Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST--2




KIỆT TÁC NHƯ NGƯỜI MỚI
Kinh văn: Eph 2: 4 – 22

HỘI THÁNH LÀ CƠ CẤU KHÔNG PHẢI TỔ CHỨC
            Trong bài 1 chúng ta thấy từ Ê-phê-sô 1 rằng hội thánh là xuất phát của sự phân phát Tam Vị Nhất Thể thần thượng. Tôi nhấn mạnh sự việc này vì cớ không có nhiều Cơ Đốc nhân trải các thế hệ có được nhận thức này. Chúng ta có thể nghĩ hội thánh chỉ là một sự tập hợp, sự nhóm họp mọi tín đồ như một thực thể tập hợp mà có thể được coi như một tổ chức. Điều này tuyệt đối sai trật. Quan niệm hội thánh là một tổ chức đã dẫn các tín đồ trải các thể kỷ vào sự lộn xộn, hiểu lầm và tình trạng dối gạt. Gánh nặng của chúng tôi ngày nay là phải chỉ tỏ, theo sự khải thị thánh khiết, thần thượng trong Tân Ước và đặc biệt trong sách Ê-phê-sô rằng sự lưu phát của sự phân phát Tam Vị Nhất Thể thần thượng là hội thánh, như cơ cấu, Thân Thể của Christ.

            Tôi hi vọng anh em học hỏi sự tương giao trong chương 1 theo ánh sáng của Ê-phê-sô 1. Sự tương giao đó có thể là sự giúp đỡ và mở ra lớn lao đối với hiểu biết của anh em về phân đoạn Kinh Thánh đó. Điều chủ yếu mà Ê-phê-sô 1 bày tỏ là sự xuất phát của sự phân phát Tam Vị Nhất Thể thần thượng. Dù chữ sự xuất phát không có trong Ê-phê-sô 1, nhưng sự kiện và thực tế của sự xuất phát ở đó. Tam Vị Nhất Thể thần thượng xuất phát qua sự phân phát Ngài. Trong mọi sự mà Cha, Con và Linh đã hoàn thành là sự phân phát của Cha, sự phân phát của Con và sự phân phát của Linh. Các sự phân phát này xuất phát thành một điều – một cơ cấu, hội thánh, đó là Thân Thể của Christ.
            Cái sạp gỗ được tổ chức bằng các miếng gỗ, nhưng người sống có thân thể là điều hữu cơ. Người máy là sự tổ chức của vật chất không có sự sống, nhưng người sống là một cơ cấu. Hội thánh là một cơ cấu, không phải tổ chức. Sự dạy dỗ của Ignatius ở thế kỷ thứ hai đã dọn lập trường cho sự tổ chức tràn vào hội thánh. Ignatius dạy rằng giám thị, giám mục cao hơn trưởng lão. Nhưng trong Sứ đồ 20, Luca nói sáng tỏ rằng người coi sóc và trưởng lão, là cùng một người. Phao-lô sai mời các trưởng lão đến với mình, và rồi ông bảo họ rằng Đức Thánh Linh đã lập họ làm giám mục (câu 17, 18). Các trưởng lão là các giám mục (xem 283ở Sứ 20, 21 ở I Ti 3). Vì sự dạy dỗ sai lầm của Ignatius, hệ thống cấp bậc đã vào hội thánh. Hệ thống giám mục theo sự cai trị tăng lữ xuất phát từ sự dạy dỗ sai lầm cũng như toàn hệ thống cấp bậc của giáo hội công giáo La Mã chung với các giám mục, các tổng giám mục, hồng y giáo chủ và giáo hoàng. Nguyên tắc của hệ thống cấp bậc và tổ chức cũng có ở giữa các hệ phái Tin Lành và các nhóm tự do. Cơ Đốc giáo ngày nay ở dưới ảnh hưởng của quan niệm này về hệ thống cấp bậc và đã bị nó làm hư hoại. Sự dạy dỗ, tập quán và quan niệm của hệ thống cấp bậc đã dẫn nhiều cơ đốc nhân xa lìa hội thánh như cơ cấu để đến cùng tổ chức. Chúng ta đã được cảnh cáo khi nghiên cứu lịch sử hội thánh trong sự việc này, và anh Nee giúp đỡ chúng tôi nhận thức rằng chúng tôi phải cẩn thận về sự tổ chức. Chúa đã soi sáng chúng tôi thấy rằng một hệ thống tổ chức như vậy tiêu hủy Thân Thể hữu cơ của Christ. Trong Thân Thể Christ, không có tổ chức. Nhưng Cơ Đốc giáo sa ngã, lệch lạc đầy dẫy tổ chức. Đó là một hế thống tôn giáo có tổ chức.
            Mọi phương tiện của hội thánh phải có tính hữu cơ vì cớ hội thánh  là sự xuất phát của Tam Vị Nhất Thể hằng sống. Kinh Thánh bảo chúng ta rằng hiện thân của Đức Chúa Trời, Christ, là sự sống. Trong phúc âm Giăng Christ bảo rằng Ngài là sự sống (Giăng 14:6). Christ không phải là cái gì có tổ chức. Là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất, Ngài là tổng thể của sự sống thần thượng, vĩnh cửu. Toàn thể sự sống, Đức Chúa Trời Tam Nhất hằng sống, xuất phát thành một điều – Thân Thể Christ. Vì cớ Đức Chúa Trời Tam Nhất là tổng thể của sự sống, Thân Thể của Christ hoàn toàn là sự việc sự sống. Chúng ta nên đặt bất cứ điều gì không phải sự sống dưới chân mình. Chúng ta không thích hệ thống cấp bậc vì cớ nó hoàn toàn là sự việc tổ chức và không có gì liên quan Thân Thể hữu cơ của Christ.
            Thân Thể Christ là một sự xuất phát của Tam Vị Nhất Thể thần thượng trong cùng đường lối như Ê-va là sự xuất phát của A-đam. Đức Chúa Trời sáng tạo A-đam từ bụi đất, nhưng Ngài xây dựng một phụ nữ bằng xương sườn của A-đam (Sáng 2: 22). A-đam phân phối chính mình theo ý nghĩa một xương sườn, một phần của hữu thể ông, đã xuất phát từ ông. Phần đó của hữu thể ông trở nên một người nữ, Ê-va. Ê-va là gì? Ê-va là sự xuất phát của A-đam. Ê-va đồng nhất với A-đam trong sự sống, trong bản chất và trong dáng mạo. Tại sao A-đam và Ê-va có thể là một xác thịt, một đôi. Theo cách ấy, hội thánh là sự xuất phát của sự phân phát Tam Vị Nhất Thể thần thượng. Chúng ta phải thấy hội thánh đến mức độ như vậy. Khi chúng ta có khải tượng như vậy, khải tượng này sẽ tể trị chúng ta, che chở, điều chỉnh và giữ gìn chúng ta khỏi bị hướng dẫn sai lạc vào loại dạy dỗ nào đó về sự tổ chức. Bất cứ tư tưởng nào về tổ chức không nên đưa vào sinh hoạt hội thánh. Bất cứ sự dạy dỗ nào về hội thánh theo nghĩa tổ chức thì tuyệt đối sai lầm, và chúng ta phải từ bỏ nó. Nó bị kẻ ác lừa dối, hướng dẫn sai. Tư tưởng tổ chức có liên hệ đến hội thánh không thể được nhìn thấy trong toàn sách Ê-phê-sô, một sách về hội thánh. Ê-phê-sô khải thị rằng hội thánh là một cơ cấu, Thân Thể của Christ.
            Chúng tôi nghiên cứu lịch sử các Anh Em, những người đã thực hành sinh hoạt hội thánh dưới sự lãnh đạo của John Nelson Darby vào phần đầu của thế kỷ 19, không bao lâu sau khi họ được Chúa dấy lên, họ sa ngã vào tổ chức và đã chia rẽ. Một số trong họ, các Anh Em tạm gọi là Rộng mở, dạy rằng mỗi một hội thánh đều tự trị. Các Anh Em tạm gọi là Đóng kín đã bị cáo buộc là cố gắng hình thành tất cả các hội thánh thành một liên bang. Cả tự trị và liên bang đều ở bên ngoài sự khải thị Kinh Thánh theo sự dạy dỗ của các sứ đồ.
            Thí dụ, vì cớ nước Mỹ là một chính quyền có tổ chức, chúng ta có thể thấy các sự việc tự trị và liên bang đến mức độ nào đó. Các tiểu bang tự trị trong mức độ nào đó, nhưng chính phủ liên bang hình thành chúng thành một liên bang. Do đó, chúng ta có thể thấy sự tự trị đến mức độ nào đó trong các tiểu bang và liên bang trong xứ sở như một toàn thể. Dù vậy, các tiểu bang cá thể không tuyệt đối độc lập với nhau và với chính phủ liên bang. Mỗi một tiểu bang không có tiền tệ riêng. Chỉ có một loại tiền tệ trong cả Mỹ quốc. Các công dân Mỹ đóng nhiều thuế cho chính phủ liên bang hơn là cho chính quyền tiểu bang. Nếu một vụ kiện không thể được tòa án tiểu bang quyết định, tối hậu vụ đó được tòa án tối cao, tòa án liên bang giải quyết. Các liên hệ ngoại giao với các xứ sở khác cũng là sự việc liên bang. Có các xa lộ vắt ngang xứ sở từ tiểu bang này đến tiểu bang kia. Sẽ ra sao khi một tiểu bang nào đó nói rằng chỉ cư dân họ mới có thể du hành trên phần xa lộ của họ? Các thí dụ trên đây bày tỏ rằng thậm chí các tiểu bang của Mỹ không tuyệt đối độc lập với nhau hay độc lập với chính quyền liên bang.
            Trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời và trong Thân Thể Christ, sự độc lập là một chữ của ma quỉ. Chúng ta, cơ đốc nhân, không bao giờ được độc lập. Chúng ta không được độc lập với Đức Chúa Trời hay với nhau. Chúng ta không thể tiến lên trong sinh hoạt cơ đốc nhân nếu chúng ta tự cô lập chính mình với nhau. Hơn nữa, không một hội thánh địa phương nào có thể tuyệt đối độc lập với các hội thánh địa phương khác. Các hội thánh địa phương nên tùy thuộc lẫn nhau. Hội thánh tại Seattle nên lệ thuộc vào hội thánh tại Spokane, và các hội thánh tại Hoa Kỳ nên tùy thuộc trên các hội thánh tại Anh Quốc. Chúng ta phải cẩn thận về sự len lỏi các sự dạy dỗ khác như có liên hệ đến các sự việc tự trị và liên bang.
            Bất cứ chi thể nào trong thân thể vật lý của một người có thể tự trị khi liên quan các chi thể khác chăng? Nếu một chi thể bị đau đớn, toàn thân thể chịu đựng. Cũng vậy, mỗi một chi thể của Thân Thể Christ tùy thuộc trên các chi thể khác. Về Thân Thể Christ, Phao-lô nói, “nếu một chi thể nào chịu khổ, thì các chi thể khác đồng chịu khổ với nó; hoặc nếu một chi thể nào được tôn vinh, thì các chi thể kia đồng vui mừng với nó” (I Co 12: 26-27). Hội thánh là Thân Thể Christ, và như Thân Thể Christ, không một bộ phận nào của hội thánh có thể tự trị. Gánh nặng của tôi rất nặng nề là giúp chúng ta thấy và bước vào thực tế của hội thánh như Thân Thể Christ, vì cớ các quan niệm và lời dạy dỗ liên quan sự tổ chức, như sự dạy dỗ về sự tể trị, đã làm hư hoại, hướng dẫn sai và lừa dối cơ đốc nhân cũng như tạo ra nhiều sự chia rẽ. Chúng ta không ở trong bất cứ loại tổ chức nào. Chúng ta ở trong sự xuất phát của Đức Chúa Trời Tam Nhất, đó là cơ cấu độc nhất, phổ thông, Thân Thể Christ. Chúng ta đều phải tuyên bố: “Chúng ta ở trong một cơ cấu, không ở trong tổ chức!”. Ê-phê-sô 1 bày tỏ rằng hội thánh là sự xuất phát của Đức Chúa Trời Tam Nhất.
HỘI THÁNH LÀ KIỆT TÁC NHƯ NGƯỜI MỚI
Chúng ta đã là gì và ở đâu trước khi được cứu
Ê-phê-sô 2 tiếp tục bày tỏ rằng hội thánh là một kiệt tác như người mới. Chương này bắt đầu với chữ “và” (nguyên văn). Điều này chỉ dẫn rằng tư tưởng của Đức Chúa Trời trong chương 1 đã được hoàn bị. Ông có thêm đôi điều để nói. Trong chương 1 Phao-lô bày tỏ rằng chúng ta đã trở nên Thân Thể của Christ bởi việc Đức Chúa Trời phân phát vào chúng ta. Trong chương 2 Phao-lô bày tỏ chúng ta vốn là gì và ở đâu trước khi được cứu rỗi. Câu 1 chương 2 chỉ tỏ rằng chúng ta là người chết; chúng ta đã chết trong sự quá phạm và các tội lỗi mình. Vì cớ là hậu tự A-đam, chúng ta đã được sinh vào một loại sự sống mà bước đi “theo thời đại của thế giới này, theo bá chủ của quyền bính khoảng không, của linh hiện đang hành động trong con cái bội nghịch” (Eph 2: 2). “Thời đại của thế giới này” theo đó chúng ta bước đi, ám chỉ dáng mạo tân thời, dòng hiện tại của thế giới, hệ thống Sa-tan. “Bá chủ” (nhà cai trị) trong câu 2 ám chỉ Sa-tan, vua của quyền bính khoảng không. “Linh” trong câu 2 đặt đồng vị với “quyền bính của khoảng không” ám chỉ quyền năng tập kết, sự tập hợp cá nhân đối với mọi quyền bính thiên sứ ác, trên đó Sa-tan là nhà cai trị. Trong quá khứ, chúng ta đã bước đi theo Sa-tan, bá chủ của quyền năng thuộc linh gian ác, và năng lực thuộc linh gian ác này vận hành trong chúng ta. Thật vậy, năng lực ác này là chính kẻ ác, Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời. Theo câu 3, chúng ta cũng tự cư xử “trong tư dục của xác thịt, làm các điều mà xác thịt và tâm ý ưa muốn”. Do đó, là người chết, chúng ta ở trong 3 điều trong quá khứ; chúng ta đã bước đi theo thời đại của thế giới này, chúng ta bước đi theo bá chủ của quyền bính khoảng không, và chúng ta cư xử trong tư dục xác thịt.
Được sống lại, chỗi dậy, đồng ngồi trong các nơi trên trời
            Vì cớ chúng ta đã ở trong tình trạng đáng thương như vậy, chúng ta cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi trong Ê-phê-sô 2 không nhấn mạnh sự tha thứ các tội lỗi. Vì cớ chúng ta là các người chết, sự nhấn mạnh trong chương này là về việc làm cho chúng ta sống động. Người chết cần sự sống. Chúng ta cần được sinh động hóa, dức dấy hồi sinh. Sự cứu rỗi đem đến cho chúng ta, làm cho chúng ta là người chết nên sống động. Chúng ta đã được sống lại, phục sinh và đồng ngồi trên các nơi trên trời trong Christ (câu 4-10).
            Được sống động là một điều. Được sống lại từ kẻ chết là bước khác. Khi La-xa-rơ được an táng trong mồ, Chúa phán, “Hỡi La-xa-rơ hãy đi ra!” (Giăng 11: 43). La-xa-rơ đã được sống động. Đây là bước đầu tiên. Thứ hai La-xa-rơ đã được sống lại từ kẻ chết. Sau khi chúng ta đã được sống lại, chúng ta được đồng ngồi trên các nơi trên trời trong Christ. Bây giờ, chúng ta không còn là người chết, nhưng chúng ta là người sống được ngồi trên các nơi trên trời. Chúng ta sống động và thiên thượng. Đây là kết quả của sự phân phát thần thượng. Nhờ ở trong Christ mà Đức Chúa Trời làm cho chúng ta đồng ngồi, một lần đủ cả trong các nơi trên trời. Câu ngắn “trong Christ” chỉ dẫn rằng Đức Chúa Trời Tam Nhất qua sự chết, phục sinh và thăng thiên của Christ, đã được truyền vào hữu thể ta. Không có Christ, chúng ta đã chết. Nhưng Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Christ đã ngự vào chúng ta và đặt chúng ta vào Ngài. Đây là sự phân phát Tam Vị Nhất Thể thần thượng vào con người sa ngã. Sự phân phối Tam Vị Nhất Thể thần thượng đã cứu chúng ta , sinh động hóa chúng ta, dức dấy chúng ta sống lại và làm ta ngồi trên các nơi trên trời, làm cho chúng ta nên các người sống trên các nơi trên trời. Điều này đã xảy ra trong sự phục sinh và thăng thiên của Christ (I Phi 1: 3; Eph 4: 8).
Một công việc phân phát như vậy làm cho chúng ta nên kiệt tác của Đức Chúa Trời. Ê-phê-sô 2: 10 nói chúng ta là “tác phẩm tuyệt tác” của Ngài. Chữ Hi Lạp cho “tác phẩm tuyệt tác” là poiema, cũng có thể được dịch là bài thơ hay “kiệt tác”. Một bài thơ bày tỏ trí tuệ và sự xếp đặt của người sáng tác. Chúng ta, hội thánh, kiệt tác của công việc Đức Chúa Trời, cũng là một bài thơ biểu hiện trí tuệ vô hạn và sự xếp đặt thần thượng của Đức Chúa Trời. Có thể chúng ta không nghĩ rằng mình quá diệu kỳ, nhưng chúng ta phải thấy sự kiện thần thượng là Christ ở trong ta và ta ở trong Christ. Trong Christ, chúng ta đã được làm cho sống động, sống lại từ kẻ chết, được ngồi trên các nơi trên trời. Bây giờ chúng ta là kiệt tác của Đức Chúa Trời vì cớ Ngài đã phân phát chính hữu thể mình vào hữu thể ta. Có Đấng ở bên trong chúng ta, quí báu và diệu kỳ hơn bất cứ điều gì trong vũ trụ. Chúng ta có Đức Chúa Trời ở bên trong mình. Điều này là cho chúng ta nên diệu kỳ và làm cho chúng ta trở nên kiệt tác của Đức Chúa Trời.
Được sáng tạo trong Christ thành một Người Mới qua sự chết Ngài
để làm người nhà và vương quốc của Đức Chúa Trời, trưởng tiến
và xây dựng thành Đền Thờ như chỗ cư trú của Đức Chúa Trời
Trong phần 2 của Ê-phê-sô 2 Phao-lô bàn về phương diện khác của hội thánh. Ông nói trong quá khứ chúng ta đã “xa cách Christ, ngoài quốc dân Y-sơ-ra-ên, khách lạ đối với giao ước của lời hứa, không có hy vọng và ở trong thế giới không có Đức Chúa Trời” (câu 12). Là những kẻ đã xa cách và tách rời khỏi mọi điều tích cực, chúng ta ở trong tình trạng khốn khổ. Trong câu 13 Phao-lô tiếp tục với hai chữ lớn “nhưng..nay…”. “Nhưng nay trong Christ Jesus, anh em là kẻ trước kia vốn cách xa, trong huyết của Christ mà đã được đến gần”. Chúng ta vốn là các người đáng thương, “nhưng nay”. Bây giờ, qua sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong Christ, chúng ta đã được đưa đến gần Christ, gần Y-sơ-ra-ên và gần lời hứa của Đức Chúa Trời. Điều này ngang bằng Đức Chúa Trời và mọi phước hạnh của Ngài. Chúng ta đã được đặt vào Christ, chúng ta trở nên công dân của khối quốc dân thần thượng, chúng ta có phần trong các giao ước của lời hứa, và chúng ta đều có hy vọng. chúng ta được kêu gọi vào một hy vọng diệu kỳ biết bao! Chúng ta có Đức Chúa Trời trong Christ như hy vọng chúng ta.
Trong quá khứ chúng ta vốn ở trong lĩnh vực kinh khủng, nhưng nay chúng ta ta đang ở trong lĩnh vực thần thượng. Làm sao chúng ta đã kinh nghiệm một sự thuyên chuyển lớn như vậy vào lĩnh vực thần thượng chứ? Chúng ta đã được sự việc tái sáng tạo thuyên chuyển. Được tái tạo là được tái sáng tạo. Chúng ta đã được sinh vào lĩnh vực cũ của tội lỗi và sự chết, nhưng Đức Chúa Trời Tam Nhất đã đến để làm đôi điều cho ta. Ngài đã đến trong sự nhục hóa để chết trong xác thịt. Trong sự chết đó, Ngài đã chấm dứt chúng ta, và thông qua sự chết đó Ngài tuôn mở sự sống thần thượng mình. Rồi trong sự phục sinh, Ngài đã truyền đạt sự sống thần thượng đó vào chúng ta như chính thể yếu mà nhờ đó Ngài đã sáng tạo một người mới. Khi Đức Chúa Trời sáng tạo các từng trời và trái đất chung với hàng ngàn chi tiết, bao gồm con người, Ngài không bao giờ dùng thể yếu mình, dùng Hữu Thể  Ngài làm nguyên liệu để sáng tạo chi tiết nào. Nhưng trong người mới này, Đức Chúa Trời dùng chính mình như thể yếu để sáng tạo.
Ê-phê-sô 2: 15 nói rằng qua sự chết mình trên thập tự giá, Christ đã sáng tạo chúng ta thành một người mới. Trong người cũ, chúng ta chia rẽ. Có bức tường phân chia ở giữa dân Do Thái và dân ngoại (câu 14). Nhưng Christ đã bãi bỏ luật pháp của các điều răn trong các điều lệ, phá đổ bức tường ngăn cách ở giữa, sáng tạo hai dân thành một người mới bằng thể yếu mới, nguyên tố mới. Nguyên tố mới mẻ này là chính Tam Vị Nhất Thể thần thượng được phân phối vào chúng ta. Là Thân Thể Christ, hội thánh cần Christ như sự sống của họ; như người mới, hội thánh cần Christ không chỉ như sự sống của họ, nhưng cũng như thân vị của họ. Thân Thể là vì sự biểu hiện Đầu, còn người mới để hoàn thành mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời. Cả Thân Thể và người mới đều có tính hữu cơ. Họ không có gì liên hệ sự tổ chức.
Chúng ta, các tín đồ cá thể đã được sáng tạo vào người mới. Chúng ta cần có ấn tượng bằng khải tượng như vậy đến nỗi chúng ta không bao giờ có thể độc lập. Chúng ta không thể độc lập vì cớ chúng ta đều là bộ phận của người mới vĩ đại, phổ thông này. Đức Chúa Trời không mong muốn hàng triệu cơ đốc nhân cá thể. Những gì Đức Chúa Trời muốn là một người tập thể. Tất cả hội thánh địa phương trên trái đất không chỉ là Thân Thể Christ để biểu hiện Ngài, nhưng cũng là một người mới trên trái đất này thi hành ý chỉ Đức Chúa Trời. Các hội thánh địa phương không thể độc lập với nhau. Nếu họ đã độc lập với nhau, người mới sẽ bị cắt thành mảnh vụn và kết quả có sự chết. Chúng ta phải thấy hậu quả ghê sợ của lời dạy dỗ sai rằng các hội thánh địa phương đều tự trị.
Trong mọi hội thánh địa phương đều có vài sự vụ địa phương. Nhưng nhiều lúc các hội thánh cần tương giao với nhau để giúp đỡ lẫn nhau trong các sự vụ của mình. Hội thánh tại một địa phương có thể giàu có, còn hội thánh ở địa phương khác có thể nghèo nàn. Hội thánh địa phương nghèo nàn có thể không đủ khả năng về phí khoản các việc nào đó. Hội thánh địa phương giàu có có thể có thái độ rằng tất cả các địa phương đều tự trị trong các sự vụ nghiệp vụ mình, và hội thánh địa phương nghèo hơn nên nỗ lực làm gì đó chứ đừng lệ thuộc vào họ. Hiểu biết và thái độ này không đúng. Một sự vụ tài chính nào đó có thể là một sự vụ quản trị địa phương. Nhưng thậm chí trong sự việc như vậy, các hội thánh nên tùy thuộc lẫn nhau. Đôi lúc một hội thánh nào đó nên truyền thông, tương giao với hội thánh khác thậm chí trong sự việc về các nhu cầu vật chất. Đôi khi các hội thánh tại Đài Loan nên tương giao với các hội thánh tại Pháp về sự trợ giúp tài chính. Thậm chí trong các điều vật chất, chúng ta không thể nói rằng các hội thánh tự trị, độc lập.
Các hội thánh không được tuyệt đối độc lập với nhau. Tất cả tín đồ nên tùy thuộc lẫn nhau, và mọi hội thánh địa phương nên lệ thuộc lẫn nhau. Đặc biệt, trong các sự việc thuộc linh chúng ta nên tùy thuộc lẫn nhau. Hội thánh tại một thành phố nọ có thể cần sự giúp đỡ từ các hội thánh khác trong sự sống và trong sự xây dựng. Các hội thánh địa phương nên ở trong tình trạng lệ thuộc hỗ tương. Quan niệm về sự tự trị đáng ghê sợ vì nó làm cho các hội thánh phân rẽ với nhau. Chúng ta đừng quên rằng mọi tín đồ trong cả vũ trụ này là một người. Người này bao hàm các tín đồ thời Phao-lô, các tín đồ thời chúng ta và cả các tín đồ sinh ra trong tương lai. Một người mới này bao gồm mọi hội thánh địa phương. Người mới này đang thi hành ý chỉ Đức Chúa Trời, thực hiện mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời.
Chúng ta đã được sáng tạo trong Christ thành một người mới qua sự chết của Ngài để làm người nhà và vương quốc Đức Chúa Trời, trưởng tiến và được xây dựng thành đền thờ như chỗ cư trú của Đức Chúa Trời (câu 11 – 12). Kiệt tác này như Người Mới, là một thực thể tập hợp, một gia trang, gia đình. Đó cũng là vương quốc, một khối quốc dân. Chúng ta không còn là khách lạ, kiều dân, nhưng người nhà của Đức Chúa Trời, tham dự trong sự sống thần thượng và hưởng thụ các sự giàu có thần thượng. Chúng ta cũng là vương quốc Đức Chúa Trời, chia sẻ quyền lợi vương quốc và mang trách nhiệm vương quốc (câu 19). Hơn nữa, Người Mới này như gia trang Đức Chúa Trời và vương quốc Đức Chúa Trời đang lớn lên thành đền thờ, chỗ cư trú của Đức Chúa Trời cho mục đích Ngài. Tất cả các thánh đồ và các hội thánh địa phương cần chung nhau trưởng tiến và cần được xây dựng với nhau. Rồi chúng ta có thể làm một đền thờ, một chỗ cư trú, trong một vương quốc và cho một gia đình. Do đó, Cha sẽ hoàn thành khát vọng của lòng Ngài. Chúng ta cần am hiểu đúng hội thánh là gì. Hội thánh là Thân Thể của Christ và Người Mới để hoàn thành mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời bằng cách làm gia đình Đức Chúa Trời, vương quốc Đức Chúa Trời và chỗ cư trú của Đức Chúa Trời./.