Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG BÌNH THƯỜNG CỦA TÂM TRÍ

Blank speech Stock Photos
Nếu một tín đồ rơi vào trong mọi loại tình trang khổ sợ vì thụ động và tin vào các lời nói dối của các ác linh, người ấy cần phải biết “tình trạng bình thường” của mình. Ngoài lập trường là tâm trí chưa được đổi mới ra, hai lập trương này được nhường cho các ác linh sẽ khiến tín đồ dần dần hư hỏng trong mọi phương diện. Lập luận, trí nhớ, sức khỏe vật lý và mọi phương diện khác đều sẽ hư hỏng. Một khi tín đồ nhận thức mối nguy hiểm này, người ấy có thể chỗi dậy để theo đuổi sự giải cứu. Nhưng được giải cứu là gì? Điều đó có nghĩa là người ấy phải: “được phục hồi trở lại tình trạng nguyên thủy”. Tuy nhiên, nếu tín đồ muốn được khôi phục lại tình trang nguyên thủy, người ấy phải biết tình trạng “nguyên thủy” là gì. Tín đồ phải biết có một trạng thái bình thường, tình trạng nguyên thủy mà từ đó người ấy đã sa ngã khi bị các ác linh lừa dối. Người ấy phải biết tình trạng bình thường của mình là gì? Người ấy đã sa ngã khỏi tình trạng bình thường vào trong tình trạng hiện nay. Nếu không sa ngã, người ấy không cần tìm kiếm sự khôi phục. Một tín đồ phải chú ý xem tình trạng hiện nay của mình có khác trước không, và tình trạng của mình có tệ hơn trước nhiều không. Người ấy không nên muốn tiếp tục với tình trạng hiện tại; đúng hơn, người ấy phải muốn được khôi phục lại tình trạng trước kia. Người ấy phải hỏi : “Tình trạng hiện nay của tôi tệ hơn trước bao nhiêu? Trước đây tôi thế nào? Bây giờ tôi phải làm gì để trở lại tình trạng trước kia của mình?”

Tình trạng trước kia này là tình trạng bình thường của người ấy. Nơi mà từ đó người ấy sa ngã là tình trạng bình thường của người ấy. Nếu người ấy không hiểu “điểm xuất phát” hoặc tình trạng bình thường của mình thì người ấy phải tự hỏi mình một số câu hỏi này: “Có phải là bẩm sinh các ý tưởng của mình là luôn luôn lộn xộn như thế này không? Chẳng phải là có một thời gian mình không như vậy sao? Có phải là từ khi sinh ra trí nhớ của mình đã tệ thế này không? Chẳng phải là có một thời gian mình đã có thể nhớ rất tốt sao? Có phải lúc nào mình cũng không thể ngủ không? Chẳng phải có lúc minh cũng ngủ được sao? Có phải lúc nào mình cũng có nhiều hình ãnh đi qua mắt mình giống như phim không? Chẳng phải có một thời gian mình sáng tỏ hơn sao? Có phải lúc nào mình cũng yếu đuối thế này không? Chẳng phải có lúc mình mạnh mẽ hơn sao? Có phải lúc nào mình cũng không thể kiểm soát chính mình không? ?Chẳng phải có lúc mình tốt hơn sao?” Sau khi hỏi các câu hỏi tương tự, tín đồ sẽ biết mình có đánh mất tình trạng bình thường của mình không và mình có thụ động hay bị tấn công không. Người ấy cũng sẽ biết tình trạng bình thường của mình là gì.
Để hiểu tình trãng bình thường của mình, tín đồ trước hết phải thừa nhận và tin rằng mình có một tình trạng bình thường. Mặc dù ngày nay người ấy đã sa ngã, nhưng chắc chắn người ấy có một tiêu chuẩn mà người ấy kinh nghiệm trước khi sa ngã. Đây là “điểm xuất phát”. Bây giờ, người ấy phải theo đuổi điểm này và tìm kiếm sự khôi phục. Ý nghĩa của tình trạng bình thường không gì khác hơn là tình trạng đúng đắn của một người. Nếu tín đồ thấy khó xác minh tình trạng đúng đắn của mình là gì, người ấy phải nhớ lại khoảng thời gian mà linh, hồn, hoặc thân thể người ấy ‘ở trong tình trạng tốt nhất”. Người ấy phải nhớ lại thời gian mà linh người ấy mạnh mẽ nhất, giai đoạn mà trí nhớ và tư tưởng của người ấy mạnh mẽ và sáng tỏ nhất và những năm tháng mà thân thể người ấy khỏe mạnh nhất. Sau khi tìm ra được giai đoạn tốt nhất trong cuộc đời minh, người ấy phải lấy các tình trạng trong giai đoạn đó làm tình trạng bình thường của minh. Đây là điểm mấu chốt. Ít nhất người ấy phải đạt đến tiêu chuẩn này. Nếu đang sống dưới tiêu chuẩn này, người ấy không được bằng lòng. Người ấy phải nhận thức rằng nếu có một thời gian người ấy đã đạt đến tình trạng này thì không có lý do gì lúc này người ấy không thể đạt đến cùng một tình trạng, chưa kể đến việc tình trạng tại thời điểm đỉnh cao của người ấy trong quá khứ vẫn chưa phải là mức độ cao nhất mà người ấy có thể đạt đến. Vì vậy, người ấy phải nhất quyết đạt đến tình trạng bình thường của mình và không bằng lòng đi xuống.
Khi một tín đồ so sánh tình trạng hiện tại của mình với tình trạng trước kia, người ấy sẽ biết mình đã “lệch” bao nhiêu. Một người có tâm trí bị tấn công thì cần thấy trí nhớ và ý tưởng của mình “chênh lệch” bao nhiêu. Những người có thân thể bị tấn công cần thấy sức lực của mình “chênh lệch” bao nhiêu. Một khi tín đồ biết mình đã sa sút khỏi tình trạng bình thường, người ấy phải vận dụng ý chí để từ chối và kháng cự cho đến khi người ấy trở lại tình trạng bình thường. Nhưng các ác linh chắc chắn sẽ không đứng yên nhìn loại “lật đổ” này. Chúng sẽ nói với tín đồ: “Ngươi đã già rồi, ngươi không thể hi vọng tâm trí mình mạnh mẽ như lúc còn trẻ được. Các quan năng loài người thường hư hỏng và yếu đuối hơn theo thời gian”. Nếu anh em còn trẻ, chúng sẽ nói: “Bẩm sinh người đã yếu rồi. Đây là lý do tại sao ngươi không thể vui hưởng phước hạnh của một tâm trí mạnh mẽ liên tục giống như người khác”, Chúng có thể nói với tín đồ: “Ngươi đã làm việc quá sức. Đây là lý do tại sao ngươi rơi vào trong tình trang này”. Thậm chí chúng còn dạn dĩ hơn và nói: “Đây là điều ngươi thật sự là. Người khác có thể tốt hơn ngươi, nhưng đó là do sự khác biệt về ân tứ”. Theo cách này, các ác linh cố gắng làm cho tín đồ tin rằng lý do cho sự yếu đuối của người ấy là tự nhiên, hiển nhiên, cần thiết và chẳng có gì đáng ngạc nhiên về chuyện đó. Nếu tín đồ không bị lừa dối và không thụ động, nhưng tuyệt đối tự do, cũng có thể có cơ sở để tin các lời này (nhưng không chắc chắn); chúng vẫn cần được kiểm tra. Nếu tín đồ bị lừa dối và thụ động, thì các lời viện cớ đổ lỗi cho các nguyên nhân tự nhiện tuyệt đối không đáng tin cậy. Vì tín đồ được cứu và đã từng có được tình trạng tốt hơn – về mặt thuộc linh, về mặt tinh thần và thể chất – nên người ấy không nên để cho quyền bính của sự tối tăm cột trói người ấy trong tình trạng thấp hơn nhiều. Đây đều là những lời nói dối của các ác linh và tín đồ phải hoàn toàn từ chối chúng.
Chúng ta phải chú ý đến một điều; tuyệt đối có sự khác biệt giữa tâm trí chúng ta bị yếu đuối bởi sự đau yếu tự nhiên và bị yếu đuối do những lập trướng cho các ác linh. Nếu sự yếu đuối là vì sự đau yếu tự nhiên, chắc chắn điều đó sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh của con người. Nhưng nếu đó là do công tác của các ác linh thì nó sẽ không thay đổi bản chấ của một cơ quan; đúng hơn, nó chỉ khiến cơ quan đó tác nhiệm cách bất thường. Tâm trí loài người không bị tổn hại; đúng hơn, nó trở nên thụ động và tạm thời không thể tác nhiệm. Khi các ác linh bị ném ra, tâm trí sẽ được khôi phục lại tình trạng trước kia. Trí năng của nhiều người điên trước hết chịu một sự đau yếu tự nhiên; sau đó, các ác linh lợi dụng các sự đau yếu này để gây xáo trộn hơn nữa. Nếu không có ác linh công tác đằng sau thì các chứng bệnh tâm thần không khó chữa trị đến thế.

Phá đổ Sự Thụ Động Của Tâm Trí
Sau khi tín đồ nhận thức tình trạng bình thường của mình, việc quan trọng nhất người ấy làm và trở lại với tình trạng bình thường của mình. Người ấy biết rằng mình có một “điểm xuất phát” và muốn được khôi phục. Nhưng người ấy phải biết rằng các ác linh sẽ canh giữ lập trường chúng có được giống như các vua thế giới canh giữ lãnh địa của họ vậy. Người ấy không thể mong đợi các ác linh sẵn lòng trả lại lập trường. Trừ khi các ác linh không còn lựa chọn nào khác, chúng mới miễn cưỡng bỏ cuộc. Vì vậy, tín đồ phải nhận thức rằng minh cần phải nổ lực để giành lại lập trường, mặc dù đầu hàng thì rất dễ. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý một điều. Giống như một quốc gia thì có luật pháp của nó và phán quyết của luật pháp là quyền bính tối cao mà mọi công dân phải tuân theo, thì vũ trụ của Đức Chúa Trời cũng có các luật của nó và sự phán quyết của các luật đó là quyền bính tối cao mà mọi linh phải tuân theo. Vì vậy, chúng ta phải hiểu các luật trong lĩnh vực thuộc linh và bước đi theo đó. Khi đó, các ác linh sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc giao trả lập trường của chúng.
Luật quan trọng nhất trong lĩnh vực thuộc linh là mọi sự liên hệ đến con người phải có sự đồng ý của ý muốn con người trước khi điều đó có thể được thực hiện. Khi tín đồ thiếu hiểu biêt mà chấp nhận sự lừa dối của các ác linh, người ấy cho phép chúng công tác trên mình. Để lấy lại lập trường, tín đồ phải vận dụng ý chí của minh để bãi bỏ sự cho phép ban đầu và khẳng định là mình thuộc về chính mình, và các ác linh không có quyền sử dụng bất cứ phần nào của mình. Trong loại chiến trận này, các ác linh không thể đi ngược lại với luật lệ; chúng phải rút lui. Khi ý chí của tín đồ thụ động, tâm trí cũng thụ động. Cho nên, tâm trí người ấy bị các ác linh chiếm hữu. Tại điểm này, người ấy phải công bố rằng theo luật của Đức Chúa Trời, tâm trí mình là của chính mình. Người ấy phải lựa chọn sử dụng tâm trí mình và không còn cho phép các tác động bên ngoài xúi giục, truyền khải thị vào, sử dụng và đè nén tâm trí mình. Nếu tín đồ liên tục giành lại lập trường thụ động và sử dụng tâm trí của mình, tâm trí người ấy sẽ dần dần được giải cứu trở lại với tình trạng bình thường nguyên thủy. (Chi tiết về việc giành lại lập trường và chiến trận sẽ được nói cụ thể trong phần sau).
Trong chiến trận này, tín đồ phải vận dụng tâm trí của mình. Người ấy phải cố gắng hết sức để làm công việc của mình. Người ấy phải chủ động mọi lúc và không lệ thuộc vào người khác vào mọi sự, Nếu có thể, người ấy phải tự đưa ra các quyết định trong mọi sự và không thụ động chờ đợi người khác và môi trường. Người ấy không nên nhìn lại quá khứ hoặc lo lắng về tương lai; người ấy chỉ phải sống cho giây phút hiện tại. Người ấy phải tiến lên từng bước một bằng sự cầu nguyện và thức canh. Người ấy phải sử dụng tâm trí của mình và suy nghĩ – mình đang làm gì, nói gì và là gì. Người ấy phải từ bỏ chỗ dựa và không dùng những điều hay những phương pháp thế tục để thay thế cho khả năng của tâm trí mình. Người ấy phải sử dụng tâm trí mình để suy nghĩ, cân nhắc, ghi nhớ và hiểu biết.
Vì tâm trí tín đồ đã thụ động trong một thời gian dài, nên phải mất nhiều thời gian chiến đâu để trở lại vị trí tự do. Trước khi người ấy tự do, nhiều ý tưởng trong tâm trí không phải là của người ấy; chúng thuộc về các ác linh trong tâm trí người ấy. Vì vậy, trong suốt giai đoạn này mọi ý tưởng phải được kiểm tra, từng ý tưởng một. Nếu không, trước khi lập trường cũ được giành lại hoàn toàn, lập trường mới đã được nhường cho các ác linh cách vô thức và thiếu hiểu biết. Vào lúc này, mọi sự kiện cáo và mọi lời khen ngợi mà tín đồ nhận được không hẳn là do hành vi sai trái hay các việc thiện của mình. Hầu hết chúng đều là các lời từ các ác linh. Do đó, khi tâm trí người ấy đầy dẫy các ý tưởng chán nản, người ấy không nên nghĩ rằng mình thật sự vô vọng. Nếu tâm trí người ấy đầy dẫy các ý tưởng tự cao, người ấy không nên nghĩ rằng mình thật sự đang rất ổn.
Hơn nữa, tín đồ phải nhiều lần đương đầu với các lời nói dối của các ác linh. Bất cứ ý tưởng nào mà các ác linh đề xuất trong tâm trí, tín đồ phải đáp lại cách cụ thể bằng các lời Kinh Thánh. Các ác linh sẽ khiến người ấy nghi ngờ, nên người ấy phải đáp lại bằng các câu Kinh Thánh về đức tin. Các ác linh sẽ khiến người ấy chán nản, nên người ấy phải đáp lại bằng các câu về hi vọng. Các ác linh sẽ khiến người ấy sợ hãi, nên người ấy phải đáp lại bằng các câu về sự bình an. Nếu không biết dùng câu Kinh Thánh nào, người ấy xin Đức Chúa Trời chỉ cho mình. Nếu biết chắc những điều này ra từ các ác linh, người ấy cũng có thể nói với chúng: “Đây là các lời nói dối. Ta không muốn nghe chúng.” Cách áp dụng gươm của Thánh Linh như vậy là cách chiến thắng.
Trong trận chiến này, tín đồ đừng quên vị trí của thập tự giá. Người ấy phải đứng trên Roma 6:11 và tin rằng mình đã chết đối với tội lỗi và được làm cho sống lại để dẫn đến Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jesus. Người ấy là một người chết và đã cởi bỏ sáng tạo cũ. Bây giờ, các ác linh không còn có thể làm gì trên người ấy nữa, vì chỗ chúng hoạt động đã bị treo trên thập tự giá rồi. Mọi lúc người ấy muốn từ chối các ác linh và vận dụng tâm trí mình, người ấy phải hoàn toàn lệ thuộc vào sự hoàn thành của thập tự giá. Người ấy phải nhận thức rằng việc người ấy chết với Chúa là một sự kiện. Vì vậy, người ấy phải nắm chặt lấy sự kiện này trước mặt các ác linh. Người ấy đã chết rồi và các ác linh không có quyền bính trên những người chết. Pharaoh không còn có thể làm hại đến những người Israel ở bờ bên kia Biển Đỏ nữa. Dựa trên sự chết của Chúa sẽ đem lại ích lợi lớn nhất cho tín đồ.

TỰ DO VÀ ĐỔI MỚI
Sau khi tín đồ giành lại lập trường từng bước một theo cách này, kết quã sẽ dần dần được biểu lộ. Ban đầu, dường như người ấy càng giành lại, tình trạng càng trở nên nguy kịch, Tuy nhiên, sau khi tín đồ khăng khăng giành lại mọi lập trường, người ấy thấy, các ác linh dần dần mất đi quyền lực của chúng và chúng không còn có thể làm gì nữa. Khi lập trường dần dần được giành lại, mọi triệu chứng sẽ dần dần suy giảm. Tín đồ sẽ thấy rằng tâm trí, trí nhớ, sự tưởng tượng và lập luận của người ấy dần dần có thể tự hành động và được sử dụng. Các ác linh không còn có thể tấn công như trước nữa. Tuy nhiên, vào lúc này, có một hiểm họa là trước khi mọi lập trường được giành lại và trước khi sự khôi phục đầy đủ được nhìn thấy, người ấy sẽ trở nên bằng lòng, thỏa mãn và ngừng chiến đấu. Loại dung dưỡng này sẽ khiến các ác linh có thể trở lại trong tương lai. Tín đồ phải tiếp tục đòi lại chủ quyền của mình cho đến khi người ấy hoàn toàn và thật sự được tự do. Khi người ấy đứ+ng trên nền tảng của thập tự giá và vận dụng tâm trí của mình, từ chối sự kiêu căng và các quan niệm cũ của các ác linh, người ấy sẽ sớm kinh nghiệm sự giải cứu đầy đủ. Người ấy sẽ thấy mình lại làm chủ được mọi ý tưởng của mình.
Bây giờ chúng ta hãy tóm tắt lại các giai đoạn từ lúc thụ động cho dến lúc được tự do:
(1)  Tâm trí của tín đồ ban đầu là bình thường.
(2)  Tín đồ rơi vào trong sự thụ động bởi cố gắng để cho Đức Chúa Trời sử dụng tâm trí của mình.
(3)   Tín đồ tin rằng vì ở giai đoạn hai nên bây giờ mình đã có một tâm trí mới.
(4)  Thật ra tín đồ bị các ác linh tấn công và tình trạng ở dưới mức bình thường.
(5)  Tâm trí tín đồ trở nên yếu đuối và vô quyền.
(6)  Tín đồ chiến đấu giành lại lập trường mà người ấy đã nhường trong giai đoạn hai.
(7)  Tâm trí tín đồ dường như trở nên tệ hơn và bối rối hơn trước.
(8)  Thật ra, tín đồ đang được giải phóng dần dần.
(9)  Tín đồ kiên quyết đòi lại chủ quyền của mình và giành lại địa vị vốn đã trở nên thụ động.
(10)        Sự thụ động được giật đổ, và tín đồ được khôi phục lại tình trang nguyên thủy của mình.
(11)        Tín đồ bám chặt vào ý chí của mình và được duy trì trong tình trạng bình thường; thêm vào đó, người ấy có thể làm điều mà trước đây người ấy không thể.
Chúng ta phải biết rằng tâm trí được đổi mới thì sâu nhiệm hơn tâm trí được tự do. Giành lại lập trường đã mất cho sự thụ động và lập trường đã bị nhường cho các lời nói dối sẽ chỉ phục hồi tín đồ trở lại tình trạng nguyên thủy của mình. Tuy nhiên, việc đổi mới không chỉ phục hồi một người trở lại tình trạng nguyên thủy mà còn đem người ấy đến vị trí cao hơn “điểm xuất phát”. Tâm trí được đổi mới là tình trạng mà trước đây tâm trí tín đồ chưa từng đạt đến trong đời; đó là điểm cao nhất mà Đức Chúa Trời định cho người ấy và là điểm cao nhất có thể đạt đến. Đức Chúa Trời không chỉ muốn tâm trí tín đồ hoàn toàn được tách rời khỏi quyền lực của sự tối tăm, để tín đồ hoàn toàn tự trị. Ngài còn muốn đổi mới tâm trí người ấy. Khi đó, tâm trí và Thánh Linh sẽ hoàn toàn là một – đầy dẫy ánh sáng, sự khôn ngoan và thông sáng. Khi đó, sự tưởng tượng và lập luận của người ấy sẽ được tẩy sạch và bắt phục, hoàn toàn vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời (Col. 1:9). Chúng ta đừng nên bằng lòng với một ít sự thu đoạt.

(Người thuộc linh)