Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

KHẢI TƯỢNG VỀ MỘT NGƯỜI LÀ THIÊN SỨ CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA CƯỠI NGỰA ĐỎ

Kinh thánh: Xa-cha-ri 1:7-21
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét 2 khải tượng về sự an ủi và khích lệ trong 1:7-21. Cả hai khải tượng này là niềm an ủi lớn cùng với những lời hứa ngọt ngào dành cho Israel chịu khổ
 KHẢI TƯỢNG VỀ MỘT NGƯỜI LÀ THIÊN SỨ
CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA CƯỠI NGỰA ĐỎ ĐỨNG GIỮA
NHỮNG CÂY SIM Ở NƠI THẤP NHẤT CỦA THUNG LŨNG

A. Một người
Câu 8a chép: “Ta thấy trong ban đêm: Này, có một người cưỡi ngựa đỏ”. Người này là Đấng Christ trong nhân tính của Ngài. Đối với Đa-ni-ên, Người này thật tuyệt hảo; nhưng đối với Xa-cha-ri, Ngài rất cảm thông
B. Thiên Sứ Của Đức Giê-hô-va
Ở đây, Người này là Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va (c.11a). Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va chính là Đức Giê-hô-va, tức Đức Chúa Trời Tam Nhất (Xuất. 3:2a, a-6, 13-15). Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va cũng là Đấng Christ như là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất (Côl.2:9) và là Đấng được Đức Chúa Trời sai đi (Gi.5:36-38; 6:38-39). Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va cũng là thiên sứ của Đức Chúa Trời, Đấng đã hộ tống và bảo vệ Israel trên đường ra khỏi Ai Cập đến đất hứa (Xuất. 23:20; 32:24); Quan. 6:19-24; Ê s 63:9)
C. Cưỡi Ngựa Đỏ
Người trong khải tượng này đang cưỡi ngựa đỏ (Xa.1:8a). Trong Khải Thị chương 6, ngựa đỏ tượng trưng cho chiến tranh, là điều luôn liên quan đến sự đổ huyết, nhưng ở đây ngựa đỏ tượng trưng cho sự chuyển động mau lẹ của Đấng Christ trong sự cứu chuộc của Ngài bằng cách đổ huyết Ngài ra
D. Những Cây Sim
Câu 8b chép: “Người đứng giữa những cây sim ở nơi thấp” Những cây sim này tượng trưng cho dân Isrel thấp hèn trong cảnh lưu đày
E. Đứng Giữa Những Cây Sim
Ở Nơi Thấp Của Thung Lũng
Khi đang cưỡi ngựa đỏ, Đấng Christ đứng giữa những cây sim ở nơi thấp của thung lũng. Điều này có nghĩa là Ngài kiên quyết ở lại giữa dân Israel bị lưu đày tại nơi thấp nhất của thung lũng trong tình trạng thấp hèn của họ. Dân Israel bị lưu đày đang ở nơi thấp nhất của thung lũng, và Đấng Christ sẵn sàng làm bất cứ điều gì cho họ cách mau lẹ. Đấng Christ , tức Đấng cưỡi ngựa đỏ, là người bảo trợ chăm sóc Israel trong cảnh lưu đày
F. Phía Sau Thiên Sứ Của Đức Giê-hô-va
Có Những Con Ngựa Đỏ, Ngựa Nâu Đỏ và Ngựa Trắng
“Phía sau Người có những ngựa đỏ, ngựa nâu đỏ, ngựa trắng” (c.8c). Đấng Christ cưỡi ngựa đỏ và theo sau Ngài là ba nhóm ngựa thuộc ba màu khác nhau. Điều này cho thấy sự cứu chuộc của Christ (ngựa đỏ) dẫn đến dân Israel ăn năn (ngựa nâu đỏ) để được Đức Chúa Trời xưng công chính và chấp nhận cách mau chóng (ngựa trắng). Dù họ là dân được chuộc của Đức Chúa Trời (ngựa đỏ) nhưng ở đây như những con ngựa nâu-đỏ cho thấy, họ không thuần khiết mà bị pha trộn. Chữ đó chỉ về sự cứu chuộc, còn chữ nâu chỉ về sự pha trộn. Cuối cùng, như được tượng trưng bởi những con ngựa trắng, khi dân được chuộc của Đức Chúa Trời đến với Đức Chúa Trời và được Ngài xử lý thì họ sẽ được xưng công chính
Khải tượng về những con ngựa mô tả tình trạng của Israel trong cảnh lưu đày. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì Đấng Christ, tức Đấng Cứu Chuộc, ở với họ để dẫn dắt họ, còn họ, tức dẫn được chuộc của Đức Chúa Trời, thì đi theo Ngài. Vì họ là dân được chuộc của Đức Chúa Trời nên lúc đầu họ xuất hiện như những con ngựa đỏ. Nhưng vì không thuần khiết nên họ được tượng trưng bởi những con ngựa nâu đỏ. Họ cần tiếp xúc Đức Chúa trời và được Ngài xử lý để đạt được Đức Chúa Trời và được Ngài xưng công chính và bởi đó trở thành những người được tượng trung bởi những con ngựa trắng. Một khi ăn năn, họ sẽ được Đức Chúa Trời nhanh chóng chấp nhận và được Ngài xưng công chính
G. Ngựa Đỏ, Ngựa Nâu Đỏ, Ngựa Trắng
Được Đức Chúa Trời Sai Đi Qua Đi Lại Trên Đất
“Ta nói rằng: “Hỡi Chúa tôi, ngựa ấy nghĩa là gì? Thiên sứ nói cùng ta, bảo ta rằng: Ta sẽ chỉ cho ngươi những ngựa này nghĩa là gì. Những đứng giữa những cây sim đáp rằng: Đây là những kẻ mà Đức Giê-hô-va sai đi qua lại trên đất. Chúng nó bèn đáp lại cùng Thiên sứ đứng giữa những cây sim rằng: Chúng tôi đã đi qua đi lại trên đất; này, cả đất đều ả và thanh bình” (cc. 9-11). Ở đây, chúng ta thấy ngựa đỏ, ngựa nâu đỏ, ngựa trắng tượng trưng cho những người ở giữa Israel được chuộc, được đem trở lại với Đức Chúa Trời để được Ngài xưng công chính và chấp nhận, đã được Đức Giê-hô-va sai đi qua đi lại trên đất và họ trả lời với Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va đang đứng giữa những xây sim rằng họ đã đi qua đi lại trên đất và thấy cả đất đều êm ả và thanh bình
Những câu này khải thị rằng ngoài Đấng Christ được sai đến làm Đấng Cứu Chuộc để chăm sóc Israel trong cảnh lưu đày của họ, còn có những người khác được Đức Chúa Trời sai đi khắp đất để quan sát tình hình các dân. Sự chuyển động của những con ngựa cho thấy dân Đức Chúa Trời bị lưu đày không được ổn định, không có bình an, không được yên nghỉ và không tận hưởng cuộc sống. Ngược lại, các dân đang sống êm ả và thanh bình.Điều này cho thấy theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì tất cả các dân quanh Israel lúc ấy đang ở đó vui hưởng cuộc sống trong bình an và thanh tịnh, trong khi tuyển dân của Đức Chúa Trời phải chịu khổ.
H. Thiên Sứ Của Đức Giê-hô-va Cầu Thay
Trong câu 12, chúng ta thấy Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va cầu thay cho Israel. “Bấy giờ, Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va đáp rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va vạn quân! Ngài sẽ không thương xót Giê-ru-sa-lem và các thành của Giu-đa cho đến chừng nào, là những thành Ngài đã nổi giận nghịch cùng nó bảy mươi năm nay?”
I. Đức Giê-hô-va Trả Lời
Thiên Sứ đã Nói Chuyện Với Xa-cha-ri
Từ câu 13 đến 17, chúng ta thấy Đức Giê-hô-va đáp lời cầu thay của Đấng Christ cho Israel. Đức Giê-hô-va trả lời Thiên sứ đã nói chuyện với Xa-cha-ri bằng những lời tốt lành, bằng những lời an ủi và Thiên sứ nói với xa-cha-ri rằng: “Khá kêu lên và nói rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân có phán: Ta vì Giê-ru-sa-lem và Si-ôn động lòng ghen quá lắm” (c.14). Vì các dân ở bình an trong khi Giê-ru-sa-lem gặp rắc rối nên Đức Giê-hô-va rất ghen tức cho Giê-ru-sa-lem. Ngài rất giận dữ với các dân đang an nhàn, êm ả và thanh bình (c.15a). Ngài chỉ hơi giận Israel vậy mà các dân tộc đã đối xử Israel cách thái quá (c.15b)
Câu 16 tiếp: “vậy nên Đức Giê-hô-va phán như vậy: Ta lấy lòng trắc ẩn trở về cùng Giê-ru-sa-lem; nhà Ta sẽ được xây tại trong đó, dây đo sẽ giăng trên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy”. Đo là để sở hữu. Đức Giê-hô-va giăng dây đo trên Giê-ru-sa-lem có nghĩa là Ngài sở hữu thành đó. Giê-ru-sa-lem đã bị Đức Chúa Trời từ bỏ 70 năm. Giờ đây, Ngài trở lại để tái sở hữu thành ấy, cho nên Ngài sai người đến đo thành. Trong câu 17, Đức Giê-hô-va nói tiếp: “các thành Ta sẽ còn đầy tràn sự thành vượng, Đức Giê-hô-va lại sẽ yên ủi Si-ôn và lại sẽ chọn Giê-ru-sa-lem” Đây là cách Đức Chúa Trời đáp là Đấng Christ cầu nguyện cho Israel
II. Khải Tượng Về Bốn Sừng Và Bốn Thợ Thủ Công
Trong các câu từ 18 đến 21, chúng ta có khải tượng về bốn cái sừng và bốn thợ thủ công
A. Đáp Lời Cầu Thay Của Đấng Christ
Khải tượng này là sự đáp lời cầu thay của Đấng Christ cho Si-ôn và Giê-ru-sa-lem (cc.12-17)
B. Bốn Sừng
“Đoạn ta ngước mắt lên, ta nhìn xem, này, có bốn cái sừng. Ta bèn nói cùng thiên sứ đương nói với ta rằng: Những vật ấy là gì? Người đáp cùng ta rằng: Ấy là những sừng đã làm tan tác Giu-đa, Israel và Giê-ru-sa-lem” (cc.18-19). Bốn sừng này là bốn vương quốc cùng với các vua của họ - Ba-by-lôn, Mê-đi-Ba-Tư, Hy Lạp và đế quốc La Mã- được tượng trưng bởi pho tượng người to lớn trong Đa-ni-ên chương 2 và bởi bốn con thú trong Đa-ni-ên 7:3-8, mà sẽ làm thiệt hại và hủy diệt dân được chọn của Đức Chúa Trời.
C. Bốn Thợ Thủ Công
“Đoạn Đức Giê-hô-va cho ta xem bốn thợ thủ công; thì ta hỏi rằng: Những kẻ này đến làm chi? Ngài đáp rằng: Ấy đó là những sừng đã làm tan tác Giu-đa, cho đến nỗi không người nào ngóc đầu lên được; nhưng những kẻ này đã đến để làm kinh hãi chúng nó và đã ném xuống những sừng của các nước đã cất sừng lên nghịch cùng đất Giu-đa đặng làm tan tác nó” (cc.20-21) Bốn thợ thủ công này là những người thợ tài tình, bao gồm hòn đá không bởi tay người đục ra, được Đức Chúa Trời dùng để hủy diệt bốn vương quốc cùng với các vua của chúng mà đã hủy diệt dân Israel. Chrisr là Đấng ở trong số những thợ rèn này, sẽ đến như hòn đá không bởi ta cắt ra để đập tan pho tượng lớn
Trong ba vương quốc đầu tiên – Ba-by-lôn, Mê-đi-Ba-tư và Hy Lạp – vương quốc nào cũng bị vương quốc đi sau đánh chiếm cách tài tình. Ba-by-lôn bị đánh bại trong một đêm, khi Đa-ri-út người Mê-đi đến đánh bại Bên-xát-sa. Đa-ri-út tài tình biết bao!. Sau đó, như Đa-ni-ên chương 8 cho thấy, con dê từ Ma-xê-đô-ni-a (đế quốc Hy Lạp dưới thời Alxeander đại đế) đến giày đạp cho con chiên Ba Tư. Lịch sử cho chúng ta biết Alexander đại đế rất tài tình. Ông là một trong những thợ thủ công đã xử lý bốn cái sừng. Về sau, đế quốc La Mã xuất hiện để xử lý Hy Lạp. Bốn đế quốc này là những nhân tố chính trong lịch sử nhân loại. Cuối cùng, đế quốc La Mã phục hồi sẽ bị Đấng Christ, Người thợ thủ công hàng đầu nghiền nát thành bụi

Tất cả đế quốc này đã tàn phá và hủy diệt Israel. Nhưng hết thảy họ đã bị tiêu diệt, hoặc sẽ bị tiêu diệt như trong trường hợp của đế quốc La Mã phục hồi, bởi bốn thợ thủ công được Đức Chúa Trời dấy lên. Đây là một lời hứa an ủi và khích lệ