Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

THÂN THẾ CỦA XA-CHA-RI


Kinh Thánh: Xa 1:1-6
A. Là Cháu Của Y – đô Và Là Con Trai Của Ba-ra- chi
Xa-cha-ri là cháu của Y-đô và là con trai Ba-ra-chi (Xa.1:1). Theo tiếng Hê-bơ-rơ, tên Y-đô có nghĩa là “vào thời điểm đã định”, tên Ba-ra-chi có nghĩa là “Đức Giê-hô-va sẽ ban phước”; và tên Xa-cha-ri có nghĩa là “Đức Giê-hô-va sẽ nhớ đến”. Do đó, kết hợp lại có nghĩa là vào thời điểm đã định, Đức Giê-hô-va sẽ ban phước và Đức Giê-hô-va sẽ nhớ đến

B. Được Sinh Ra Từ Một Gia Đình Thầy Tế Lễ
Trong Cảnh Lưu Đày Và Trở Thành Tiên Tri
Hồi Hướng Về Giu-đa
Xa-cha-ri sinh ra từ một gia đình thầy tế lễ trong cảnh lưu đày (Nê. 12:1, 4, 12, 16). Ban đầu, ông là thầy tế lễ, sau đó ông trở thành tiên tri. Ông cùng với Xô-rô-ba-bên trở về Giu-đa vào thời tiên tri A-ghê (khoảng năm 520 T.C) Xa-cha-ri và A-ghê khuyến khích xây dựng đền thờ Đức Chúa Trời dưới sự chỉ huy của Xô-rô-ba-bên và Giê-hô-sua. Giê-hô-sua. Giê-hô-sua là thầy tế lễ thượng phẩm, đại diện cho chức tế lễ, còn Xô-rô-ba-bên, dòng dõi hoàng gia, là quan tổng trấn xứ Giu-đa, đại diện cho vương quyền. Như vậy, vương quyền cùng với chức tế lễ xây dựng đền thờ của Đức Chúa Trời. Ngay cả ngày nay trong việc xây dựng Hội thánh là Thân thể Đấng Christ, chúng ta cũng cần cả chức tế lẫn vương quyền
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
THI HÀNH CHỨC VỤ CỦA XA-CHA-RI
Thời gian thi hành chức vụ của Xa-cha-ri là từ năm thứ hai đời Darius Hystapsis (khác với Darius trong Đa-ni-ên 9:11; 11:1 T.C. Địa điểm thi hành chức vụ của Xa-cha-ri là nước Giu-đa (Xa. 7:3-4)
III. LỜI MỞ ĐẦU
Sách Xa-cha-ri mở đầu bằng lời khích lệ con cái Israel trở lại cùng Đức Giê-hô-va với lời hứa Đức-giê-hô-va sẽ trở lại với họ (1:2-6). Họ đã từ Ba-by-lôn trở về Giê-ru-sa-lem, nhưng có lẽ phần lớn trong số đó không trở lại với Chúa. Câu 3 chép: “Hãy trở lại cùng Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, thì Ta sẽ trở lại cùng các ngươi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”, Ở đây, chúng ta có một nguyên tắc: Trước hết, chúng ta phải trở lại với Chúa, rồi Chúa sẽ trở lại với chúng ta
IV. CHỦ ĐỀ LỜI TIÊN TRI CỦA XA-CHA-RI
Chủ đề lời tiên tri của Xa-cha-ri là sự an ủi và lời thật lòng của Đức Giê-hô-va đối với tuyển dân bị sửa phạt của Ngài qua sự cứu chuộc của Đấng Christ, là Đấng chịu thấp hèn để trở thành người Bạn đồng chịu khổ của họ trong cảnh lưu đày
V. Ý TƯỞNG TRỌNG TÂM
CỦA SÁCH TIÊN TRI XA-CHA-RI
Ý tưởng trọng tâm của lời tiên tri trong sách Xa-cha-ri là Đức Giê-hô-va nhớ lại dân bị sửa phạt của Ngài và thông cảm với họ trong sự đau khổ của họ khi bị các dân đánh trả quá mức sửa phạt Ngài muốn trên họ. Vì họ chịu khổ bởi sự sửa phạt của Ngài nên Đức Chúa Trời đã sai Đấng Christ là Thiên Sứ của Ngài đến ở với họ và đi với họ qua cảnh lưu đày. Ngài là Đấng hoàn tất sự cứu chuộc tốt đẹp để cứu rỗi họ. Đồng thời, Đức Giê-hô-va cũng dấy lên những “thợ thủ công” để xử lý các dân đã đánh họ thái quá. Qua Xa-cha-ri là vị tiên tri phục hồi, Ngài cũng ban lời an ủi và lời hứa thật lòng rằng Ngài sẽ đem dân Israel tản lạc trở về quê hương của họ với niềm mong đợi về một thời kỳ phục hồi và thịnh vượng.
Trong ý tưởng trọng tâm này có nhiều nhân tố quan trọng: sự cảm thông của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc, cứu rỗi, Đấng cứu chuộc và Đấng giải cứu. Bởi sự cảm thông của Ngài, Đức Chúa Trời đã đến để an ủi dân mà Ngài đã sửa phạt. Trong công tác an ủi này, Đấng Christ được sai đến để hoàn tất sự cứu chuộc hầu cứu rỗi họ, Ngài lập Đấng Christ làm Đấng Cứu Rỗi cũng như làm Đấng Cứu Chuộc của họ. Trong sự cứu chuộc vì sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, Đấng Christ là trung tâm. Đấng Christ đến lần thứ nhất để cứu chuộc tuyển dân của Đức Chúa Trời bằng cách chịu đóng đinh và đổ huyết Ngài ra. Lần đến thứ hai của Ngài không phải để cứu chuộc nhưng để giải cứu tuyển dân của Đức Chúa Trời ra khỏi bàn tay của Anti-Christ và đem lại thời kỳ phục hồi và thịnh vượng. Cho nên, Christ cũng là Đấng Giải Cứu, điều đó làm cho Đấng Christ trở nên bao quát. Trong vũ trụ này, chúng ta thấy Đấng Christ trên thập tự là trung tâm, và từ trung tâm đó Đấng Christ lan tỏa chính Ngài ra chu vi. Đây là tính bao quát của Đấng Christ. Sách Ê-phê-sô cho biết rằng Đấng Christ cứu chuộc này, Đấng đã sản sinh Thân Thể tức Hội Thánh, là Đấng làm đầy dẫy tất cả trong tất cả (1:22-23). Ngài chắc chắn là trung tâm và bao quát trong kế hoạch của Đức Chúa Trời và trong sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời.
VI. SO SÁNH GIỮA CÁC TIÊN TRI
Ê-SAI, ĐA-NI-ÊN VÀ XA-CHA-RI
Chúng ta cần so sánh giữa ba tiên tri, Ê-sai, Đa-ni-ên và Xa-cha-ri về hai vấn đề: Về cuộc gia tể Đức Chúa Trời đối với tuyển dân của Ngài và về Đấng Christ dành cho dân mà Ngài quan tâm
A.Về Cuộc gia tể Đức Chúa Trời
Đối Với Tuyển Dân Của Ngài
1. Trong Sách Ê-Sai
Về cuộc gia tể Đức Chúa Trời đối với tuyển dân của Ngài, Ê-sai cho thấy rằng tất cả các dân đều vì tuyển dân của Đức Chúa Trời hoặc theo cách tích cực hoặc theo cách tiêu cực. Mối quan tâm thật của Đức Chúa Trời là vì Israel, còn các dân được Đức Chúa Trời dùng đều vì lợi ích của Israel hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Thí dụ, Ba-by-lôn dưới thời Nê-bu-cát-nết-sa được dùng theo cách tiêu cực, trong khi Mê-đi-ba-tư dưới thời Si-ru được dùng theo cách tích cực. Si-ru được Đức Chúa Trời chọn và là niềm vui thích của Ngài. Đức Chúa Trời xem ông là người chăn dân Ngài trong cảnh lưu đày
2. Trong sách Đa-ni-ên
Trong sách Đa-ni-ên, tất cả các dân đều ở dưới sự cai trị thuộc trời của Đức Chúa Trời cách có tể trị để Israel trở thành chứng nhân và chứng cứ của Đức Chúa Trời trên đất. Sa-tan dùng Nê-bu-cát-nết-sa hủy diệt Giu-đa và bắt người Do Thái đi lưu đày tại Ba-by-lôn. Ý định của Sa-tan là chấm dứt chứng cớ của Đức Chúa Trời trên đất cùng với mọi chứng nhân của Ngài. Nhưng hắn không biết được trong số những người lưu đày này, Đức Chúa Trời có bốn người đắc thắng trẻ tuổi. Hễ điều gì, Sa-tan làm thì những người đắc thắng này đều có cách chống lại và vô hiệu hóa. Họ chiến thắng thức ăn thuộc ma quỷ, sự đui mù quỷ quyệt và sự cám dỗi thờ hình tượng. Tất cả những mưu chước của Sa-tan chỉ dẫn đến kết quả là chứng cớ của Đức Chúa Trời được thêm vững mạnh và được nâng cao qua những người đắc thắng trẻ tuổi. Cuối cùng, uy quyền cai trị xứ Ba-by-lôn nằm trong tay Đa-ni-ên và ba bạn của ông
3. Trong sách Xa-cha-ri
Trong sách Xa-cha-ri, mọi loại đối xử của các dân đối với Israel là để Israel kinh nghiệm Đấng Christ trong sự ngu dại của họ. Chúng ta có thể thấy mối quan tâm của Đức Chúa Trời đối với Israel trong việc Ngài xử lý các dân
B. Về Đấng Christ
Dành Cho Dân Mà Đức Chúa Trời Quan Tâm
1. Trong Sách Ê-Sai
Sách Ê-sai khải thị Đấng Christ trong nhiều vấn đề, chủ yếu về bản thể Đấng Christ, tức là về những gì Đấng Christ là. Về vấn đề Đấng Christ dành cho dân mà Đức Chúa Trời quan tâm, trong sách Ê-sai chúng ta thấy rằng Đấng Christ được giới thiệu như là Đấng bao hàm – tất cả để đáp ứng nhu cầu của dân Israel bị sửa phạt và của các dân bị phán xét. Đức Chúa Trời quá thương xót trong sự xử lý của Ngài khi đem Đấng Christ đến, không chỉ cho Israel mà còn cho các dân. Cho nên, Đấng Christ là Đấng Cứu Rỗi không chỉ của Israel mà còn của tất cả các dân tộc
2. Trong Sách Đa-ni-ên
Sách Đa-ni-ên khải thị rằng Christ là Đấng tuyệt hảo đã đến chịu đóng đinh hậu sản sinh sáng tạo mới để tương xứng với Ngài như Cô dâu của Ngài và là Đấng sẽ cùng với cô dâu trở lại nhằm kết thúc sự cai trị của loài người và thay thế sự cai trị của loài người bằng vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời. Trong sách Đa-ni-ên, chúng ta thấy Đấng Christ trong sự đóng đinh của Ngài là cột mốc giữa sáng tạo cũ và sáng tạo mới của Đức Chúa Trời. Khi hiện ra vị tiên tri, Ngài là Đấng tuyệt hảo và quý báu để được dân của Đức Chúa Trời đánh giá cao và mong đợi. Khi hiện ra với các thế lực loài người trên đất, Ngài sẽ kết thúc sự cai trị của loài người rồi trở thành vương quốc thần thượng khắp đất cho đến đời đời
3. Trong Sách Xa-cha-ri
Trong sách Xa-cha-ri, chúng ta thấy Đấng Christ là Đấng được Đức Chúa Trời sai đến để ở với dân chịu khổ của Đức Chúa Trời và làm Đấng Cứu Chuộc của họ. Chúng ta cũng thấy Ngài đồng hành với họ trong cảnh thấp hèn qua các nỗi khổ để làm Đấng Cứu Rỗi của họ một cách tinh tế và đầy cảm thông
Sách Xa-cha-ri không nhấn mạnh đến thân vị Đấng Christ hoặc công tác của Ngài. Đúng hơn, sách này khải thị Đấng Christ là Đấng được sai đến với Israel như vị Vua trong hình thể thấp hèn nhưng bị căm ghét, bị bán, bị tấn công và bị đâm, bởi đó đã hoàn tất sự cứu chuộc cho họ. Đấng Christ là Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va ở với họ trong cảnh lưu đày. Cuối cùng Đấng Christ sẽ chiến đấu cho Israel và sẽ làm Vua trên khắp đất
VII. BỐ CỤC CỦA SÁCH
A. Lời Giới Thiệu
Phần đầu của Sách Xa-cha-ri 1:1-6 là lời giới thiệu
B. Các Khải Tượng Về Sự An Ủi Và Lời Hứa
Phần thứ hai của Sách Xa-cha-ri gồm có các khải tượng về sự an ủi và lời hứa (1:7-6:15). Các khải tượng này bao gồm khải tượng về một người là Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va cưỡi ngựa đỏ đứng trong những cây sim ở nơi thấp của thung lũng (1:7-17); khải tượng về 4 cái sừng và 4 thờ thủ cộng (1:18-21); khải tượng về một người tay cầm dây đo (chương 2); khải tượng về thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua được Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va và quan tổng trấn Xô-rô-ba-bên của Giu-đa hoàn hảo, củng cố và làm mạnh mẽ (chương 3); khải tượng về giá đèn vàng, và hai cây ô-liu một ở bên phải một ở bên trái (chương 4). Khải tượng về cuốn sách bay (5:1-4); khải tượng về cái thúng ê-pha (5:5-11); khải tuộng về 4 cỗ xe (6:1-8); và lời kết luận xác chứng 8 khải tượng bằng cách đội vương miện cho Giê-hô-sua như là hình bóng về Đấng Christ, Đấng xây dựng đền thờ của Đức Chúa Trời và sẽ giữ hai chức vụ - chức tế lễ và vương quyền – trong sự hòa bình trên ngai của Ngài (6:9-15)
C. Lời Khuyên Cho Dân Israel và Niềm Ao Ước
Của Đức Giê-hô-va Muốn Phục Hồi Isarel
Phần kế tiếp (chương 7-8) gồm có lời khuyên Israel lìa bỏ sự hư không của tôn giáo mang tính nghi thức để xoay về với thực tại của nếp sống kỉnh kiền và niềm ao ước của Đức Giê-hô-va là muốn phục hồi Israel
D. Những Lời Tiên Tri Khích Lệ
Tập Trung Vào Đấng Christ

Phần cuối (chương 9-14) gồm những lời tiên tri khích lệ tập trung vào Đấng Christ . Những lời tiên tri này bao gồm lời tiên tri về các dân chung quanh Giu-đa có liên quan đến Israel (chương 9); lời tiên tri về sự thăm viếng đầy yêu thương của Chúa đối với Israel (chương 10); lời tiên tri về đời sống của Israel dưới sự áp bức của đế quốc La Mã (chương 11); và lời tiên tri về định mệnh của Israel trong trận đại chiến Hạt-ma-ghê-đôn, trong sự cứu rỗi gia quyến của họ, và trong thiên hi niên (chương 12-14)