Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

HỌC TẬP TIN CẬY MỘT MÌNH ĐỨC CHÚA TRỜI

Tulip flowers garden in spring background or pattern Royalty Free Stock Photo

Vì đã được lựa chọn, xức dầu, huấn luyện và chứng thực nên David được Saul đánh giá rất cao. David được biểu lộ cách khác thường giữa vòng dân Đức Chúa Trời. Các chiến thắng của ông trong chiến trận đem lại cho ông sự khen ngợi công khai. Đã từng là người vác khí giáp của vua, bây giờ David được xếp vào hàng ngũ một số ít người ngồi với Saul và ông trở nên con rể của vua bởi cưới con gái vua, Michal. Mặc dù David vẫn còn trẻ nhưng Saul đã đặt ông trên các chiến sĩ (1 Sam 18:5). David đã cư xử khôn ngoan và có sự hiện diện của Chúa (c.14). Chắc chắn ông được mọi người tôn trọng và đánh giá cao.

KHAO KHÁT ĐƯỢC BIỂU LỘ
Là các tín đồ, chúng ta nên tìm kiếm sự biểu lộ. Thậm chí những người trẻ phải có một khao khát như vậy. Chúng ta đừng quá bận tâm là niềm ao ước này có từ sự sống hồn hay không. Chúng ta phải chiến đấu để thành công trước mặt Chúa và để cho Chúa công tác trên chúng ta. Chúng ta phải kinh nghiệm bông trái từ việc rao giảng phúc âm của mình; chúng ta phải thấy được sự tác động khi chia sẻ; và chúng ta phải được người khác đánh giá cao trong hội thánh, bao gồm những người có kinh nghiệm. Mọi điều này là các kinh nghiệm của việc được biểu lộ. Khi có các kinh nghiệm như vậy, chúng ta phải nói với Chúa: “Tôi không vì điều này, tôi vì Ngài. Niềm ao ước của tôi trong mọi điều này là thực hiện những điều trong lòng Ngài”. Chúa phải là trung tâm của chúng ta. Một mình Ngài phải trở nên thực tại của cách sống, sự phục vụ và lao tác hằng ngày của chúng ta. Chúng ta không nên bằng lòng với việc đơn giản trở nên những chi thể tốt lành, tác nhiệm trong nếp sống hội thánh. Không! Chúng ta phải chiến đấu để có một điều gì đó vượt trội trước mắt Chúa. Chúng ta phải ao ước trở nên một phước hạnh cho Chúa, hội thánh và các tín đồ ở với chúng ta. Một khao khát như vậy thì quý báu. Nếu thiếu kinh nghiệm về việc được biểu lộ, chúng ta sẽ thiếu những điều được ban cho để chống đỡ chúng ta trong suốt các giai đoạn khó khăn và gian khổ.
LỜI KHEN NGỢI CỦA NHỮNG NGƯỜI NỮ
Một lần kia, khi David và Saul trở về từ một trận chiến, những người nữ đi ra dùng trống lục lạc và các nhạc cụ khác hát những lời khen ngợi. Đây chắc hẳn là một quang cảnh kỳ diệu và vui mừng. Họ ca hát tôn cao David như một chiếc sĩ vĩ đại nhất trong Isarel, thậm chí trên Saul: “Saul giết hàng ngàn người và David giết hàng vạn người” (1 Sam 18:7). Nếu họ chỉ ngợi khen Đức Chúa Trời thay vì ngợi khen David, thì ông sẽ ít chịu khổ hơn
Nhiều Cơ Đốc nhân tôn cao con người thay vì đơn giảng tôn cao Chúa. Điều này luôn luôn dẫn đến nan đề. Sự khen ngợi quá mức của những người nữ về David khuấy động Saul đố kỵ, dẫn đến một giai đoạn kế tiếp trong sự phát triển của David – sự bắt bớ từ Saul. Giai đoạn đầu của sự biểu lộ chỉ là giai đoạn nở hoa; bây giờ trong thời gian chịu khổ, ông sẽ tăng trưởng thành một cây mạnh mẽ.

Tìm kiếm nơi ẩn náu
Điều đầu tiên Chúa xử lý trong công tác sâu hơn của Ngài là sự lệ thuộc của David vào những con người và sự việc Chúa muốn David lệ thuộc một mình Ngài. Sự đố kỵ của Saul khiến ông cố giết David. Saul hai lần đích thân cố giết chết ông bằng cách ném giáo vào ông (1 Sam 18:11; 19:9-10) và sau đó sai người của mình cố gắng giết David tại nhà ông (1 Sam 19:11). David phải chạy trốn để giữ mạng sống.
Người đầu tiên David chạy đến là Samuel. Chúa đã dùng Samuel để xức dầu David, nhưng David phải học được rằng nếu ông nương dựa vào Samuel, ông sẽ gặp rắc rối khi Samuel ra đi. Kế đến, ông đi đến người bạn đồng hành gần gũi nhất là Jonathan, con trai Saul. Jonathan yêu ông nhưng không thể trở nên ẩn náu của David trong thời kỳ rắc rối. Sau đó, David thăm viếng các thầy tế lễ Nob, nhưng cả ông lẫn họ đều nhận thức rằng ông không thể ở lại đó. Họ đã cho ông bánh đi đường– một hành động mà sau này họ đã trả giá đắt – nhưng họ không thể cho ông trú ẩn. Khi đó, David chạy đến trú ẩn bên ngoài vùng đất Israel, đến với Vua Achish người Philistine. Ở đây, ông buộc phải giả điên vì họ nhân ra là ai.

Tìm kiếm sự Trú Ẩn Nơi Samuel:

Saul bải Jonathan, con tri mình và tất cả các đầy tớ của ông đi giết David, nhưng Jonathan đã thuyết phục cha mình tha cho David (1 Sam 19:1-6). Về sau khi David trở về từ một chiến thắng khác trên dân Philistine, ông lại chơi đàn hạc để giải phóng Saul khỏi linh gây phiền muộn từ Chúa. Khi David chơi đàn, Saul lấy giáo ném vào ông, nhưng David trốn thoát và tháo chạy. Sự đố kỵ thật kinh khủng. Khi nghe một người giảng một sứ điệp tốt, chúng ta có thể bị châm đốt bởi sự đố kỵ. Nếu nghe một ai khác được khen về một điều gì đó, chúng ta có thể bị châm chích bởi sự đố kỵ
Khi David chạy trốn Saul, ông đã về nhà của mình. Vào buổi sáng, Saul sai các sứ giả canh chừng và giết ông. Vợ David là Michal đã cảnh báo ông về âm mưu của họ và thả ông xuống từ của sổ để ông có thể trốn thoát (1 Sam 19:120) Nàng đặt một hình nộm trên giường thế chỗ cho David và phủ lông dê nơi chỗ đầu nằm. Tại sao David có một hình nộm trong nhà? Trong kinh thánh, những hình nộm như vậy bị cấm và thường là các thần tượng. Dường như một điều Đức Chúa Trời ghét đã được dùng để cứu mạng sống David.
David đã chạy trốn đến Samuel (1 Sam 19:18) Khi Saul nghe điều này, ông đã sai các sứ giả bắt David. Khi đến nơi, họ đã gặp một nhóm tiên tri do Samuel dẫn đầu. Linh của Đức Chúa Trời trên các sứ giả và họ cũng bắt đầu nói tiên tri. Có thể họ nói tiên tri rằng David sẽ làm vua. Tất nhiên Saul buồn bực hơn bao giờ hết. Ông đã sai một nhóm sứ giả khác, là những người cũng bắt đấu nói tiên tri với nhóm tiên tri trước. Saul sai nhóm thứ ba và cũng một điều như vậy lại xảy ra. Anh em phải yêu Chúa về cách Ngài giải quyết sự việc. Ngài không chỉ đầy quyền năng, khôn ngoan và đáng yêu mà còn rất hài hước. Đi theo Ngài thật vinh hiển và kỳ diệu biết bao!
Cuối cùng, Saul đã chọn cách tự mình đi. David chắc hẳn đã run rẩy vì ông không có quân đội. Khi Saul đến, có thể đã đem nhiều sĩ quan, ông đã kinh nghiệm điều những người khác kinh nghiệm, nhưng hơn nữa, ông không chỉ nói tiên tri mà thậm chí còn lột hết quần áo và nằm trên đất, nói tiên tri suốt một đêm (1 Sam 19:23-24). Mặc dù Đức Chúa Trời đã giải cứu David theo cách lạ lùng như vậy, nhưng David vẫn chưa hoàn toàn học tập tin cậy Đức Chúa Trời về sự bảo vệ mình. Ông có thể nhìn sang Samuel và hỏi: “Tại sao ông đem tôi khỏi việc chăn chiên của mình? Ông đã đem tôi vào trong điều gì thế này?” Chẳng phải mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho David nếu Đức Chúa Trời đơn giản cất Saul đi theo một cách nào đó. Tại sao Đức Chúa Trời phải làm cho sự việc trở nên phức tạp như vậy?
Khi xem xét bức tranh này, tôi bật cười và nói: “Chúa ơi, tôi không thể không yêu Ngài. Không ai khôn ngoan bằng Ngài”. Đức Chúa Trời đang huấn luyện David không lệ thuộc ai khác ngoài Ngài. Cứ như thể Ngài đang nói: “Samuel có thể xức dầu cho ngươi và có thể ông là một thẩm phán, thấy tế lễ và tiên tri nhưng đừng tin cậy ông ấy. Ngươi phải tin cậy Ta”. Các kinh nghiệm về sự bắt bớ này là để dạy David rằng ông chỉ có thể nương dựa một mình Đức Chúa Trời. Mặc dù David đã tin cậy Đức Chúa Trời khi ông đối đầu với gấu, sư tử, Goliath và các đội quân Philistine, nhưng việc ông bỏ chạy đến Sameul bày tỏ rằng ông vẫn còn nhiều điều để học tập. Khi Saul tìm cách giết David, Đức Chúa Trời đang dạy David hoàn toàn nương dựa nơi chính Ngài.
David chắc hẳn cảm thấy sự nhẹ nhõm mỗi lần ông được giải cứu, nhưng chu kỳ của các sự kiện đó chắc hẵn cũng rất đáng sợ. Vì vậy, David đã lìa khỏi Samuel và đi đến Jonathan, bạn thân của ông.
TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ JONATHAN
Kinh Thánh bảo chúng ta rằng Jonathan yêu David như chính hồn ông (1 Sam 18:1). Jonathan không quan tâm mình có trở thành vua hay không. Ông thuần khiết. Dường như ông vui sướng vì David trở nên vua chứ không phải ông (23:16-17)
Trong chương hai mươi, tôi tin lý do chính yếu David đến với Jonathan là để khám phá xem tấm lòng của Saul có thay đổi không sau khi nói tiên tri dưới quyền năng của Linh. Nếu tôi là Saul, chắc chắn tôi sẽ trở về và tái xem xét toàn bộ sự việc. Lẽ ra ông phải nhận thức rằng mọi sự tranh đấu của ông để chống lại David đều thật ngu dại. Vì nhiều người tranh đấu để đứng đầu, có thứ hạng cao nhất và một công việc lương cao nhất nhưng trong sự phân tích sau cùng, họ phải học được rằng những cuộc tranh đấu thiếu vắng Đức Chúa Trời như vậy là vô ích. David thu đoạt các chiến thắng cho Israel, rất trung tín với Saul và chưa từng làm bất cứ điều gì phản loạn. Saul phải nhận thức rằng việc chọn vị vua kế tiếp là tùy theo Đức Chúa Trời, dù đó là Jonathan, David hay một ai đó. Vì vậy, David đi đến với Jonathan để xem cha ông có kinh nghiệm một sự thay đổi tấm lòng như vậy không. Jonathan thông báo cho David rằng cha tôi dường như thật sự có một sự thay đổi như vậy. Để chắc chắn, họ đồng ý rằng David sẽ không ngồi nơi bàn vua vào đêm đó để xem Saul phản ứng thế nào. Khi Saul khám phá ra sự vắng mặt của David, ông đã giận điên lên. Jonathan cho David biết phản ứng của cha mình và nói những điều giống lời tạm biệt cuối cùng của họ (1 sam 20: 42).
TIẾP NHẬN BÁNH TRẦN THIẾT TỪ CÁC THẦY TẾ LỄ
Khi David chạy trốn Saul, ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thầy tế lễ ở Nob. Họ cho ông ăn bánh trần thiết thánh vốn chỉ dành cho các thầy tế lễ (1 sam 21:1-6 Matt 12:3-4). Nếu Saul ăn bánh này, dường như điều đó sẽ được kể là nghịch lại với ông. Nhưng vì David ăn, Đức Chúa Trời dường như rất vui sướng. Tuy nhiên, các thầy tế lễ không thể cho David trú ẩn, vì tất cả họ đều nhận thức rằng Saul đã bị giày vò bởi một ác linh và bị điều khiển bởi tính đố ky để hủy diệt David bằng bất cứ giá nào.
Vì các thầy tế lễ ở Nob đã nuôi sống David bằng bánh trần thiết thánh nên Saul đã tiêu diệt toàn bộ ngôi làng thầy tế lễ (1 Sam 22:11-19). Chỉ có một thầy tế lễ là Abiathar có thể trốn thoát. Saul đã từng rất tốt, nhưng lần này ông trở nên một người khác. Đó là lý do tại sao ông có thể thực hiện một hành động hung bạo như vậy. Vì vài ổ bánh, ông đã giết 85 thầy tế lễ cùng với toàn bộ thị trấn Nob, bao gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em. Ông thậm chí không tha cho trẻ sơ sinh. Làm thế nào một người được Đức Chúa Trời xức dầu lại có thể trở nên độc ác như vậy? Hãy nhớ, Saul trở nên như vậy là do tôn giáo. Hãy để điều này trở nên một lời cảnh báo cho chúng ta vì sự căm ghét ra từ những vấn đề khác. Thí dụ, trong chính trị, các đối thủ vẫn có thể bắt tay và tôn trọng nhau. Tuy nhiên, trong tôn giáo, một người có thể ghét đối thủ của mình vượt ngoài mọi lý do. Là những người yêu Jesus, chúng ta phải cẩn thận để không dính líu đến tôn giáo! Những người chúng ta tin cậy có thể phản bội chúng ta hoàn toàn. Chúng ta phải biết rằng những điều như vậy có thể xảy ra. Điều này trở nên lời chứng của nhiều đầy tớ vĩ đại của Chúa.
TÌM KIẾM NƠI TRÚ ẨN GIỮA VÒNG DÂN PHILISTINE
David đã rời khỏi dân Đức Chúa Trời và chạy đến Gath, một trong những thành phố chính trong miền đất Philistine (1 sam 21:10). Các đầy tớ của Achish, vua xứ Gath, đã nghe về David và bảo Achish: “Chẳng phải đây là David vua của miền đất sao? Chẳng phải họ đã nhảy múa và hát về ông: “Saul giết hàng ngàn người và David giết hàng vạn, sao?” (c.11). những người nữ khởi đầu sự rắc rối trong Israel với Saul bây giờ thậm chí vươn đến các miền đất Ngoại Bang. Nếu các Cơ Đốc nhân chỉ học tập không tôn cao một đầy tở của Chúa trên người khác thì sẽ có nhiều sự hòa bình giữa vòng dân Đức Chúa Trời.
Vì vậy, David lại gặp rắc rối. Nếu có thể sống mà không bị nhận ra giữa vòng dân Philistine, ông có thể cư trú giữa vòng họ trong hòa bình. Ngay cả trong thế giới Ngoại Bang, David vẫn nổi tiếng. Đây không phải là một phước hạnh. Điều đó buộc David thay đổi hành vi của mình. Ông đã giả điên. Ông để nước bọt chảy trên râu của mình và viết cách vô nghĩa ở các cổng thành, khiến người Philistine tin rằng ông đã hóa điên (1 Sam. 21;13-14). Câu chuyện này minh họa rằng chúng ta không thể tìm thấy nơi trú ẩn trong thế giới, vì để sống còn và được chấp nhận trong thế giới đòi hỏi chúng ta phải sống một nếp sống không đúng đắn.
TÌM THẤY NƠI TRÚ ẨN TRONG HANG ĐỘNG ADULLAM
David có thể thoát khỏi tình trạng tại Gath nhờ giả điên. Vì nhận thức rằng không còn ai bảo vệ ông nên ông trú ẩn trong hang động Adullam (1 Sam. 22:1). Giống như David, các tín đồ chúng ta đều trải qua các kinh nghiệm khác nhau cho đến khi cuối cùng chúng ta khám phá ra rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới là nơi trú ẩn thật của chúng ta. Trong khi David ở trong hang động này, cả nhà cha ông đến với ông. Đây chắc hẳn là một sự an ủi thật cho David. Ngoài ra, tất cả những người đau khổ, mắc nợ và bất mãn đều đến với ông và nhận lấy ông là tướng lãnh của họ (c.2). Nói cách khác, những người vô gia cư và vô dụng đều đến với David. Không một ai trong mấy ngàn quân mà ông chỉ huy đến với ông và cũng không ai trong số những người nữ hát khen ngợi ông đến với ông. Thay vì vậy, những người đến đều bị áp chế về tâm lý, không thể giữ nổi việc làm và không thể tìm thấy sự thỏa mãn trong tình trạng hiện tại của họ.
RÈN LUYỆN MỘT ĐỘI QUÂN RA TỪ SỰ VÔ VỌNG
Khoảng 400 người nam vô vọng nhóm lại với David, và ông bắt đầu lập họ thành đội quân của mình (1 Sam. 22:2). Đức Chúa Trời sai những người này đến với David, và ông không phàn nàn. Hễ khi nào Saul tìm thấy ai đó anh dũng và mạnh mẽ, ông nhận lấy người đó cho chính mình (14: 52). Tuy nhiên, David không làm như vậy. Ông đã tiếp nhận và huấn luyện mọi người đến với ông. Nếu là David, tôi có thể nói: “Đức Chúa Trời ơi, xin đừng, tôi không muốn điều khiển một trại tị nạn hay một trung tâm trị liệu. Ngài đang làm gì cho tôi bằng cách sai đến với tôi mọi trường hợp nan đề này?” Nhưng David không giống như vậy. Một khi những người này đến với David, ông nhận họ vào, cho họ ăn và công tác với họ. Ông cảm thấy có trách nhiệm về họ. Có thể ông cảm thấy: “Mặc dù những người khác có thể xem những người này là các trường hợp nan đề nhưng sau khi tôi sống và công tác với họ, mọi người sẽ ngạc nhiên về tiềm năng của những người Đức Chúa Trời ban cho tôi và điều họ trở nên.” Không giống như Saul, là người chiêu mộ tất cả những người nam anh dũng và mạnh mẽ nhất trong Israel, David nhận lấy những người Đức Chúa Trời sai đến với ông cách có tể trị.
Vì vậy, David trở nên tướng lãnh của bốn trăm người này. Tôi tin rằng nhóm người mà về sau được gọi là những người nam mạnh mẽ của David, là ra từ nhóm các trường hợp dường như vô vọng này. Trong nếp sống hội thánh, chúng ta phải học bài học này. Chúng ta không nên cố gắng chiêu mộ những người dường như có triển vọng hơn người khác; thay vì vậy, chúng ta phải tiếp nhận những người mà Chúa sai đến với chúng ta.
Khi xem xét các cá nhân nhóm lại cho Chúa trong hội thánh của mình, chúng ta có thể cảm thấy mình là một nhóm người vô vọng. Nhưng trong một hoàn cảnh tương tự, David có thể lập những người này thành một lực lượng chiến đấu thắng thế. Chúng ta có thể tin chắc rằng không có gì sai với những người Chúa đem đến với nhau trong hội thánh của chúng ta. Họ có thể có vẻ lập dị và có các khuyết điểm nhưng đây không phải là vấn đề. Vấn đề thật sự là chúng ta có biết cách công tác với những người Chúa đem đến với nhau hay không. Mặc dù chính David dường như vô vọng, vì đã mất mọi sự và sống như một người bị lưu đày trong một hang động, nhưng ông rất sang tỏ rằng ông vẫn là người được Đức Chúa Trời xức dầu. Điều này khiến ông nhận thức rằng không một ai vô vọng. Đức Chúa Trời có thể công tác với bất cứ ai bao gồm bốn trăm người nhóm lại xung quanh ông. Việc chúng ta nhận thức được điều này cũng rất trọng yếu.
CÁC SỰ MONG ĐỢI SAI LẦM
Nhiều tín đồ ngày nay giống như những người nhóm lại với David: bất mãn, đau khổ và mắc nợ. Hầu như mọi người được cứu đều ở dưới một ấn tượng sai lầm rằng ngay sau khi được cứu họ sẽ được tự do khỏi mọi điều tiêu cực. Hơn nữa, hầu như mọi người được cứu đều tiếp nhận sự cứu rỗi vì những lý do ích kỷ - để lên thiên đàng, không phải xuống địa ngục. Mọi tín đồ được bảo rằng Jesus sẽ xóa nợ tội và lập tức cất đi quyền lực của tội. Mặc dù đúng là Jesus cất đi nợ tội, nhưng kinh nghiệm chủ quan của chúng ta về quyền lực của tội trên chúng ta vẫn còn. Vì vậy, hầu như mọi người được tái sanh đều kết thúc trong việc cảm giác giống như người khốn khổ trong Rô ma chương 7 (c.24) nhận thấy chính minh vẫn ở dưới sự điều khiển của tội nội cư (cc.19-20). Thật là một nghịch lý! Nếp sống hội thánh đầy dẫy những người đau khổ như vậy.
Khi mới được cứu, tôi được yêu cầu điền vào một bản câu hỏi để xác định sự hiểu biết của tôi về đức tin Cơ Đốc. Tôi vui sướng trả lời câu hỏi như: ‘Anh có tin Jesus không?”- “Jesus là Đức Chúa Trời phải không?” Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời phải không?” và v..v..v Dường như mọi câu hỏi phải được trả lời là “có”. Khi đến câu hỏi: “Anh có phạm tội nữa không?” tôi nghĩ: “Vị giảng sư nói không còn tội nữa”, vì vậy tôi viết: “không”. Chúng ta là những người thật khôi hài. Hoặc là chúng ta công bố mình có thể theo Chúa cách chiến thắng trong khi thực tế chúng ta không thể hoặc là chúng ta xem thường chính mình và tìm nơi trú ẩn trong nếp sống thế tục.
TỪ NHỮNG NGƯỜI BẤT MÃN THÀNH
NHỮNG NGƯỜI MẠNH MẼ
Ý định của Đức Chúa Trời trong việc cứu chúng ta không chỉ để giải cứu chúng ta khỏi địa ngục mà còn để chúng ta hiệp một với Ngài vì chủ đích của Ngài Đức Chúa Trời muốn một dân vừa lòngNgài, làm một với Ngài, sẵn sàng chiến đấu vì vương quốc của Ngài.
Chỉ những người bất mãn đến với David nhưng ông có thể huấn luyện tất cả họ. Những người này trở nên nền tảng sức lực của ông mà bởi đó ông đã dấy lên ở Judah và cuối cùng là cả vương quốc Israel. Không một ai trong số họ là những người đáng chú ý. Họ không tốt nghiệp từ các trường đại học tốt nhất hoặc là các ngôi sao sáng chói nhất ở Israel. Vì vậy, hãy nói với những người đang chăm sóc anh em “xin đừng nói tôi không có ích lợi gì. Tôi ở trong sự đau khổ, mắc nợ và bất mãn. Hãy huấn luyện tôi để tôi có thể trở nên người mạnh mẽ trong đội quân của Đức Chúa Trời!” (Xem 2 Sam 10: 7; 23:8). Một nhóm người như thế làm nòng cốt trong vương quốc của David. Chẳng phải điều này đáng kích lệ sau? David không dùng những người như có triển vọng để hình thành hạt nhân của vương quốc ông. Chính những người giống như chúng ta, những người đang sống chật vật lại làm được điều đó.
Anh em có thể ở trong sự đau khổ, mắc nợ hoặc bất mãn nhưng bất kể cảm thấy thế nào, anh em vẫn đủ tiêu chuẩn được Chúa Jesus Christ huấn luyện. Ngài sẽ tiếp nhận anh em và nếu anh em cho phép, Ngài sẽ làm cho anh em trở nên một người mạnh mẽ, có thể chiến đấu vì vương quốc của Ngài.
DAVID TRONG HANG ĐỘNG – THI THIÊN 34
Kinh Thánh tiếng Hoa nói rằng David viết Thi Thiên 34 trong khi ông đang ở trong hang động Adullam, theo sau kinh nghiệm của ông với vua Achish. Trong hang động đó, David không có gì để nhìn xem ngoại trừ nền đá, trần đá và vách đá. Khi là người chăn, ít nhất ông có thể nhìn lên bầu trời. Chẳng phải ít nhất đây là thời điểm tốt cho David phàn nàn một chút sao? Nhưng ông không viết để than khóc tình trạng của mình hoặc về mọi điều ông đã mất. Ông có thể viết thể nào ông đã cưỡi trên một con bạch mã lớn ở trước một đội quân đông đảo và thể nào bây giờ ông đang huấn luyện bốn trăm người không xứng hợp trong một hang động. Ông cũng có thể kêu than về những người nữ ngu dại đã khuấy động sự đố kỵ của Saul bằng sự ca hát của họ. Thay vì vậy, ông đã viết:
Tôi sẽ chúc tụng Chúa mọi lúc
Lời ngợi khen Ngài sẽ liên tục ở trên miệng tôi.
Sự khoe khoang của David không phải là ông đã giết chết Goliath, ông đã kết hôn với Michal, những người nữ Israel chứng nhận ông hoặc là một người trẻ, ông vượt hơn nhiều người lớn tuổi. Tôi tin cảm nhận của David là: “thật vinh hiển biết bao vì tôi theo Chúa. Thật là một quyết định kỳ diệu!” Trước lúc này, David rất bận rộn khoe khoang trong nhiều điều vì ông đã biểu lộ mình vì cớ Chúa. Điều đó là đúng đắn và thích hợp, vì nếu không có sự biểu lộ đó, Chúa sẽ không bao giờ có thể đem David đến điểm này.
Bây giờ, Chúa tước bỏ những điều này để hạ David xuống từ một độ cao như vậy đến một độ sâu như vậy. Bên ngoài, ông không còn lại gì để khoe khoang. Bây giờ ông có thể nói với sự tin chắc:
Hồn tôi sẽ khoe khoang trong Chúa
Trước đây có thể ông đã khoe khoang trong nhiều điều, nhưng bây giờ ông không thể chỉ vào điều gì khác hơn chính Chúa. Nếu chỉ vào một nơi nào đó trong hang động, ngón tay ông sẽ hướng vào những người đang ở trong sự đau khổ, mắc nợ hoặc bất mãn. Nhưng David có thể nói với những người xung quanh ông:
Ô, hãy tôn đại Chúa với tôi,
   Và chúng ta hãy cùng nhau tôn cao danh Ngài.
Tôi đã tìm kiếm Chúa và Ngài đã nghe tôi,
Và giải phóng tôi khỏi mọi nỗi sợ của mình.

Tôi ấn tượng với David. Ông có thể nói rằng Chúa đã giải cứu ông ra khỏi mọi nỗi sợ của mình. Điều này rất có ý nghĩa vì Chúa chưa giải cứu David khỏi những người tìm giết ông. Thật ra, sự việc dường như đang trở nên tệ  hơn, chứ không tốt hơn! Nếu có người đang cố giết anh em, thì việc xin Chúa giải cứu anh em khỏi người này dường như rất hợp lý. Tuy nhiên, một khi được giải phóng khỏi các nỗi sợ của mình, anh em có thể nói với kẻ thù: “Ngươi là ai? Tại sao ta phải sợ ngươi?” Là các con của Đức Chúa Trời, chúng ta giống như David, phải có thể nói: “Chúa đã giải phóng tôi mọi nỗi sợ của mình!” Khi đó, cho dù kẻ thù của chúng ta gia tăng, chúng ta vẫn có thể yên nghỉ. David thậm chí có thể nói:
Ô, hãy nếm và thấy Chúa thật tốt lành;
Phước cho người nào tin cậy Ngài!
David đang nói: “Không điều gì và không ai ngoài Đức Chúa Trời đáng để tôi tin cậy. Tôi đã thử nhiều phương cách khác nhưng không được thỏa mãn. Tôi đã nếm và thấy Chúa thật tốt lành. Chỉ có Chúa mới có thể làm sự cứu rỗi của tôi. Bây giờ sự yên nghỉ của tôi ở nơi một mình Ngài.”
David cũng viết:
Chúa ở gần những người có lòng tan vỡ
    Và cứu những kẻ có linh thống hối.
Khi David cưỡi ngựa trước một đội quan lớn, được khen ngợi và hiển nhiên ông được xem như một chiến sĩ của Chúa, ông không biết có một tấm lòng tan vỡ là gì. Tuy nhiên vào lúc ông đến hang động Adullam, sự chịu khổ của ông đem đến cho ông kinh nghiệm này. Nhưng ông vẫn có thể ngợi khen Chúa và làm chứng rằng Chúa thật tốt lành. Hai điều này không mâu thuẫn. Anh em có thể kinh nghiệm việc tan vỡ và nếm sự dịu ngọt của Chúa cùng một lúc. Linh anh em có thể vui mừng ngay cả khi hồn anh em chịu khổ.
Thống hối nghĩa là buồn rầu và ăn năn sâu xa. Tôi tin David có sự nhận thức về việc thể nào mình đã kiêu ngạo và tự phụ trong suốt thời gian được biểu lộ. Ông đã từng là một người đầy quyền năng vui hưởng sự thành công nhưng bây giờ ông nhận thức Đức Chúa Trời là cách sống còn duy nhất của mình. Vì vậy, ông có thể nói rằng Chúa ở gần mọi người có một tấm lòng tan vỡ và cứu những ai có một linh ăn năn sâu xa. David có nhiều điều để ăn năn, nhưng không có thời gian để hối tiếc. Ông có một linh thống hối và như vậy là đủ.
GIẢI PHÓNG KEILAH KHỎI TAY PHILISTINE
Dường như rất tốt cho David lưu lại trong hang động trong tình trạng ăn năn và suy gẫm, đồng thời lập những người đến với ông thành một lực lượng chiến đấu. Tuy nhiên, có tin báo là thị trấn Keilah đã ở dưới sự tấn công của quân Philistine. David đã hỏi Chúa xem ông có nên tấn công quân Philistine cướp bóc không và Chúa nói hãy đi lên và giải cứu thị trấn. Vì vậy, David và người của ông chiến đấu với quân Philistine và cứu các cư dân của thị trấn, lấy đi súc vật của quân Philistine (1. Sam. 23:1-5).
Tại điểm này, Abiathar, thầy tế lễ duy nhất trốn thoát khỏi sự truy giết các thầy tế lễ ở Nob của Saul, đã đến (1. Sam. 23-6). Đây thật là một phước hạnh vì bây giờ có một vị vua và một thầy tế lễ có thể cùng nhau phục vụ!
TRỐN THOÁT ĐẾN ĐỒNG VẮNG
Khi Saul nghe rằng David ở Keilah, ông bắt đầu nhóm người lại để vây hãm thành. Tin tức về kế hoạch của Saul đến tai David và ông cầu hỏi Chúa xem dân mà ông giải cứu có nộp cho Saul không. Chúa nói rằng họ sẽ nộp ông (1 Sam. 23:10-12). Điều này có thể khiến David ngạc nhiên. Vì vừa giải cứu thành đó nên chắc chắn ông hi vọng ông và người của ông có thể ở đó một thời gian thay vì trốn trong hang động. Ông thậm chí có một thầy tế lễ bên cạnh, một dấu hiệu rõ ràng rằng Chúa ở với ông. Nhưng vào lúc đó, tin tức về Saul đến và David phát hiện ra rằng những người ông giải cứu không thể tin cậy được; họ sẽ phản bội ông. Vì vậy, David đã trốn khỏi Keilah và cư trú trong thành lũy ở đồng vắng. Những người phục vụ Chúa không phải lúc nào cũng có nhiều ngày tháng tốt đẹp. Cuối cùng, mọi điều xảy ra đều dẫn đến một điều: sự nhận thức rằng chỉ một mình Chúa là đáng tin cậy.