Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC TỪ BỰC -2


THI THIÊN 121:  KHẢI TƯỢNG VỀ CHÚA –
ĐẤNG GÌN GIỮ CHÚNG TA CHO CHỨNG CỨ CỦA NGÀI


Lìa Khỏi Thế Giới và Đến Với Đức Chúa Trời

Thi Thiên 121 mở đầu: “Tôi sẽ ngước mắt lên các ngọn đồi. Sự giúp đỡ của tôi đến từ Đức Jehovah, Đấng đã dựng nên trời và đất” (cc.1-2) Chúng ta đã nhận được một khải tượng từ thi thiên trước rằng thế giới là tổng hợp của sự dối trá và hư không. Một khi đã nhìn xuyên thấu thế giới, chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc đến với Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên trời và đất. Bỏ thế giới lại phía sau, chúng ta bắt đầu hành trình thuộc linh lên Núi Zion.

Chúa Sẽ Không Để Chúng Ta

Tái Sa Ngã Vào Trong Thế Giới

“Ngài sẽ không để chân ngươi trượt ngã; Đấng gìn giữ ngươi sẽ không chợp mắt” (c.3). Khi chúng ta đến với Chúa, Ngài sẽ không để chân chúng ta trượt ngã. Điều này có nghĩa là một khi chúng ta đến với Chúa, Ngài có quyền năng “gìn giữ”. Chân chúng ta trượt ngã có nghĩa là trở lại với thế giới. Chúa sẽ gìn giữ chúng ta khỏi việc trôi giạt trở lại thế giới. Khi nhìn thấy thế giới với mọi sự trống rỗng của nó, chúng ta đến để kêu la với Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đến với Ngài thì điều gì xảy ra? Ngợi khen Chúa, Ngài gìn giữ chúng ta! Ngài bảo an chúng ta! Tất cả chúng ta đều có kinh nghiêm này. Mặc dù chúng ta yêu Chúa, nhưng chúng ta đã cố gắng trở lại với thế giới. Nhưng chính Đấng Sáng Tạo này, Đấng dựng nên trời và đất, sẽ không để cho chân chúng ta trượt ngã.

Hơn nữa, “Đấng gìn giữ ngươi sẽ không chợp mắt” Đức Chúa Trời của chúng ta không ngủ. Đôi khi chúng ta có thể nghĩ: “Chúa ôi, hôm nay Ngài đang giữ tôi, nhưng ngày mai, khi Ngài đang chớp mắt, tôi sẽ lẻn về với thế giới”. Nhưng Chúa vẫn ở với chúng ta. Ngài không ngừng canh giữ chúng ta. Ngài gìn giữ chúng ta khỏi việc tái sa ngã vào trong thế giới. Chúng ta không nên biết ơn Chúa sao? Đấng canh giữ và gìn gữ chúng ta không chợp mắt. Ngài sẽ không để cho chân chúng ta trôi giạt trở lại vào trong thế giới. Thậm chí nếu chúng ta cố gắng trở lại với thế giới, Ngài sẽ nói: “không. Ta đang gìn giữ ngươi”
Chúa Là Đấng Gìn Giữ Israel – 

Chứng Cớ của Ngài

Tác giả tiếp tục: “Kìa, Đấng gìn giữ Israel sẽ không ngủ hay chợp mắt” (c.4). Chúng ta phải nhận thức rằng sự gìn giữ của Chúa không phải vì cớ chúng ta. Ban đầu chúng ta có thể nghĩ: “Ngài gìn giữ chân tôi”. Nhưng cuối cùng chúng ta nhận thức rằng: “Ngài đang gìn giữ Israel”. Ngài không đang gìn giữ một người, Ngài đang gìn giữ một chứng cớ. Ngài không đang gìn giữ chúng ta vì chính chúng ta, Ngài đang gìn giữ chúng ta vì chứng cớ của Ngài. Một sự nhận thức như vậy có nghĩa là chúng ta đang đi lên trong kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Khi còn non trẻ trong Chúa, nhiều lần chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đang được gìn giữ vì lợi ích của chính mình. Sau khi tăng trưởng trong sự sống một chút, chúng ta bắt đầu nhận thức: “không, điều này không phải vì tôi. Điều này là vì chứng cớ của Ngài. Ngài đang gìn giữ tôi vì chứng cớ của Ngài” Đây là “sự đi lên” thuộc linh. Chúng ta không chỉ đi lên ra khỏi thế giới, chúng ta không chỉ đi lên vào trong Đấng Christ, chúng ta còn đi lên vào trong chính niềm ao ước của Đức Chúa Trời. Chúng ta bắt đầu nhận thức: “Đức Chúa Trời tôi là một Đức Chúa Trời có chủ đích. Đức Chúa Trời tôi có niềm ao ước. Đức Chúa Trời tôi có một điều gì đó phải hoàn thành – đó là chứng cớ của Ngài”. Vào lúc ấy, chúng ta đi lên một chút. Chúa của chúng ta là Đấng gìn giữ Israel. Ngài sẽ không bao giờ ngủ hay chợp mắt.

Chúa Trở Nên Sự Yên Nghỉ của Chúng Ta Khi Chúng Ta Sống Cho Chứng Cớ
của Ngài và Tôn Cao Ngài

Sau khi nói rằng Đức Jehovah là Đấng gìn giữ Israel, tác giả tiếp tục nói: “Đức Jehovah là Đấng gìn giữ ngươi; Đức Jehovah là bóng mát của ngươi bên tay hữu ngươi” (c.5). Đây là một lời đầy yên nghỉ. Khi chúng ta còn đang sống vì chính mình, dường như đôi khi Chúa gìn giữ chúng ta, và những lúc khác thì không. Dĩ nhiên là Ngài vẫn đang gìn giữ chúng ta bất kể chúng ta nghĩ thế nào. Nhưng một khi chúng ta không còn sống vì chính mình nữa nhưng sống vì chính mình nữa nhưng sống vì chứng cớ của Chúa, khi ấy chúng ta trở nên bình an và yên nghỉ. Chúng ta nhận thức rằng việc Ngài gìn giữ chúng ta không chỉ là vấn đề các sự phấn đấu riêng tư của chúng ta như một Cơ Đốc nhân. Ngài không đang gìn giữ chúng ta để chúng ta có được một chiến thắng hay trở nên thắng thế về mặt thuộc linh. Ngài không đang gìn giữ chúng ta vì chính chúng ta. Thay vì vậy, Ngài đang gìn giữ chúng ta vì chứng cớ của Ngài. Tất cả chúng ta cần học tập vui mừng . Chúng ta cần vui hưởng sự kiện Chúa đang gìn giữ chúng ta. Chúng ta cần nhận thức: “Tôi đang được gìn giữ không phải vì chính tôi, nhưng vì hội thánh tại địa phương của tôi. Ngợi khen Chúa, Ngài đang gìn giữ tôi vì chứng cớ của Ngài” Một sự gìn giữ như vậy thật sự vinh hiển.
Câu này cũng nói: “Đức Jehovah là bóng mát của ngươi bên tay hữu ngươi” (c.5). Với loại gìn giữ này, chúng ta biết cách để đặt Chúa ở vị trí đúng đắn. Trong Kinh Thánh, “tay hữu” là chỗ tôn cao. Để Chúa ở bên tay hữu chúng ta có nghĩa là chúng ta tôn cao Ngài. Điều đó có nghĩa là chúng ta nói: “Bây giờ Ngài thật sự là Chúa tôi” Ở đâu thi thiên này, tác giả ngước mắt lên các ngọn đồi để tìm sự giúp đỡ. Điều này thật ra vẫn còn rất thấp. Nhưng bây giờ ông đã tăng trưởng đến mức Chúa ở bên tay hữu ông. Chúa được tôn cao. Khi có sự hiểu biết đúng đắn về sự gìn giữ của Chúa, chúng ta sẽ biết cách để tôn cao Ngài. Khi ấy Ngài sẽ ở bên tay hữu chúng ta, tại đó Ngài trở nên bóng mát của chúng ta. Khi chúng ta tôn cao Chúa và trao cho Ngài vị trí cao nhất, Ngài trở nên “bóng mát bên tay hữu chúng ta” Ngài trở nên sự yên nghỉ của chúng ta. Ngài không chỉ gìn giữ chúng ta, Ngài còn ban cho chúng ta ân điển, sự thương xót, sự an ủi và sức lực. Toàn bộ đời sống của chúng ta trở nên một đời sống vui hưởng vì chúng ta đã tôn cao Ngài.

Chúa sẽ Là Sự Bảo Vệ của Chúng Ta
“Mặt trời sẽ không thiêu đốt ngươi lúc ban ngày, mặt trăng cũng không làm hại ngươi vào ban đêm” (c.6). Đây là một lời chứng đơn giản từ tác giả. Điều đó có nghĩa là trong cõi sáng tạo của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ được bảo vệ. Tác giả tiếp tục “Đức Jehovah sẽ gìn giữ ngươi khỏi mọi điều ác; Ngài sẽ gìn giữ hồn ngươi” (c.7). Điều này có nghĩa là Satan sẽ không thể làm nhiều điều để chống lại chúng ta. Cũng vậy, Chúa sẽ gìn giữ hồn chúng ta. Điều này chỉ tỏ rằng ngay cả chúng ta cũng sẽ không thể gây tổn hại cho chính mình quá nhiều. Chúa sẽ bảo vệ chúng ta theo ba cách này: khỏi cõi sáng tạo thiên nhiên của Ngài, khỏi điều ác của Satan, và khỏi chính chúng ta. Đôi khi chúng ta cố quên Chúa đi và làm một điều gì đó để thật sự tự hủy hoại. Nhưng ngay cả khi chúng ta xoay sở để làm một điều gì đó hầu tự hủy hoại, ví dụ như nổi nóng, thì cuối cùng chúng ta vẫn trở lại với Chúa và ăn năn. Điều này bày tỏ rằng Chúa vẫn gìn giữ chúng ta. Tác giả nói tiếp: “Đức Jehovah sẽ gìn giữ việc ra vào của ngươi từ nay cho đến đời đời” (c.8). Chúa thậm chí bảo vệ bước đi của chúng ta , việc chúng ta đi ra và đi vào. Chúa ban cho chúng ta mọi sự bảo vệ cần thiết để gìn giữ chúng ta cho chứng cớ của Ngài.

Khải Tượng của Chúng Ta về Chúa
Khiến Cho Chúng Ta Tin Cậy Ngài
Chắc chắn chúng ta có một Chúa lạ lùng, là Đấng gìn giữ chúng ta theo mọi cách vì cuộc gia tể Ngài. Chúng ta có thể có một sự tin cậy mạnh mẽ và vững chắc như vậy nơi Ngài.Chúng ta tin cậy Ngài không chỉ như Đấng Sáng Tạo của chúng ta mà còn như Đấng gìn giữ chúng ta cho chứng cứ của Ngài. Đây là khải tượng thứ hai, khải tượng về Chúa. Bây giờ chúng ta bắt đầu nhìn thấy một bức tranh sáng tỏ. Là những người đang đi lên Núi Zion trong kinh nghiệm thuộc linh của mình, trước hết chúng ta phải nhìn thấy một khải tượng như vậy được mô tả trong hai thi thiên này. Tất cả chúng ta phải có thể nói: “Tôi nhìn thấy thế giới. Thế giới đầy dẫy sự dối trá và lừa lọc, đầy dẫy sự giàu có hư không và trống rỗng, đầy dẫy sự giả hình thuộc tôn giáo. Tôi không liên quan gì đến điều này. Nhưng tôi cũng biết Chúa tôi. Ngài sẽ không để cho chân tôi trượt ngã trở lại vào trong thế giới. Ngài không chỉ là Đấng gìn giữ tôi mà còn là Đấng gìn giữ Israel. Ngài gìn giữ tôi không chỉ vì tôi mà còn vì chứng cớ của Ngài. Vì điều này, tôi hoàn toàn tin cậy Ngài. Nguyện tất cả chúng ta nhìn thấy một khải tượng như vậy. Ngợi khen Chúa!

THI THIÊN 122: KHẢI TƯỢNG VỀ HỘI THÁNH NHƯ CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI MỘT NƠI CỦA SỰ THẨM PHÁN VÀ HÒA BÌNH

Khải Tượng về Hội Thánh Chỉ Có Thể
Theo Sau Các Khải Tượng Trước Đó
Thi Thiên 122 bày tỏ cho chúng ta một khải tượng về hội thánh, Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta cần nhìn thấy khải tượng này khi tiếp tục đi lên. Chúng ta phải nhận thức rằng khải tượng về hội thánh chỉ có thể đến sau khải tượng về thế giới. Nếu không nhìn xuyên thấu thế giới, chúng ta không thể nhìn thấy hội thánh cách đầy đủ. Hơn nữa, khải tượng về hội thánh theo sau khải tượng về Chúa. Nếu chưa từng nhìn thấy Chúa là ai và Ngai vì điều gì thì chúng ta sẽ không biết quý báu nếp sống hội thánh cách đúng đắn.

Sự Tương Giao Lành Mạnh
Đem Chúng Ta Đến Với Hội Thánh

Thi Thiên 122 bắt đầu bằng một sự tương giao lành mạnh: “Tôi vui mừng khi họ nói với tôi rằng: “Chúng ta hãy đi đến nhà Đức Jehovah” (c.1). Những người phát ngôn với tác giả đã không nói về những điều khác. Sự tương giao của họ chỉ liên quan đến nhà của Đức Jehovah. Ngày nay, nhà Chúa là nếp sống hội thánh. Trong kinh nghiệm của chúng ta, khải tượng về nếp sống hội thánh đã bắt đầu bằng ân điển của Đức Chúa Trời. Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, nhờ sự cai trị của Đức Chúa Trời, chúng ta đã gặp được một vài thánh đồ thật sự yêu Chúa và yêu chứng cớ của Ngài. Khi đến với chúng ta, họ đã đơn giản tuyên bố: “Chúng ta hãy đi đến nhà Chúa”! Sự tương giao này đã đem chúng ta vào trong nếp sống hội thánh

Chúng Ta Được Phân Rẽ Khỏi Thế Giới
Và Đang Đứng Trong Nếp Sống Hội Thánh

Kế đến tác giả nói: “Hỡi Jerusalem, chân chúng ta đang đứng bên trong các cổng của ngươi” (c.2) Jerusalme là một thành phố đứng cho Đức Chúa Trời như chứng cớ của Ngài. Trước đây chúng ta đứng bên ngoài thành phố này, nghĩa là chúng ta đã ở ngoài chứng cớ của Đức Chúa Trời. Có thể chúng ta đã nhìn xuyên thấu thế giới và đã nhìn thấy Chúa là ai, nhưng chúng ta vẫn không nhìn thấy cách đầy đủ điều mà chính Chúa đang thực hiện . Chúng ta cũng không có bất cứ kinh nghiệm nào về chứng có của Ngài. Nhưng rồi một số thánh đồ đã bảo chúng ta đi đến một buổi nhóm hội thánh, hay một hội nghị, hay một buổi nhóm nhỏ của vài thánh đồ. Họ nói với chúng ta: “chúng ta hãy đi và vui hưởng Chúa trong nhà Ngài cùng với nhau”! Khi ấy chúng ta bắt đầu vui hưởng và kinh nghiệm nếp sống hội thánh. Một khi chúng ta đã vui hưởng nếp sống hội thánh thì một sự phân rẽ xảy ra. Chân chúng ta không chỉ đang được gìn giữ khỏi thế giới, như trong Thi Thiên 121. Bây giờ chân chúng ta ở tại Jerusalem. “Hỡi Jerusalem, chân chúng ta đang đứng bên trong các cổng của ngươi”! Trước đây chúng ta ở ngoài, nhưng bây giờ chúng ta ở trong! Trước đây chúng ta không có liên hệ gì với nếp sống hội thánh, nhưng bây giờ chúng ta đã bước vào trong nếp sống hội thánh! Một khi chúng ta bước vào trong nếp sống hội thánh, chân chúng ta đang đứng bên trong các cổng của Jerusalem. Điều này có nghĩa là chúng ta đã thật sự lìa bỏ thế giới. Chúng ta đã buông bỏ thế giới và không muốn dính dấp với thế giới nữa. Từ thời điểm đó trở đi, chúng ta thuộc về Chúa. Bây giờ chúng ta vì nếp sống hội thánh
Đây là một dịu ngọt. Chúng ta cần học tập tuyên bố điều này. 

“Hỡi Jerusalme, chân chúng ta đang đứng bên trong các cổng của ngươi” (c.2). Nếu đã kinh nghiệm nếp sống hội thánh, chúng ta sẽ nếm được sự phong phú của câu này. Những người không nhận biết nếp sống hội thánh không bao giờ có thể vui hưởng một câu như vậy. Câu này không có ý nghĩa gì đối với họ. Nhưng sau khi họ bước vào trong nếp sống hội thánh, câu này có hương vị ngọt ngào như vậy. Khi vui hưởng câu này, chúng ta nhận thức: “Từ giờ trở đi sẽ có một sự phân rẽ! Tôi đã lìa khỏi thế giới! Tôi đã từ bỏ thế giới! Tôi thuộc về hội thánh! Tôi thuộc về nếp sống hội thánh! Ô, Jerusalem”! Điều này làm cho chúng ta rất đỗi vui mừng! Nếp sống hội thánh là một nếp sống đầy hoan hỉ. Chúng ta cần vui hưởng việc chân chúng ta đang đứng bên trong các cổng của Jerusalem. Tất cả chúng ta cần tuyên bố: “Giờ đây tôi nhìn thấy hội thánh! Giờ đây tôi vui hưởng nếp sống hội thánh! Giờ đây tôi vui hưởng mọi thánh đồ! Giờ đây tôi vui hưởng chủ đích của Đức Chúa Trời! Giờ đây tôi đã khác! Ô, Jerusalem! Ô, nếp sống hội thánh” Trong nếp sống hội thánh, chúng ta cần có nhiều sự tuyên bố và hô la như vậy. Ngợi khen Chúa, chúng ta đứng bên trong các cổng của nếp sống hội thánh! Điều này thật tuyệt vời!

Chứng Cớ Được Xây dựng Trên Các Kinh Nghiệm về Đấng Christ
Kết Chặt Với Nhau

Câu kế tiếp trong thi thiên này nói: “Jerusalem đã được xây dựng như một thành phố được kết chặt với nhau” (c.3) Câu này rất khó hiểu vì nó liên hệ đến địa lý của Jerusalem. Thành phố Jerusalem được xây dựng trên trăm ngọn đồi. Trong Kinh Thánh, số năm biểu thị cho việc mang trách nhiệm. “Năm” tương đương với “bốn” cộng “một”, trong đó “bốn” là số chỉ về con người như tạo vật của Đức Chúa Trời và “một” là số chỉ về Đức Chúa Trời như Đấng Sáng Tạo. Số năm biểu thị rằng Đức Chúa Trời và con người đang vận hành và đứng với nhau để mang trách nhiệm

Trong nếp sống hội thánh, trong Jerusalem, các ngọn đồi được kết chặt với nhau. Thật ra trong nếp sống hội thánh có nhiều “ngọn đồi”. Nhiều thánh đồ có một mức lượng lớn Đấng Christ và nhiều kinh nghiệm về Chúa. Nhưng tất cả các ngọn đồi được kết chặt với nhau. Điều nay có nghĩa là không anh em nào tôn cao chính mình vì lợi ích riêng. Không người nào trong nếp sống hội thánh tự tôn trọng thành tựu riêng của mình. Trong nếp sống hội thánh, mọi thánh đồ đều vì một mục đích, đó là chủ đích của Đức Chúa Trời. Các thánh đồ chỉ quan tâm đến cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Có nhiều “ngọn đồi” trong nếp sống hội thánh. Nhiều thánh đồ có nhiều kinh nghiệm, nhưng chỉ có một thực tại. Vì tất cả các ngọn đồi được kết chặt với nhau nên không có chỗ cho bất cứ điều gì khác bước vào. Ngợi khen Chúa về mọi người trưởng thành, những người được kết chặt với nhau để đứng cho chứng cớ của Đức Chúa Trời.

Mọi Thánh Đồ “Đi Lên” vì Chứng Cớ Chúa

Rồi thi thiên này tiếp tục “Nơi mà các chi phái đi lên, các chi phái của Đức Jehovah– một tục lệ (hay chứng cứ) cho Israel– để cảm tạ danh Đức Jehovah (c.4). Mọi chi phái đi lên để dẫn đến chứng cớ của Israel. Mọi chi phái có nghĩa là mọi thánh đồ, từ tất cả các địa phương. Họ đi lên để thiết lập, xây dựng và phô bày chứng cớ của Đức Chúa Trời. Thế giới chỉ “đi lên” vì tư lợi. Mọi người trong thế giới đi lên để cố kiếm lợi cho chính mình. Nhưng trong nếp sống hội thánh, mọi chi phái đi lên vì chứng cớ của Chúa. Họ đi lên để cảm tạ danh Chúa. Trong nếp sống hội thánh, chúng ta “đi lên” không vì điều gì khác, chỉ có chính Chúa. Trong nếp sống hội thánh, chúng ta không tôn cao chính mình . Chúng ta chỉ tôn cao Đấng Christ. Khi tất cả chúng ta đi lên và tôn cao ngài, điều đó trở nên chứng cớ của Ngài.

Trong nếp sống hội thánh, chúng ta không quan tâm đến bất cứ đề tài nào khác. Chúng ta chỉ có một trọng tâm. Trong nếp sống hội thánh, chúng ta chỉ quan tâm đến chứng cớ của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta thật sự quan tâm đến chứng cớ của Đức Chúa Trời thì không có gì để thu đoạt, đạt đến hay đoạt được cho chính mình. Không có những điều như là “tôi đã có được,” tôi đã đạt được, hay thậm chí “tôi đã thất bại” Mọi sự suy xét như vậy trở nên không là gì cả trong nếp sống hội thánh. Mối quan tâm duy nhất của chúng ta là: “Điều gì là tốt nhất cho chứng cớ của Chúa?”

Trong thi thiên này có một sự tiến triển. Câu một cho chúng ta biết rằng chúng ta nhận lấy một chỗ đứng. Câu ba cho biết rằng chúng ta được xây dựng với nhau. Kế đến, câu bốn cho biết rằng ra từ kiến ốc này, chính Đức Chúa Trời được tôn cao. Tại đây, chúng ta đến với nhau như chứng cớ của Chúa. Ở đây không có “bản ngã” Ở đây chỉ có Đấng Christ và chủ đích của Đấng Christ. Thi Thiên này trình bày một bức tranh hoan hỉ và thắng thế như vậy về nếp sống hội thánh.

Trong Nếp sống Hội Thánh, chúng ta
Kinh Nghiệm Các Ngai Thẩm Phán
Kế đến, tác giả nói với chúng ta: “Vì tại đó các ngai được thiết lập cho sự thẩm phán, các ngai của nhà David” (c.5). Bốn câu đầu tiên của thi thiên này thì dễ vui hưởng hơn là câu 5, vì các câu đó quá dịu ngọt. Sau khi tuyên bố rằng chúng ta ở trong chứng cớ của Chúa, là nơi mà mọi chi phái đều đi lên đó, tại sao tác giả lại đem vào một điều gì đó thuộc sự thẩm phán? Nhưng ở đây thi thiên này cho biết rằng chúng ta không chỉ được xây dựng với nhau để mang chứng cớ của Chúa, mà bên trong chứng cớ này còn có các ngai được thiết lập cho sự thẩm phán. Chúng ta cần nhận thức rằng càng ở trong nếp sống hội thánh, chúng ta càng ở trong nếp sống hội thánh chúng ta càng kinh nghiệm sự thẩm phán. Chúng ta càng ở trong nếp sống hội thánh thì nếp sống hội thánh càng thẩm phán chúng ta. Trong thế giới, chúng ta có lý do chính đáng cho mọi điều chúng ta làm, nhưng trong nếp sống hội thánh, dường như mọi điều chúng ta làm bởi bản ngã của mình đều trở nên sai trật. Mọi điều chúng ta làm bởi bản ngã của mình đều ở dưới sự thẩm phán. Khi ở trong thế giới, chúng ta có thể biện minh cho mọi điều mình làm, ngay cả những điều có bản chất giả dối. Chúng ta luôn luôn có thể tìm ra một lý do để biện minh cho mình. Nhưng một khi chúng ta bước vào trong nếp sống hội thánh, nếp sống hội thánh đã trở nên một nếp sống thẩm phán.
Những người ở trong nếp sống hội thánh sống dưới sự thẩm phán. Không chỉ có một ngai, có “các ngai được thiết lập cho sự thẩm phán” Có nhiều ngai. Trong kinh nghiệm của chúng ta, dường như nhiều anh chị em không là gì khác hơn sự thẩm phán đối với chúng ta . Điều này không nhất thiết có nghĩa là họ đến với chúng ta và bảo rằng chúng ta sai. Chính họ là các ngai thẩm phán. Khi ở với họ, chúng ta cảm nhận một sự chiếu sáng, và chúng ta nhận thức: “Ô Chúa Jesus, tôi quá thiếu hụt.” Vì lý do này, chúng ta tự nộp mình để ở với những người trưởng thành hơn chúng ta về mặt thuộc linh. Khi chúng ta ở với các thánh đồ trưởng thành, họ có thể không luôn luôn dễ chịu đối với chúng ta. Họ có thể rất thẳng thắn với chúng ta. Đôi khi có thể họ không nói nhiều, nhưng khi ở với họ, chúng ta kinh nghiệm sự thẩm phán. Ngay cả khi họ yên lặng, trong sự hiện diện của họ có sự thẩm phán. Chúng ta bắt đầu nhận thức rằng có một điều gì đó sai trật.Chúng ta nhận thức rằng có điều gì đó sai trật với con người của chúng ta, niềm ao ước của chúng ta, hay với sự luyện tập của chúng ta. Chúng ta nhận thức rằng có một điều gì không lành mạnh về mối liên hệ của chúng ta trong nếp sống hội thánh hay nếp sống phục vụ. Trong chứng cớ của Chúa có nhiều ngai thẩm phán như vậy

Các buổi nhóm tốt nhất trong nếp sống hội thánh là các buổi nhóm nuôi dưỡng chúng ta nhiều nhất. Nhưng đồng thời buổi nhóm nuôi dưỡng nhiều nhất thường là nơi chúng ta kinh nghiệm sự thẩm phán nhiều nhất. Đôi khi vào lúc đang nhóm với các thánh đồ và được đổ đầy bằng Đấng Christ, chúng ta nhận thức: “Chúa ôi, xin tha thứ cho tôi Xin tha thứ cho tôi. Hãy che phủ tôi bằng huyết của Ngài” Trước buổi nhóm chúng ta có thể cảm thấy mình rất tốt. Thậm chí chúng ta đã đi nhóm cách thắng thế và vui mừng. Nhưng sau một sự vui hưởng Chúa phong phú với các thánh đồ, chúng ta có cảm nhận: Ồ Chúa, xin thương xót. Xin thương xót. Tôi cần Ngài.” Hơn nữa, thường thì chỉ cần ở gần một số thánh đồ nào đó trong nếp sống hội thánh là cảm thức về sự thẩm phán này đến. Thân vị của họ, sự hiện diện của họ, vạch trần chúng ta. Nếu chúng ta chưa từng kinh nghiệm điều này thì điều đó thật sự có nghĩa là chúng ta không được lành mạnh lắm. Nếu chúng ta lành mạnh thì chúng ta sẽ bị thẩm phán 

Nếu Không Có Sự Thẩm Phán
Thì Sẽ Không Có Chứng Cớ
Nếp sống hội thánh càng lành mạnh thì chúng ta sẽ càng kinh nghiệm sự thẩm phán. Khi nếp sống hội thánh trở nên suy yếu thì có ít sự thẩm phán giữa vòng chúng ta. Thay vì vậy, có các ý kiến và sự đàm luận không cần thiết. Có sự tự chứng minh, phàn nàn, bào chữa và nhiều điều khác. Điều đó có nghĩa là không có sự thẩm phán. Khi không có sự thẩm phán thì không có sự xây dựng hoặc chứng cớ giữa vòng chúng ta. Trong thi thiên này, trước hết chúng ta bước vào trong nếp sống hội thánh và dâng mình cho nếp sống hội thánh. Sau khi dâng mình, chúng ta được xây dựng vào trong nếp sống hội thánh. Bởi việc được xây dựng, chúng ta trở nên chứng cớ của Chúa. Khi chúng ta kinh nghiệm nếp sống hội thánh cao như vậy thì sự thẩm phán đến. Nếu thiếu sự thẩm phán này thì chúng ta sẽ bắt đầu đánh mất các kinh nghiệm trước đó. Khi không có sự thẩm phán, cuối cùng sẽ không có sự phân rẽ khỏi thế giới, không có sự hiến dâng cho hội thánh, không có việc được xây dựng với các thánh đồ khác và không có chứng cớ của Chúa. Đây là lý do tại sao trong kinh nghiệm của chúng ta, chúng ta phải để cho mình bị thẩm phán trong nếp sống hội thánh
Chúng ta cần biết ơn vì nếp sống hội thánh không phải là một nếp sống “bọc đường” Nếp sống hội thánh là nếp sống thẩm phán. Càng yêu Chúa và dâng mình cho Chúa trong nếp sống hội thánh, chúng ta sẽ càng bị thẩm phán triệt để. chúng ta sẽ nhận thức:”Chúa ôi, tôi cần sự thương xót của Ngài” Trước khi đến với hội thánh, chúng ta có thể đã đánh giá cao chính mình. Nhưng chúng ta càng đi theo Chúa, sự thẩm phán càng đến. Đôi khi sự hiện diện của một trưởng lão là một sự thẩm phán. Đôi khi sự hiện diện của một anh em lớn tuổi hơn là một sự thẩm phán. Chúng ta nhìn thấy một anh em lớn tuổi hơn và thậm chí không biết tại sao chúng ta sợ. Điều đó không có nghĩa là chúng ta bị bắt gặp phạm tội. Anh em đó có thể không có bất cứ cảm nhận nào là sự hiện diện của anh ấy đang thẩm phán chúng ta. Nhưng vì một lý do nào đó, anh ấy đơn giản làm cho chúng ta nhận thức rằng mình sai trật. Chúng ta kinh nghiệm ngai thẩm phán, và chúng ta nhận thức rằng chúng ta cần sự thương xót của Chúa.

Đây là điều làm cho nếp sống hội thánh quý báu như vậy. Tại sao vậy? Vì có đầy dẫy sự thẩm phán. Trước khi yêu Chúa và đến với nếp sống hội thánh, chúng ta có thể luôn có đường lối của mình. Một khi bước vào trong nếp sống hội thánh, đường lối của chúng ta biến mất. Mỗi khi chúng ta muốn làm một điều gì đó theo cách riêng thì có một sự thẩm phán. Vì lý do này, chúng ta cần đánh giá cao câu này. Câu này bày tỏ rằng có một sự tiến bộ, một sự thăng tiến, một sự đi lên trong kinh nghiệm của chúng ta. Các ngai thẩm phán trong câu này là một phần của nếp sống hội thánh. Khí có nếp sống hội thánh lành mạnh thì có sự thẩm phán lành mạnh. Nếp sống hội thánh càng mạnh thì sự thẩm phán càng mạnh

Sự Thẩm Phán Dẫn Đến Ba Chi Tiết Tích Cực

Thông thường, sự thẩm phán có liên hệ đến sự kết án . Thí dự, trong một phiên tòa, sau sự thẩm phán thì có một bản án, tức là một loại kết án. Nhưng sự thẩm phán được mô tả trong thi thiên này không dẫn đến một sự kết án. Thay vì vậy, điều đó dẫn đến ba chi tiết quý báu và tích cực. “Hãy cầu nguyện cho sự hòa bình của Jerusalem. Những kẻ yêu ngươi sẽ được thịnh vượng” (c.6). Thứ nhất, sự thẩm phán này dẫn đến hòa bình; thứ hai, dẫn đến tình yêu; thứ ba, dẫn đến sự thịnh vượng. Tất cả các chi tiết quý báu này ra từ sự thẩm phán

Hòa Bình Ra Từ Sự Thẩm Phán ,

Cả Về Mặt Cá Nhân Lẫn Tập Thể
Chi tiết thứ nhất theo sự thẩm phán là hòa bình . Làm thế nào nếp sống hội thánh có thể ở trong sự hòa bình? Hội thánh có thể ở trong sự hòa bình khi nếp sống hội thánh là một nếp sống thẩm phán. Càng kinh nghiệm sự thẩm phán, chúng ta sẽ càng có hòa bình. Nếu không có sự thẩm phán nào thì chúng ta sẽ đầy dẫy ý kiến và đường lối riêng. Đây chính là những gì chúng ta là. Tất cả chúng ta đều hoang dã. Bất kể đi đâu chúng ta cũng đầy dẫy ý kiến, và hễ nơi nào có các ý kiến thì không thể có hòa bình. Hòa bình chỉ có thể đến khi sự thẩm phán ở đó. Thí dụ, ba anh em có thể có ba ý kiến khác nhau về chiếc thảm trong phòng nhóm. Một anh em nghĩ: “Nên dùng thảm đỏ, vì cớ sự cứu chuộc” Anh em thứ hai nghĩ: “Nên dùng thảm trắng, vì được rửa sạch trắng như tuyết” Anh em thứ ba nghĩ: “Nên dùng thảm tím, vì làm màu hoàng gia”. Nhưng giả sử một trong các anh em này bước vào phòng nhóm và sắp sửa phát biểu ý kiến về chiếc thảm. Ngay khi sắp mở miệng, người ấy nhìn thấy một trưởng lão. Sự thẩm phán đến. Anh em ấy tự nhủ: “Hãy im lặng. Mọi sự đều ổn” Anh ấy sẽ buông bỏ ý kiến của mình. Điều này bày tỏ rằng sự thẩm phán là nguồn của hòa bình

Điều này đúng đối với chúng ta cả về mặt cá nhân lẫn tập thể. Hòa bình ra từ sự thẩm phán. Nếu chúng ta có sự tranh đấu, xung đột, lo âu và không yên nghỉ trong đời sống cá nhân của mình, nếu chúng đang đương đầu với nhiều thử thách và những quyết định khó khăn, khi ấy chúng ta nên đến với Chúa trong nếp sống hội thánh để được thẩm phán. Chúng ta không nên chỉ đến để vui hưởng sự hiện diện của Chúa. Chúng ta nên để cho chính mình có thể được Linh thẩm phán qua các buổi nhóm và qua các thánh đồ. Một khi sự thẩm phán đến thì hòa bình đến Một khi sự thẩm phán đến thì sự yên nghỉ đến. Khi ấy chúng ta nhận thức: “Không có sự cản phá nữa” Càng kinh nghiệm sự thẩm phán trong nếp sống hội thánh chúng ta càng trở nên hòa bình.

Hòa Bình Là Vì Sự Xây Dựng Hội Thánh

Khi ân điển của Chúa được áp dụng cho chúng ta trong nếp sống hội thánh, điều đó thường là qua sự thẩm phán. Càng được thẩm phán, chúng ta càng vui hưởng ân điển của Ngài. Điều này khiến cho chúng ta hòa bình. Sự thẩm phán đem đến hòa bình. Hội thánh càng được thẩm phán thì càng hòa bình. Đây là điều xây dựng Thân Thể Đấng Christ. Các thánh đồ càng được thẩm phán, họ càng có được xây dựng với nhau. Ra từ sự thẩm phán, hội thánh có thực tại của sự xây dựng. Sự thẩm phán không đem chúng ta đến dưới sự kết án nhưng ban cho chúng ta ân điển và hòa bình để chúng ta có thể được xây dựng với nhau vào trong chứng cớ của Ngài.

Chúng ta đã thấy rằng câu sáu nói: “Hãy cầu nguyện cho hòa bình của Jerusalem”. Điều này có nghĩa là cầu nguyện cho sự hòa bình của hội thánh địa phương của chúng ta. Khi một hội thánh địa phương có các ngai thẩm phán thì trong hội thánh ấy sẽ có hòa bình. Các ý kiến và những điều không lành mạnh chỉ bước vào trong nếp sống hội thánh khi không có sự thẩm phán ở đó. Chúng ta nên yêu sự thẩm phán. Đây không phải là sự thẩm phán đem đến sự kết án mà là sự thẩm phán đem đến hòa bình và sự xây dựng. Thậm chí chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa ôi, hãy thẩm phán tôi qua nếp sống hội thánh. Chúa ôi, hãy thẩm phán tôi qua nếp sống hội thánh. Chúa ôi, hãy thẩm phán tôi qua các thánh đồ và qua những người dẫn dắt. Hãy thẩm phán tôi qua những kinh nghiệm sự sống và sự vui hưởng sự phong phú. Hãy thẩm phán tôi qua các buổi nhóm lại của hội thánh. Trong nếp sống hội thánh địa phương của tôi, nguyện Ngài thiết lập các ngai thẩm phán!” Khi ấy hòa bình thật sự sẽ đến.

Sự Thẩm Phán Đem lại Tình Yêu Và Sự Thịnh Vượng

Sự thẩm phán không chỉ đem lại hòa bình mà còn đen lại tình yêu và sự thịnh vượng. Câu sáu tiếp tục: “Những người yêu ngươi sẽ được thịnh vượng”. Trong kinh nghiệm của mình, khi yêu Chúa chúng ta cũng yêu các thánh đồ . Ra từ tình yêu, chúng ta sẽ vui hưởng sự thịnh vượng. Sự thịnh vượng là vấn đề sự sống. Càng phong phú trong sự sống, chúng ta càng thịnh vượng. Các ngai thẩm phán trong câu năm dẫn đến ba chi tiết quý báu này. Chúng ta kinh nghiệm sự xây dựng trong hòa bình, tình yêu đối với Chúa và đối với các thánh đồ, và sự phong phú thịnh vượng của sự sống. Tác giả tiếp tục “Nguyện sự hòa bình ở bên trong các tường thành của ngươi, và sự thịnh vượng ở bên trong các thành lũy ngươi (c.7). Bên trong hội thánh có sự hòa bình để xây dựng. Bên trong Đấng Christ có sự thịnh vượng trong sự sống để chúng ta tăng trưởng. Ngợi khen Chúa, bây giờ chúng ta tăng trưởng trong nếp sống hội thánh.

Khải Tượng Này Khiến Cho Chúng Ta
Tìm Kiếm Sự Tốt Lành Của Nếp Sống Hội Thánh

Thi Thiên 122 kết luận: “Vì cớ anh em tôi và các bạn đồng hành của tôi, bây giờ tôi sẽ nói: “Nguyện sự hòa bình ở bên trong ngươi. Vì cớ nhà của Đức Jehovah Đức Chúa Trời chúng ta, ta sẽ tìm kiếm sự tốt lành của ngươi: (cc.8-9). Một khi đã nhìn thấy hội thánh, chúng ta sẽ nói: “Ta sẽ tìm kiếm sự tốt lành của ngươi”, “Sự tốt lành của hội thánh. Điều đó có nghĩa là chúng ta tuyên bố: “Bây giờ tôi nhìn thấy hội thánh. Từ giờ trở đi tôi sẽ không vì bất cứ điều gì khác ngoại trừ nếp sống hội thánh” Thi thiên này là một bức tranh lạ lùng về nếp sống hội thánh. Thứ nhất, có sự vui hưởng của sự tương giao. Thứ hai, có sự phân rẽ khỏi thế giới. Thứ ba, có sự xây dựng Thân Thể. Thứ tư, có một chứng cớ cho Chúa. Thứ năm, có sự thẩm phán cho chúng ta. Sự thẩm phán này dẫn đến hòa bình, tình yêu và sự thịnh vượng trong sự sống để chúng ta được xây dựng với mọi thánh đồ. Thi thiên này chắc chắn cho chúng ta một khải tượng sáng tỏ. Khải tượng này sẽ khiến cho chúng ta tuyên bố: “Nguyện sự hòa bình ở bên trong ngươi! Ta sẽ tìm kiếm sự tốt lành của ngươi! Ta sẽ tìm kiếm sự tốt lành của nếp sống hội thánh!” Chúng ta đã nhìn thấy khải tượng về thế giới, khải tượng về Chúa và khải tượng về nếp sống hội thánh kỳ diệu. Ngợi khen Chúa!.