Kinh văn: Giăng
1:42, Mathiơ 16:16-18, Icô 3:9-13,
1Phi 2:5, Êph 2:22,
Khải 21:18-19a, 14.
Sự khôi phục của Chúa là sự sống và sự xây dựng. Trong tất cả các sứ điệp
vừa qua chúng ta đã suy nghiệm về sự việc sự sống và sự xây dựng thậm chí trong
Nhã ca. Chúng ta không học một sách, chúng tôi vì mục tiêu và mục đích của Đức
Chúa Trời. Đó là sự sống và sự xây dựng. Trong mọi văn phẩm của Cơ-Đốc giáo,
khó tìm được một quyển sách có hai chữ nầy đặt chung với nhau. Có bao giờ anh
em đọc từ liệu “sự sống” và “sự xây dựng” chăng? Chúng ta có thể nghe “sự sống”
trong Cơ-Đốc giáo, nhưng chúng ta khó nghe chữ “xây dựng”. Chúng ta không bao
giờ nghe hai chữ nầy đặt chung với nhau, “sự sống và sự xây dựng”. Song le điểm
trung tâm trong sự khôi phục của Chúa là sự sống và sự xây dựng.
Những sự hung lạc của
kẻ thù.
Satan rất quỉ quyệt, Hắn đã lung lạc hầu hết mọi con cái của Chúa xa lìa
mục đích Đức Chúa Trời bằng cách dùng nhiều điều tốt, hợp kinh thánh và thuộc
linh. Nhiều người bị các lời tiên tri lung lạc. Dù không có gì sai lầm với lời
tiên tri. Người khác bị nhiều điều khác lung lạc. Kinh thánh là quyển sách tổng
bao hàm. Có nhiều điều trong kinh thánh, nhưng chúng không phải là mục tiêu chủ
yếu của kinh thánh. Mục tiêu chủ yếu của Kinh Thánh là sự sống và sự xây dựng.
Hầu hết mọi đề tài tuần chính trong Kinh thánh đều bị kẻ thù lợi dụng để che phủ
con Chúa xa cách điều nầy: sự sống và sự xây dựng. Satan sung sướng nếu chúng
ta dành trọn thì giờ của mình để chú tâm rất nhiều điều đúng Kinh Thánh, miễn
chúng ta không thấy sự xây dựng. Đang khi chúng ta không lưu tâm kiến ốc, và
đang khi mục tiêu trường cửu của Đức Chúa Trời không có thể được hoàn thành.
Satan sẽ sung sướng.
Về một mặt có rất nhiều điều tốt rất có hữu ích nhưng lại rất mê cuồng ở
mặt kia. Nên rất nhiều sự giúp đỡ tốt, hợp kinh thánh, thuộc linh có thể trở
nên một sự lung lạc đối với chúng ta. Bất cứ điểm thuộc linh nào cũng có thể trở
nên sự lung lạc của chúng ta. Đang khi chúng ta hài lòng với điều mình có,
chúng ta bị lung lạc và mê cuồng. Có thể nó là đôi điều chân thật của Đức Chúa
Trời, Song le trở nên sự lung lạc khỏi mục tiêu của Đức Chúa Trời.
--Lạc mất mục đích
Đức Chúa Trời.
Nhiều người chúng ta nhận thức rằng giáo hội công giáo hoàn toàn thuộc
ma quỉ. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng hàng ngàn dân ngoại bang đã được
giáo hội công giáo đưa đến cùng Chúa. Nhiều người sùng kính là dân công giáo.
Nên nhiều người trong họ đã dành thì giờ cầu nguyện. Nhưng dù nhiều người đã nhận
được sự giúp đỡ từ giáo hội công giáo, Song le những ai đã được họ giúp đỡ đều
bị lung lạc cách hoàn toàn, lìa xa mục đích trưởng cửu của Đức Chúa Trời. Không
có ai trong họ lưu tâm về mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời. Tất cả đều bị
mê cuồng và lung lạc.
Nhiều Cơ-Đốc nhân tin lành bị lung lạc như dân công giáo. Nhiều Cơ-Đốc
nhân thích thuộc linh, quyền năng, thánh khiết và nhiều điều khác. Chắc chắn
các điều này đều tốt, nhưng chúng không phải là mục đích của Đức Chúa Trời. Mục
đích của Đức Chúa Trời không nằm trong việc chúng ta có quyền năng, thánh khiết
hay thuộc linh. Các điều nầy đã lung lạc nhiều Cơ-Đốc nhân xa lìa điểm trung
tâm trong mục đích của Đức Chúa Trời.
--Được tiền định
làm viên đá.
Trung tâm điểm của mục đích Đức Chúa Trời là anh em và tôi đều đã được
tiền định để làm các viên đó cho kiến ốc của Ngài. Đức Chúa Trời không có chủ
tâm chúng ta chỉ là thuộc linh suông. Chủ tâm Đức Chúa Trời là chúng ta làm đá
cho sự xây dựng. Chúng ta không phải là đá cho bất cứ loại triển lãm nào, nhưng
cho kiến ốc Đức Chúa Trời.
Các Cơ-Đốc nhân ngày nay thảo luận nhiều về bốn phúc âm, họ khâm phục
các phép lạ do Chúa thực hiện và mọi giáo huấn của Ngài, nhưng không có nhiều
người ghi nhận câu nầy trong Giăng 1: 42 “Người bèn dẫn anh mình đến cùng
Jesus. Jesus nhìn Simôn mà phán rằng: người là Si môn con của giăng, ngươi sẽ
được gọi là Sê pha—dịch là “đá”. Chúa thay đổi tên người ra Sêpha, có nghĩa hòn
đá. Ngày đầu tiên Phierơ gặp Chúa Jesus, Chúa chỉ tỏ rằng định mệnh ông là phải
làm hòn đá. Ngài không phán rằng định mệnh của Simôn phài làm điều gì khác.
Chúa đã không có chủ tâm chỉ cứu Phierơ suông. Định mệnh của Phierơ là phải làm
hòn đá.
Hai hay ba năm sau Chúa đã nhắc lại cho Phierơ việc làm hòn đá cho kiến ốc
của Ngài. Trong Mathiơ 16, đang khi Phierơ nói rằng Jesus là Đấng Đấng Christ,
Con Đức Chúa Trời hằng sống, Chúa phán “và ta cũng phán cùng ngươi, ngươi là
Phierơ, và ta sẽ xây dựng hội chúng ta trên vầng đá nầy, và các cửa cổng âm phủ
không thắng nổi nó” (Mathiơ 16:18).
Theo lời dịch của Giăng 1:42, lời Chúa trong Mathiơ nên dịch theo lối
này: “và ta cũng phán cùng ngươi, ngươi là hòn đá và ta sẽ xây dựng hội thánh
ta trên vầng đá nầy”. Khi Chúa dùng chữ “Phierơ” Ngài ngụ ý hòn đá. Phierơ nhìn
nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời hằng sống, và rồi Chúa đã nhắc nhở ông rằng ông
là viên đá cho sự xây dựng Hội thánh của Ngài.
Điều minh bạch là Phierơ đã biết điều Chúa ngụ ý nên về sau trong tác phẩm
của mình ông đã viết: “Anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thuộc linh, làm
chức tế lễ thánh, để dâng linh tế nhờ Jesus Đấng Christ được Đức Chúa Trời vui
nhận”. (I Phi 2:5). Chúng ta đều được tiền định để làm các viên đá. Định mệnh của
chúng ta là phải làm một viên đá sống để được xây dựng thành nhà thuộc linh của
Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận thực rằng đây không phải là điều nhỏ mọn
trong kinh thánh. Đây không phải là ý kiến hay quan niệm của ai, nhưng là trung
tâm trong lời Đức Chúa Trời.
--Các nguyên liệu
cho kiến ốc.
Sứ đồ Phao lô cũng diễn giảng về kiến ốc bằng các viên đá. Xem I Côr.
3:9-13 Phao lô nói rằng họ là các đồng công với Đức Chúa Trời làm việc với Đức
Chúa Trời. Mục đích của họ là xây dựng. Chúng ta là kiến ốc của Đức Chúa Trời.
Về một mặt, chúng ta là các nguyên liệu cho kiến ốc, về mặt khác chúng ta là kiến
trúc sư đồng công với Đức Chúa Trời. Đây là tại sao Phao lô bảo phải lưu ý
chúng ta xây dựng bằng loại nguyên liệu nào. Chúng ta có thể xây dựng với vàng
bạc và đá quí, hay gỗ, cỏ khô, rơm rạ. Có hai hạng loại nguyên liệu. Hạng loại
thứ nhất chịu đựng lửa còn hạng loại thứ hai là nguyên liệu để đốt tốt nhất. Nếu
chúng ta đã kiến thiết kiến ốc bằng vàng bạc và các viên đá quí, lửa sẽ tán thành
ngay, nó chịu đựng lửa 100%.
-Bị bao phủ và che
kín.
Trong I Côrinh tô, Phao lô viết rất minh bạch theo đường lối tiêu cực về
một sự việc nọ, song le rất nhiều Cơ-Đốc nhân lấy điều ông viết và cho điều đó
là tích cực. Phao lô bảo cho chúng ta cách sáng tỏ trong sách nầy rằng chúng ta
là kiến ốc của Đức Chúa Trời! Chúng ta không được định để làm điều nầy hay điều
kia, chúng ta được ấn định để làm các viên đá xây dựng nhà của Đức Chúa Trời.
Trước khi bước vào nếp sống hội thánh, rất hiếm khi chúng ta được nghe việc làm đá cho kiến ốc. Đa số Cơ-Đốc
nhân hoàn toàn lạc sai mục đích trung tâm của Đức Chúa Trời. Nguyện Chúa thương
xót hầu chúng ta có thể thấy đôi điều sâu nhiệm hơn, cao hơn và phong phú hơn,
chúng ta đừng lưu ý gỗ, cỏ khô, rơm rạ. Chúng ta ở đây vì các viên đá cho sự xây
dựng. Cần có sự thương xót của Chúa để thực sự thấy được điều nầy.
Trong I Côr 3 Phao lô nói rằng ông là kiến trúc sư chủ chốt lập nền tảng
và anh em Côrintô là kiến ốc cũng như các người đồng xây dựng. Vì vậy chúng ta
phải là kiến ốc đúng đắn với các nguyên liệu đúng đắn. Sự việc nầy rất sang tỏ
trong sách nầy, Song le đa số Cơ-Đốc nhân ngày nay sẽ không thấy được. Có thể họ
đọc sách nầy nhièu lần nhưng họ không thấy gì cả về kiến ốc. Thay vào đó họ tiếp
lấy các điều tiêu cực và cãi lý về chúng. Tôi không bao giờ gặp Cơ-Đốc nhân nào
trong Cơ-Đốc giáo hỏi về kiến ốc trong I Côrintô 3. Vì cớ đa số Cơ-Đốc nhân
ngày nay bị mê cuồng và che kín. Nói tiếng lạ, sự chữa bịnh thần thượng và nhiều
điều khác trở nên từng lớp màn che phủ họ. Nói tiếng lạ là một lớp, sự chữa bịnh
thần thượng là lớp khác, thậm chí sự thuộc linh cũng là một lớp. Chúng ta phải
dứt bỏ những lớp nầy. Chúng at đừng chỉ chăm lo sự thuộc linh suông, chúng ta đừng
chỉ lưu tâm để được thánh khiết suông. Chúng ta nên chăm lo kiến ốc của Đức
Chúa Trời!
---
--Đá, đá, đá.
Các Cơ-Đốc nhân ngày nay luôn luôn thích nói, “điều nầy có trong kinh
thánh”. Chúng ta biết rằng điều đó có trong kinh thánh, nhưng bị kẻ thù dùng để
lung lạc và che kín nhiều người. Chúng ta cần sự phô bày để có thể thấy ánh
sang. Rồi mắt chúng ta sẽ được mở rộng như ao nước. Hãy nhìn các câu nầy. Giăng
1:42 có chữ “đá”. Mathiơ 16:18 có “đá”. I Côr 3:12 có chữ “các viên đá quý” (ngọc).
Và Khải 21:19 có “các viên đá quý”. Tất cà những gì chúng ta có trong các câu nầy
là các viên đá, các viên đá và các viên đá. Mathiơ là sách đầu tiên của Tân ước
và Khải Thị là sách cuối cùng. Chúng ta thấy các viên đá từ đầu đến cuối Tân ước.
Đó là quyển sách về các viên đá! Chúa Jesus đề cập các viên đá, Phierơ đề cập
các viên đá, Phao lô đề cập các viên đá và Giăng đề cập các viên đá. Phierơ,
Phao lô và Giăng là các phần chủ yếu để hình thành Tân ước và mọi tác phẩm của
họ đều nói về các viên đá cho kiến ốc.
Ngay buổi đầu của thời đại Tân ước, khi Simôn đến cùng Jesus, lập tức
Chúa đổi tên ông thành Phierơ (Phê rô), hòn đá. Nhưng sau khi Phierơ ở cùng
Chúa chừng hai hay ba năm, ông nhìn nhận Chúa là Đấng Đấng Christ, Con Đức Chúa
Trời hằng sống. Song le Chúa bảo ông rằng cũng còn có đôi điều khác. Ngài phán
“ngươi là hòn đá để xây dựng Hội thánh của ta”. Rồi sau đó Phierơ bảo cùng các
thánh đồ rằng họ đều là đá sống xây dựng thành nhà thuộc linh. Phao lô cũng diễn
giảng cùng điều như vậy, và cuối cùng sứ đồ Giăng đã đưa ra kết luận về toàn bộ
kinh Tân ước và của toàn bộ kinh thánh. Ông nói rằng vách thành Giêrusalem mới
bằng bích ngọc (một loại đá quí) và các nền của vách thành được trang hoàng bằng
đủ thứ đá quí. Tên của 12 sứ đồ Chiên Con đều ghi trên mười hai nền tảng nầy.
Nên vào cuối toàn bộ kinh thánh, chúng ta thấy kiến ốc mà được xây dựng bằng
các viên đá quí, và Phierơ là một trong mười hai đá nền tảng mang danh mười hai
sứ đồ.
Đây không phải là giáo điều, sứ điệp ủa tôi. Đây là sự
khôi phục của Chúa, đều đó bị chôn trong kinh thánh trải nhiều thế kỷ, nhưng
bây giờ Chúa đã thương xót chúng ta và cất bỏ màn che phủ. Bây giờ chúng ta thấy
rằng mình đều là các viên đá được xây dựng thành kiến ốc Đức Chúa Trời. Kẻ thù
rất quỉ quyệt. Hắn nổ lực tối đa để làm cho tình thế trở nên có sương mù và mây
mờ. Chúng ta phải cầu nguyện “Chúa ôi, xin cất bỏ mọi mây mờ và sương mù. Xin
ban cấp bầu trời trong sáng để chúng con thấy mục đích trường cửu của Ngài. Vì
hội thánh tiến lên, chúng con đều cần bầu trời trong sáng, không có mây và
sương mù”.
---Mục đích xác định.
Một số người nói rằng vì các hội thánh thì tổng bao hàm, chúng ta cần
nhiều điều. Vâng, các hội thánh thì tổng bao hàm, nhưng có một ý nghĩa và mục
tiêu xác định. Nó bao gồm mọi sự, nhưng mọi sự đó không phải mục tiêu. Tôi có
thể hi sinh các ngón tay hay các ngón chân của tôi, nhưng tôi không bao giờ hi
sinh đầu tôi, tôi vẫn có thể sống. Nhưng nếu anh em cố sức cắt bỏ đầu tôi, tôi
sẽ chết ngay. Nếu tôi mất đầu, tôi chết. Cất bỏ vài ngón tay thì tương đối vô
nghĩa, nhưng tôi không bao giờ để cho anh em cắt đầu tôi. Đây là tại sao chúng
ta có thể khoan dung hi sinh vài điều, nhưng sự sống và sự xây dựng không bao
giờ có thể hi sinh. Đây là mục tiêu của kinh thánh.
--Kiến ốc địa
phương.
Êphêsô 2:22 là câu rất dễ bị chúng ta xao lãng. Câu đó chép: “Trong
Ngài, anh em cũng cùng được xây dựng thành chỗ cư ngụ của Đức Chúa Trời trong
linh”, còn câu 21 chép: “trong Ngài mọi kiến ốc đều liên kết nhau dần dần trưởng
tiến thánh đền thờ thánh của Chúa”. Nhờ vào câu 21, một số người bảo thơ Êphêsô
vì hội thánh phổ thông, vì chép rằng chúng ta đều được xây dựng với nhau cách
thuộc linh, bất luận chúng ta ở đâu về mặt vật lý. Anh em có thể ở Luân Đôn,
tôi ở Giêrusalem, và kẻ khác ở Nữu Ước, nhưng chúng ta điều được xây dựng liên
kết với nhau. Tôi không hài lòng với điều này, nhưng chúng ta cũng phải đọc câu
22. Phaolô nói: “anh em cũng”. Ông đã diễn giảng với các thánh đồ tại địa
phương đó. Các thánh đồ địa phương phải được xây dựng với nhau thành chỗ cư ngụ
cũa Đức Chúa Trời trong linh. Đây không phải là kiến ốc phổ thông, điều nầy có
tính cách địa phương.
Bây giờ chúng ta phải diễn giảng cách thực tiễn. Có lẽ chúng ta đồng ý rằng
định mệnh của chúng ta là phải làm đá cho kiến ốc Đức Chúa Trời. Tôi hỏi: “Anh
em có xây dựng với ai trong địa phương nơi anh em, trong chỗ của anh em, và với
các thánh đồ mà chúng ta phụng sự. Chắc chắn mười hai sứ đồ đã được xây dựng,
vì họ đã trở nên mười hai lớp nền tảng cho Giêrusalem mới.
--Mục tiêu trung
tâm của Đức Chúa Trời.
Tất cả những gì tôi tìm cách thực hiện trong sứ điệp nầy là gây ấn tượng
cho anh em rằng định mệnh của chúng ta chỉ là làm các viên đá cho kiến ốc. Ngày
nay nhiều Cơ-Đốc nhân đã từng hỏi tại sao Chúa không tái lâm. Vì cớ không có kiến
ốc. Ngài không có đường lối trở lại trừ khi có kiến ốc. Không có kiến ốc trong
giáo hội công giáo chúng ta cũng không tìm được kiến ốc trong các hệ phái. Và
cũng tuyệt đối không có kiến ốc trong các nhóm tự do. Kiến ốc ở đâu giữa vòng
các người tìm kiếm ngày nay? Anh em đi đường anh em, và tôi đi đường tôi. Chúng
ta đều tự do làm đôi điều cho Chúa có gì sai lầm chớ? Tại sao tôi không cộng
tác với anh em? anh em có sự tự do làm cho Chúa, tôi cũng vậy. Điều gì sai lầm
khi tôi làm như vậy chớ?” Không có gì sai, nhưng kiến ốc ở đâu?
Số người khác bảo rằng họ có ơn phước của Chúa trên điều họ đang làm. Tôi
không chối cãi đều nầy, nhưng chúng ta phải nhận thức rằng thậm chí giáo hội công
giáo cũng có vài ơn phước của Chúa. Chúa không quá hẹp hòi. Ngài lớn hơn vũ trụ.
Ngài sẽ dùng hết bất cứ loại đường lối nào. Anh em đã được cứu theo một đường lối,
nhưng Ngài có một ngàn đường lối cho dân chúng được cứu rối. Nhưng chỉ vì cớ
Chúa vĩ đại không biện chính cho chúng ta và ngụ ý điều chúng ta đang làm vừa
lòng Ngài. Làm điều vừa lòng Ngài là một điều khác. Hàng ngàn người ngoại bang
đã được đưa đến cùng Chúa xuyên qua giáo hội Công giáo, nhưng chúng ta khó tin
giáo hội công giáo vừa lòng Chúa. Chúa có thể dùng họ, nhưng theo một mức lượng
nhỏ.
Điều Chúa theo đuổi ngày nay là một ai đó thành toàn mục đích Ngài, chú ý đến mục tiêu của Ngài, và nhờ sự thương xót của Chúa chúng ta đang ở
đây vì điều đó. Chúng ta ở đây vì mục tiêu của Chúa về sự sống và sự xây dựng.
Nên chúng ta đừng bao giờ để bị lung lạc bởi bất cứ điều gì khác. Chúng ta phải
tuyệt đối dâng hiến chính mình cho điều nầy: sự sống và sự xây dựng. Tôi có thể
xác quyết cùng anh em rằng đây là điều Chúa đang tìm kiếm ngày nay. Định mệnh
chúng ta chỉ vì kiến ốc của Ngài. Điều rất sáng tỏ trong kinh văn là chúng ta cần
trưởng tiến và sự biến đổi trong sự sống cho sự xây dựng. Vì vậy chúng ta cần sự
trưởng tiến và sự biến đổi cho kiến ốc. Tôi rất sung sướng là trong các năm qua
tôi đã thấy sự trưởng tiến ở giữa các thánh đồ và sự xây dựng nữa. Chúng ta cần
kiểm tra chính mình bằng sự trưởng tiến trong sự sống và sự xây dựng. Không có
đường lối nào khác để thành toàn mục đích của Chúa, và đây là tại sao hai điều
nầy là hai điều chủ yếu trong sự khôi phục của Chúa. Có thể có nhiều điều hữu
ích, nhưng chúng không phải là mục tiêu trung tâm của mục đích Đức Chúa Trời. Mục
tiêu trung tâm của mục đích Đức Chúa Trời trong kinh thánh là sự sống và sự xây
dựng. Nguyện Chúa mở mắt chúng ta hầu chúng ta có thể thấy điều đó