Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

BA CHIỀU HƯỚNG NGỢI KHEN CHÚA



Christ là rất nhiều điều diệu kỳ đối với dân Ngài và đưa đến cho họ một sự phồn vinh về các lợi ích như vậy mà tâm trí con người không thể am hiểu hay tấm lòng có thể tìm đủ lời để diễn đạt.
Các bửu vật này thì vừa ở hiện tại và mai sau. Xuyên qua Phao lô, Linh của lẽ thật xác quyết rằng Đức Chúa Trời đã ban phước cho chúng ta trong Christ đủ mọi phước hạnh thuộc linh. Là các con trai của sáng tạo mới, các điều này thuộc về chúng ta, và đã dành sẵn cho chúng ta ngay bây giờ bởi sự vâng phục của đức tin.
Được cùng Linh đó thúc đẩy, Phierơ bảo cho chúng ta về một cơ nghiệp, đã đảm bảo cho chúng ta bằng sự phục sinh của Christ, một cơ nghiệp bất hủ, không nhơ nhớp, không suy tàn, được dành sẵn cho chúng ta trong trời.
Tại đây không có sự mâu thuẫn, vì một sứ đồ diễn giảng về các lợi ích hiện tại, còn vị kia về các lợi ích còn được ban cho chúng ta vào lúc Christ quang lâm. Cả hai vị không có đủ lời loài người để tán dương nhiều phước hạnh mà chúng ta đã nhận lãnh rồi.
Có lẽ tôi phải dùng một hình ảnh thí dụ để cho dễ hiểu. Nếu chúng ta nghĩ về chính mình như con cá trong dòng sông to, sẽ có lúc hưởng thụ sự tuôn chảy đầy đủ của dòng nước với lòng biết ơn, nhớ đến dòng nước đã chảy qua và chung với sự đoán trước hoan hỉ chờ đợi sự đầy đủ đang chuyển vận đến chúng ta từ thượng lưu. Đây chỉ là hình ảnh ngôn ngữ bất toàn. Nhưng điều đích thực là chúng ta, những kẻ tin cậy Christ đến được ân điển hiện tại nâng đỡ trong khi lòng cảm tạ chúng ta nhớ lại sự mỹ hảo mà chúng ta vui hưởng trong các ngày đã qua và hướng nhìn bằng niềm trông mong hạnh phúc đến ân điển và sự mỹ hảo còn đang chờ đợi chúng ta.
Trong chỗ kia, Bernard Clairveaux diễn giảng về “thuốc thơm được pha chế bằng các sự lợi ích đáng ghi nhớ về Đức Chúa Trời”. Hương thơm như vậy thật là hiếm hoi. Mọi người theo Christ phải thơm ngát thuốc thơm như vậy, vì há chúng ta đã không nhận lãnh từ sự nhân từ của Đức Chúa Trời nhiều hơn sự tưởng tượng mà chúng ta đã thai nghén từ trước khi biết Ngài và đã tự khám phá cho chính mình thế nào Ngài là quảng đại và phong phú như thế nào hay sao?
Không ai chối cãi rằng từ sự đầy đủ của Ngài chúng ta đã tiếp nhận ân điển gia trên ân điển, nhưng hương thơm không xuất phát từ khâu nhận lãnh, mà từ khâu ghi nhớ, là điều hoàn toàn khác biệt. Mười người phung đã nhận sự chữa lành, đó là sự lợi ích. Một người đã trở lại để cám ơn ân nhân, đó là thuốc thơm. Các lợi ích không được ghi nhớ, giống như các con ruồi chết, có thể làm cho dầu thơm sinh ra mùi hôi thối.
Các phước hạnh đã được ghi nhớ, sự cảm tạ về các ân huệ hiện tại và lời ngợi khen về ân điển đã hứa, trộn lẫn với nhau như một dược, lư hội và nhục quế để tạo thành một bó hoa hi hữu trang hoàng cho áo xống của các thánh đồ. Đavít cũng đã dùng thuốc thơm này xức cho đờn cầm của ông và nhờ nó mà các thánh ca của các thời đại cũng đã được dịu ngọt.
Có lẽ cần có một niềm tin để ngợi khen Đức Chúa Trời về các phước hạnh chưa thực hiện hơn là đối với các phước hạnh mà chúng ta đã một lần vui hưởng hay những gì chúng ta hưởng bây giờ. Song le nhiều người đã đạt được đỉnh cao vút có ánh mặt trời soi rọi đó rồi, như chị Anna Waring. Chị viết: “Nguyện vinh quang qui về Ngài vì mọi ân điển con chưa nếm được...”
Đang khi chúng ta chuyển động vào sự quen biết cá nhân và sâu nhiệm hơn với Đức Chúa Trời Tam Nhất, tôi nghĩ sự nhấn mạnh của đời sống chúng ta sẽ dời từ quá khứ và hiện tại đến tương lai. Dần dần chúng ta sẽ trở nên các con cái của hi vọng sinh động và các con trai của một ngày mai kiên cố. Lòng chúng ta sẽ dịu êm vì các kỷ niệm về ngày đã qua, sinh hoạt chúng ta dịu ngọt bởi sự biết ơn Đức Chúa Trời về con đường kiên cố mà chúng ta đã trải qua, nhưng đôi mắt chúng ta sẽ tập chú càng lúc càng nhiều hơn vào hi vọng hạnh phước của ngày mai.
Phần lớn Kinh Thánh được chép về sự tiên đoán. Không có gì mà Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta có thể so sánh với tất cả những gì được chép trong lời chắc chắn của các tiên tri. Và không có gì mà Ngài đã làm hay có thể còn làm cho chúng ta có thể sánh kịp với Ngài là gì và sẽ là những gì cho chúng ta. Có lẽ người viết thánh ca ở trên đã suy nghĩ đến điều này nên chị đã hát tiếp:
“Tôi có một gia tài niềm vui mà tôi chưa cần thấy; bàn tay mà đã chảy máu làm cho điều đó thuộc về tôi, và đang gìn giữ nó cho tôi”.
Có thể nào “gia tài niềm vui ấy lại kém hơn Khải tượng tối đại hạnh phúc về Đức Chúa Trời chăng?
A.W.Tozer