Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

ĐƯỢC TRANG BỊ ĐỂ HOẠT ĐỘNG VỚI CHÚA




Nhã ca 7 : 1 , 4 – 5 , 6 – 8 , 10 – 13
Mục đích trường cửu của Đức Chúa Tời
Chúng ta đã thấy rằng người tìm kiếm trong Nhã ca đã đạt đến vài sự thành đạt. Lúc đầu nàng đã đạt được sự thỏa mãn đầy trọn cho chính nàng. Rồi, là một mão miện, nàng làm thỏa mãn Chúa. Cuối cùng nàng đã trở nên một miếng vườn để làm Chúa thỏa mãn dân Chúa. Trong Cơ-Đốc giáo ngày nay, hầu như mọi người đều nói không có điều gì khác là cần. Nhu cầu của chúng ta được chăm sóc, và nhu cầu các anh em khác cũng được chúng ta chăm sóc. Hầu như không có gì khác cần đến, nhưng sự thành toàn mục đích Đức Chúa Trời, sự xây dựng Thân Thể, sự xây dựng thành phố ở đâu ?
Ngày nay, hầu hết mọi Cơ-Đốc nhân đều chỉ chăm lo các nhu cầu riêng của họ, trong khi một số Cơ-Đốc nhân được chấn hưng nhiều hơn biết chăm lo các nhu cầu của các anh em khác. Điều này có thể coi là tuyệt đích của công tác Cơ-Đốc ngày nay. Nhưng tất cả các điều này không thể đạt đến mục tiêu của Đức Chúa Trời, tức sự xây dựng Thân Thể. Hầu như không một ai chăm lo kiến ốc của Đức Chúa Trời. Trong nhiều năm vừa qua này, nhiều người đã bắt đầu thảo luận về sự sống Thân Thể và chức vụ Thân Thể, nhưng khó có ai thực sự hiểu Thân Thể là gì. Thân Thể là gì. Thân Thể là một kiến ốc, nó không phải là một đống nguyên liệu.

Bất luận chúng ta gánh vác cho sự thỏa mãn của chúng ta và giúp đỡ các anh em khác để được thỏa mãn nhiều được bao nhiêu, chúng ta chỉ có thể đạt đến đó là cùng. Mục đích Đức Chúa Trời vẫn không thành toàn. Đây là tại sao sau mọi sự thành đạt của người tìm kiếm, vẫn cần bắt lấy một bước khác: đó là chăm lo mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời, tức sự xây dựng Thân Thể, xây dựng thành phố. Không chỉ là việc chúng ta được thỏa mãn hay làm thỏa mãn các kẻ khác, nhưng làm hoàn bị mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời.
-Hai phương diện của sự đau khổ của Chúa
Bây giờ chúng ta phải hỏi, làm sao sự xây dựng Thân Thể có thể được hoàn thành ? Chúng ta phải nhận thức rằng có hai phương diện với sự đau khổ của Chúa. Một là để hoàn thành sự cứu chuộc. Chúa Jêsus đã chịu đau khổ trên thập tư giá để hoàn thành sự cứu chuộc cho chúng ta. Mọi Cơ-Đốc nhân đều dễ nhìn thấy điều này. Nhưng có một phương diện khác trong sự đau khổ của Chúa: Ngài đau khổ để hình thành và xây dựng Thân Thể. Đa số Cơ-Đốc nhân đều dốt nát về phương diện này. Nhưng điều này rất quan trọng. Đây là tại sao Phao lô nói trong Côlôse 1:24: “Nay tôi vui mừng về sự tôi chịu khổ sở vì anh em, và vì Thân Thể của Đấng Đấng Christ, là Hội thánh mà đem xác thịt tôi bù đắp phần còn thiếu trọng sự hoạn nạn của Ngài”. (Bản nhuận chánh). Phao lô nói rằng ông bù đắp phần còn thiếu trong các sự đau khổ của Đấng Christ. Sự đau khổ của Chúa vì sự cứu chuộc không thiếu hụt. Nói rằng sự đau khổ đó còn thiếu hụt là tà giáo. Về điều này sự đau khổ của Chúa đã hoàn bị và hoàn toàn mãn túc. Nhưng sự đau khổ của Ngài để sản xuất, hình thành và xây dựng Thân thể có một sự thiếu hụt lớn lao. Đây là tại sao Phao lô đã bảo chúng ta rằng sự đau khổ của ông là một sự bù đắp phần thiếu hụt về sự đau khổ của Chúa trong phương diện thứ hai. Chúng ta không cần chịu khổ để bù đắp phần nào thiếu của sự cứu chuộc, nhưng chúng ta phải chịu khổ để xây dựng Thân Thể.
-Chịu khổ từ Thế giới tôn giáo.
Nếu anh em là một người chỉ tìm kiếm sự thuộc linh để anh em thỏa mãn riêng, anh em sẽ không chịu khổ nhiều. Thật ra toàn dân Đức Chúa Trời sẽ đánh giá anh em và nói tốt về anh em vì cớ anh em đang tìm kiếm sự thuộc linh. Nếu anh em lại tiến lên một ít nữa để đáp ứng nhu cầu các anh em khác, anh em sẽ được khâm phục. Mọi dân tôn giáo sẽ không bao giờ gây bối rối cho anh em nhưng một khi anh em bắt đầu thấy nhu cầu xây dựng Thân thể, và anh em bắt đầu hiến dâng chính mình cho điều này, anh em sẽ đau khổ. Đa số các sự đau khổ  không xuất phát từ thế giới , nhưng từ Cơ Đốc giáo.

Chúa Jesus đã chịu khổ để sản xuất Thân Thể, không từ thế giới ngoại bang, nhưng từ thế giới Do thái giáo. Phao lô và các sứ đồ khác đã chịu khổ từ dân ngoại bang rất ít. Trong lịch sử của Phao lô, chúng ta thấy rằng ông đã không chịu khổ từ dân ngoại bang, nhưng ông đã chịu khổ rất nhiều từ Do Thái giáo và thậm chí chịu khổ đôi phần từ tôn giáo của dân Cơ-Đốc. Sách Philíp chương 1, bày tỏ cho chúng ta rằng thậm chí vài giảng sư Cơ-Đốc đã bắt bớ ông. Điều này chỉ vì cớ Phao lô lo xây dựng Thân thể.
Ngày nay đích xác như vậy. Nếu chúng ta chỉ muốn tìm kiếm sự thuộc linh, chăm lo các kẻ khác và không chăm lo Thân thể, toàn thể Cơ-Đốc giáo sẽ sung sướng với chúng ta. Họ sẽ hoan nghịch chúng ta, mời chúng ta, và ban cho chúng tamột danh lớn (một tên tuổi). Chúng ta đã có thể trở nên một giảng sư, mục sư hay giáo sĩ vĩ đại. Nhưng một khi chúng ta thấy khải tượng về Thân thể và quên về sự tìm kiếm cá thể, và sự chăm lo các anh em khác, để lo xây dựng Thân thể, toàn thể Cơ-Đốc giáo sẽ nổi lên chống nghịch chúng ta. Chúng ta phải chịu khổ để bù đắp sự thiếu hụt trong sự đau khổ của Đấng Christ vì cớ Thân thể của Ngài.
Thậm chí sau khi người tìm kiếm trong Nhã ca đã đạt đến sự thành đạt thứ tư để làm miếng vườn, Thân Thể vẫn không đạt được. Đã không có sự xây dựng thành phố. Nàng cần một bước nữa để thành toàn mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời, xây dựng Thân thể. Nếu chúng ta sắp đến làm điều này, chắc chắn chúng ta phải chia sẻ sự đau khổ của Đấng Christ. Đây là tại sao Phao lô đã dùng từ liệu “sự tương giao về sự đau khổ của Ngài” trong Philíp 3:10. Chúng ta phải chia sẻ và dự phần trong các sự đau khổ của Ngài không vì sự cứu chuộc, vì điều đó đã hoàn thành rồi. Chúng ta phải dự phần trong các sự đau khổ của Ngài để xây dựng Thân thể, mà chưa được hoàn thành đầy trọn. Chúng ta đều phải dự phần trong sự tương giao về sự đau khổ của Ngài hầu chúng ta có thể được đồng hóa với sự chết của Ngài vì cớ Thân Thể của Ngài.
Cơ-Đốc giáo sẽ không kết án chúng ta về sự thuộc linh cá nhân của chúng ta. Họ sẽ không kết án chúng ta vì khâu chúng ta rao giảng phúc âm cho các kẻ khác và giúp đỡ họ biết Chúa. Không có điều nào như vậy làm cho họ vấp phạm. Nhưng khi chúng ta tiến lên để chăm lo về lập trường để xây dựng Thân thể, họ sẽ bị vấp phạm cách triệt để. Chỉ một câu này: “một hội thánh, một thành phố” cũng làm mích lòng họ tất cả và sẽ dấy động toàn bộ Cơ-Đốc giáo chống đối anh em. Họ sẽ nói cái gì? Có phải anh em là hội thánh và chúng tôi không phải hội thánh chăng? “Nhưng chúng ta có thể làm điều gì? Há chúng ta không có thể chỉ lo sự thuộc linh cá nhân của chúng ta, đi đến khu vực truyền giáo, lập một chủng viện để dạy dỗ các kẻ khác hay mở các lớp học Kinh Thánh sao? Chúng ta sẽ làm gì? Nếu chúng ta chăm lo Thân thể, mọi bạn hữu thân yêu của chúng ta sẽ trở nên các kẻ thù của chúng ta. Họ sẽ làm điều này không vì cớ chúng ta tà giáo hay vì cớ chúng ta sai trật trong việc tìm kiếm sự thuộc linh và rao giảng phúc âm. Họ sẽ làm điều đó chỉ vì cớ chúng ta vì sự xây dựng Thân thể độc nhất.
Nhiều anh em chúng ta đã kinh nghiệm các sự tấn công quỷ quyệt này của kẻ thù. Có nhiều người chồng biết điều tôi có ngụ ý. Họ có thể đi xem chiếu phim hay thậm chí đi Las Vegas để đánh bạc mà các bà vợ của họ không nói lời nào. Nhưng một khi họ đến các buổi nhóm của hội thánh, các bà vợ của họ sẽ đe dọa ly dị. Tôi đã nghe nhiều điều, không chỉ tại xứ này, nhưng cũng tại Trung Hoa. Một số cha mẹ bảo rằng họ thích con cái họ đi xem phim. Còn hơn đi đến các buổi nhóm hội thánh. Một anh em trẻ tuổi xuất thân từ một bối cảnh Cơ-Đốc cơ bản nào đó, mới đây đã bước vào nếp sống hội thánh, cha mẹ của anh bảo rằng thà họ thấy anh cứ uống thuốc ma túy còn hơn ở trong hội thánh. Đây là sự tấn công quỷ quyệt của kẻ thù. Theo một nghĩa Satan sẽ cho phép anh em thuộc linh và thậm chí đi đến khu vực truyền giáo đang khi anh em không chăm lo Thân thể.
Chúng tôi có một chị em trong hội thánh tại Los Angeles hôm nay. Chị là một trong gia đình chừng mươi chị em mà đã là các giáo sĩ tại Hoa lục, và bây giờ chị đã chuyển theo đường lối này. Nếu anh em kiểm tra chị, chị sẽ bảo cho các anh em rằng khó có giáo sĩ nào làm bạn với anh Nghê Thác Thanh. Không có hệ phái, hội truyền giáo hay cái tạm gọi là giáo hội nào đã mời anh Nghê. Ngày nay rất nhiều Cơ-Đốc nhân khâm phục các sách của Nghê Thác Thanh; nhưng vào thời đó anh đã chỉ nhận được sự chống đối, chỉ trích, các bản tường thuật và các tin đồ xấu xa.  Lý do chỉ có một: Anh Nghê trung tín với Thân thể của Chúa. Khi chúng ta đứng lên cho Thân thể, lập tức chúng ta sẽ bị vướng mắc vào bối rối.
Sự thành đạt hoàn tất.
Cuối cùng sự thành đạt hoàn tất, Chúa đã so sánh người tìm kiếm với sáu điều: thành phố, quân đội, rạng đông, mặt trăng, mặt trời và cuộc nhảy múa của hai đội quân. Bây giờ nàng đầy dẫy sự sáng và không còn bóng tối tăm nào. Ban mai nàng đã lố ra đầy đủ. Nàng là một thành phố đã được xây dựng cho Chúa, và là một quân đội cường kiện đối với kẻ thù. Thậm chí nàng đã hiện ra như rạng đông, mặt trăng, mặt trời cũng như cử hành chiến thắng bằng sự nhảy múa của hai đội quân. Nàng đã thực sự đạt đến sự thành đạt cuối cùng.

-Những tư cách cho công tác của Chúa.
Bây giờ chúng ta đến lời khen cuối cùng do Chúa ban cho người tìm kiếm. Vì nàng đã đạt đến sự thành đạt hoàn tất, bây giờ nàng sẵn sàng cộng tác với Chúa. Không phải là một công tác làm cho Chúa, nhưng một công tác với Chúa. Bây giờ nàng đã được trang bị đầy đủ và có đủ tư cách chăm lo công tác của Chúa. Điều này mang lại lời ngợi khen cuối cùng của Chúa về nàng. Mọi phương diện của lời ngợi khen này đều có liên hệ đến các tư cách của nàng cho công tác của Chúa.
-Đôi giày phúc âm.
“ Hỡi công chúa, các bước chân nàng mang giày xinh đẹp biết bao!” (7 : 1). “Các bước chân” ngụ ý đôi hành động mà đã chiếm chỗ rồi. Đó không phải sự việc vẻ đẹp của chơn nàng, nhưng các bước chơn của nàng. Đây là vẻ đẹp trong hành động và sự chuyển động của nàng. Sự chuyển động của nàng không với hai chân trần, nhưng với đôi giầy!. Theo Êphêsô chương 6, chúng ta thấy rằng đôi giày biểu thị sự rao giảng phúc âm đầy đủ, bao gồm sự rao giảng về nếp sống hội thánh. Đôi giày này không chỉ ban vẻ đẹp cho đôi chân, nhưng cũng giữ đôi chân tránh khỏi sự nhơ nhớp của trái đất. Nếu chúng ta kéo lê chân trần trên trái đất, chúng sẽ dơ bẩn. Nhưng nếu chúng ta có đôi giày mang vào chân, hai chân của chúng ta được bao phủ, che chở và phân rẽ khỏi trái đất, dù chúng rất gần gũi trái đất. Do đó bất cứ chúng ta đi đâu, đến văn phòng, xưởng máy, trường học, cửa hàng, chúng ta cần phải mang giày phúc âm. Sự rao giảng phúc âm sẽ che chở chúng ta và giữ chúng ta khỏi bị triêm nhiễm do sự tiếp xúc trái đất. Khi chúng ta đến một công việc làm mới, đến trường học mới, hay di chuyển đến một địa điểm mới, chúng ta phải lập tức cho dân chúng xung quanh biết rằng chúng ta đang mang đôi giày phúc âm. Nếu ngay từ ngày đầu tiên chúng ta nói cho họ rằng họ cần Jêsus, vào ngày hôm sau sẽ không còn ai trong họ mời anh em đi xem chiếu bóng. Đôi giày phúc âm sẽ phân rẽ chúng ta khỏi thế giới này. Sự rao giảng phúc âm đầy đủ luôn luôn để lại một bước chân như vẻ đẹp trước mắt của Chúa.
-Sự kiên cố của sự biến đổi
Điều thứ hai mà Chúa đề cập là các châu báu: “vòng vế nàng khác nào các châu báu” (7: 1). Các châu báu là các ngọc thạch quí giá, đã được biến đổi, nguyên thủy chúng không ở trong tình trạng đó. Điều nầy bày tỏ rằng nàng đã được biến đổi bởi vị công nhân khéo léo, tức chính Đức Chúa Trời. Các vòng về nàng như hạt trân châu tượng trưng quyền năng và sự kiên cố vững chắc của nàng. Không có sự kiên cố, chúng ta không đủ tư cách đụng chạm công tác của Chúa.  Nếu chúng ta sắp hoạt động với Chúa, chúng ta cần sự kiên cố của sự biến đổi.
-Sự sống phục sinh
Rồi Chúa đề cập cổ nàng lần nữa: cổ nàng như một cái tháp ngà (7: 4). Trong chương 4, cổ nàng được miêu tả như tháp của Đavít, nhưng ở đây được phô diễn như tháp ngà. Tháp Đavít để chiến đấu, nhưng tại đây tháp ngà ngụ ý cổ nàng đầy dẫy sự sống phục sinh. Theo hình bóng học, ngà biểu thị sự sống phục sinh của Chúa. Bây giờ cổ nàng không chỉ là vật đầy sự thuận phục để chiến đấu vì tình trạng chiến tranh thuộc linh, nhưng cũng đầy dẫy sự sống phục sinh. Cổ nàng là một cái tháp cung phụng sự sống trong sự phục sinh.
Đôi mắt như cái ao ước
Kế đến Chúa phán về đôi mắt của nàng: “Đôi mắt nàng khác nào các ao nước tại Hết bôn, ở bên cổng Bát ra bim” (7: 4). Trong chương 1, đôi mắt nàng được ví sánh như đôi mắt bồ câu, nhưng bây giờ đôi mắt nàng như các cái ao. Chúng ta biết rằng đôi mắt bồ câu rất bé nhỏ, nhưng các cái ao rộng lớn hơn nhiều và có được tầm mức rộng lớn hơn. Bây giờ nàng có hai mắt rộng lớn như hai ao nước rộng lớn. Một khải tượng được mở rộng như vây thật sự diệu kỳ biết bao! Đôi mắt bồ câu thì thuôc linh, nhưng đôi mắt như hai ao nước thì được mở rộng và dang rộng để nhìn bao trùm cả vũ trụ.
Một số người tạm gọi là dân thuộc linh có đôi mắt của con kiến. Thậm chí chúng còn nhỏ hơn hai mắt bồ câu. Họ không thể thấy điều gì trừ ra công tác của họ. Khu vực truyền giáo của họ, nhóm nhỏ bé của họ. Nhưng bây giờ người tìm kiếm nầy có thể thấy toàn thể vũ trụ. Không có sự hạn chế trong nhãn quan của nàng. Chúng ta điều cần một khải tượng rộng gắp như vậy. Nhãn quan của nàng đã được mở rộng theo kích thước của hai cái ao. Điều nầy thực sự có ý nghĩa. Hơn nữa hai cái ao nầy ở gần bên cái cổng. Cái cổng để vào và ra. Đây là sự truyền thông của sự tương giao. Nếu đôi mắt chúng ta nhỏ như mắt con kiến chúng ta thực sự khó tương giao với bất cứ ai. Sự tương giao của chúng ta tùy thuộc trên nhãn quan mở rộng của chúng ta.
Một sự việc khác về ao nước là chúng ta luôn luôn phản chiến. Có ánh sáng trong nhãn quan của nàng. Để chăm lo công tác của Chúa, chúng ta cần một nhãn quan rộng mở đầy ánh sáng như vậy. Nếu không chúng ta thiển cận, cận thị hay đui mù. Chúng phải trở nên rất mở rộng trong khải tượng của mình đến nỗi chúng ta có thể thấy toàn thể vũ trụ. Chúng ta đừng chỉ chăm cho công tác Chúa nơi chúng ta ở mà thôi, nhưng chúng ta cũng phải chăm lo các mối lưu tâm của Chúa trong toàn thể vũ trụ.
Mũi như tháp Li ban
Tiếp theo đôi mắt, Chúa khen mũi của nàng. “Mũi nàng như ngọn tháp Li ban trông về phía Đa mách” (7 : 4). Chúa đã chưa bao giờ đề cập điều gì cả về mũi của nàng mãi đến giờ này. Mũi nàng giống như tháp Li ban. Chúng ta biết tháp là vật cất cao lên và Li ban ngụ ý sự thăng thiên. Vì vậy mũi nàng được sự thăng thiên của Chúa cất cao lên. Tác nhiệm của mũi là để ngửi. Có nhiều điều chúng ta không thể thấy, sờ hay nghe nhưng chúng ta có thể ngửi chúng. Người mà hoạt động chung với Chúa không có thể bị lừa dối. Anh ta không lưu ý điều anh em nói, anh ta lưu ý anh em có mùi thế nào. Anh ta không lưu tâm các sự việc theo ngoại mạo, anh ta chú ý mùi ở bên trong. Có thể anh em bảo cùng anh là mọi sự đều tốt đẹp, nhưng lập tức anh ta cảm thấy rằng có vài điều sai, vài điều không chân thật và vài điều không hòa hợp với Chúa. Có lẽ anh ta không thể nói đích xác điều gì sai trật nhưng anh ta biết đích thực có đôi điều sai vì cớ anh ta có cái mũi như ngọn tháp. Đây là sự phòng vệ của công tác Chúa. Thực sự khó cho bất cứ ai lừa gạt một người đã đạt đến một sự thành đạt như vậy. Có thể anh em nói sự thật cùng anh ta, hay anh em nói dối cùng anh ta. Điều đó không tạo ra sự dị biệt nào, nó vẫn như nhau. Đó không phải là sự việc ngoại mạo, nhưng sự việc về mùi. Vì sự phòng vệ của công tác Chúa, chúng ta cần một cái mũi như tháp Li ban như vậy.
-Vẻ đẹp thuận phục
Rồi Chúa trở lại tóc của nàng: “đầu trên mình nàng khác nào núi Cạt mên và các lọn tóc quăn buông xuống trên đầu nàng như màu đỏ tía. Vị vua bị các lọn tóc nàng vấn vít” (7 : 5). Lần này Chúa không dùng chữ “tóc”. Bảng king James dịch sai. Đó không phải là tóc thiên nhiên nhưng các lọn tóc. Một lọn tóc là một mớ tóc đã được xử lý, bện lại và cột với nhau. Như chúng ta đã thấy rồi điều này biểu thị sự thuận phục của nàng. Ý muốn của nàng đã được xử lý đầy đủ, được cột lại đầy đủ và thuận phục Chúa đầy đủ. Các lọn tóc quăn là các mớ tóc đẹp đẽ. Đó là vẻ đẹp của các lọn tóc mà câu lưu Chúa. Vua đã bị vấn vít trong các mớ tóc bện của nàng. Chúa đã trở nên một “tù nhân” đối với sự thuận phục của nàng. Sự thuận phục của nàng rất cao, có màu đỏ tía, màu sắc đó đem vương quyền và quyền bính của Chúa đến.
Trong Cơ-Đốc giáo ngày nay, anh em không thể thấy quyền thủ lãnh, vương quyền và quyền bính của Chúa. Nhưng nếu chúng ta có ý bận rộn với Chúa, sẽ có màu sắc vương giả (đỏ tía) trong sự thuận phục của chúng ta đối với Chúa. Vương quyền của Chúa được khải thị theo đường lối này. Đó là vẻ đẹp trong sự thuận phục của nàng vì đã câu lưu Chúa! Bản Darby dùng chữ “xiềng xích” bản Việt Nam dịch là vấn vít, nguyên văn là “câu lưu”. Vẻ đẹp trong sự thuận phục nàng “đã xiềng” vị vua. Qua sự thuận phục của nàng, vua đã mắc vào các xiềng xích. Đây là tư cách thiết thực để hoạt động với Chúa. Nếu sự sống thiên nhiên của chúng ta đã không được chế phục, nếu tóc của chúng ta đã không bao giờ được xử lý để được bên lại và cột lại, khi ấy chúng ta không đủ tư cách đụng chạm đến công tác của Chúa. Tự phát sẽ có vài lượng phản loạn cùng Chúa. Nhưng với tóc nầy có sự thuận phục đến cực điểm và vẻ đẹp trong sự thuận phục của nàng kiềm giữ Chúa như một tù nhân, kỳ diệu biết bao!
-Những chùm nho.
Chúa tiếp tục đề cập đôi điều về hai nương long của nàng. Hình dung (tầm vóc) mình giống như cây chà là và hai nương long mình tợ các chùm nho (7:7). Trong chương 4, hai nương long nàng được ví sánh như cặp hoàng dương đương ăn cỏ. Điều nầy có nghĩa đức tin và tình yêu của nàng đã hoạt động để tiếp lấy đôi điều dinh dưỡng cho chính mình. Nhưng bây giờ hai nương long nàng đã trở nên các chùm nho, không để lo cho sự dinh dưỡng của nàng nhưng lo cho các kẻ khác. Nàng thật đầy dẫy sự sống. Nàng không lo thật nhiều cho các nhu cầu của mình, nàng chủ yếu chăm lo các nhu cầu anh em khác. Và cuối cùng nàng có tầm vóc như cây chà là. Điều nầy giống y như điều được đề cập trong Êphêsô 4:13. Nàng có mức lượng tầm vóc theo sự đầy đủ của Đấng Christ. Nàng không chỉ có phương diện khác, nhưng nàng cũng có một tầm vóc đầy trọn.
Bây giờ nàng có đủ tư cách để chăm lo công tác của Chúa. Trong chương 4, chính Chúa phán cùng nàng, “hãy cùng ta đến”. Nhưng bây giờ chính nàng đề xuất sự chuyển động cho Chúa. “Hỡi Lương Nhơn tôi, hãy đến, chúng ta hãy đi ra ngoài đồng, chúng ta hãy trú nơi các hương thôn. Vừa sáng sớm chúng ta sẽ thức dậy, đi đến các vườn nho, chúng ta hãy xem hoặc cây nho có nứt đọt, hoặc cành nho non có hiện ra, thạch lựu có trổ bông chăng, tại đó tôi sẽ tỏ các ái tình tôi cho nàng” (7:11-12). Nàng để xuất công tác và Chúa theo sau: Đồng ruộng là thế giới theo đường lối tổng quát, các hương thôn (làng) là các hội thánh địa phương, và tất cả các miếng vườn là các thánh đồ khác nhau.

Nan đề là tất cả chúng ta đều vì các chỗ riêng của mình. Chúng ta đều có thể vì Giêrusalem, nhưng Giuđa vì Giuđa, nhưng Bêngiamin vẫn cứ vì Bêngiamin. Nhưng chúng ta hãy ra đồng và ngụ tại các làng mạc và nhìn xem mọi miếng vườn. Chúng ta đừng thiển cận, nhưng phải có một khải tượng rộng mở. Chúng ta đều nên vì mọi hội thánh trên toàn thế giới. Halêlugia.  Chúng ta hay đi ra đồng, trú tại mọi làng mạc và thăm tất cả các miếng vườn.