì tiền luôn phải trả giá bằng sự kiệt quệ về tinh thần và thể
chất. Những ai sống trong tình trạng làm những việc bất hợp pháp luôn đi theo một
hướng như nhau. Trước tiên, họ gặp một cú sốc, sau đó lâm vào một sức ép, rồi
kiệt sức và bế tắc. Cuối cùng tình trạng căng thẳng bắt đầu lộ ra. John Dean.
Dựa vào kinh nghiệm của bạn, có khi nào tiền
bạc chỉ mang tính “hứa hẹn” chớ không đem lại điều mình mong ước?
Suy gẫm:
1. Hãy đọc Mat 13:18-23, chú ý đặc biệt câu 22
(Nếu chưa nhớ ví dụ về người gieo giống của Chúa Giê-xu, hãy đọc câu 1-8 để nhớ
lại). Câu 22 mô tả người nghe đạo và bắt đầu hưởng ứng. Điều gì “làm nghẹt
ngòi” sự hưởng ứng của anh ta và khiến anh ta không kết quả?
2. Bản chất tiền bạc vốn vô tri vô giác và không làm được gì, vậy làm sao nó có
thể “lừa dối” chúng ta?
3. Hãy nhớ lại lúc bạn nhận biết ý nghĩa c.22 xảy ra trong đời sống bạn. Khi
nào và bằng cách nào bạn nhận ra sự cám dỗ ấy? Bạn đã hành động ra sao trước
hoàn cảnh ấy?
4. Hãy đọc Châm 23:4-5. Câu 4 bày tỏ một lẽ thật nào
thể hiện ở c.5?
5. Lẽ thật trong lời châm ngôn này đem đến sự thoả lòng (chớ không phải sự nản
lòng) ra sao?
Khi Kinh tế phát triển thuận lợi, thần tượng
xuất hiện do chính tay chúng ta dựng nên đã trở thành một quyền lực gây sức ép
trên chúng ta. Người tin Chúa như người ngoại, cuối cùng cũng đều có trong tay
của cải vật chất, để mặc cho những ảnh hưởng, tiện nghi và quyền thế trong xã hội
điều khiển chúng ta như những thần tượng.
Bob Goudzwaard.
Ứng dụng:
Bạn đầy đủ về tài chính không? Giải thích câu trả lời của bạn.
Hãy kể một số cách đánh giá sai lầm về thực trạng chúng ta “đủ” hoặc “thiếu” tiền?
Dựa trên đoạn Kinh Thánh này và những đoạn Kinh Thánh khác bạn đã học về vấn đề
tiền bạc, theo bạn, có cách nào tốt nhất để xác định bạn “đủ” hay “thiếu” tiền?
Những quyết định:
Hãy nhớ lại khi bạn trưởng thành. Gia đình bạn có thái độ nào về tiền bạc? Bạn đã
sống với những giá trị và mong đợi nào ở tiền bạc trong tuổi trưởng thành? Điều
nào đúng? Điều nào chưa đúng? Hãy dành thời gian xem xét lại những tư tưởng về
tiền bạc đã thấm nhuần trong bạn và cách sử dụng tiền bạc dưới ánh sáng của lời
Chúa.
TIÊU TIỀN
Đọc Kinh Thánh: IVua 10:14-29; Nha 2:1-11; Es 55:1, 2
Mở đầu:
Ngày kia, tôi đến Cửa hiệu Dayton chỉ để mua những bộ Com-lê... không ai buộc tội
phải mặc Com-lê đi làm, nhưng tôi bắt đầu mặc vì nghĩ rằng nếu cất chúng vào tủ
đồ, chúng sẽ bị đề-mốt. Nó như thể thuốc phiện, và tôi phải nói “không”. Will
Pitts.
Có bao giờ bạn có cảm giác bị buộc phải
tiêu tiền?
Bạn đựa trên tiêu chuẩn nào để biết sự khác nhau giữa cách tiêu tiền khôn ngoan
và dại dột?
Suy gẫm:
1. Hãy đọc qua IVua 1V 10:14-29. Bạn mô tả cách
tiêu tiền của vua Sa-lô-môn ra sao?
2. Hãy để ý những thứ Sa-lô-môn mua hoặc đặt làm cho ông. Theo bạn, ông thực sự
muốn mua những gì?
3. Hãy xem qua Nha 2:1-11. Đa số học giả đều cho rằng
đây là bài ca Sa-lô-môn viết theo quan điểm trong những năm cuối đời ông. Nhìn
lại cuộc đời mình, Sa-lô-môn đã rút ra những quan điểm nào về mọi dự án lớn của
ông?
4. Có lẽ, bạn chưa từng có cơ hội tiêu tiền ở cấp “Sa-lô-môn”, nhưng có khi nào
bạn không thoả lòng với “thành quả” tiêu tiền của mình giống như Sa-lô-môn?
5. Hãy đọc Esai 55:1, 2
Thay vì cố tiêu tiền theo ý riêng mình để được thoả lòng, Đức Chúa Trời cho
chúng ta biết một giải pháp tốt hơn, giải pháp đó như thế nào?
6.Theo bạn, người “vui thích trong của béo” được hứa hẹn điều gì?
Khi quốc gia lâm vào tình trạng sa sút về
kinh tế giữa thập niên 70, ngành xây dựng ở Colorado Sprine cũng bị ảnh hưởng xấu.
Nhiều người bị mất việc và ngành thương mại phát triển rất chậm. Các bạn tôi
trong ngành xây dựng gặp cảnh ngặt nghèo về tài chính. Một buổi tối nọ, sau buổi
nhóm ở nhà tôi, họ còn nán lại để nói chuyện. Thay vì chán nản, bi quan, họ lộ
vẻ vui mừng, phấn khởi và bày tỏ những điều Đức Chúa Trời thực hiện trong đời sống
họ. Phản ứng của họ khiến chúng tôi ngạc nhiên khi biết rõ hoàn cảnh họ.
Họ kể rằng: “Hôm nay, chúng tôi chỉ bán những xe trượt tuyết vài chiếc xe máy
và dụng cụ giải trí khác mà chúng tôi cho rằng chỉ nên có khi nào có nhiều tiền.
Từ khi bán đi những thứ này, chúng tôi nhận ra mình chẳng cần đến chúng. Thật sự,
gia đình chúng tôi hạnh phúc hơn. Điều này thật đã yên ủi chúng tôi hơn những
gì mình mong đợi. Lúc dư thừa tiền, chúng tôi dường như có thể mua bất cứ thứ
gì mình muốn, nhưng chẳng khiến chúng tôi vui vẻ gì cả. Chúng tôi đã học được một
bài học đích thực”
Jerry & Mary White.
Ứng dụng:
Bạn nghĩ gì về câu nói: “Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống là những thứ
không mất tiền mua?
Đây là cách diễn giải phóng đại của đoạn Kinh Thánh Esai 55:1-2, ý muốn chúng ta không nên tiêu tiền quá nhiều ngoại trừ những thứ cần
thiết cơ bản cho đời sống. Đoạn Kinh Thánh này và những đoạn Kinh Thánh bạn đã đọc
qua trong bài học ảnh hưởng ra sao đến cách bạn tiêu tiền hầu có thể sử dụng tiền
bạc khôn ngoan hơn?
Những quyết định:
Hãy nghĩ ra mục tiêu tài chính của bạn trong 10 năm tới. Bạn có thể kể chi tiết:
Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền? Bạn muốn sống ở môi trường nào? Bạn còn có mục
tiêu nào khác không? Bạn tưởng tượng mình sẽ làm gì để đáp ứng nhiệm vụ Chúa
giao? Bạn dự định làm gì để mở rộng hiểu biết và những khả năng của mình? Bạn sẽ
phục vụ tha nhân ra sao? Hãy dành thời gian xem lại những mục tiêu về tài chánh
của mình theo quan niệm của những mục tiêu sống này.
CÁI GIÁ CỦA NỢ NẦN
Đọc Kinh Thánh: Phuc. 28:1-14; Châm 22:7
Mở đầu:
Có lần trong đời, tôi muốn có ngay một thứ gì đó trước khi nó bị hư! Tôi luôn
chạy đua với đống đồ đồng nát!... Người ta định thời gian cho những thứ này để
khi bạn mua, có thể tận dụng nó!
Hãy liệt kê những thứ bạn mua nợ. Có lẽ sẽ có những thứ cần thiết và những thứ
không cần dùng. Những thứ nào bạn cảm thấy ích lợi và những thứ nào khiến bạn
lo nghĩ (hoặc nghi ngờ)?
Suy gẫm:
1. Phuc 28:1-14 mô tả những ơn phước và những lời
rủa sả dành cho dân Y-sơ-ra-ên khi họ đến vùng đất hứa: Nếu vâng phục Đức Chúa
Trời, họ lãnh ơn phước. Nếu bất trung, họ sẽ bị rủa sả. Hãy đọc câu 12-13 (một
trong những ơn phước cho kẻ vâng phục) và câu 43-44 (một trong những sự rủa sả
dành cho kẻ bất trung). Trong đoạn Kinh Thánh này, “vay” và “cho vay” được mô tả
ra sao?
2. Hãy đọc ChCn 22:7. So sánh nguyên tắc này với Phuc 28:1-14.
Trong thời Kinh Thánh, người ta mắc nợ vì những lý do khác hẳn với việc vay nợ ở
thời đại chúng ta. Người nghèo đôi lúc buộc phải vay tiền để trang trải chi
tiêu hằng ngày hoặc để đóng thuế (ví dụ ở trường hợp trong Ne 5:1-12). Việc cho người nghèo vay nợ phải được thực hiện với mục đích cứu
giúp chớ không nhằm kiếm lời (Lev. 25:35-37). Đó là
lý do vì sao Kinh Thánh dù nói nhiều về việc vay và cho vay, nhưng khó tìm ra
câu Kinh Thánh nào thích hợp với quan niệm vay nợ của chúng ta ngày nay: vay tiền
để mua những thứ không cần thiết!
3. Trong Mat 6:25-34 (Bài 1) Chúa Giê-xu khuyên
chúng ta đừng lo lắng. Việc vay nợ có thể khiến sự lo lắng ấy tăng lên như thế
nào?
4. Ý niệm về việc vay nợ làm người ta “mê đắm về của cải ra sao? (13:22- Bài 3)
Có lẽ sự thay đổi đáng kể nhất về kinh tế ở
cuối thế kỷ 20 này là do sự giàu có “nhanh chóng” (gọi là “tín dụng”) của hàng
triệu gia đình người Mỹ... Giàu có do vay nợ chỉ là ảo ảnh thoáng qua, không thể
tồn tại lâu. Vay nợ không giải quyết được nan đề mà còn làm cho nan đề càng trở
nên nan giải hơn!
Ứng dụng:
“Người giàu quản hạt kẻ nghèo;
Kẻ nào mượn là tôi tớ của kẻ cho mượn”
Bạn có từng trải thực tế về ý nghĩa của Châm 22:7 chưa?
Hãy chia xẻ từng trải của bạn.
Trong những trường hợp nào bạn cho rằng việc “mua chịu” là điều ích lợi?
Bạn có điều gì muốn xem xét lại qua thực tế “mắc nợ”?
Những quyết định:
Có lẽ bạn nhận ra mình đã mắc nợ đến nỗi không kiểm soát được, hoặc ít ra cũng
biết mình nợ quá nhiều. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài vẫn quan tâm đến mỗi lĩnh vực
đời sống bạn, kể cả vấn đề tài chính. Ngài không muốn trách mắng bạn, nhưng muốn
giúp bạn có sự chọn lựa khôn ngoan hơn.
Bạn hãy nghĩ đến những cách thực tế để giảm nợ và tránh mắc nợ thêm. Có thể bạn
muốn tìm lời khuyên về vấn đề tái chính qua những buổi nhóm ở nhà thờ, qua những
buổi thảo luận về vấn đề tài chính hoặc qua sách vở. Hãy viết ra một kế hoạch cụ
thể để loại ra một hay hai lĩnh vực của vấn đề tiêu tiền.