Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

HAI NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHO SỰ TRẮC NGHIỆM TỐI HẬU

Kinh văn: Xuất 32
Chiều hôm nay tôi muốn xem hai người phản ứng như thế nào dưới sức ép. Trước hết chúng ta nhìn vào Môise, sau đó chúng ta sẽ thấy Arôn phản ứng thế nào; nhưng chúng ta sẽ chỉ tỏ một ít bối cảnh trước khi chúng ta nhìn vào chính sự việc.

Há không phải là điều đáng ghi nhận khi một dân mà đã được đem ra khỏi ách nô lệ tại Ai Cập lại đã lưu tâm vào tình trạng được giải phóng khỏi ách nô lệ của họ nhiều hơn vào điều Đức Chúa Trời mong muốn sao? Họ đã thực sự mong muốn Đức Chúa Trời cho chính Ngài, hay chỉ sử dụng Ngài cho chính họ? Đây là gánh nặng của tôi trong xứ này (Mỹ) trên hơn 20 năm qua. Chúng ta có rất nhiều người muốn sự giải phóng, nhưng không có sự lưu tâm về mục đích hay ý chỉ của Đức Chúa Trời.
Nên vào lúc này chúng ta thấy Ysơraên nói cùng Arôn: “Hãy làm các thần cho chúng tôi”. Trong lúc đó Môise vắng mặt vì ông ở trên núi. Dân Mỹ nói “khi nào mèo đi vắng, chuột chơi giởn”. Bây giờ chúng ta xem điều Đức Chúa Trời phán cùng Môise:
“Hãy xuống đi, vì dân của ngươi mà ngươi đã đưa ra khỏi xứ Ai Cập, đã bại hoại rồi: họ đã vội vàng bỏ đường lối Ta đã truyền lịnh họ, đúc một con bò tơ, mọp trước tượng đó và dâng của lễ cho nó mà rằng: Hỡi Ysơraên, đây là các thần đã dẫn ngươi lên khỏi xứ Ai Cập. Đức Jehovah cũng phán cùng Môise: Ta đã xem thấy dân này, kìa là một dân cứng cổ. Vậy bây giờ hãy để mặc Ta làm, hầu cho cơn thạnh nộ Ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi, nhưng Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn”. (32:7-10).
Đây là một thời điểm rất nguy ngập để trắc nghiệm Môise. Dưới sức ép, Arôn đã chìu theo các ước vọng của dân chúng, nhưng Môise lại đồng nhất hóa chính mình với tấm lòng của Đức Chúa Trời. Có nhiều lúc tôi đã cảm thấy thích nói như vầy nếu tôi là Môise: “Chúa ôi, con chịu bối rối vì họ, xin tiêu diệt họ đi!” Ai mà lại không muốn làm nhà sáng lập một dân tộc chớ? Môise thay cho Ápraham mà! Nhưng tại đây chúng ta học được bài học rất diệu kỳ - đôi lúc chúng ta có lỗ tai điếc đối với Đức Chúa Trời. Nếu có vài điều trong xác thịt của Môise, điều này sẽ tốt đẹp đối với ông. “Vâng, Chúa ôi, con thích làm một sáng lập viên cho một dân tộc mới. Xin xóa bỏ họ đi!” Nhưng Môise không có khát vọng theo bản chất cá nhân, và không có tham vọng kín đáo nào động viên ông. Với một tấm lòng lưu tâm đến mục đích của Đức Chúa Trời, ông hướng về sự trung chính của Danh Ngài, và vinh dự của Ngài ở giữa các dân ngoại bang. Ông thưa:
“Lạy Đức Giêhôva, sao nổi thạnh nộ cùng dân của Ngài là dân mà Ngài đã dùng quyền năng lớn lao và tay mạnh mẽ đưa ra khỏi xứ Ai Cập?” (câu 11).
Tôi xin hỏi anh em một câu. Trong câu 7, khi Đức Chúa Trời phán với Môise, Ngài phán: “Dân của người”, nhưng trong câu 11, khi Môise thưa cùng Đức Chúa Trời, ông nói: “dân của Ngài”. Họ là dân của ai? Không  có ai muốn họ sao? Chúng ta xem các câu 12 đến 14: " Sao để cho người Ê-díp-tô nói rằng: Ngài đưa chúng nó ra khỏi xứ đặng làm hại cho, giết đi tại trong núi, cùng diệt chúng nó khỏi mặt đất? Cầu xin Chúa hãy nguôi cơn giận và bỏ qua điều tai họa mà Ngài muốn giáng cho dân Ngài. 13 Xin Chúa hãy nhớ lại Áp-ra-ham, Y-sác, Y-sơ-ra-ên, là các tôi tớ Ngài, mà Ngài có chỉ mình thề cùng họ rằng: Ta sẽ thêm dòng dõi các ngươi lên nhiều như sao trên trời, ta sẽ ban cho dòng dõi đó cả xứ mà ta chỉ phán, và họ sẽ được xứ ấy làm cơ nghiệp đời đời. 14 Đức Giê-hô-va bèn bỏ qua điều tai họa mà Ngài nói rằng sẽ giáng cho dân mình.".

Tôi yêu thích điều này, khi Môise chuyển biến và thưa: “Lạy Đức Chúa Trời, không phải mục đích của con, nhưng mục đích của Ngài. Anh em thấy, nan đề với rất nhiều cơ đốc nhân ngày nay là họ làm trung tâm, và họ muốn vận động Đức Chúa Trời và mọi điều khác xoay quanh họ. Nhưng Môise khước từ làm trung tâm, vì ông có liên hệ hoàn toàn với Đức Chúa Trời cho điều Ngài mong muốn. Chúa ôi, chính Ngài đã đem dân này ra khỏi Ai Cập”, chớ không phải con. Dân Ai Cập sẽ nghĩ gì nếu Ngài tiêu diệt họ trong đồng vắng? Xin hãy nhớ rằng Ngài đã lập một giao ước với Ápraham, Ysác và Giacốp, và vinh dự của Ngài, sự trung chính của Ngài đang bị lâm nguy giữa các dân tộc”. Nhưng chúng ta không giống như Môise. Chúng ta muốn chuyển động Đức Chúa Trời về phía chúng ta, xoay quanh chúng ta và hướng về trung tâm của chúng ta. Tôi xin minh họa điều này theo một đường lối thực tiễn như sau:
Tôi nhớ một bà mẹ cơ đốc mà đã có một con trai ương ngạnh, và bà đã cầu nguyện và rên siếc vì con này trải nhiều năm. Rồi một đêm kia khi bà cầu nguyện, Đức Chúa Trời phán cùng bà rằng:” Con đã làm một gà mẹ trải nhiều năm rồi, giăng đôi cánh con trên gà con nhỏ bé của con, và con đã nỗ lực tối đa để che chở nó mà khỏi cần bất cứ điều nào Ta có thể cần làm để đem nó đến cùng chính ta”. Khi bà cầu nguyện vào đêm đó, hầu như bà đã di chuyển từ trung tâm của chính bà để tự đồng nhất hóa với Đức Chúa Trời trong trung tâm của Ngài. Khi bà đã di chuyển để đứng chung với Đức Chúa Trời, dường như đã có một cái kéo cắt đứt mọi mối dây của một bà mẹ đối với con mình. Bà không còn cầu nguyện bằng đôi cánh che chở: “Chúa ơi, xin giữ con của con khỏi tai họa”, nhưng bây giờ là: “lạy Đức Chúa Trời, bất luận điều gì xảy ra, xin nắm lấy nó cho chính Ngài”. Bà đã biết có đôi điều đã thay đổi trong địa vị của bà. Đêm hôm sau, khi đứa bé sắp chạy ra chơi với đoàn thể bạn bè, bà đã chận cậu ta tại cửa và nói “con ơi, mẹ muốn con biết rằng Mẹ yêu con theo một đường lối rất mới mẻ, và vài điều đã đổi thay. Mẹ đã nắm lấy một thế đứng mới mẻ với Đức Chúa Trời và mẹ không còn xin Ngài che chở con khi con chạy điên cuồng với các trẻ nhỏ!”. Với tính trẻ dại, cậu ta nhún vai và nói “không sao đâu!”, nhưng có quan hệ thật. Anh ta đã không thề vượt ra ngoài lời của Linh phán với lòng anh ta “mẹ không còn cầu nguyện che chở nữa”. Anh ta đã không thể không để ý lời phán trong lòng anh ta, và lời đó cứ gặm nhắm khi anh ta cố sức chạy trốn tiếng gọi của Đức Chúa Trời. Vâng, tôi có thể rút ngắn câu chuyện này bằng cách chỉ nói rằng không đầy 3 tháng sau cậu bé trở về cùng mẹ anh ta. Anh ta đã tìm gặp Chúa, và ngày anh ta đang phụng sự trong một khu vực truyền giáo.
Điều gì đã tạo ra sự dị biệt. Trước kia, khi người mẹ đã cầu nguyện theo các mối dây thiên nhiên của người mẹ, hầu như bà đã đứng đối kháng lại điều Đức Chúa Trời đã muốn làm. Bây giờ bà đã đứng chung với Đức Chúa Trời vì mục đích của Ngài và điều Ngài đã muốn có bằng mọi giá. Hầu như Chúa đã phán cùng bà “con có sẵn sàng, thậm chí nếu anh ta phải trở nên một người tàn phế và con phải nuôi nấng anh ta hết phần còn lại của đời con chăng? Anh em thấy bà đã nhận thức rằng trong mọi sự cầu nguyện trước kia của bà, bà đã không lưu tâm thật nhiều về Đức Chúa Trời cho chính Ngài như cho chính bà.
Anh em yêu dấu ơi, thập tự giá có một đường lối kỳ diệu để cắt đứt mọi mối dây thiên nhiên! Và mãi đến khi chúng ta đã tiếp lấy sự di chuyển này ra khỏi trung tâm nhỏ bé của chúng ta để tìm thấy Ngài như trung tâm của chúng ta, chúng ta cứ luôn mong muốn sử dụng Đức Chúa Trời cho các cứu cánh riêng của chúng ta.
Nên tại đây thậm chí có sự trắc nghiệm với Môise. Ông đã có liên hệ đến chương trình rộng lớn hơn của Ngài, và không có điều gì từ bản chất hay tham vọng riêng tư. Chúng ta đã thường cảm thức cùng sự trắc nghiệm như vậy, dường như Chúa đã phán “con ơi, những người này không phải là dân của con. Họ là dân của Ta. Đừng cố sức dùng họ cho các cứu cánh của con, hay cho sự kiến tạo Vương quốc của con”. Tôi tin rằng đây là một sự trắc nghiệm hoặc chúng ta đã di chuyển vào thủy lưu của mục đích Đức Chúa Trời, hay hoặc chúng ta muốn liên kết Đức Chúa Trời vào các mục đích riêng của chúng ta. Môise đã vượt nổi sự trắc nghiệm, và đứng đồng nhất trọn vẹn với Đức Chúa Trời.
Bây giờ Môise đã xuống núi. Đức Chúa Trời đã bảo cùng ông mọi điều đã xảy ra, nhưng ông đi gặp dân chúng, và tay ông cầm 2 bảng đá. Dường như Giôsuê đã phải chờ đợi ông tại chân núi, và đang khi họ đi vào trại, tai Giôsuê nghe: “có tiếng chiến đấu”. Nhưng tai của Môise bén nhạy hơn nhiều biết bao! Ông nói, “không, chẳng ph3i tiếng kêu của những kẻ thắng trận, cũng chẳng phải tiếng những kẻ thua trận, nhưng ta nghe tiếng những kẻ hát”. Há không phải là điều diệu kỳ khi tai biện biệt có thể bảo khi nào dân chúng ca hát, nhảy múa và vui chơi sao? Có rất nhiều tập thể tôn giáo cơ đốc và khi anh em có tai để nghe được tiếng thì thầm trong sinh hoạt của họ, anh em cảm thức rằng họ ít biết về cuộc chiến thuộc linh hay sự đắc thắng thiết thực.
Khi gặp Arôn, Môise nói “dân này đã làm điều chi cho anh, mà anh đã xui cho chúng phạm một tội nặng dường ấy?” Dị thường thay Arôn lại nói, “ô, nhưng, tại dân chúng mà chú thấy, đó là lỗi của dân chúng. Tôi chỉ là nạn nhân của các hoàn cảnh”. Nhưng có bao giờ anh em đã chú ý rằng khi anh em chỉ một ngón tay và nói: “vợ tôi mà”, hay “tại giảng sư của tôi”, hay ai khác đó, thì ba ngón tay kia chỉ vào anh em chăng? Hãy chú ý Arôn đáp cùng Môise như thế nào?

“Vì họ đã nói cùng tôi, hãy làm các thần cho chúng tôi, mà sẽ đi trước chúng tôi: vì về phần Môise này, người đã đem chúng tôi lên khỏi đất Ai Cập, chúng tôi chẳng biết có điều chi xảy đến cho người rồi. Tôi nói cùng chúng rằng, ai có vàng hãy lột ra. Nên họ đã đưa vàng cho tôi, tôi ném vàng vào lửa, và con bê đã từ trong đó nhảy vụt ra”. Nhưng Arôn đã cho phép tâm trí mình chơi trò lừa phỉnh. Con bê đã không nhảy vụt ra, vì câu 4 chép: người đã nhận lấy các món đồ đó nơi tay họ, và đã làm thành con bê bằng dụng cụ chạm trổ”. Có bao nhiêu người trong anh em biết phòng tạo hình của mình ở đâu? Rất dễ nhìn phương diện chúng ta qua kính màu! Anh em biết phòng tạo hình của mình ở đâu? Tôi nghĩ tôi không cần đi sâu vào chi tiết. Kể từ ngày Ađam chuyển hướng và đổ thừa: “Êva mà”, chúng ta đều đã mắc tội như vậy.
Vâng, tôi phỏng đoán đây là Arôn khi ông đứng trước Môise để bàu chữa cho mình là không làm con bê vàng. Ông bảo cùng Môise một điều, nhưng tôi tin rằng ông biết tốt hơn ở sâu bên trong. Có bao giờ anh em đã phải đứng chung với Đức Chúa Trời để chống đối chính mình chăng? “Lý luận thiên nhiên của con nói một điều, nhưng, Đức Chúa Trời ôi, con đứng chung với Ngài chống lại nó”.
Bây giờ chúng ta đến bài học chúng ta muốn học tập chiều nay. Môise đã quyết định rồi, ông đứng với Đức Chúa Trời vì mọi mục đích của Ngài, và vì vậy ông đến cổng trại và nói “ai đứng về phía của Chúa? Hãy bước đến và đứng đây bên ạnh ta”. Tôi ngạc nhiên, như tôi, nếu anh em đã rất thường cố sức điều động Đức Chúa Trời về phía chúng ta! Trong những năm đầu tiên, tôi đã rất thường ghi chép trên tờ giấy mọi kế hoạch của tôi mà tôi nghĩ Đức Chúa Trời muốn và cầu xin Ngài tán thành chúng. Bằng cách này hay cách khác tôi cùng có thể giải thích cho anh em thế nào tôi đã cảm thấy rất nhiều người trong dân Đức Chúa Trời đang cố sức điều động Đức Chúa Trời vào khung cảnh của họ khi họ cầu nguyện.
Đây là một lúc rất có ý nghĩa trong lịch sử của Ysơraên. Chúng ta đọc rằng các con cái của Lêvi đã dời chỗ để đứng với Môise chung với Đức Chúa Trời. Tại sao đây là lúc rất quan trọng? Đức Chúa Trời đã muốn toàn dân Ysơraên làm một quốc gia thầy tế lễ cho Ngài, làm một dân trung bảo giữa các nước và chính Ngài, nhưng bây giờ dân này lại cần một tập thể đứng trung gian. Nên anh em biết vào đúng giờ đó người dân Lêvi đã trở nên bộ tộc thứ mười ba trong Ysơraên. Khi chúng ta đọc các câu tiếp theo chúng ta thấy đứng trọn vẹn với Đức Chúa Trời có nghĩa là gì. Hãy chú ý điều Chúa phán cùng dân Lêvi: “mỗi người trong các ngươi hãy đeo gươm bên mình, đi qua đi lại trong trại quân, từ cửa này đến cửa kia, và mỗi người hãy giất anh em, bạn hữu và kẻ lân cận mình (trong bộ tộc Lêvi). Dân Lêvi làm y theo lời Môise, trong ngày đó có chừng 3000 người bị chết.
Làm sao họ đã có thể đi và hạ sát chính các anh em ruột của họ chớ? Chúng ta thấy rằng ai đã hoàn toàn đồng nhất hóa với Đức Chúa Trời trong mục đích của Ngài đều ghét sự bất nghĩa nhiều như mức độ anh ta yêu sự thánh khiết vậy. Chúng ta phải thấy rằng điều này giống như hai căm xe đối nghịch nhau trong một bánh xe. Tôi có thực sự yêu sự thánh khiết chăng? Khi ấy tôi sẽ có một sự ghen ghét ngang bằng đối với những gì bất nghĩa. Những người này mà đã đứng chung với Đức Chúa Trời thánh khiết tại cổng trại đây đều sẽ sẵn sàng đi ra để đối kháng tất cả những gì thù nghịch Đức Chúa Trời. Tôi vẫn thường ngạc nhiên có điều gì đã giúp họ biết những ai đáng bị giết và những ai có thể được chừa lại, nhưng tôi nghĩ điều này sẽ giúp chúng ta nhớ luôn luôn có tình trạng phóng đảng và có lẽ lõa lồ đi đôi với sự sùng bái hình tượng và loại những múa khoái lạc này.
Giống như lưỡi gươm, thập tự giá cắt sự sống sâu xa biết bao! Anh em thấy, nó như gươm hai lưỡi - cây gươm cắt các phần bên ngoài cũng như cắt sâu bên trong. Trừ khi tôi đã kinh nghiệm công tác cắt xẻ trong đời sống tôi cách cá nhân, tôi sẽ không bao giờ dùng nó cắt xẻ hay giết chết bất cứ ai khác. Tôi đã rất thường chú ý, khi xử lý con nhỏ của tôi, rằng khi tôi mềm dịu trong chính tôi, tôi đi hay đối xử mềm dịu với nó. Hầu như chúng ta có thể nói rằng những người Lêvi này đã là những người được phép làm người chết - chết đối với các cảm xúc của họ, nhưng sống động với Đức Chúa Trời.
Kết luận, chúng ta đến chỗ thấy sự đồng nhất hóa này mà Môise đã có với Đức Chúa Trời vốn sâu nhiệm biết bao. Hãy lắng nghe điều ông nói khi ông lên núi lần nữa để thưa cùng Đức Chúa Trời.
“Ôi, dân này đã phạm một tội trọng, làm cho mình các thần bằng vàng. Nhưng bây giờ, nếu Chúa muốn tha thứ tội của họ, và nếu không, tôi xin Ngài, hãy xóa tên tôi khỏi sách Ngài đã chép đi”.
Tôi xin hỏi anh em: “Môise có lưu tâm về điều ông chiếm được từ mọi sự này chăng? Ông đang cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ơi, há không có đường lối nào để con có thể giúp hòa giải họ cùng Ngài sao?” Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng chỉ có Đấng đã có thể luôn luôn giải hòa họ cùng Đức Chúa Trời, nhưng anh em yêu dấu ơi, anh em không thể tiến đến rất gần với tấm lòng của Ngài trừ khi anh em cũng có một tấm lòng Gôgôtha. Chỉ sự chết của Chúa Jêsus đã có thể luôn luôn có già trị trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng tại đây trong Môise, chúng ta cảm thức tấm lòng Gôgôtha và linh Gôgôtha. Người đứng chung cách trọn vẹn với Đức Chúa Trời sẽ đến chỗ chia sẽ cùng đam mê  và mục đích mà đang có trong lòng của Đức Chúa Trời. Tôi ngạc nhiên nếu chúng ta có được các lời rên rỉ như vậy, hay rất lưu tâm cho ai đó nên thưa cùng Chúa rằng: “Chúa ôi, nên giúp được, hãy xóa tên con khỏi sách của Ngài”. Đây là con người trong Cựu ước giúp khải thị sự đồng nhất hóa này, nhưng cũng có một người trong Tân ước.
Chỉ những người là đã lưu tâm về Đức Chúa Trời nhiều hơn về chính họ sẽ luôn luôn nói năng như vậy. Anh em từng ghi nhận được bao nhiêu người muốn di chuyển vào chương 8 đắc thắng của sách Lamã? Anh em yêu dấu ơi, đây là sự trưởng tiến mau lẹ của sự sống trong linh, sẵn sàng ban phát thay vì nhận lãnh.
Nên chúng tôi nói: hoặc chúng ta học tập hoàn toàn đứng chung với Đức Chúa Trời, hay chúng ta là trung tâm trong vũ trụ nhỏ bé của chúng ta và chúng ta muốn điều động Đức Chúa Trời vào quĩ đạo xung quanh chúng ta. Tôi biết điều này dường như khó có thể có, nhưng tôi tin rằng trong xứ sở của tôi vẫn còn có nhiều người đã tái sinh nhưng chỉ muốn sử dụng Đức Chúa Trời cho chính họ, nhưng tôi có sự tin tưởng rằng anh em đã trải qua rất nhiều điều trong những năm qua nên Đức Chúa Trời đã di chuyển anh em vào trung tâm của Ngài rồi./.
D.F.