-
Là con người ai cũng phải có tên họ với mục
đích phân biệt nhau và biểu lộ cà tính của mình. Đức Chúa Trời là Chân Thần độc
nhất trong vũ trụ, không có loài thọ tạo nào mà không biết và ngộ nhận Ngài,
cho nên theo một phương diện, Đức Chúa Trời không cần có Tên, hay có Danh xưng
với mục đích phân biệt. Nhưng theo một diện khác, Ngài cần có nhiều Tên, có nhiều
Danh xưng—để khải thị chính Ngài ra.
Những Danh xưng của Đức Chúa Trời bày tỏ bản chất,
thể yếu, thuộc tính, mĩ đức, kế hoạch, vinh quang, công tác của Ngài một cách
bao la và cụ thể rất dễ cho con người qua đó nhận biết được Thân vị của Ngài.
Nói cách tóm tắt Đức Chúa Trời có 4 đơn Danh
chính yếu là Đức Chúa Trời, Jehovah, Chúa và Cha, cũng như khá nhiều hợp danh phát
sinh từ 4 đơn danh trên.
1-
Đức
Chúa Trời
Tiếng Hê-bơ-rơ là Elohim và tiếng Hi lạp là
Théos. Chữ Elohim xuất hiện chừng 2500 lần trong kinh văn Hê-bơ-rơ, thì 2300 lần
áp dụng cho Đức Chúa Trời. Danh Theos xuất hiện trên 1300 lần trong kinh thánh
Hi lạp. Elohim là Đức Chúa Trời quyền năng. Danh Elohim ngụ ý Đức Chúa Trời đa
số (ba một). Elohim đa số đi kèm động từ đơn số như Sáng thế kí 1:1, 27.
& Những Danh xưng khác của Elohim:
a/--Eloah:
Là Đức Chúa Trời trong tiếng Hê-bơ-rơ. Tự căn của
Eloah có thể xuất phát từ chữ Allah (sự thờ phương). Allah là Danh của Đức Chúa
Trời trong trong tiếng Á-rập, Hồi giáo. Eloah xuất hiện lần đầu ở Phục truyền
32:15-17, và xuất hiện không dưới 41 lần trong sách Gióp. Eloah là Danh xưng số
ít của Elohim, tượng trưng Đấng Christ, biểu hiện cho Đức Chúa Trời tam nhất. “Sau
khi da tôi, tức xác thịt nầy, đã bị tan nát,
Bấy giờ ngoài xác thịt tôi sẽ xem thấy Đức Chúa Trời (Eloah)” (Gióp 19:
26). Gióp không nói ông sẽ thấy Elohim, bèn là Eloah, khi ông sống lại.
b/-- Elah:
Là Đức Chúa Trời trong tiếng Canh-đê. Danh xưng
nầy xuất hiện 43 lần trong sách E-xơ-ra và 46 lần trong sách Đa-ni-ên, là hai
sách nói về hoàn cảnh khổ của dân Israel bị lưu đày. Hai tiên tri A-ghê và
Xa-cha-ri, nhân danh Đức Chúa Trời
(Elah) của Y-sơ-ra-ên nói tiên tri cho các người Giu-đa tại xứ Giu-đa và ở tại
Giê-ru-sa-lem. Xô-rô-ba-bên, và Giê-sua, bèn chỗi dậy, khởi cất đền Đức Chúa Trời
(Elah) tại Giê-ru-sa-lem (E-xơ-ra
5:1-2). “Đức Chúa Trời (Elah) mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi thoát
khỏi lò lửa hực” (Đa 3:17)—“Đức Chúa Trời (Elah) tôi đã sai thiên sứ Ngài, và bịt
miệng các sư tử” (Đa 6:20). Elah là Đức Chúa Trời quyền năng hằng sống luôn ở giữa
nghịch cảnh của dân Ngài.
c/ - El:
Danh xưng El (Ên) xuất hiện chừng 250 lần trong
kinh Cựu ước, luôn luôn theo số ít. Danh nầy nói lên Đức Chúa Trời là Đấng toàn
túc, thành tín, thương xót, hằng sống đời đời. Danh xưng El được ghép vào tên
tuổi của thánh đồ như Beth-el (nhà của Đức Chúa Trời)- Isra-el (vương tử của Đức Chúa Trời)- Dani-el
(Đức Chúa Trời là Quan Án của tôi). “Emmanu-el” (Đức Chúa Trời ở cùng chúng
ta).
d/- El-Shaddai-
Danh El-Shaddai xuất hiện lần đầu ở Sáng 17:1,
“Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn túc;
ngươi hãy bước đi trước mặt ta làm một người trọn vẹn”.
Chữ Shad có nghĩa là cái vú, El-Shaddai có
nghĩa Đức Chúa Trời có nhiều vú, nghĩa đen là The All-Sufficient God (Đức Chúa
Trời toàn túc), mà các bản kinh thánh Anh văn hay Việt văn đều dịch sai lầm là
Đức Chúa Trời toàn năng.
Danh El-Shaddai xuất hiện 8 lần là: Sáng 17:1;
26:3; 35:11; 43:14; 48:3; 49:25; Xuất 6:3; Ê-sai 10:5—và có 40 lần chép danh Shaddai (Đấng toàn túc).
Trong 40 lần đó thì sách Gióp chép 31 lần, mỗi lần đó bạn nên sửa lại là Đấng
toàn túc. Bà Na-ô-mi nói “Tôi đi ra đầy dẫy, Đấng Toàn túc đem tôi về tay
không”.
e/. Còn những hợp danh khác của El là: El- Roi
(Đức Chúa Trời đoái xem- Sáng 16: 13), El- Olam (Đức Chúa Trởi hằng hữu- Sáng
21:33), El- Elyon (Đức Chúa Trời chí cao- Sáng 14; 22), El- Bethel (Đức Chúa Trời
của Bê-tên- Sáng 31:13; 35: 7).
f/ Theos
Có nhiều hợp danh của Theos xuất hiện trong Tân
ước nói lên bản tính, công việc độc đáo của Đức Chúa Trời:
-
Đức
Chúa Trời vinh hiển hiện ra –Công vụ 7:2
-
Đức
Chúa Trời của mọi ân điển kêu gọi- 1 Phi-e-rơ 5:10
-
Hầu
việc Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật- 1 Tê. 1:9
-
Đức
Chúa Trời của sự bình an thánh hóa tín đồ-(1 Tê 5:23), chà đạp sa-tan (Rô
16:20), ở cùng thánh đồ (Phi-líp 4:9).
-
Hội
thánh của Đức Chúa Trời hằng sống- 1 Ti. 3:16
-
Đức
Chúa Trời của sự hi vọng ban đầy sự vui vẻ - Rô 15:13
-
Đức
Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác và của Gia cốp Ma-thi-ơ 22:32
2-
Đức
Jehovah
Jehovah trong tiếng Hê-bơ-rơ dịch âm là Yahweh, Việt ngữ là Gia-vê, Pháp
văn dịch là L’Eternel (Đấng Vĩnh Cửu), tất cả là Tên của Đức Chúa Trời. Động từ
hâyâh (to exist) được tạm dịch là To Be có hai nghĩa: là và có (thực hữu). Nên ý nghĩa của Jehovah là I Am; Ta Là và Ta
Thực Hữu. Đơn danh Jehovah xuất hiện 7000 lần trong Cựu ước. Trong Xuất Ai cập
kí 3 :14 chính Đức Chúa Trời định nghĩa danh nầy là “I Am That I Am” -
Ta là Đấng Tự hữu Hằng hữu.
Đức Chúa Trời sống trong thì hiện tại hằng hữu
của Ngài. Nếu bạn dùng trí tưởng tượng của mình để đưa ra một niên hiệu tì tỉ tỉ…
năm trong quá khứ và ta tạm gọi là Alpha, và đưa ra con số tỉ tỉ tỉ… năm trong
một thời điểm tương lai mà ta tưởng tượng là Omega. Thì cả cõi thời gian tưởng
tưởng hết mức đó, từ Alpha đến Omega, tất cả đều là một một khoảng cách rất nhỏ
trong thì hiện tại hằng hữu của Đức Chúa Trời. Chúa chứa cả cõi thời gian quá
khứ, hiện tại và tương lai trong bản thể vô hạn của Ngài, vì Ngài là Jehovah, Đấng
hằng hữu.
Phúc âm Giăng, về một mặt, được chép theo thì
hiện tại hằng hữu của Đức Chúa Trời. Danh xưng I Am- Ta Là- xuất hiện 23 lần
trong phúc âm Giăng. Chúa từng nói Ta Là Đường Đi, Lẽ Thật Và Sự Sống, Ta Là
Cây Nho… Và Ngài cũng nói; “Khi các ngươi treo Con người lên, bấy giờ sẽ
biết Ta là Đấng hằng hữu (I Am)” (Giăng 8:28)- “Ta
nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra-ham, ta vẫn hằng hữu (I Am) ” (Giăng 8:58).
Đức Jehovah là Chúa Jesus – Ngài là mọi sự và
Ngài đang hằng hữu mãi mãi.
& 14 Hợp Danh của Đức Jehovah:
-
Jehovah-
Hoseenu- Gia-vê Đấng Tạo Hóa chúng tôi –Thi thiên 95:6
-
Jehovah
Jireh- Gia-vê thấy trước hoặc cung ứng- Sáng thế kí 22:14
-
Jehoavah
Ropheca- Gia Vê là Đấng Chữa bệnh, Lương Y -Xuất 15:26
-
Jehovah
Nissi- Gia-vê cờ xí của chúng tôi- Xuất 17:15
-
Jehovah
Mekaddeshcem- Gia-vê Đấng thánh hóa-- Lê 20:7—Danh nầy chép 7 lần trong sách
Lê-vi-kí
-
Jehovah
Eloheenu- Gia-vê Đức Chúa Trời chúng ta- Thi 99:5,8,9
-
Jehovah
Eloheka- Gia-vê Đức Chúa Trời ngươi- Xuất 20:2. Danh nầy xuất hiện 16 lần trong
sách Phục truyền.
-
Jehovah-Elohay-
Gia-vê Đức Chúa Trời tôi Xa 14:5
-
Jehovah-Shalom
– Gia-vê đem đến sự bình an- Quan xét 6:24
-
Jehovah-Tsebahoth-
Gia-vê vạn quân- Ê-sai 47:4, Danh nầy xuất hiện
53 lần trong sách Xa-cha-ri, với mục đích trấn
tỉnh và an ủi dân sót ít oi, bạc nhược đã hồi hương.- Vì quân số thiên binh ở
cùng họ đông hơn dân Sa-ma-ri cừu địch bao quanh.
-
Jehovah- Rohi- Gia–vê Đấng Chăn Giữ tôi- Thi
23:1
-
Jehovah-
Heleyon- Gia-vê chí cao- Thi 18:13
-
Jehovah
Tsidkeenu- Gia- vê sự công nghĩa chúng ta- Giê 23: 6; 33: 16.
-
Jehovah-
Shammah- Gia-vê hiện diện ở đó Ê-xê-chi-ên 48:35
3 CHÚA
Hai danh xưng Adon và Adonai được tìm thấy trong
kinh Cựu ước và Kurios trong Tân ước Hi lạp. Adonai xuất hiện lần đầu ở Sáng
15 :2, “Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ cho tôi chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ
nối nghiệp nhà tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách”
Adonai là hình thức số nhiều có nghĩa “Các
Chủ”, còn chữ Adon là hình thức số ít có thể dịch là Chúa hay Chủ. Adon xuất hiện lần đầu ở Xuất 23 :17, “Mỗi
năm ba kỳ các người nam phải đến trước mặt Chúa (Adon), tức là Đức Giê-hô-va”.
Hợp Danh Adonai Jehovah xuất hiện khoảng 200 lần
trong sách Ê-xê-chi-ên, thậm chí Ê-xê-chi-ên
đoạn 16 chép đến 11 lần- Tất cả nói lên uy quyền làm Chúa, làm Chủ của Đức Chúa
Trời.
Một hợp danh đặc biệt là “Adon cà trái đất”, xuất hiện 5 lần trong Cứu
ước—Giô-suê 3 :11, Thi 97 :5, Mi 4 :13, Xa 4 :14 ;
6 :5. Còn Khải huyền 11 :4 cũng nói đến Kurios (Chúa) cả trái đất. Jesus
là Chủ Nhân trái đất.
Danh Kurios được dịch là Chúa trong Tân ước Hi lạp.
Danh Kurios bao gồm cả hai Danh Jehovah và Adonai trong Cựu Ước. Thi thiên 110:
1 chép, “Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa (Adon) tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta”,
nhưng Ma-thi-ơ 22 : 44 lại
ghi “Chúa (Kurios) phán cùng Chúa
(Kurios) tôi: Hãy ngồi bên hữu ta” . Chúa của vua Đa-Vit là Đấng Christ –
Đức Jehovah phán cùng Chúa Jesus, Nhưng sứ đồ Ma-thi-ơ nói là Chúa phán cùng
Chúa tôi. Như vậy Danh Jehovah và Danh Adonai được bao gồm và tập trung trong
Danh Chúa Jesus.
& Có các Hợp Danh của Kurios trong Tân ước
là :
- Chúa vinh hiển – 1 Cor 2 :8
- Chúa của sự bình an- 2 Tê.
3 :16
- Chúa vạn quân- Gia cơ 5:4
- Chúa các chúa- Khải. 19:14
- Chúa Đức Chúa Trời Đấng Thống Lĩnh
Còn một
hợp Danh cuối cùng của Đức Chúa Trời là Kurios Theos Pantokrator. Kurios là Jehovah, là Chúa-Theos là Đức
Chúa Trời. Ê-phê-sô 6:14 chép các bá chủ
của đời là kosmokrator- (wold-rulres), cho nên chữ pantokrator (All-
Ruler) có nghĩa là The All Ruler. Tất cả
các bản dịch kinh thánh đều mắc phải sai lầm khi dịch chữ pantokrator là Đấng
toàn năng. Hợp Danh nầy nên dịch là Chúa Đức Chúa Trời Đấng Thống Lĩnh, đã xuất
hiện 8 lần trong sách Khải huyền. The All-Ruler là Tổng Thống, Thống Lĩnh. Vì
trong thời đại cuối cùng nầy, Chúa chúng ta tỏ ra Ngài là Chúa, là Đức Chúa Trời
vẫn cầm quyền chế ngự, tể trị mọi sự khi sa-tan và Antichrist dốc toàn lực chiến
đấu chống lại Chiên Con. “Ha-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta,
là Đấng Toàn năng, đang làm Vua” (Khải 19: 6).
4. CHA
Ê-sai 9 :6 chép, “Vì có một con trẻ sanh cho
chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; ..Ngài sẽ được xưng ..là Đức
Chúa Trời Quyền năng, là Cha Đời đời”. Câu nầy nói con trẻ sinh ra vốn là
Đức Chúa Trời Quyền năng ; còn Con trai vốn là Cha Đời đời. Trong Đức Chúa
Trời Ba Một, Đức Chúa Trời là Cha, khi ra đời làm người, Ngài là Con. Cho nên Đấng
có Danh là Cha chính là Con, Jesus Christ.
Trong sách Ma-thi-ơ danh “Cha” xuất hiện
44 lần, Mác 5 lần, Lu ca 17 lần, nhưng trong phúc âm Giăng, danh xưng “Cha” xuất
hiện 122 lần. Sách Giăng phô bày rất nhiều phương diện của Cha như nhà Cha, sự
sai phái của Cha, vinh hiển của Cha, hình ảnh của Cha, chức vụ của Cha, tình
yêu của Cha, chén của Cha, sự bảo vệ của Cha, hiện diện của Cha ..v..v..
Kinh Tân ước còn khải thị nhiều hợp danh của Cha
như sau :
-
Cha thiên
thượng (Thiên Phụ)- Ma-thi-ơ 6 :14
-
Cha
thánh- Giăng 17:11
-
Cha
công nghĩa- Giăng 17:24
-
Cha
vạn linh- Hê-bơ-rơ 12:9
-
Cha
vinh hiển- Ê-phê-sô 1:17
-
Cha
của các sự sáng- Gia cơ 1:17
-
Cha của
Chúa Jesus Christ- 2 Cô 1:3
-
Cha
hay thương xót- 2 Cor 1:3
5.
Kết
Luận:
Qua Danh Elohim, chúng ta thấy vinh hiển quyền
năng của Đức Chúa Trời, qua danh Jehovah, chúng ta hiểu được vinh quang thân vị
hằng hữu Ngài, qua Danh Adonai, chúng ta nhìn nhận về sự chiếm hữu và quyền chủ
tể của Đức Chúa Trời, cuối cùng qua danh xưng là Cha, chúng ta đến gần sự lạ
lùng trong tình phụ tử của Đức Chúa Trời với con cái của Ngài. Bốn đơn Danh
trên đều tập trong trong Danh cao quý, Jesus Christ.
Là con Đức Chúa Trời ai lại không biết Danh Cha
hay Chúa mình, là tôi tớ của Chủ, ai lại không quen thuộc Danh Chúa mình. Danh
Chúa như dầu thơm đổ ra. Danh Chúa là tháp ẩn náu, là khiên che, thuẫn đỡ, là
nguồn dinh dưỡng, là kho tàng không vơi cạn, là nền tảng để xây hội thánh, là
tiếng nhạc thánh bồi dưỡng, an ủi tâm hồn, là gươm hai lưỡi chiến thắng quân
thù, sát trừ bản ngã và xác thịt của chùng ta.
Bạn ơi chúng ta đang đội danh thánh của Chúa, nên
đừng lấy Danh Ngài chơi giởn, hãy bước đi trong quyền năng Danh Ngài, hãy học
thuộc lòng các hợp Danh của Ngài, hãy suy gẫm Danh Ngài, ca ngợi Danh Ngài, kêu
cầu các Danh Ngài, và thường sử dụng Danh Ngài chống kẻ thù. Danh Ngài là lớn,
là cao quý biết bao!
“Hằng ngày họ vui mừng vì danh Chúa, Được nhắc
cao lên vì sự công bình Chúa” (Thi thiên 89:16)-- “Nhưng, hỡi Chúa Giê-hô-va,
nhân danh Chúa, xin hãy hậu đãi tôi; Vì sự nhân từ Chúa là tốt; xin hãy giải cứu
tôi” (Thi thiên 109:21).
Minh Khải 18-12-2018