Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

TÌNH TRẠNG ĐÚNG ĐẮN CỦA LINH--2





YÊN LẶNG
“Trang sức người ẩn mật trong lòng theo tính không hư hoại của linh nhu mì và yên lặng, là điều quý giá theo cách nhìn của Đức Chúa Trời” (1 Pet 3:4)
Mặc dù lời này được nói cho các chị em, nhưng nói về mặt thuộc linh, các anh em cũng cần một sự dạy dỗ như vậy.
“Khao khát ở yên lặng” (1 Thes 4:11) là trách nhiệm của mỗi tín đồ. Ngày nay thật sự có quá nhiều cuộc nói chuyện giữ vòng các tín đồ. Đôi khi, các lời chưa nói còn nhiều hơn các lời đã nói ra. Chỉ cần có các ý tưởng bối rối và các sự phát ngôn ba hoa là đủ để khiến linh chúng ta lang thang ngoài sự kiểm soát của ý muốn. “Một linh không được kiểm soát” thường khiến con người hạnh động theo xác thịt. Khi linh của một tín đồ bị mất kiểm soát, người ấy rất khó giữ mình khỏi phạm tội. Một linh lầm lạc thường dẫn đến cách cư xử sai trật.

Trước khi miệng yên lặng, linh phải yên lặng, vì trong linh có điều gì thì miệng sẽ phát ra điều đó. Chúng ta phải luôn luôn cẩn thận để giữ linh mình yên lặng để có thể giữ yên lặng khi sự việc trở nên rối loạn. Linh yên lặng là điều thiết yếu để chúng ta bước đi theo linh. Nếu không, chúng ta sẽ sa vào trong tội. Nếu linh chúng ta yên lặng chúng ra có thể nghe tiếng của Thánh Linh trong linh mình. Khi đó, chúng ta có thể thi hành ý muốn của Đức Chúa Trời và hiểu được điều chúng ta không thể hiểu ở giữa sự rối loạn. Linh yên lặng này là trang sức của một tín đồ. Đó là điều một tín đồ phải biểu hiện ra bên ngoài.
MỚI MẺ
“Trong sự mới mẻ của linh” (Rô ma 7: 6)
Đây là một bước rất quan trọng trong nếp sống và công tác thuộc linh. Một linh cũ kỹ không thể đụng chạm dân chúng. Tối đa, linh chỉ có thể cho người ta một loại ý tưởng nào đó. Dù như vậy, linh vẫn vô quyền; linh không thể khiến người ta suy nghĩ cách sốt sắng. Một linh cũ kỹ chỉ sản sinh ra các ý tưởng cũ kỹ. Một nếp sống sôi nổi không bao giờ có thể tuôn chảy ra từ một linh cũ kỹ. bất cứ điều gì linh cũ kỹ lưu xuất ra – lời nói, sự dạy dỗ, thái độ, tư tưởng, cách sống – đều cũ kỹ, già nua và thuộc về dĩ vãng. Nhiều giáo lý vươn đến tâm trí tín đồ, chúng châm rễ trong linh. Đằng sau sự dạy dỗ không có linh “chạm đến” linh người khác. Có thể một tín đồ có một giáo lý mà người ấy đã từng kinh nghiệm, nhưng bây giờ giáo lý đó đã trở nên một điều gì đó của dĩ vãng, một món đồ lưu niệm, một kỷ niệm trong tâm trí – nó được truyền từ linh sang tâm trí. Ý tưởng của người ấy có thể rất tươi mới, mới được tiếp nhận trong tâm trí. Nhưng vì ý tưởng đó chưa được chứng thực bởi sự sống, nên những người nghe người ấy và những người ở gần người ấy sẽ không cảm thấy có một linh tươi mới chạm đến họ.
Nhiều lần chúng ta đã nhìn thấy loại Cơ Đốc nhân luôn luôn có được một điều gì mới mẻ từ Chúa. Khi đứng trước một người như vậy, chúng ta cảm thấy như thế người ấy vừa mới bước ta từ sự hiện diện của Chúa và đem chúng ta đến trước mặt Chúa. Loại người này dường như liên tục có được sức lực mới, giống như chim ưng vậy. Đây là cách của những người trẻ. Họ không cho dân chúng mana khô, bị hư hỏng, thối rữa, trong tâm trí nhưng cho bánh và cá nướng trên than lửa trong linh. Đây là sự tươi mới. Ngoài điều này ra, mọi sự điều cũ kỹ. Bất kể các ý tưởng có vẻ sâu nhiệm và lạ lùng đến đâu, chúng cũng không bao giờ có thể chạm đến dân chúng cách mới mẻ và tươi mới như linh.
Chúng ta phải giữ linh mình mới mẻ và tươi mới. Nếu linh chúng ta không ở trong Chúa và được Chúa chúc phước, không thích hợp để gặp người khác. Bất kể đó là sự sống, tư tưởng hay kinh nghiệm của chúng ta, nếu một điều gì đó đã trở nên kỷ niệm trong quá khứ, thì nó đã cũ rồi. Mọi điều chúng ta có thể phải liên tục mới mẻ từ Chúa. Việc bắt chước người khác mà không có kinh nghiệm trong sự sống chắc chắn sẽ không đáng kể đến, nhưng thậm chí việc bắt chước kinh nghiệm quá khứ của chình mình cũng không hiệu quả. Điều này phải khiến chúng ta nhận thức tầm quan trọng của việc “Ta sống bởi vì Cha” (John 6:57). Chỉ khi nào chúng ta liên tục nhận lấy sự sống của Cha làm sự sống của mình, linh chúng ta mới có thể mới mẻ và tươi mới mọi lúc. Một linh không mới mẻ và tươi mới thì không thể kết trái trong sự lao tác, không thể bước đi theo Thánh Linh trong sự sống và không thể đắc thắng trong trận chiến. Linh cũ kỹ không thể gặp con người vì nó chưa gặp Đức Chúa Trời. Để tươi mới mỗi lúc, linh phải luôn luôn đụng chạm Đức Chúa Trời.
THÁNH KHIẾT
“Là thánh trong cả thân thể lẫn trong linh” (1 Cor 7:34)
“Chúng ta hãy tự tẩy sạch mình khỏi mọi sự ô uế của xác thịt và của linh” (2 Cor 7:1)
Nếu muốn bước đi theo linh, chúng ta phải luôn luôn giữ linh mình thánh khiết. Một linh bất khiết sẽ dẫn dân chúng đi lạc. Có các ý tưởng không đúng đắn trong việc chỉ trích người khác hoặc phán đoán các vấn đề, ghi nhớ tội lỗi của người khác, thiếu tình yêu, nói quá nhiều, chỉ trích cách cay độc, và tự xưng nghĩa, không chịu tiếp nhận sự nài khuyên, đố kỵ các anh em, tự phụ và v…v… đều có thể làm ô uế linh. Một linh bất khiết không thể mới mẻ và tươi mới.
Trong việc theo đuổi cách sống thuộc linh, chúng ta không thể phớt lờ tội lỗi trong một giây phút nào. Tội lỗi làm tổn hại chúng ta nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Dù biết cách để được tự do khỏi tội lỗi và bước đi theo linh, chúng ta vẫn cần thận trọng để không quay trở lại tình trạng tội lỗi trong quá khứ của chúng ta cách vô thức. Khi tội lỗi đến, chúng ta không thể bước đi theo linh. Chúng ta phải luôn luôn thức canh để có thái độ là đã chết hầu cho tội lỗi không đắc thắng chúng ta hoặc bước vào trong linh chúng ta để đầu độc linh. Nếu không có sự thánh khiết, không người nào có thể thấy Chúa.
MẠNH MẼ
“Trở nên mạnh mẽ trong linh” (Luke 1:80)
Linh chúng ta phải dần dần tăng trưởng và trở nên mạnh mẽ. Đây là điều không thể thiếu trong cách sống thuộc linh. Nhiều lần chúng ta cảm thấy linh mình không đủ mạnh để kiểm soát hồn và thân thể, nhất là khi hồn chúng ta bị kích động hoặc thân thể chúng ta đau yếu. Đôi khi chúng ta muốn giúp đỡ người khác vì nhìn thấy gánh nặng trong linh họ, nhưng chúng ta cảm thấy linh mình vô quyền biết bao. Chúng ta không thể giải phóng họ. Đôi khi trong trận chiến với kẻ thù, chúng ta thấy mình không đủ mạnh mẽ trong sức lực thuộc linh, thấy khó “vật lộn” thắng hơn kẻ thù trong một thời gian dài. Nhiều lần, chúng ta thật sự thấy sức lực thuộc linh của mình không đủ để kiểm soát mọi sự. Có nhiều phần trong cách sống và công tác của chúng ta mà chúng ta chỉ có thể vừa đủ sức để quản lý thôi. Chúng ta ao ước có một linh mạnh mẽ hơn biết bao!
Một khi linh mạnh mẽ, sẽ có trực giác sắc bén và quyền năng biện biệt. Chúng ta cũng có khả năng từ chối mọi điều không thuộc về linh. Một số tín đồ có ý định bước đi theo linh, nhưng họ không thể, vì quyền năng trong linh họ không đủ để kiểm soát mọi sự trái lại, linh phải bị kiểm soát. Chúng ta không thể mong đợi Thánh linh thay thế chúng ta để thực hiện mọi công tác; linh được tái sanh của chúng ta cần cùng lao tác với Thánh Linh. Chúng ta phải học cách sử dụng linh mình và sử dụng hết mức theo những gì chúng ta biết. Nếu một tín đồ sử dụng linh mình, linh sẽ dần trở nên mạnh mẽ và có quyền năng xuyên phá mọi điều ngăn trở Thánh Linh, bất kể đó là ý nghĩa muốn bướng bỉnh, tâm trí rối loạn, hay tỉnh cảm không được giới hạn.
Kinh Thánh bảo chúng ta rằng linh có thể bị thương tổn (Châm 18:14) nghĩa là có thể cảm thấy đau. Linh bị thương sẽ rất yếu. Nếu linh chúng ta mạnh mẽ, chúng ta có thể đứng chống lại sự kích động của hồn và không bị rúng động. Tâm linh của Moses có thể được xem là một linh rất mạnh mẽ, nhưng vì ông liên tục giữ cho linh mình mạnh mẽ nên dân Israel có thể chọc tức linh ông khiến ông phạm tội (Thi 106:33). Nếu linh chúng ta mạnh mẽ, chúng ta sẽ có thể công bố chiến thắng trong Chúa bất kể tình hưống là gì và bất kể nỗi khổ trong thân thể hay nổi buồn trong cảm xúc của chúng ta lớn đến đâu.
Chỉ có Thánh Linh mới có thể ban cho chúng ta sức lực mà người bên trong cần. Sức lực trong linh chúng ta ra từ quyền năng của Thánh Linh. Nhưng chính linh cũng cần được huấn luyện. Sau khi một tín đồ học cách bước đi theo linh, người ấy sẽ học cách sử dụng năng lực của linh mình trong công tác thay vì sử dụng năng lực thiên nhiên. Trong đời sống, người ấy sẽ biết cách sống bởi sự sống thuộc linh chứ không nương dựa nơi sự sống thuộc hồn. Trong trận chiến, người ấy sẽ học cách sử dụng sức lực trong linh chứ không phải sức lực thuộc hồn của mình để chống cự, tấn công và chống đối Satan và các ác linh của hắn. Điều này sẽ tự phát được trau dồi và cần được trau dồi. Khi một tín đồ bước đi theo linh, người ấy nhận được nhiều quyền năng hơn từ Thánh Linh. Đồng thời, linh người ấy cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Một tín đồ phải luôn luôn giữ cho linh mình ở trong tình trạng mạnh mẽ. Người ấy đừng bao giờ để cho linh mất quyền năng, vì e rằng khi có cần, linh sẽ không thể đáp ứng.
SỰ HIỆP MỘT
“Một linh” (Phil. 1:27)
Chúng ta đã thấy thể nào cách sống của một người thuộc linh được kết hiệp với các tín đồ khác. Sự hiệp một trong linh rất quan trọng. Nếu Đức Chúa Trời, qua Thánh Linh nội cư trong linh tín đồ, hoàn toàn kết hiệp với tín đồ, thì linh tín đồ cũng sẽ là một với các tín đồ khác. Một người thuộc linh không chỉ là một với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời; người ấy cũng được kết hiệp với Đức Chúa Trời cư trú trong mọi tín đồ. Vì vậy, nếu một tín đồ để cho sự sống thuộc hồn công tác, người ấy sẽ không thể bước đi theo linh. Nếu một tín đồ để cho tâm trí hoặc tình cảm của mình kiểm soát linh, thì linh người ấy sẽ không thể là một với các tín đồ khác. Chỉ khi nào tâm trí và tình cảm thuận phục sự kiểm soát của linh, tín đồ mới có thể không để ý đến hoặc dừng sự bất hòa trong tâm trí và tình cảm lại để làm một với các con cái khác của Đức Chúa Trời trong linh. Một tín đồ phải giữ cho linh mình ở trong tình trạng làm một với mọi tín đồ. Điều này không phải là chỉ được kết hiệp với một nhóm nhỏ người có cùng ý kiến, mà là với toàn Thân Thể Đấng Christ. Linh chúng ta phải không có sự cứng cỏi, cay đắng, hoặc giới hạn; thay vì vậy, linh phải hoàn toàn mở ra và tự do thì sự tiếp xúc của chúng ta với người khác mới có thể không có rào cản.
ĐẦY ÂN ĐIỂN
“Ân điển của Chúa Jesus Đấng Christ chúng ta ở với linh anh em” (Gal. 6:18).
Chúng ta phải liên tục canh giữ linh minh. Vì vậy, ân điển của Chúa Jesus Đấng Christ rất quý báu. Ân điển của Chúa trong linh chúng ta là sự giúp đỡ cho chúng ta mọi lúc. Đây là một lời chúc phước; đây cũng là đỉnh cao của những gì một tín đồ có thể nhận được trong linh mình. Chúng ta phải luôn luôn giữ cho linh mình ở trong ân điển của Chúa.
LINH ĐƯỢC CẤT LÊN
Ngoài các tình trạng của linh được bàn ở trên, chúng ta cũng phải giữ cho linh mình ở trong tình trạng ra khỏi thế giới và thăng thiên lên cõi thiên thượng mọi lúc. Chúng ta gọi đây là linh được cất lên. Linh được cất lên thì sâu nhiệm  hơn linh của sự thăng thiên. Người có được linh cất lên không chỉ sống như thể đang ở trong cõi thiên thượng; qua sự dẫn dắt của Thánh Linh, người ấy còn tin và mong đợi sự đến lần thứ hai của Chúa và sự cất lên của chính mình. Khi linh của tín đồ và của Đấng Christ được kết hiệp là một linh, người ấy trở nên một công dân của cõi thiên thượng trong kinh nghiệm, sống trong thế giới như một người kiều cư. Thánh Linh sẽ kêu gọi người ấy tiến lên từng bước một hầu cho người ấy có thể nhận được linh cất lên. Trước đây, sự hô la của người ấy là “Tiến tới!” Bây giờ, sự hô la của người ấy là “Thăng thiên!” Điều này khiến toàn bản thể người ấy hướng lên cõi thiên thượng. Một linh được cất lên khiến tín đồ có tiền vị của linh, là điều “nếm được… các quyền năng của thời đại sắp đến” (Heb. 6:5).
Không phải ai tin giáo lý về sự đến lần thứ hai cũng có một linh được cất lên. Việc tin vào sự đến lần thứ hai của Chúa, rao giảng về điều đó hoặc thậm chí cầu nguyện về điều đó, không có nhiều ý nghĩa lắm. Chúng ta có thể có mọi điều này nhưng vẫn không có linh được cất lên. Không phải mọi tín đồ trưởng thành đều có linh này. Đây là một ân tứ của ân điển từ Đức Chúa Trời. Đôi khi, điều đó ban cho theo niềm vui thích của Ngài; đôi khi, điều đó được ban cho theo sự khẩn xin trong đức tin. Với linh được cất lên này, linh của tín đồ luôn luôn ở trong vị trí được cất lên, không chỉ tin vào sự trở lại của Chúa mà còn tin vào sự cất lên của chính mình. Đây không phải là tin một giáo lý mà là nhận biết một sự thật. Giống như Simeon, bởi sự khải thị của Thánh Linh, đã biết rằng ông sẽ thấy Đấng Christ của Đức Chúa Trời trước khi chết, thì một tín đồ cũng tin với sự tin chắc đầy đủ trong linh mình rằng mình sẽ được cất lên trước khi chết. Đức tin này là đức tin của Enoch. Dĩ nhiên, chúng ta không ngoan cố tin một điều mê tín. Nếu ở trong giai đoạn của sự cất lên, chúng ta không thể không đầy dẫy đức tin về việc được cất lên. Loại đức tin  này sẽ khiến chúng ta có thể hiểu biết hơn về công tác của Đức Chúa Trời trong thời đại này. Do đó, chúng ta sẽ nhận được quyền năng thiên thượng để giúp đỡ trong công tác của chúng ta.
Nếu một tín đồ nhận được linh cất lên này hoặc nói cách khác, nếu linh người ấy ở trong tình trạng được cất lên, chúng ta sẽ thấy người ấy thiên thượng hơn. Con đường lên cõi thiên thượng của người ấy không giống như trong quá khứ khi người ấy từng cho rằng mình phải trả qua cái chết.
Khi một tín đồ làm công tác thuộc linh, người ấy thường có nhiều sự mong đợi và kế hoạch. Người ấy đầy dẫy Thánh Linh, sự khôn ngoan và quyền năng. Người ấy tin và mong đợi rằng Đức Chúa Trời sẽ trọng dụng mình, cứ như thể hiệu quả công tác sẽ nhanh chóng kết nhiều trái. Nhưng trong tình trạng thịnh vượng này, Đức Chúa Trời sẽ đắc thắng, như thể yêu cầu kết thúc mọi công tác và chuẩn bị cho một lối mòn khác. Điều này đến rất bất ngờ. “Tại sao? Sức lực của tôi chẳng phải dành cho công tác sao? Chẳng phải tri thức kỳ diệu tôi có được là để giúp đỡ người khác sao? Tại sao mọi sự đều đóng lại và lạnh lẽo?” Nhưng dưới loại dẫn dắt này, tín đồ biết rằng chủ đích của Đức Chúa Trời là kêu gọi người ấy nhận lấy một lối mòn khác. Trước đây, lối mòn đó là đi tới; bây giờ, lối mòn đó là đi lên. Không phải là không còn công tác nữa, mà là công tác có thể bị kết thúc bất cứ lúc nào.
Vào những lúc khác, Đức Chúa Trời cũng sử dụng môi trường – sự bắt bớ, chống đối, tước đoạt, v.v. – để các tín đồ biết rằng Đức Chúa Trời muốn họ có linh được cất lên và không nghĩ rằng công tác trong thế giới sẽ dần dần tiến triển. Bây giờ, Chúa muốn thay đổi lối mòn của con cái Ngài.  Nhiều con của Đức Chúa Trời không biết rằng ngoài các công tác khả thi tốt nhất đang tiến triển còn có một điều gì đó tốt hơn – thăng thiên.
Linh được cất lên này không phải là không kết trái. Trước khi tín đồ nhận được linh như vậy, các kinh nghiệm của người ấy thường thay đổi. Nếu tín đồ có lời chứng về việc được cất lên trong linh mình, nếu người ấy có đức tin vững chắc về sự cất lên của mình và nếu cách cư xử của người ấy cũng tương xứng với linh được cất lên trong đời sống và công tác, thì linh này sẽ khiến tín đồ chuẩn bị cho sự đến của Chúa. Sự chuẩn bị này không chỉ liên hệ đến các sự điều chỉnh bên ngoài; nó cũng khiến tín đồ được chuẩn bị đầy đủ trong linh, hồn và thân thể để chào đón Chúa.
Vì vậy, một tín đồ phải cầu nguyện để Thánh Linh chỉ cho mình cách tiếp nhận và gìn giữ linh được cất lên này. Các tín đồ phải cầu nguyện, hi vọng, tin và sẵn lòng cất bỏ mọi ngăn trở để có được linh cất lên này. Đời sống và công tác của chúng ta phải luôn luôn được kiểm tra theo linh được cất lên hầu cho chúng ta biết mình thất bại ở đâu. Trong trường hợp linh này bị đánh mất, chúng ta phải biết mình đã đánh mất khi nào và làm thế nào để khôi phục lại. Chúng ta phải cầu nguyện để biết các vấn đề trong thế giới có liên hệ thế nào với linh chúng ta; theo cách này, chúng ta biết cách để đắc thắng. Khi chúng ta nhận được linh cất lên này, thì cũng rất dễ đánh mất vì chúng ta không biết phải có lời cầu nguyện và công tác cụ thể gì vào giai đoạn này trong nếp sống chúng ta để duy trì vị trí của chúng ta trong các nơi thiên thượng và có cái nhìn sáng tỏ nhất. Vì vậy, chúng ta phải cầu nguyện để Thánh Linh dạy chúng ta cách liên tục được gìn giữ trong loại linh này. Kết quả của các lời cầu nguyện này là chúng ta sẽ được dẫn dắt để có tâm trí đặt trên những điều ở trên (Col. 3:2). Đây là yêu cầu tiên quyết để được gìn giữ.
Vì chúng ta đang đứng ngay cổng của cõi thiên thượng và có thể được cất lên vào bất cứ lúc nào nên chúng ta phải chọn áo trắng và công tác thiên thượng vì có thể một phút sau, chúng ta sẽ được kêu gọi để thăng thiên. Loại hi vọng này hoàn toàn phân rẽ chúng ta khỏi những điều thế tục và kết nối chúng ta với những điều ở trên.
Dù Đức Chúa Trời muốn chúng ta mong đợi sự thăng thiên với tấm lòng đơn nhất, nhưng chúng ta không nên chỉ quan tâm đến việc được cất lên. Chúng ta đừng phớt lờ các nhu cầu của người khác và quên đi công tác sau cùng trên đất, như Đức Chúa Trời đã phân công cho chúng ta. Điều này chỉ có nghĩa là Đức Chúa Trời không muốn chúng ta để cho công tác mà Ngài giao ngăn trở chúng ta được cất lên. Trong cách sống và công tác của mình, chúng ta phải luôn luôn nhìn thấy “lực hút của cõi thiên thượng” mạnh hơn “lực hút của trái đất”. Chúng ta phải học tập sống không chỉ cho công tác của Chúa mà còn cho sự cất lên bởi Chúa. Nguyện linh chúng ta hằng ngày được nâng cao để hi vọng về sự hiện đến sắp tới của Chúa. Nguyện những điều thế tục trở nên vô quyền đến nỗi chúng ta không chỉ không thích “thuộc thế giới” mà còn không thích “ở trong thế giới”. Nguyện linh chúng ta hằng ngày thăng thiên lên cõi thiên thượng và mong sớm được ở với Chúa. Nguyện chúng ta đơn nhất trong việc quan tâm đến những điều ở trên để ngay cả các công tác tốt nhất trong thế giới cũng không thể làm chúng ta xao lãng. Từ giờ trở đi, nguyện chúng ta thiết tha cầu nguyện và với sự hiểu biết: “Chúa Jesus ơi, xin hãy đến”.
W.N. (Người Thuộc Linh)