(Hê-bơ-rơ 3:1, ASV”, Thế thì, hỡi anh em thánh khiết, là những người dự
phần sự kêu gọi trên trời, hãy nghĩ đến Jêsus là Sứ đồ và Thầy tế lễ thượng
phẩm mà chúng ta thừa nhận”.
Một số người cho rằng “ sự kêu gọi trên trời" trong Hê-bơ-rơ 3: 1 là "sự kêu gọi" để đi lên thiên đàng và sống với Đức Chúa Trời và Chúa Giêsu. Tuy nhiên, như ghi chú của Buchanan,
"Sự kêu gọi trên trời" giống như "sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời (Rô-ma 11:29) - “Vì các ân tứ và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời chẳng hề hối cải”
"Sự kêu gọi trên trời" không có liên hệ đến việc lên thiên đàng, nhưng tiếp nhận được một sự kêu gọi từ đó, có nghĩa là, từ Đức Chúa Trời. "Sự kêu gọi" này, có lẽ, là làm một cơ đốc nhân, hoặc trong một ý nghĩa tổng quát hơn, làm một người theo Đức Chúa Trời chân thật,- Đức Giê-hô-va.
Chữ” sự kêu gọi" cũng xuất hiện để được gắn chặt với Hê-bơ-rơ 11 trong cách mà nó sử dụng tính từ “heavenly” (trên trời). Từ ngữ “heavenly” nầy nên dịch là “thuộc thiên” là chính xác và tinh nghĩa nhất. Nó có nghĩa sự kêu gọi thuộc về trời, có trạng thái thiên đàng, chớ không phải sinh hoạt trên thiên đàng.
Như Buchanan tiếp tục tuyên
bố thêm về chữ "trên trời":
Cùng với các bài tán tụng khác, tác giả của thơ Hebrew đã gọi đó là "vùng đất của lời hứa" (11: 9), là vùng đất "trên trời". Điều này không có nghĩa là nó không ở trên trái đất, cũng như bất kỳ “ những người chia sẻ sự kêu gọi trên trời"(3:1), người đã "nếm thử các ban tứ trên trời "(6:4) đã không phải là những người sống trên trái đất. Thật vậy, đó là miền đất mà các tổ phụ đã cư ngụ, khi họ như là "người khách lạ và người đi lang thang" (11:13), nhưng là biểu thức có nghĩa: đó là một vùng đất thần thượng mà Đức Chúa Trời đã hứa.
Cũng như đất Canaan có thể được gọi là "trên trời" (thuộc thiên) bởi vì nó là "đất mà chính Đức Chúa Trời đã hứa”, nên sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời có thể được gọi là "một sự kêu gọi trên trời”. Ngôn ngữ “thiên thượng” không dời vùng đất lên trời hoặc di chuyển các tín đồ đến thiên đàng. Nó chỉ đơn giản cho chúng ta biết nguồn gốc của vùng đất và sự kêu gọi.—từ trời, thuộc thiên, từ Đức Chúa Trời.
Chúng ta đừng quên thần học của tác giả thơ Hê-bơ-rơ (có lẽ Paul?):
(Hebrews 2:5) Vả, trái đất cư ngụ được hầu đến mà chúng ta nói
đó, Đức Chúa Trời chẳng khiến phục các thiên sứ. (For it is not to angels
that he has subjected the inhabited earth to come, about which we are speaking).
Sự “kêu gọi thuộc thiên” là và sẽ là ở trong một cách như vậy mà những người tham gia trong nó (cụ thể là, các cơ đốc nhân) sẽ được cư ngụ trong "trái đất hầu đến". Khải thị 5:9-19 cũng chép,
“Chúng
hát bài ca mới rằng: “Ngài đáng lấy sách mà mở những ấn ra,
Vì Ngài đã chịu giết, lấy huyết mình mà chuộc họ cho Đức Chúa Trời.
Từ trong các chi phái, các tiếng, các dân, các nước,
10 Khiến họ nên nước, nên thầy tế
lễ cho Đức Chúa Trời chúng tôi, và họ
sẽ làm vua trên đất.”
I. M.