Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC TỪ BỰC -1


THI THIÊN 120-122- GIAI ĐOẠN KHẢI TƯỢNG

GIỚI THIỆU: MỘT BỨC TRANH
VỀ SỰ TĂNG TRƯỞNG CƠ ĐỐC CỦA CHÚNG TA

Trong Cựu Ước có mười lăm thi thiên gọi là “Các THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC”, các thi thiên này cùng nhau tạo thành một trong những phần quý báu và đẹp đẽ nhất của Kinh Thánh. Các thi thiên này được hát khi con cái Israel đến Jerusalem và đi lên đỉnh Núi Zion ba lần một năm, là nơi họ sẽ tổ chức một kỳ lễ tiệc trước mặt Chúa. Việc đi lên Zion của dân Israel về mặt vật lý là một hình bóng, hay một bức tranh, về sự đi lên của các tín đồ Cơ Đốc về mặt thuộc linh qua sự tăng trưởng trong sự sống và kinh nghiệm của họ. THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC thứ nhất, Thi Thiên 120, bắt đầu bằng: “Trong sự khốn cùng của mình, tôi đã kêu la với Đức Jehovah”. Đây là một bức tranh về sự tái sanh. Khi chúng ta kêu đến Chúa lần đầu tiên, chúng ta được cứu. THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC cuối cùng, Thi Thiên 134, bắt đầu bằng: “Bây giờ hãy chúc tụng Đức Jehovah, hỡi các đầy tớ của Đức Jehovah đứng trong nhà Đức Jehovah lúc ban đêm”. Ở đây, chúng ta thấy các đầy tớ của Chúa không còn ở trong thế giới nhưng ở trong nhà Chúa . Họ đứng “lúc ban đêm” chỉ về thời điểm ngay trước khi Chúa trở lại. Các đầy tớ này là những người đang đứng cho chứng cớ của Đức Chúa Trời và đang luyện tập trong nếp sống hội thánh để đem Chúa trở lại. Vì vậy, mười lăm thi thiên ngắn này cho chúng ta một bức tranh tổng quát về sự tăng trưởng Cơ Đốc của chúng ta từ sự tái sanh đến sự trở lại của Chúa.

Chúng ta có thể chia mười lăm thi thiên này thành năm “giai đoạn”, mỗi giai đoạn gồm ba thi thiên. Chúng ta không xem xét các thi thiên này từ quan điểm học thuật.
Trái lại, chúng ta sẽ xem xét chúng cách đơn giản theo kinh nghiệm của chúng ta. Thi thiên 120-122 là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn “khải tượng”. Giai đoạn thứ hai, Thi Thiên 123-125, tập trung vào sự hiến dâng của chúng ta. Từ khải tượng của mình, chúng ta đi đến sự hiến dâng. Giai đoạn thứ ba, Thi Thiên 126-128, là giai đoạn vui hưởng. Sự hiến dâng của chúng ta dẫn đến một sự vui hưởng Chúa phong phú. Giai đoạn thứ tư, Thi Thiên 129-131, chúng ta sẽ gọi là giai đoạn mở rộng. Sự vui hưởng Chúa cuối cùng sẽ khiến cho chúng ta trở nên một người được mở rộng. Rồi kinh nghiệm về sự mở rộng của mình, chúng ta bước vào trong giai đoạn cuối cùng, giai đoạn trưởng thành (Thi Thiên 132-134)

Giai đoạn thứ hai và thứ ba cũng có thể được gom lại thành một phần , nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta trải qua giai đoạn hiến dâng rồi sau đó bước vào trong giai đoạn vui hưởng. Chúng ta không nên nghĩ rằng trong giai đoạn vui hưởng thì sự hiến dâng đã kết thúc, vì vậy chúng ta có thể yêu thế giới và yêu Chúa cùng một lúc. Trong kinh nghiệm của chúng ta, hễ khi nào sự hiến dâng của chúng ta mất đi thì sự vui hưởng Chúa cũng mất đi. Nếu muốn vui hưởng Đức Chúa Trời Tam Nhất thì chúng ta phải là một người hiến dâng mọi lúc. Vào giây phút chúng ta xa rời sự hiến dâng, chúng ta cũng ở ngoài sự vui hưởng. Đôi khi chúng ta nghĩ: “Hôm qua mình đã làm rất tốt. Hôm nay mình có thể thư giãn” Khi ấy sự vui hưởng của chúng ta biến mất. Trong kinh nghiệm của chúng ta, sự hiến dâng và sự vui hưởng đi cùng với nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn xem chúng như hai giai đoạn riêng biệt với mỗi giai đoạn gồm ba thi thiên.

Chúng tôi sẽ chia sẻ năm sứ điệp. Mỗi sứ điệp sẽ bàn đến một giai đoạn, hoặc một nhóm ba thi thiên. Khả năng hiểu các sứ điệp này dựa trên mức độ kinh nghiệm của chúng ta. Một vài trong số các sứ điệp này có thể vượt quá khả năng nắm bắt của chúng ta. Nếu chúng ta đánh giá cao sứ điệp đầu tiên nhiều nhất, có thể điều đó có nghĩa là chúng ta mới được cứu gần đây. Nếu chúng ta vui hưởng sứ điệp thứ hai nhiều nhất, điều đó có nghĩa là chúng ta đã tiến xa hơn trong sự tăng trưởng của mình. Nếu chúng ta hụt hẫng khi đến sứ điệp thứ năm thì điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phải đi. Càng hiểu được một sứ điếp, chúng ta càng biết rằng chúng ta đã kinh nghiệm điều đó. Kinh nghiệm của chúng ta sẽ xác đ
ịnh khả năng hiểu của chúng ta.

GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT: MỘT KHẢI TƯỢNG CẤP BA

Giai đoạn thứ nhất của Các THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC là giai đoạn khải tượng. Khải tượng mà chúng ta phải có khi đi theo Chúa gồm ba phương diện. Mỗi phương phương diện đều trọng yếu và cần thiết. Chúng ta cần có một khải tượng về thế giới, một khải tượng về Chúa, và một khải tượng nếp sống hội thánh. Khải tượng này là ba chiều. Hễ ai trong chúng ta thiếu bất cứ phương diện nào trong số ba phương diện này thì sự tăng trưởng và tiến bộ của chúng sẽ được lành mạnh.
Nhiều người giữa vòng chúng ta đã từng yêu Chúa nhưng rồi cuối cùng trở lại với thế giới. Điều này không nhất thiết có nghĩa là họ đã không vui hưởng nếp sống hội thánh. Có thể họ đã vui hưởng nếp sống hội thánh, nhưng họ đã không có một khải tượng về thế giới. Nói cách khác, họ đã không nhìn thấy bản chất thật của nó. Thế giới có thể trở nên rất cám dỗ và hấp dân đối với những người yêu Chúa. Đây là lý do tại sao chúng ta phải có một khải tượng sáng tỏ về thế giới.
Hơn nữa, nhiều người trong chúng ta yêu Chúa và yêu nếp sống hội thánh nhưng lại không thể tiến lên cách sinh động. Chúng ta tiến tới một chút, nhưng rồi trở nên sợ hãi. Ở đây có một số người khoảng ba mươi lăm tuổi. Ba mươi lăm là độ tuổi trọng yếu, vì Kinh Thánh nói rằng tuổi thọ trung bình của một người là khoảng bảy mươi. Điều này gụ ý ba mươi lăm tuổi là cột mốc nữa đường. Khi cận ba mươi lăm tuổi, chúng ta dễ suy xét: “Chúa có thật sự đáng tin cậy như vậy không? Nếu có người nói “Đừng tin Chúa” chúng ta sẽ nói “Không, tôi phải tin Ngài” nhưng rồi nếu có người nói: “Anh phải tin cậy Chúa hoàn toàn”, chúng ta sẽ tự hỏi: “ Nhưng Chúa có thể thật sự chăm sóc tôi không?” Một số người trong nếp sống hội thánh yêu Chúa khi họ còn trẻ và dần dần “di trú” từ vương quốc Đức Chúa Trời đến vương quốc của Satan trong nếp sống hàng ngày của họ. Tại sao vậy? Vì khải tượng của họ về Chúa không sáng tỏ. Họ đã không có sự nhận thức đầy đủ về Christ là ai.

Cuối cùng, một số Cơ Đốc nhân thấy rằng thế giới thì trống rỗng và Chúa thì đáng tin cậy, nhưng họ hụt mất khải tượng về hội thánh. Họ đơn giản không thể vui hưởng nếp sống hội thánh. Vì lý do này, họ không thể tiến lên cách lành mạnh và đúng đắn. Đây là lý do tại sao trong giai đoạn thứ nhất của Các THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC có ba thi thiên bày tỏ cho chúng ta ba phương diện về khải tượng của chúng ta. Vào lúc khởi đầu nếp sống Cơ Đốc của mình, chúng ta cần một khải tượng về thế giới. Chúng ta cần thấy rằng thế giới là hư không và trống rỗng. Rồi chúng ta cũng cần nhìn thấy Chúa của chúng ta thật sự là ai, hầu cho chúng ta sẽ trao chính mình cho Ngài và hoàn toàn tin cậy Ngài. Cuối cùng, chúng ta cần nhìn thấy hội thánh, hầu cho nếp sống của chúng ta có thể đầy dẫy sự vui hưởng. Thi Thiên 120-122 nói về ba phương diện này trong khải tượng của chúng ta.

THI THIÊN 120: KHẢI TƯỢNG VỀ THẾ GIỚI-
MỘT NƠI CỦA SỰ DỐI TRÁ, LỪA LỌC VÀ HƯ KHÔNG

Trong Thế giới Chỉ Có Sự Khốn Cùng
Thi Thiên 120 cho chúng ta một bức tranh sáng tỏ về thế giới. Thi Thiên này tuy ngắn nhưng rất chính xác. Thi Thiên này bắt đầu bằng: “Trong sự khốn cùng của mình, tôi đã kêu la với Đức Jehovah, và Ngài đã đáp lời tôi. Ô Đức Jehovah, hãy giải phóng hồn tôi khỏi môi dối trá, khỏi lưỡi lừa lọc” (cc.1-2). Điều nổi bật nhất của thế giới là gì? Trong thế giới, cuộc đời của anh em là một cuộc đời khốn cùng. Anh em đương đầu với hết khó khăn này đến khó khăn khác mọi lúc. Trong thế giới không có sức lực hay sự an ủi. Việc đi lên Núi Zion bắt đầu với sự nhận thức rằng trong thế giới chỉ có sự khốn cùng. Khi dân Israel đang hát Các THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC trong lúc đi lên Núi Zion, họ hẳn đã nhận thức điều này. Trong thế giới chỉ có sự khốn cùng, không có sức lực hay sự an ủi.
Thế Giới Đầy Dẫy Sự Dối Trá và Lừa Lọc

Trong thế giới còn có điều gì khác nữa? Môi dối trá và lưỡi lừa lọc. Môi dối trá là để anh em tự bênh vực mình, trong khi lưỡi lừa lọc là để anh em thu lợi cho mình. Nói cách khác, khi muốn lợi dụng người khác, anh em trở nên lừa lọc. Khi muốn tự bênh vực mình, anh em trở nên một kẻ nói dối. Trong thế giới không có gì ngoài sự dối trá và lừa lọc. Dân chúng nói dối anh em để lợi dụng anh em, và họ nói dối để tự bảo vệ và bênh vực mình. Thế giới đầy dẫy sự lừa lọc. Thế giới là một thế giới của sự dối trá.
Thí dụ, khi anh em tốt nghiệp đại học, một công ty nào đó sẽ đến để lừa gạt anh em. Công ty đó lừa lọc. Họ sẽ vẽ ra cho anh em một bức tranh đẹp. “Nếu bạn làm việc cho công ty chúng tôi, sau bốn mươi năm chúng tôi sẽ cho bạn số tiền này khi về hưu”. Họ không bao giờ bảo anh em rằng công ty này có thể không tồn tại lâu đến bốn mươi năm. Họ hứa hẹn nhiều điều, nhưng không có sự bảo đảm nào là công ty của họ sẽ tồn tại đủ lâu để thực hiện lời của họ. Điều này có nghĩa là họ lừa dối anh em. Họ cố hết sức để lừa anh em hầu cho họ có thể có được hồn và con người anh em. Nhưng những người nộp đơn xin một cộng việc như vậy cũng cố hết sức để nói dối. Họ viết trong lý lịch của mình rằng: “Tôi giỏi về điều này, tôi có thể làm điều kia”. Thậm chí khi điều đó không đúng, họ cũng tô vẽ cho hồ sơ của mình. Vì vậy, hai phía đều nói dối nhau.

Ngay từ đầu, tác giả thi thiên mô tả thế giới cách chính xác như vậy. Ông phơi bày bản chất thật của thế giới. Ông không chỉ nói rằng thế giới độc ác và tội lỗi. Thay vì vậy, ông nói rằng trong thế giới có mọi loại dối trá. Các sự dối trá này là nguồn của mọi điều ác. Khi một người cứ ở trong sự dối trá và giả dối thì mọi loại điều ác có thể bước vào . Đây là lý do tại sao ở đầu thi thiên này, tác giả đã kêu la với Đức Chúa Trời: “ôi Đức Jehovah, hãy giải phóng hồn tôi” Ông cần được giải phóng khỏi điều gì? Không chỉ khỏi thế giới mà còn khỏi chính mình. Ông nhận thức rằng nếu ông ở trong thế giới thì ông chỉ có thể kết thúc với môi dối trá.

Chúng ta không biết mình nói dối nhiều bao nhiêu. Ngay cả khi đang nói sự thật, chúng ta cũng có thể nói dối. Đôi khi chúng ta nói dối bằng cách sử dụng giọng nói. Các lời của chúng ta thì đúng, nhưng giọng nói của chúng ta là một sự nói dối. Cả con người chúng ta có thể ở trong sự dối trá. Vì vậy, ở đây tác giả kêu la: “Ôi Đức Jehovah, hãy giải phóng hồn tôi khỏi môi dối trá, khỏi lưỡi lừa lọc.” Ông không chỉ ao ước được giải phóng khỏi sự dối trá của chính mình mà còn ao ước được giải phóng khỏi lưỡi lừa lọc của những người xung quanh để ông không còn bị lừa dối nữa.

Sự Dối trá của Thế Giới Giết chết và Bốc Cháy Liên Tục

Rồi tác giả thi thiên tiếp tục: “Nên ban cho ngươi điều gì, và sẽ làm gì thêm nữa cho ngươi, hỡi lưỡi lừa lọc?” (c.3).
Trong thế giới này, mọi lưỡi đều giả dối và lừa lọc. Trong thế giới này, không một người nào có thể đối mặt với thực tai. Chúng ta biết rằng các chính khách nói dối, nhưng thậm chí các giảng sư cũng nói dối. những người phi Cơ Đốc nói dối, nhưng các Cơ Đốc nhân cũng có thể nói dối. Cuối cùng chúng ta được gì từ mọi sự dối trá này? Tác giả tiếp tục cho biết rằng chúng ta có được hai điều: “Các mũi tên nhọn của một kẻ hùng mạnh, với than của cây đậu chổi đang cháy!” (c.4). Điều này có nghĩa là mọi người yêu thế giới, và mọi người cứ ở trong sự dối trá của thế giới, sẽ bị sự lừa lọc của thế giới giết chết. Đây là tất cả những gì thế giới có thể cho chúng ta
Giả sử anh em đang làm việc cho một công ty, và anh em làm một điều gì đó giúp công ty trở nên thịnh vượng. Chắc chắn anh em sẽ được hưởng. Công ty có thể thăng chức và tặng thưởng để khen ngợi anh em. Nhưng cuối cùng tất cả đều là dối trá. Phần thưởng là thật, nhưng mọi điều phía sau đó là dối trá. Một hoặc hai năm sau họ có thể không cần anh em nữa. Họ sẽ sa thải anh em mà không quan tâm đến việc anh em đã giúp họ kiếm được bao nhiêu tiền. Trong thế giới, mọi người lợi dung lẫn nhau. Đây là điều tác giả có ý nói qua cụm từ “các mũi tên nhọn của một kẻ hùng mạnh” Hễ ai yêu thế giới thì sẽ bị thế giới giết chết. Thế giới sẽ cho anh em điều gì? Các mũi tên nhọn của một kẻ hùng mạnh.

Chi tiết kế tiếp thậm chí còn tồi tệ hơn: “Than của cây đậu chổi đang cháy” Cây đậu chổi rất cứng, một khi đã cháy thật khó dập tắt. Trong thế giới này, dân chúng sống trong sự dối trá. Sự dối trá này giống như than đang cháy, thật khó để dập tắt chúng. Mọi loại dối trá đang diễn ra trong thế giới này mọi lúc. Các sự dối trá này không chỉ giết chết chúng ta mà chúng còn tiếp diễn trong một thời gian dài. Chúng cháy giống như than không thể dập tắt.

Sự dối trá có thể tiếp diễn qua nhiều thế hệ. Thí dụ, một trong những triết gia vĩ đại nhất là Khổng Tử. Ông có công thống nhất nền văn hóa và văn minh Trung Hoa. Khổng Tử đã đề cao mỹ đức sống đạm bạc. Có một câu chuyện nổi tiếng trong đó KHổng Tử khen ngợi một trong các đồ đệ của mình. Người này đã học tập vui mừng thậm chí với thức ăn đạm bạc và chỉ một ít nước trong gầu. Sự vui mừng của người này không bao giờ thay đổi. Nhưng cuối cùng chính Khổng Tử đã sống rất xa hoa. Ông đã tuyên bố rằng nếu thịt không được xắt đều thì ông sẽ không ăn. Ông cũng đã nói rằng nếu bàn ăn của mình không được bày biện đúng cách thì vì cớ nghi thức, ông thậm chí sẽ không ngồi vào bàn. Bàn ăn phải được bày biện theo một cách nào đó, và thịt phải được xắt theo một cách nào đó, nhưng ông đã khen ngợi đồ đệ của mình, là người gần như không có gì để ăn. Vậy ông không phải là một kẻ nói dối sao? Đồ đệ của Khổng Tử giống như một người giúp việc, nhưng ông đã không trả công thêm cho người ấy. Ít nhất ông không thể cho đồ đệ của mình chút thịt mà đã không được xắt đều sao? Đây là loại triết gia vĩ đại gì vậy?

Về một mặt, chúng ta nên biết ơn Khổng Tử. Nếu không nhờ ông thì Trung Hoa đã bị chia cắt thành nhiều quốc gia thậm chí còn hơn Châu Âu. Nhưng mặt khác, một người đạo đức như vậy vẫn sống trong sự dối trá. Thậm chí ông đã nói dối mà không hề ý thức. Sự dối trá của ông giống như than cây đậu chổi đang cháy. Sau hai ngàn năm, chúng vẫn còn đang cháy, thậm chí còn thắng thế hơn. Chúng ta phải thấy rằng cả thế giới đầy dẫy sự dối trá.

Nhưng sự dối trá này giết chết, nhưng đồng thời chúng cũng tiếp diễn. Chúng bốc cháy và âm ỉ suốt nhiều thế hệ,

Là những người đang bước theo Chúa, chúng ta cần có một khải tượng về thế giới. Chúng ta đặc biệt cần nhìn xuyên thấu thế giới. Giả sử có một anh em giữa vòng chúng ta đạt được học vị tiến sĩ và sẵn sàng để làm việc. Nếu được một trường đại học mời làm giáo sư giảng dạy thì có lẽ anh ấy sẽ rất phấn khởi. Tuy nhiên, anh ấy không nên quá phấn khởi. Thay vì vậy, anh ấy nên nói với chính mình: “Thế giới có thể cho tôi điều gì? Chỉ có những mũi tên nhọn của kẻ hùng mạnh để giết chết tôi, và thay cây đậu chổi cháy liên hồi” Sự dối trá của một giáo sư sẽ tiếp diễn trong một thời gian rất dài. Khi nói về thế giới, chúng ta cần phải thực tế. Chúng ta cần nhìn xuyên thấu thế giới. Điều gì ở trong thế giới? Không có gì ngoài sự lừa lọc. Không có gì ngoài sự giết chết. Không có gì ngoài sự bốc cháy liên tục của sự dối trá.

Sự Thịnh Vượng của Thế Giới
Ở Ngoài Chủ Đích của Đức Chúa Trời
Tác giả tiếp tục: “Khốn thay cho tôi, vì tôi kiều ngụ tại Meshech, tôi cư trú giữa các lều trại của Kedar” (c.5). Khi ở trong thế giới, chúng ta nhận thức rằng: “Khốn thay cho tôi”. Meshech là một hậu duệ của Japheth. Trong Kinh Thánh có ba dòng dõi, ra từ ba con trai Noah: dòng dõi của Japheth, dòng dõi của Ham và dòng dõi của Shem. Trong sách Sáng Thế Ký, Noah đã chúc phước cho con trai mình là Japheth rằng Đức Chúa Trời sẽ mở rộng ông (Sáng 9:27) Điều này có nghĩa là dòng dõi của Japheth sẽ có khả năng chinh phục và trở nên thắng thế. Nhưng dòng dõi của Japheth không có liên quan gì với chính Đức Chúa Trời. Ý muốn của Đức Chúa Trời không được hoàn thành qua dòng dõi Japheth. Thay vì vậy, ý muốn của Ngài được hoàn toàn qua dòng dõi của Shem. Việc chúng ta kiều ngụ trong miền đất của Meshech có nghĩa là chúng ta ở trong một miền đất có thể cường thịnh, nhưng lại ở ngoài miền đất tốt lành, là nơi Đức Chúa Trời hoàn thành chủ đích của Ngài.

Trong thế giới có sự thịnh vượng. Trong thế giới có một loại chinh phục. Hơn nữa, trong thế giới có nhiều điều thú vị. Nhưng những điều này có liên hệ đến Meshech. Chúng không ở trong dòng dõi của Shem. Nói cách khác, những điều này ở ngoài chủ đích của Đức Chúa Trời . Vì Meshech là một hậu duệ của Japheth nên ông ở ngoài, và thậm chí chống lại cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Trong các câu này tác giả muốn nói: “Khốn thay cho tôi. Tôi đi lại và kiều ngụ trong thế giới này. Thế giới này thắng thế và mạnh mẽ. Nhưng trong thế giới này tôi ở ngoài miền đất tốt lành, miền đất của cuộc cuộc gia tể Đức Chúa Trời” Chúng ta phải thấy rằng những điều của thế giới này không có liên quan gì đến chủ đích đời đời của Đức Chúa Trời. Tất cả đều là hư không.
Meshech đại diện cho thế giới đang chinh phục và thắng thế. Thế giới thương mại thì giống như vậy. Người ta thiết lập các mối quan hệ đối tác, giống như sự bắt tay giữa Sears và Roebuck để hình thành tập đoàn bán lẻ khổng lồ Sears và Roebuck, hầu cho công việc kinh doanh của họ có thể trở nên thắng thế và thành công hơn. Lịch sử loài người là một lịch sử về sự chinh phục. Đó là một lịch sử của sự thịnh vượng. Nhưng một lịch sử như vậy không phải là lịch sử của cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Những người trẻ giữa vòng chúng ta cần nhận thức rằng trong thế giới họ có thể có một tương lai xán lạn, nhưng tương lai xán lạn đó không có liên hệ gì với Đức Chúa Trời. Họ có thể trở nên một “Sears” hay một “Roebuck” đương thời. Họ có thể trở thành giám đốc của một công ty. Nhưng mọi điều đó không liên quan gì đến niềm ao ước của Đức Chúa Trời. Tất cả đều là hư không. Đây là lý do tại sao tác giả nói: “Khốn thay cho tôi, vì tôi kiều ngụ tại Meshech.”

Thế Giới Tôn Giáo Xa Cách Đức Chúa Trời

Phương diện thứ hai của thế giới được biểu thị bởi “các lều trại của Kedar” (c.5). Kedar là một hậu duệ của Ishmael, con trai Abraham. Vì Kedar là một hậu duệ của Abraham nên ông có chút liên hệ với Đức Chúa Trời, nhưng ông vẫn ở trong dòng dõi sai trật. Có một phần của thế giới có liên hệ với Đức Chúa Trời, và thậm chí ở một mức độ nào đó đã ra từ Đức Chúa Trời, nhưng đó không phải là điều Đức Chúa Trời thật sự muốn . Phần thế giới có liên hệ với Đức Chúa Trời này cuối cùng chống đối Đức Chúa Trời nhiều nhất. Trong thế giới vật lý ngày nay, ai chống đối Đức Chúa Trời nhiều nhất? Các hậu duệ của Ishmael, tức là người Ả Rập ngày nay. Nói về mặt thuộc thể, đây là những người sống trong các lều trại của Kedar

“Các lều trại của Kedar” cũng ngụ ý một bộ tộc du cư. Những người trong bộ tộc này không bao giờ định cư. Họ không bao giờ có một chủ đích hay mục đích. Họ có Đức Chúa Trời như Đấng Sáng Tạo, và thậm chí họ gọi Ngài là Đức Chúa Trời của họ. Nhưng họ lại không bao giờ biết cách để trở nên một với Đức Chúa Trời, cách để làm thỏa mãn Đức Chúa Trời, cách để đứng với Đức Chúa Trời các để hoàn thành chủ đích của Đức Chúa Trời, hay cách để sản sinh nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời. Họ có liên hệ với Đức Chúa Trời theo một cách nào đó, nhưng họ lại xa cách Đức Chúa Trời và điều Ngài theo đuổi. Cuối cùng, thậm chí họ có thể cản phá và chống đối chủ đích của Đức Chúa Trời. Nói về mặt thuộc Linh, đây là thế giới tôn giáo
Khi nhìn vào thế giới, chúng ta thấy nhiều điều tích cực và hấp dẫn. Chúng ta nhìn thấy một thế giới đầy hứa hẹn và thịnh vượng. Bất cứ người nào muốn trao chính mình cho thế giới đều có thể trở nên thành công mỹ mãn. Điều này được tượng trưng bởi miền đất của Meshech. Mặt khác, có một thế giới khác, thế giới tôn giáo. Thế giới này có Đức Chúa Trời, và thậm chí có đôi chút liên hệ với Đức Chúa Trời, nhưng lại không theo chủ đích của Đức Chúa Trời. Những người ở trong thế giới này không làm thỏa mãn nhu cầu của Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao tác giả mô tả thế giới theo cách như vậy. “Tôi kiều ngụ tại Meshech” Tôi ở trong thế giới thịnh vượng “Tôi cư trú giữa các lều trại của Kedar”: Tôi ở trong thế giới tôn giáo. Cả hai phương diện này của thế giới đều không phải là điều Đức Chúa Trời muốn. Tác giả than khóc rằng vì ông ở trong thế giới, ông xa cách niềm ao ước của Đức Chúa Trời.

Khi Chúng Ta vì Đức Chúa Trời,
Thế Giới Sẽ Dấy Lên Để Gây Chiến
“Hồn tôi đã cư trú lâu với những kẻ ghét hòa bình. Tôi muốn hòa bình. Tôi muốn hòa bình, nhưng khi tôi phát ngôn, chúng lạy gây chiến” (cc.6-7). Khi chúng ta ao ước đi theo Đức Chúa Trời thì thế giới gây chiến. Nếu chúng ta không vì Đức Chúa Trời, nếu chúng ta chỉ ở trong thế giới nói dối và lừa lọc lẫn nhau thì sẽ chẳng ai quan tâm. Điều này dường như không tệ lắm đối với thế giới, vì chúng ta vẫn có thể có sự thịnh vượng nào đó, và chúng ta vẫn có thể ở trong tôn giáo. Nhưng khi chúng ta nói: “Tôi muốn hòa bình,” khi chúng ta nào mình vì Chúa và vì điều có thật trên đất này, thì cả thế giới sẽ dấy lên: “Chúng ta muốn chiến tranh! Nếu ngươi không phải là một phần của chúng ta, chúng ta sẽ chiến đấu với ngươi!” Nếu một sinh viên đại học tuyên bố trong trường của mình rằng: “Tôi là một Cơ Đốc Nhân. Tôi yêu Chúa!” thì mọi bạn bè và bạn cùng lớp của người ấy sẽ gây chiến. Họ sẽ chiến đấu với người ấy. Đây là thế giới . Thế giới sẽ không bao giờ dung thứ cho bất cứ người nào sống một nếp sống chỉ vì Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao tác giả nói: “Tôi muốn hòa bình, nhưng khi tôi phát ngôn, chúng lại gây chiến” Trước hết thế giới là một thế giới của sự dối trá, nhưng cuối cùng nó chiến đấu với những người muốn Đức Chúa Trời. Là những người đang bước theo Chúa, tất cả chúng ta phải có một khải tượng sáng tỏ như vậy. Điều này kết luận sự mô tả của tác giả về thế giới.