Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

Tóm Lược Niên Đại Học Sáng Thế Ký-

1. Hê-nóc:

Tên "Hê-nóc" có nghĩa "hiến dâng". Năm ông 65 tuổi sinh ra "Mê tu sê la". Mê-tu-sê la có nghĩa "Khi người nầy chết có một việc xảy ra".
Nhờ đồng đi với Chúa trong 300 năm, Hê-nóc có 2 lời tiên tri về hai lần tận thế:
--Ông Mê-tu-sê la sẽ chết vào năm nước lụt xảy ra. Nô ê chôn cất ông nội xong thì nước lụt xảy đến. Cụ Lê-méc, bố Nô ê, chết 5 năm trước khi nước lụt đến.
- Giu đe 1:14-15. Hê nóc đã nhìn vượt thời gian gần 6000 năm về sau và thấy ngày tận thế thứ hai là ngày Chúa Giê su tái lâm.
2. Nô ê:
Tên "Nô-ê" nghĩa là "an nghỉ". Ông nhận được sự khải thị đóng tàu dài 135 mét, khởi sự đóng tàu vào năm ông 480 tuổi (Sáng 6: 3). Ông là thầy giảng đạo sự công bình suốt 120 năm đó.- 2 Phiero 2: 5. Hai mưới năm sau, khi ông 500 tuổi, ông sanh ba con trai, Sem, Cham, Gia phết. Chúng nó phụ giúp ông trong công việc đại sự nầy trong suốt gần 120 năm. Ông bà nội, cha mẹ và 3 con trai, ba nàng dâu đã phụ giúp Nô-ê hoàn thành chiếc tàu cứu sanh- Heb 11: 7
Góc tối đời sống của Nô-ê. Sau nước lụt, Nô ê còn sống 350 năm nữa. Đến khi Ca-an-an con của Cham khôn lớn, có lẽ 20 hay 50 tuổi gì đó, hắn âm mưu cùng bố Cham, pha rượu độc cho ông nội mình uống, để ông lõa thể mà hạ bệ thẩm quyền làm Đầu nhân loại của Nô-ê- Habacuc 2:15 và Ô-sê 12: 8. Tên Ca na an có nghĩa "người buôn bán". Vì chữ "người buôn bán?" trong Ô sê 12:8 có nghĩa đen là "Ca-na-an".
Xem Sáng thế ký 9: 24-25 và 10: 6-12, thì Nim-rốt gọi Ca-na-an là chú ruột. Sau khi hạ bệ thẩm quyền của Nô-ê, Đầu của nhân loại mới xong, Cham và Ca-na-an giúp Nim rốt nắm quyền cai trị cả nhân loại thời đó. Vì Nim-rốt là thợ săn anh hùng thời kỳ đó, một con người kiệt xuất, lập ra vương quốc Ba-by-lôn đầu tiên và xây dựng tháp Ba-bên.
😚 A-đam, Nô-ê , Y sác sống nhàn hạ và hưởng thụ:
A-đam sống 308 năm với Hê-nóc. Trong khi Hê-nóc sinh động trong đời sống thuộc linh, đồng đi với Chúa, thì A đam sống 308 năm trong tình trạng mất tương ứng với Chúa.
Tháp Ba bên tan rả và phân chia loài người ra các thứ tiếng vào năm 101 sau nước lụt. Lúc đó Nô ê còn sống, nhưng sau vụ tai tiếng, lời nói của ông không còn ai nghe nữa, nên con cháu ông đã xây tháp Ba-bên chống đối và nổi loạn với Chúa. Nô ê sống 300 năm cuối đời để làm gì? Ôi trường thọ thêm 300 năm trong sự hư không!
Nghiên cứu niên đại học trong Sáng thế ký, anh em sẽ thấy sau khi con mình là Gia cốp ra đi về quê mẹ cưới vợ, Y sác còn sống 43 năm trong cuộc sống ham mê ăn món thích khẩu. Sau khoảng 22 năm xa cách, Gia cốp với 13 con trai và gái , là 13 đứa cháu nội của Y sác chung với bầy gia súc đông đảo đã về lại Hếp rôn và gặp lại cha mẹ. Người ta suy diễn là bà Rê be ca chết trước khi Gia cốp trở về, điều nầy không có bằng chứng.
Gia cốp phải ngã thịt để nuôi cha mẹ già và đại gia đình của mình trong khoảng 20 năm, nên trước khi xuống Ai cập, đàn gia sức còn lại rất ít. Y sác đã chứng kiến ngày đau thương của Gia cốp khóc lóc thảm thiết vì tưởng lầm con yêu dấu là Giô sép đã chết.
-4-Cuộc đời Áp-ra-ham.
Ông Mê-tu sê la đồng sống với A-đam 243 năm và với Sem 98 năm.Ông đã truyền cho đoàn hậu tấn. Nô ê sống chung với Áp ra ham 57 năm, còn Sem sống chung với Áp ra ham đến 207 năm.
Sáng 11: 26, 32 nói rằng Khi Tha rê dẫn Áp ra ham đi theo tiếng gọi của Chúa, Tha rê đã chết tại Cha ran. Vì Công vụ 7:2 nói Chúa vinh hiển hiện ra cùng Áp ra ham tại U rơ. Thế mà sau khi Tha rê chết, Áp ra ham vào xứ Ca na an thì Sáng 12: 4 nói Áp ra ham mới 75 tuổi. Còn theo Sáng 11:26, 32 thì Áp-ra ham phải 135 tuổi. Sư sai sót đến 60 năm. Như vậy sau khi Tha rê chết , Áp ra ham 75 tuổi trong Chúa và là 135 tuổi đời, Sau khi được Chúa kêu gọi, ông đã sống ở trạm trung chuyển Cha ran 75 năm, và sống tại U rơ 60 năm lúc chưa tin Chúa.
Sáng thế ký 21:5 nói ông sinh ra Y sác vào năm ông 100 tuổi thuộc linh. Khi hai con của Y sác là Êsau và Gia cốp ra đời thì Áp ra ham được 160 tuổi thuộc linh, mà Sáng 25: 7 nói Áp ra ham qua đời , hưởng thọ 175 tuổi thuộc linh. Như vậy Áp ra ham, với tư cách ông nội, ông chắc chắn đã kể chuyện đời xưa về cuộc đời của mình cho hai cháu nội nghe, mà nghe xong, Êsau vẫn không ham thích Chúa.
-5-Gia cốp và Giô sép:
Khi hai cha con gặp nhau thì Gia cốp 130 tuổi, thì Giô sép mấy tuổi? Sáng thế kí 41:46 nói Giô sép lên làm thủ tướng Ai cập năm 30 tuổi. Bảy năm được mùa xong, hai năm sau Gia cốp mới gặp Giô sép. Năm đó Giô sép 39 tuổi. Lấy con số 130 trừ đi 39, chúng ta ra con số 91, là tuổi của Gia cốp khi Giô sép ra đời, xem Sáng 30: 25. Đó là lúc Gia cốp mãn hạn 14 năm ở đợ nhà La ban, là cậu ruột và cũng là bố vơ. lấy 91 khấu trừ đi 14, chúng ta có con số 77, là tuổi của chàng trai Gia cốp được cha mình là Y sác sai về quê ngoại để cưới vợ. Lấy con số 130, tuổi Gia cốp khi đến Ai cập trừ đi 77, chúng ta có con số 53 năm, đó là thời gian ông được Chúa luyện lọc trong lò luyện kim La ban 20 năm, và trong tay con cái 33 năm. Sau 53 năm được Chúa xử lý ông được Kinh thánh gọi tên mới là Israel (vương tử của Đức Chúa Trời)-- Sáng 43; 6, 8; 46:1; 47:27. Anh em muốn được trưởng thành thuộc linh thì phải chịu học trong trường xử lý của Chúa ít ra cũng 50 năm.
- 6- Tháp Ba-bên tan rả.
Đọc Sáng thế ký 10:25; 11: 10-18, chúng ta sẽ có con số 101 năm, là năm Bê léc được sinh ra. "Bê-léc" nghĩa là "phân chia", vì khi ông ra đời tháp Ba bên tan rả, và loài người phân chia ra làm nhiều thứ tiếng, nhiều dân tộc và phân tán trên khắp địa cầu.
Trong Hán tự, có chữ Phân. Chữ nầy gồm có hai chữ, chưc nằm trên là Bát, nghĩa là tám, và chữ nằm dưới là Đao, con dao. Con dao đâm vào số tám, vì 8 người trong tàu Nô ê , là nguồn gốc của nhân loại mới sau nước lụt. Con đao đã gây ra sự phân tán tại tháp Ba bên.
MK. 13-12-2021