Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

THỰC TẾ THUỘC LINH HAY MÊ CUỒNG-5



CHƯƠNG 5
MÊ CUỒNG: CÁC LÝ CỚ VÀ SỰ GIẢI PHÓNG
Mọi sự mê cuồng  hay ám ảnh đều có lý cớ. Chúng ta sẽ cố gắng tìm ra vài lý cơ căn bản bằng cách nhìn cách chính xác xuyên qua Kinh Thánh.
Yêu mến sự tối tăm.
Dân chúng yêu mến sự tối tăm hơn sự sáng. Đây là lý cớ chính yếu của sự mê cuồng. Tình yêu bất chính thường như vậy khải thị sự lầm lạc của tấm lòng, do đó những người như vậy dễ bị mê cuồng, để tránh các sự khó khăn và cứu chính mình khỏi các hoạn nạn, họ không dám chạm mặt sự sáng nhưng tự an ủi mình rằng họ đúng mà. Dần dần họ thực sự tin họ đúng. Do đó họ bị mê cuồng. Các người Do Thái từ chối Chúa Jésus vì cớ họ đã yêu mến sự tối tăm hơn sự sáng (Giăng 3:19). Họ đã không có sự sáng vì họ cư trú trong bóng tối tăm.

Họ tưởng tượng rằng điều hợp lý cho họ là ghét và từ chối Chúa Jésus “Ví thử Ta đã không làm giữa họ những việc mà chẳng có kẻ khác làm, thì họ vô tội, nhưng bây giờ họ đã thấy mà lại ghét cả Ta cùng Cha Ta nữa” (Giăng 15:24). Tại sao? Vì cớ họ đã bị mê cuồng, họ đã ghét Chúa cách vô cớ. Chúng ta biết rằng bất cứ nơi nào có sự tối tăm và không có sự sáng, nơi đó có các quan niệm sai lầm, lòng tin cậy giả tạo và sự phán đoán sai trật. Có một yếu tố mê cuồng trong mỗi một và mọi sự sai lầm. Hậu quả của việc không yêu sự sáng là mê cuồng.
Kiêu ngạo.
Kiêu ngạo cũng là một lý do chính yếu cho sự mê cuồng “sự kiêu ngạo của lòng ngươi đã lừa dối ngươi” (Ápđia 3). Câu này khải thị rằng lý do lớn hơn hết cho sự tự lừa dối là kiêu ngạo. Những ai tự lừa dối mình vào sự mê cuồng có thể đều là người kiêu ngạo. Nếu một cơ đốc nhân đặt lòng mình trên hư vinh và địa vị trước mặt con người, có thể anh ta bắt đầu giả vờ làm điều anh ta không có để lừa dối dân chúng. Dần dần anh ta bắt đầu lừa dối chính mình và trở nên mê cuồng. Một khi anh ta trở nên kiêu ngạo anh ta có thể dễ tưởng tượng chính mình như có đôi điều gì đặc biệt ngoại hạng. Dần dần anh ta sẽ tiếp lấy điều anh ta tưởng tượng là chân lý. Do đó anh ta rơi vào sự mê cuồng. Anh chị em ơi, đừng bao giờ coi kiêu ngạo là một tội vô nghĩa, vì kiêu ngạo có thể dễ dàng đẩy chúng ta vào sự mê cuồng. Vì vậy chúng ta hãy học tập khiêm nhường.
Không nhận lãnh sự yêu mến lẽ thật.
Không nhận lãnh sự yêu mến lẽ thật là một lý do lớn lao phía sau sự mê cuồng. Điều nó được bày tỏ trong II Tê là những ai “không nhận lãnh sự yêu mến lẽ thật... Đức Chúa Trời đưa đến cho họ sự vận động của lẽ lầm lạc, để họ tin lời giả dối”  (2:10-11). Đây đích thực là một hậu quả rất kinh khủng. Người bị mê cuồng bởi vì tin các lời giả dối. Họ tin những điều phi hiện hữu. Vì cớ họ không tiếp nhận sự yêu mến lẽ thật, họ thường chỉ xu hướng về các lời giả dối.
“Hãy mua chân lý, sự khôn ngoan, sự khuyên dạy và sự thông sáng, chớ hề bán đi” (Châm 23:23). Chân lý cần được mua, đó là một giá phải được trả. Phước hạnh cho chúng ta nếu lòng chúng ta đã chuẩn bị tốt cho chân lý của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ yêu chân lý và tiếp nhận nó dù cho nó có làm chúng ta tổn hại. Nhưng thường người ta không có sự yêu mến lẽ thật trong họ. Họ làm méo mó chân lý và thậm chí bỏ chân lý đi. Cuối cùng họ thật sự tin nó không phải là chân lý. Họ tuyên cáo chân lý như là điều không thật. Họ hầu như làm điều này với sự tin cậy. Điều này đích xác là mê cuồng.
Chúng ta phải biết rằng khi một người từ bỏ sự yêu mến chân lý trong lòng anh ta, rất khó cho anh ta nhìn thấy lẽ thật đó về sau. Một lần đó có một anh em đã nghiên cứu học hỏi trong một chủng viện thần học. Anh ta bày tỏ với một của các giáo sư về sự việc báp têm. Người anh em nói “trước mặt Đức Chúa Trời tôi thấy rằng tôi đã bị đóng đinh với Chúa. Tôi đã chết rồi, tôi cần được chôn, tôi cần được báp têm. Ông có nghĩ về điều đó không?”. Giáo sư đó trả lời “trước đây tôi cũng đã có một kinh nghiệm tương tự. Ngay trước khi tôi tốt nghiệp chủng viện, như anh bây giờ đây tôi cũng thấy sự việc đồng chết, đồng chôn và đồng sống lại. Tôi thấy rằng tôi đã chết, tôi cần được chôn trong báp têm. Nhưng nếu tôi chịu báp têm bằng sự trầm mình, tôi không thể hoạt động trong hệ phái mà tôi thuộc về. Tôi cầu nguyện về điều đó và cảm thấy rằng tôi có thể hoản lại đến sau khi tôi tốt nghiệp và thụ phong chức mục sư đã. Tôi tốt nghiệp chủng viện và được phong chức mục sư. Và bây giờ trải qua nhiều năm rồi. Dù tôi chưa được báp têm, tôi đã sống an nhiên. Nên, tại sao anh lại không tập trung vào sự học hỏi của anh chớ? Sau khi tốt nghiệp và thụ phong, vấn đền này sẽ không còn quấy rầy anh nữa đâu”. Sống bình an sau khi xâm phạm lẽ thật -- đây không gì khác hơn là mê cuồng. May mắn thay, anh em đó đã không lắng nghe giáo sư của mình. Anh chị em ơi, hãy nhớ rằng chúng ta có thể dễ bị mê cuồng nếu lòng chúng ta không tuyệt đối hướng về Đức Chúa Trời.
Không tìm kiếm vinh quang đến từ Đức Chúa Trời duy nhất.
Không tìm kiếm vinh quang đến từ Đức Chúa Trời duy nhất cũng là một yếu tố mê cuồng. “Các ngươi nhận vinh hiển lẫn nhau, không tìm kiếm vinh hiển đến từ Đức Chúa Trời duy nhất thì thể nào các ngươi tìm được” (Giăng 5:44). Vì cớ thèm muốn vinh dự từ loài người nên các người Do Thái đã chối bỏ Chúa và đánh mất sự sống vĩnh cửu. Đáng buồn biết bao! Tình yêu thái quá này về vinh dự từ con người làm lòng họ xu hướng về lời nói dối. Kết quả họ tin nơi sự giả dối. Họ càng gia tăng lòng tin tưởng nơi chính mình. Họ đã không bị sự gì khác hơn là mê cuồng.
Sự giải phóng: thấy sự sáng trong ánh sáng của Đức Chúa Trời.
Mê cuồng là một bi kịch. Các con cái Đức Chúa Trời không nên bị mê cuồng. Người bị mê cuồng không thể thấy tính chất thật của mọi sự. Do đó trong các lời sau đây chúng tôi sẽ chỉ tỏ cách vắn tắt làm thế nào nhìn thấy thực tế và làm thế nào tránh sự lầm lẫn.
“Trong vòng các ngươi nào có ai kính sợ Đức Giêhôva và nghe tiếng của tôi tớ Ngài? Kẻ nào đi trong tối tăm và không có sự sáng thì hãy trông cậy danh Đức Giêhôva, hãy nương nhờ Đức Chúa Trời mình. Kìa hết thảy các ngươi là kẻ thấp lửa và đốt đuốc vây lấy mình thì hãy đi giữa ngọn lửa mình và giữa những đuốc mình đã đốt. Ấy là sự Ta đã làm cho các ngươi, các ngươi sẽ nằm trong sự buồn bực!” (Êsai 50:10-11).
Khi dân Ysơraên đã bước trong sự tối tăm và không có sự sáng, rất tự nhiên họ thắp các bó đuốc bằng những gì ở xung quanh họ. Họ sẽ bước đi trong ngọn lửa riêng của họ. Điều này có tốt không? Kết quả là họ nằm xuống trong sự buồn rầu. Các bó đuốc nhân tạo không thể làm tan biến sự tối tăm thuộc linh. Sự sáng phải đến từ Đức Chúa Trời, không từ con người. Các bó đuốc của loài người không bao giờ có thể đủ sức giúp dân chúng nhìn thấy thực tế thuộc linh được.
Chúng ta hãy hiểu rằng bó đuốc mà chính chúng ta thắp không bao giờ có thể là một nguồn của sự sáng thuộc linh. Một số cơ đốc nhân nói “tôi có thể sai lầm ở đâu chớ! Tôi không nghĩ tôi đã làm một điều gì sai trật. Tôi không cảm thấy tôi sai lầm gì cả” Anh em có thật sự đáng tin cậy không chớ? Một số anh em khác có thể nói “tôi đã cân nhắc sự việc đặc biệt này lâu nay. Tôi dám kết luận rằng nó đúng cách chính xác”. Giả định rằng vì cớ anh em đã cân nhắc. Vì vậy anh em có thể quyết định cách cố định thì có đúng chăng? Theo lời của Đức Chúa Trời, đây không phải là đường lối của các cơ đốc nhân biết được một điều. Anh em có thể dùng hết năng lực tâm trí của anh em trong sự cân nhắc, nhưng mọi điều được đốt cháy trong đó sẽ là đuốc phàm nhân của anh em. Một cơ đốc nhân không thể bước đi theo lối thuộc linh bởi sự sáng của chính bó đuốc mình. Anh ta phải nhờ cậy nơi danh của Chúa. Chỉ bởi tin cậy Đức Chúa Trời anh ta có thể nhìn thấy thực sự và bước đi cách thuộc linh như vậy. Chúng ta thường trở nên rối loạn hơn bởi sự suy nghĩ thái quá của chúng ta, thậm chí chúng ta có thể bị dối gạt. Sự sáng thuộc linh không xuất phát từ cảm xúc hay tư tưởng của chúng ta. Một người càng tìm kiếm sự sáng ở bên trong anh ta, anh ta càng ít được soi sáng, vì sự sáng không ở trong anh ta.
“Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa: trong ánh sáng Chúa, chúng tôi thấy sự sáng” (Thi 36:9). Chỉ nhờ ánh sáng của Đức Chúa Trời mà chúng ta thực sự thấy sự sáng, đó là nhìn thấy tính chất thật của một điều. Sự sáng thứ nhất để soi sáng, sự sáng thứ hai là tính chất thật được nhìn thấy. Chúng ta cần sống trong sự sáng của Đức Chúa Trời, nếu chúng ta muốn thấy tính chất thật của sự việc.
Anh chị em ơi, nan đề lớn là làm sao chúng ta thấy được. Nếu chúng ta sống trong sự sáng của sự sống Đức Chúa Trời chúng ta có thể làm một dân trông thấy. Có một số cơ đốc nhân, đối với họ chúng ta phải có sự kính trọng lớn lao, không chỉ vì sự mỹ hảo tự tại của họ nhưng cũng vì sinh hoạt của họ ở trước mặt Đức Chúa Trời. “Đức Chúa Trời là sự sáng” (IGiăng 1:5). Tất cả những ai biết Đức Chúa Trời đều biết sự sáng. Tất cả những ai biết sự sáng đều tìm thấy có Đức Chúa Trời ở trong họ. Một người biết sự sáng của Đức Chúa Trời là đủ sức, ngay khi anh ta gặp anh em, phân biệt tính chất thật của anh em và chỉ tỏ các lỗi lần của anh em. Không phải vì anh ta cố sức soi bói anh em nhưng hoàn toàn vì sự sắc bén của cặp mắt bề trong của anh ta. Với một người không có sự sáng, anh ta có thể suy tưởng rằng một điều nào đó là khá tốt, tuy nhiên phải giao cho người sống trong sự sáng của Đức Chúa Trời khám phá tính chất thật của sự vật. Không cần tia sáng lóe nào dưới ánh sáng rực rỡ của mặt trời, không cần đuốc phàm nhân dưới sự sáng của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta đã sống trong sự sáng của Đức Chúa Trời, tính chất thật của một sự vật sẽ sáng tỏ và trong suốt như ánh sáng.
Những ai biết chính mình trong sự sáng của Đức Chúa Trời biết chính bản ngã đích thực của họ. Nếu chúng ta không ở trong sự sáng của Đức Chúa Trời chúng ta có thể phạm tội mà không cảm xúc tội lỗi chúng ta gian ác là dường nào, chúng ta có thể sa bại mà không cảm biết đầy đủ sự sa bại của chúng ta đáng hổ thẹn là dường nào. Chúng ta có thể làm một điều tốt nhỏ ở bên ngoài, nhưng tình trạng bề trong của chúng ta là giả dối biết bao. Chúng ta có thể bày tỏ sự rộng rãi ở bên ngoài, nhưng ai biết chúng ta khó khăn ở bề trong. Chúng ta có thể khoác lấy một hình thức thuộc linh nhưng trong thực tế của chúng ta, chúng ta đầy dẫy xác thịt. Khi sự sáng của Đức Chúa Trời đến, tính chất thực của tất cả mọi điều này sẽ được bày tỏ. Khi ấy chúng ta thấy xuyên qua chính mình, chúng ta sẽ thú nhận chúng ta đã đui mù trước kia biết bao!
Đây là sự dị biệt giữa Cựu và Tân ước: trong Cựu ước, dân chúng biết đúng và sai bởi luật pháp bên ngoài, trong Tân ước chúng ta biết tính chất thật của một điều b Đức Thánh Linh nội trú. Có thể chúng ta thấy lỗi lầm của mình xuyên qua giáo lý hay giáo điều, nhưng thậm chí vậy chúng ta chưa thấy lỗi lầm của mình trong sự sáng của Đức Chúa Trời. Biết lỗi lầm của chúng ta xuyên qua giáo lý hay giáo điều là nông cạn, nhận thấy lỗi lầm của chúng ta xuyên qua sự sáng riêng của Đức Chúa Trời là hoàn toàn. Chỉ trong sự sáng của Đức Chúa Trời chúng ta có thể thấy điều Đức Chúa Trời thấy. Đây là ý nghĩa của việc trong ánh sáng Chúa chúng ta thấy được sự sáng.
Nếu chúng ta không muốn bị mê cuồng chúng ta phải sống trong sự sáng của Đức Chúa Trời. Cám dỗ lớn hơn hết của chúng ta là thắp các bó đuốc riêng của mình. Bất cứ khi nào chúng ta chạm trán với một nan đề, lập tức chúng ta cố sức truy tìm câu đáp cho chính mình. Chính chúng ta toan quyết định điều gì là đúng và điều gì là sai. Anh chị em ơi, đây không phải là đường lối Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta bước đi, chúng ta cần hạ mình nhìn nhận chúng ta không đáng tin cậy là dường nào. Sự phán đoán của chúng ta là không đáng tin cậy, hành động chúng ta không đáng tin cậy. Chúng ta khuất phục sự sai lầm. Điều chúng ta phán đoán như là đúng có thể không đúng hẳn, điều chúng ta phán đoán là sai không hẳn là sai gì cả. Tất cả những gì chúng ta coi là dịu ngọt có thể thực sự là cay đắng và ngược lại. Điều chúng ta cho là sáng có thể không sáng gì cả, và điều chúng ta cho là tối có thể không chuyển thành tối. Chúng ta đừng thay thế sự sáng của Đức Chúa Trời bằng các bó đuốc mà chính chúng ta thắp. Chúng ta nên tiếp nhận sự sáng từ Đức Chúa Trời.
“Đèn của thân thể là con mắt. Nếu mắt ngươi đơn thuần thì cả thân thể ngươi đầy sự sáng. Nhưng nếu mắt ngươi xấu, cả thân thể ngươi đầy sự tối tăm. Vì vậy nếu sự sáng trong ngươi là tối tăm, thì sự tối tăm ấy lớn biết bao!” (Mathiơ 6:22-23). Một cơ đốc nhân không có sự sáng trong anh ta thì có chiều hướng bị mê cuồng. Thật thảm thương nếu một người không thấy điều anh ta phải thấy và không biết điều anh ta phải biết. Chúng ta phải cầu xin Đức Chúa Trời soi sáng xuyên qua chúng ta hầu chúng ta có thể đụng chạm Ngài. Một đời sống cơ đốc nhân không nên bị đầy dẫy các nan đề, các điều ngờ vực và lưỡng lự. Chúng ta phải đủ sức thấy hoặc nó đúng hay sai. Nếu chúng ta có thể thấy, chúng ta sẽ tránh tình trạng bị mê cuồng.
“Nếu ai khứng làm theo ý chỉ của Ngài thì sẽ biết giáo lý ấy hoặc từ Đức Chúa Trời, hoặc tự Ta nói ra” (Giăng 7:17). Điều kiện để được soi sáng là chúng ta chân thành mong muốn ý chỉ của Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng quyết định một sự gì cách hấp tấp và tự tin khi nói đến trước mặt chúng ta. Thà chúng ta hãy xin Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một tấm lòng trọn vẹn để làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời. Một tấm lòng cứng cỏi, một tấm lòng vị kỷ, một tấm lòng tự tin có thể bị khép kín đối với ánh sáng của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta mong muốn có sự sáng của Đức Chúa Trời chúng ta phải mềm dịu, vô kỷ và không tự tin. Nói vắn tắt, chúng ta phải khiêm nhường.
Ước mong chúng ta xin Đức Chúa Trời giải phóng chúng ta, hầu hàng ngày chúng ta có thể sống trong sự sáng của Ngài và do đó có đủ sức biết điều gì là sự thật và thực tế. Nguyện Đức Chúa Trời cứu chúng ta khỏi sự giả ngụy và mê cuồng, cùng tình trạng bị ám ảnh./.
W.N.