Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

YÊU THƯƠNG ĐẤNG CHRIST, THÂN VỊ


Kinh văn I Ti 1:14, II Cô 5:14-15, Gal 2:20, Giăng 14:21- 23; 21:15 -19, Khải 2:4
Trong sứ điệp trước, chúng ta đã thấy rằng sự sống chỉ là Christ. Là sự sống đối với chúng ta, Đấng Christ là một Thân vị. Chúng ta có thể giao tiếp với nhiều điều mà không có tình yêu, nhưng chúng ta không thể xử lý với một Thân vị mà không có tình yêu. Chúng ta có thể xử lý với bàn ghế mà không có tình yêu, nhưng với một người thì không thể được.
Giả sử tôi là bạn cùng phòng của anh em. Nếu anh em không yêu tôi như một người cùng phòng, anh em sẽ nhận thấy rất khó tiếp lấy tôi làm bạn đồng phòng của anh em. Tôi khó sống chung với anh em và anh em khó ở với tôi. Nên tình yêu là cần thiết để giao tiếp với một người sống.

Theo Kinh Thánh, mối liên hệ của chúng ta với Chúa được so sánh như cuộc hôn nhân. Chúng ta là Tân phụ của Ngài và Ngài là Tân Lang của chúng ta. Tân Phụ và Tân Lang phải có tình yêu. Nếu cuộc hôn nhân thiếu hụt tình yêu, khi ấy hôn nhân đó sẽ kết thúc. Không thể có hôn nhân mà không có tình yêu. Hôn nhân được xây dựng cách độc nhất tên tình yêu. Không có tình yêu, không có sinh hoạt hôn nhân. Cũng vậy, mối liên hệ của chúng ta.
Với Chúa chỉ như là sự việc hôn nhân, và hôn nhân này tùy thuộc trên tình yêu. Không có nan đề nào về phía Chúa, vì chắc chắn Ngài yêu chúng ta. Nan đề là về phía chúng ta. Chúng ta có yêu Chúa Jesus chăng? Khi anh em đề cập danh của Jesus, anh em có cảm xúc dịu ngọt ở bề trong chăng? Bất cứ khi nào anh em chỉ suy nghĩ một ít về Ngài, anh em có bị thu hút về phía Ngài chăng?
ĐỨC TIN VÀ TÌNH YÊU
Phaolô nói trong I Ti 1:14 và ân điển của Chúa chúng ta đã dồi dào quá bội với đức tin cùng sự thương yêu trong Đấng Christ Jesus “Ân điển dư dật trong hai phương diện: trong đức tin và trong tình yêu trong Christ Jesus. Điều này có nghĩa nguyên thủy là sau lơ của Tạt sơ, Phaolô không có gì liên hệ với Jesus Đấng Christ. Thậm chí ông vốn đầy sự ghen ghét đối với Chúa. Nhưng một ngày kia, ông nhận được sự thương xót và ân điển từ Chúa, không chỉ để tin Jesus nhưng cũng yêu Ngài. Nguyên thủy ông ghét Jesus nhưng bây giờ nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, ông đã có một tình yêu đối với Jesus. Ông đã ghét Jesus nhưng bây giờ ông yêu Jesus. Đây là sự thương xót lớn hơn hết. Và đây là ân điển thiết thực. Không chỉ tin nơi Chúa Jesus, nhưng cũng yêu Ngài. Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự thương xót và ân điển của Ngài mà đã khiến cho chúng ta tin nơi Chúa Jesus. Nhưng có bao giờ chúng ta cầu nguyện rằng “Lạy Cha, con cám ơn Ngài biết bao vì nhờ ân điển Ngài con có một tình yêu đối với Chúa Jesus chăng? Không chỉ có đức tin, nhưng cũng có tình yêu.
Toàn bộ phúc âm Giăng  bày tỏ cho chúng ta hai điều phần thứ nhất chúng ta đọc rằng Chúa Jesus là Lời ở ban đầu, vốn là chính mình Đức Chúa Trời. Rồi một ngày kia Ngài đã thành nhục thể như một người cư trú ở giữa chúng ta, đầy ân điển và thực tế. Phúc âm Giăng khuyến khích chúng ta tin nơi Đấng này. Một
trong các động từ rất quan trọng trong phúc âm Giăng là tin. Lời đã trở nên xác thịt và chúng ta phải tin nơi Ngài. Tin có nghĩa là tiếp nhận . Giăng 1:12 chép “nhưng hễ ai tiếp nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền bính trở nên các con của Đức Chúa Trời là ban cho kẻ tin danh Ngài”. Tin chỉ là tiếp nhận. Chúng ta tin bằng cách tiếp nhận, và chúng ta tiếp nhận bằng khâu tin. Chúng ta tin điều Đức Chúa Trời đã ban cho, và nhờ tin chúng ta nhận điều Ngài ban cho.
Những điều này không phải là tất cả. Trong phúc âm Giăng, sau khi nói về khâu tin, Chúa Jesus thúc giục tình yêu của chúng ta. Ngài bảo chúng ta , “ai yêu ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta sẽ yêu người và biểu lộ chính mình ta cho người. Nếu một người yêu ta, người sẽ giữ các lời ta, và cha ta sẽ yêu người, và chúng ta sẽ đến cùng người, và lập gia cư với người ( 14:21, 23). Trong các câu này Chúa Jesus nói “ người nào tin ta”. Tin nơi Chúa là một điều, nhưng yêu Ngài là một điều khác. Tin là tiếp nhận, còn yêu là vui hưởng điều anh em đã tiếp nhận được. Nên trong chương trình cuối cùng của Giăng, Chúa thúc giục Phierơ ba lần “Ngươi yêu ta chăng” Bởi điều này Chúa bảy tỏ cùng Phierơ rằng là một người đã tiếp nhận Ngài chúng ta phải học tập vui hưởng Ngài bằng cách yêu Ngài.
Chúng ta biết rằng các chị em đi siêu thị mua sắm nhiều đồ tạp hóa và tích trữ chúng. Dù các tạp hóa này được mua và tích trữ, chúng chưa được vui hưởng. Vì vậy các chị em không chỉ phải tích trữ chúng nhưng cũng vui hưởng chúng.
Tôi không cần hỏi anh em có tin Chúa Jesus chăng nhưng tôi có một câu hỏi lớn là hoặc anh em có yêu Chúa Jesus chăng. Xin chân thành cho tôi biết, anh em có yêu Chúa chăng? anh em có yêu Ngài nhiều hơn mọi điều khác chăng? Phierơ đã có thể nói rằng “Chúa biết rằng tôi kính mến Ngài” Chúng ta có thể nói “Chúa biết rằng tôi kính mến Ngài”. Chúng ta có thể nói như vậy chăng? Chúng ta có thể nói với tấm lòng chân thành, “Chúa Jesus ôi, Ngài biết rằng con yêu Ngài”, vì chúng ta đã tin nơi Chúa, Ngài đang thúc đẩy tình yêu của chúng ta.
Giả sử tôi biếu một quyển Kinh Thánh đẹp cho một anh em. Tôi muốn anh không chỉ nhận lãnh nó, nhưng yêu nó và dành nhiều thì giờ đọc nó. Sau khi nhận lãnh nó, anh ta chỉ nên yêu lời này. Đây là tại sao tin nơi Chúa là một điều, nhưng yêu Ngài là một điều khác. Phaolô bảo rằng ân điển của Đức Chúa Trời đã dư dật đối với ông về cả khâu tin và yêu thương. Nhờ ân điển mà chúng ta đã tin nơi Chúa Jesus, và cũng nhờ ân điển Ngài, chúng ta yêu Chúa Jesus. Chúng ta có đức tin nơi Ngài cũng như có tình yêu vì Ngài. Chúng ta tin Ngài và chúng ta yêu Ngài chúng ta phải yêu Ngài.
NHỮNG NGƯỜI YÊU CỦA JESUS
Có bao giờ anh em ghi nhận một câu ở Galati 2:20 dài bao nhiêu chăng? Từ lâu tôi đã tưởng câu đó quá dài: “Tôi đã bị đóng đinh với Đấng Christ: song le tôi sống, nhưng không hải tôi, nhưng Đấng Christ sống trong tôi” – cho tôi, chỉ điều đó là đầy đủ. Nhiều lúc tôi chỉ trích dẫn phần đầu của Galati 2:20. Tôi tưởng phần sau là không cần thiết. Nhưng Phaolô thêm “Đấng đã yêu tôi và đã phó chính mình ... ». Vì ông có một Đấng đang sống trong ông. Tình yêu của Đấng Christ cưỡng ép ông. Đó là quyền năng cưỡng ép. Tình yêu của Đấng Christ cưỡng ép chúng ta để không sống cho chính mình nữa. Ngài đã yêu tôi và phó chính Ngài vì tôi, bây giờ tôi yêu Ngài và sống bởi Ngài.
Sứ đồ Phaolô vốn là kẻ thù và người bách hại của Chúa Jesus, nhưng lần kia Chúa đấm ông ngã xuống đất. Rồi ông được biến từ kẻ thù và người bắt bớ của Jesus nên một người yêu của Jesus. Quyền năng thiết thực ở trong tình yêu. Tình yêu có thể làm mọi sự. Tất cả các bà mẹ đều biết rằng có nhiều điều mà không có ai ngoại trừ các bà mẹ, có thể làm được cho con cái họ, vì cớ bà mẹ có năng lực yêu thương. Nếu chúng ta thực sự yêu Chúa Jesus, chúng ta sẽ có năng lực và sức mạnh để làm bất cứ điều gì cho Ngài.
Lần kia tôi có đọc bài thơ mà do một người tuân đạo viết vào lúc chị tuân đạo. Tôi không thể trích dẫn, nhưng tôi có thể nhớ lại điểm chính.  Chị nói rằng mọi người tuận đạo của Jesus là người yêu của Jesus; mỗi người yêu của Jesus sẽ hiến mạng sống mình cho Jesus. Anh em có thể chết vì các kẻ khác chăng? Nếu anh em yêu họ, anh em có thể. Tình yêu có thể làm điều đó. Không gì có thể làm cho chúng ta chết vì các kẻ khác trừ tình yêu. Nếu chúng ta yêu Jesus, chúng ta sẽ sẵn sàng chết vì Ngài. Đây là tại sao Chúa đã hỏi Phierơ “Ngươi yêu ta chăng”. Ngài đã hỏi ông ba lần, và Phierơ đã trả lời “Lạy Chúa, Ngài biết rằng tôi mến yêu Ngài”. Rồi cuối cùng Chúa đã bảo ông sẽ chết như thế nào. “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng ngươi, khi ngươi còn trả, ngươi tự mình thắt lưng, muốn đi đâu tùy ý, nhưng khi ngươi già sẽ giăng tay ra, người khác thắt lưng cho, và kéo ngươi đến nơi mình không muốn. Ngài nói điều đó để chỉ về Phierơ phải chết cách nào để tôn vinh Đức Chúa Trời” (Giăng 21:18-19). Là người yêu của Jesus, ông cũng sẽ là người tuân đạo vì Jesus.
Anh em có tưởng rằng bước theo và hy sinh mạng sống mình vì Jesus là sự đau khổ chăng? Ngược lại đó thực sự là một sự vui hưởng. Hy sinh mạng sống chúng ta vì Jesus không phải là sự thống khổ, nhưng sự vui hưởng, vì cớ chúng ta yêu Ngài. Quyền năng ở trong tình yêu.
---
VUI HƯỞNG CHÚA BẰNG KHÂU YÊU THƯƠNG
Sự sống là một Thân vị, và không có đường lối nào khác để áp dụng và vui hưởng Thân vị này trừ ra bằng cách yêu thương. Chúng ta cần yêu Ngài. Trong các thế kỷ trước, một số thánh đồ đã thường cầu nguyện, “Chúa ôi, Xin bày tỏ tình yêu Ngài cho tôi hầu tôi có thể yêu Ngài”. Anh em cần cầu nguyện như vậy. Khi anh em thấy tình yêu của Jesus, anh em sẽ bị cưỡng ép rất nhiều, bị câu lưu và thu hút rất nhiều. Tự phát chúng ta sẽ yêu Ngài. Rồi nhờ yêu Ngài chúng ta sẽ vui hưởng Ngài. Đây là sự sống và vì sự sống này là một Thân vị, nên không có đường lối nào khác cho chúng ta kinh nghiệm, ngoại trừ bởi tình yêu. Chỉ nhờ yêu Jesus mà chúng ta có thể vui hưởng Ngài.
Nếu anh em sắp ở chung với một người như tôi mà không có tình yêu, anh em không bao giờ có thể vui hưởng tôi. Nếu tôi muốn vui hưởng một anh em, tôi phải yêu anh em đó. Tôi càng yêu anh ta, tôi càng vui hưởng anh ta. Chúa Jesus không phải là giáo lý, Ngài không phải là ân tứ hay quyền năng, Ngài là Thân vị. Vì vậy, là Thân vị Ngài cần tình yêu, cần sự đánh giá và cảm tình của chúng ta. Chúng ta cần có cảm tình và tình yêu dịu ngọt đối với Chúa Jesus biết bao!
Đây là tại sao rất nhiều Cơ- Đốc nhân  ngày nay có các giáo điều, nhưng rất lạnh cóng đối với Chúa. Họ có mọi giáo lý, các sự phân phát ( bảy thời kỳ), các lời tiên tri và các hình bóng. Thậm chí họ có cấp bằng tấn sĩ về giáo lý thần thượng, song le họ rất lạnh cóng đối với Chúa Jesus. Chúng ta có thể xử lý với các giáo lý trong đường lối này, nhưng chúng ta không thể giao tiếp với Thân vị của Ngài theo đường lối lạnh lẽo. Chúng ta có thể vận dụng tâm trí mình để xử lý với mọi giáo lý, song le lòng chúng ta cứ lạnh giá. Nhưng chúng ta không thể giao tiếp với Thân vị Ngài theo đường lối này. Nếu chúng ta sắp xếp giao tiếp với Thân vị Ngài, chúng ta phải có lòng nóng cháy và yêu thương, một tấm lòng đầy tràn cảm tình, hầu chúng ta có thể tiếp xúc chính Ngài luôn luôn.
Có một sách trong vòng 66 sách của Kinh Thánh mà minh họa Chúa Jesus đáng yêu là dưỡng nào. Đó là Nhã Ca. Sách này bảy tỏ Chúa rất hấp dẫn, và thế nào tất cả chúng ta đều là các người yêu của Ngài. Chúng ta chỉ yêu Ngài. Anh em đã có thể yêu một loại giáo lý theo đường lối này chăng? Tôi không tin rằng thậm chí anh em có thể yêu các ân tứ theo đường lối này. Anh em là người yêu các ân tứ chăng? Anh em có thể nói “Ôi, các ân tứ thân ái . Ôi anh hoàn toàn đáng yêu! Ô sự chữa bệnh ôi! Ô sự nói tiếng lạ ơi! Mọi ân tứ đều rất dịu ngọt! Hãy cố gắng nói theo đường lối này. Nó không thích ứng. Nhưng chúng ta có thể nói một ngàn lần câu : « Chúa Jesus ôi! Ngài hoàn toàn khả ái!.”
Giả sử anh em có một số đồ đạc trong tư gia của mình, ghế đai, trường kỷ, bàn viết, buồng ngũ, tất cả đều rất đẹp và đắt giá. Nhưng anh em có thể yêu chúng như anh em yêu một người chăng? Anh em có thể đến cùng cái ghế và bảo nó rằng “ hỡi ghế bé nhỏ, ta yêu ngươi”, Ngươi hoàn toàn đáng yêu” . Anh em có thể làm như vậy chăng? Tôi bảo cùng anh em rằng, tôi không thể làm như vậy được. Tôi yêu đồ đạc và tôi yêu mọi đồ đạc trong phòng tôi, nhưng tôi không bao giờ bảo với chúng rằng tôi yêu chúng nhiều như thế nào được. Nhưng anh em càng nói điều này với một người, càng có tình yêu và sự vui hưởng dịu ngọt. Điều này vì cớ có sự ràng buộc thân ái trong một người. Chúa Jesus không phải là cái ghế, Ngài không phải là trường kỷ, Ngài cũng không phải là giáo điều, ân tứ hay quyền năng. Ngài là Thân vị yêu thương! “Người yêu của tôi hoàn toàn đáng yêu! Ngài là sự sống của tôi!” Sự sống này không có gì khác hơn là Thân vị khả ái. Chúng ta có thể nói về Đấng Christ là sự sống của chúng ta, nhưng nếu chúng ta không có tình yêu thiết thực đối với Ngài, Ngài chỉ là sự sống cho chúng ta theo giáo lý. Chúng ta chỉ có giáo lý về Đấng Christ làm sự sống, chúng ta không có sự vui hưởng Ngài như sự sống. Nếu chúng ta muốn vui hưởng Jesus như sự sống, chúng ta phải yêu Ngài. Đang khi chúng ta yêu Ngài, thậm chí nếu chúng ta sẽ vui hưởng được sự sống. Chúng ta sẽ không biết một giáo lý, nhưng chúng ta sẽ vui hưởng Jesus, một thân vị hằng sống, làm chính sự sống của mình.
TIẾP LẤY NHÂN PHẨM CỦA CHÚA
Nhưng giả sử tôi bảo cùng một anh em rằng tôi yêu anh ta. Điều này vướng mắc nhiều, anh ta là một người, anh ta có nhân phẩm riêng; một con người có một nhân phẩm mạnh mẽ có ý muốn, khát vọng và chủ tâm riêng. Anh ta cũng có sở thích và các điều không thích. Tôi nói tôi yêu anh, nhưng điều này có nghĩa tôi yêu cầu anh theo khát vọng của tôi chăng? Đây không phải là tình yêu, đây là một sự đòi hỏi. Nếu tôi thực sự yêu Ngài, tôi phải theo khát vọng của Ngài. Đây là tại sao Chúa đã bảo Si môn Phierơ theo Ngài sau khi Phierơ nói rằng ông yêu Ngài Chúa vẫn phán rằng để tiếp lấy Ngài làm sự sống của chúng ta và làm thân vị của chúng ta, chúng ta phải tiếp lấy khát vọng của Ngài làm khát vọng của chúng ta. Chúng ta phải tiếp lấy ý chỉ của Ngài làm ý muốn của chúng ta. Chúng ta phải tiếp lấy chủ tâm của Ngài làm chủ tâm của chúng ta. Để yêu Ngài như một Thân vị như vậy, chúng ta phải tiếp lấy nhân phẩm của Ngài.
Tôi xin nói cùng anh em, “nếu anh em là một người chồng, anh em có thực sự yêu vợ mình chăng? “Đường lối tốt nhất để yêu vợ anh em là bằng cách tiếp lấy nhân phẩm của Nàng, tiếp lấy ý muốn của Nàng làm ý muốn của anh em. Giả sử tôi là một người chồng và tôi nói cùng vợ thân yêu của tôi, “Ô anh yêu em, nhưng em phải nhận thức rằng anh là đầu! Em phải thuận phục anh! Bất cứ anh nói gì, em phải bước theo ! Đây là tình yêu chăng? Nếu tôi thực sự biết tình yêu là gì? Tôi sẽ tiếp lấy ý muốn của Nàng làm ý muốn của tôi. Tôi sẽ lấy chủ tâm của Nàng làm chủ tâm của tôi. Tuy nhiên, nói vậy thì dễ nhưng cần có tình yêu thiết thực mới thực hiện được.Với các chị em cũng như vậy. Đừng nói rằng vì cớ chị yêu chồng chị nên chị dọn món gì đó cho anh, chị có thể tưởng rằng chị minh chứng tình yêu của chị trong đường lối này, nhưng có thể anh không thích điều chị dọn. Chị dọn suông món gì cho anh thì không phải là tình yêu. Yêu anh là phải tiếp lấy nhân phẩm của anh làm nhân phẩm của chị, tiếp lấy khát vọng của anh làm khát vọng của chị.
Có thể chúng ta có nhiều giáo lý với mọi loại ân tứ và quyền năng, nhưng chúng ta không muốn tiếp lấy nhân phẩm của Đấng Christ, Chúa Jesus không cần ai mà có các giáo lý, các ân tứ và quyền năng. Ngài cần một người yêu Ngài như Phierơ. Chỉ hãy yêu Ngài, đó là tất cả những gì Ngài mong muốn. « Ô Chúa Jesus ôi, tôi yêu Ngài! Tôi theo Ngài, tôi tiếp lấy Ngài làm Thân vị của tôi.  Tôi tiếp lấy ý chí của Ngài làm ý muốn của tôi. Tôi tiếp lấy khát vọng của Ngài làm khát vọng của tôi. Tôi không chăm lo giáo lý, ân tứ và quyền năng. Tôi chỉ chăm lo chính Ngài. Tôi yêu Ngài, Tôi theo Ngài, tiếp lấy Ngài làm Thân vị của tôi”
Suốt những năm quá khứ trong sinh hoạt Cơ- Đốc nhân của mình, tôi đã nghe nhiều điều. Tôi không thể nói cùng anh em tôi đã tiếp nhận bao nhiêu loại giáo lý. Tôi được làm điều này và điều kia và nhiều điều. Nhưng không có gì kiến hiệu cả ngoại trừ chúng ta trở nên một người yêu của Jesus. Một số người dạy rằng chúng ta phải kể chính mình đã chết với Đấng Christ. Nhưng nếu chúng ta không yêu Ngài, bất luận chúng ta có kể chính mình là chết nhiều đến bao nhiêu, chúng ta không bao giờ chết. Về mặt khác nếu chúng ta lấy hế lòng thưa rằng “ Chúa Jesus ôi, tôi yêu Ngài; tôi tiếp lấy Ngài làm Thân vị của tôi; tôi tiếp lấy Ngài làm nhân phẩm của tôi”, chúng ta không cần mình chết, chúng ta đã chết rồi.
Số người khác dạy về sự thánh khiết. Nhưng sự thánh khiết là gì? Sự thánh khiết chí là chính mình Chúa. Nếu chúng ta có sức khỏe để được thánh khiết và có sự thánh khiết, chúng ta không nhận được gì cả. Nhưng nếu chúng ta chỉ thưa luôn cả ngày rằng “Chúa Jesus ôi, tôi yêu Ngài”. Anh em sẽ thấy điều gì đó xảy ra. Khi chúng ta ở trong cửa hàng phân phối, chúng ta hãy thưa với Chúa về mọi vật chúng ta nhặt lên. “Chúa Jesus ôi, tôi yêu Ngài”. Tự động rất nhiều điều sẽ rơi rụng xuống. Cuối cùng chúng ta sẽ về nhà với hai bàn tay không; chỉ có Chúa Jesus thôi. Rồi khi về nhà, chúng ta vẫn sẽ cứ thưa “Chúa Jesus ôi, tôi yêu Ngài”.
Anh John Nelson Darby đã sống trên 84 tuổi. Tôi đọc đôi điều rất thích thú về anh. Một ngày kia, khi anh cao tuổi rồi, anh đã đi cuộc  hành trình xa và qua đêm tại một quán trọ. Trước khi đi ngủ, anh thưa cùng Chúa, “Chúa Jesus ôi, tôi vẫn yêu Ngài”- Không có tác phẩm nào của anh đã cảm thúc tôi nhiều như câu ngắn ngủi đơn độc này. Lời ngắn ngủi đó đã đụng đến lòng tôi- “Chúa Jesus ôi, tôi vẫn yêu Ngài”. Vào lúc đó anh đã cao tuổi rồi, song le anh vẫn nói một lời như vậy cùng Chúa. Tôi đã đọc điều này trải nhiều năm về trước. Lập tức tôi đã thưa cùng Chúa, “Chúa ôi, xin giữ gìn tôi tiếp tục yêu Ngài luôn luôn. Tôi chỉ xin Ngài  làm một điều này?
Bước theo sau khi yêu
Hãy dâng chính mình anh em để yêu Chúa, không có đường lối nào thật thắng thế, và không có đường lối nào khác thật an toàn, thật phong phú và thật đầy vui hưởng như vậy. Chỉ hãy yêu Ngài. Đừng chăm lo về bất cứ điều gì khác. Các giáo điều, giáo lý, ân tứ và quyền năng không có ý nghĩa nhiều. Chúng ta hãy liên tục thưa cùng Chúa: « Chúa ôi, xin giữ tôi trong tình yêu Ngài. Hãy hấp dẫn tôi bằng chính mìnhNgài. Hãy giữ tôi trong hiện diện yêu thương của Ngài luôn luôn!». Nếu chúng ta cầu nguyện theo đường lối này, chúng ta sẽ thấy loại tình yêu mà chúng ta có hướng về Chúa và loại sự sống mà chúng ta sẽ sống. Chúng ta sẽ thường sống bằng chính mình Chúa. Đang khi chúng ta yêu Ngài từ phần sâu thẳm hơn hết của bản thể mình, mọi sự đều sẽ đúng đắn. Nếu chúng ta cần sự khôn ngoan, Ngài sẽ là sự khôn ngoan cho chúng ta. Nếu chúng ta cần quyền năng. Ngài sẽ là quyền năng. Nếu chúng ta cần tri thức đúng đắn và đầy đủ, thậm chí Ngài sẽ là điều đó cho chúng ta. Bất luận chúng ta cần gì, Ngài là điều đó. Đừng cố sức kiếm bất cứ điều gì khác, chỉ hãy nhìn xem Ngài hầu Ngài khải thị tình yêu của mình cho anh em. Nhã ca 1: 4 chép «Hãy kéo tôi, chúng tôi sẽ chạy theo chàng». Chúng ta phải xin Chúa kéo lôi chúng ta, và rồi các anh em khác sẽ chạy theo Ngài với chúng ta. Để tiếp lấy Ngài làm sự sống của chúng ta, chúng ta phải yêu Ngài trong một đường lối như vậy.
Trong mấy chương đầu tiên của sách khải thị, chúng ta thấy thế nào sự suy đồi của hội thánh đã bắt đầu với khâu đánh mất tình yêu ban đầu hướng về Chúa Jesus. Hội thánh tại Êphêsô đã có nhiều công tác tốt và thậm chí mạnh mẽ trong đức tin, nhưng Chúa khiển trách họ bằng cách nói rằng, «Ta có vài điều nghịch ngươi, vì cớ người bỏ tình yêu ban đầu của ngươi». Họ đánh mất tình yêu tươi mát và tốt nhất hướng về Chúa. Điều này khởi đầu sự suy đồi của các hội thánh. Khi nào chúng ta mất tình yêu mình dành cho Chúa, chúng ta khởi sự thối lui. Chúng ta phải đến cùng Chúa và giao tiếp với Ngài. «Chúa ôi, xin thương xót tôi. Tôi không cần điều gì hay bất cứ ai cả trừ ta bản thể yêu thương của Ngài. Xin chỉ bày tỏ chính mình Ngài cho tôi. Xin kéo tôi để chúng tôi có thể chạy theo Ngài! Chúa ôi, xin bày tỏ tình yêu của Ngài cho tôi hầu tôi có thể được tình yêu của Ngài cưỡng ép. Tôi không muốn làm bất cứ điều gì cho Ngài cả. Chúa ôi, tôi chỉ muốn yêu Ngài. Tôi chỉ muốn tiếp lấy Ngài làm  thân vị của tôi. Tôi mong muốn nhân phẩm Ngài làm nhân phẩm của tôi. Tôi muốn khát vọng của Ngài làm khát vọng của tôi. Tôi muốn mọi sự của Ngài làm mọi sự của tôi »

Do đó, chúng ta thấy rằng đó không chỉ là sự việc tin, đó là sự việc yêu thương nhiều hơn, chúng ta phải học tập Chúa Jesus. Nếu chúng ta có được tình yêu nóng cháy như vậy hướng về Chúa Jesus, chúng ta sẽ vui hưởng được mọi sự gì Ngài là. Vì vậy, tôi không khuyến khích anh em tìm kiếm bất cứ điều gì khác. Hãy đến cùng Chúa và xin Ngài kéo lôi anh em hầu anh em có thể chạy theo Ngài. Hãy học tập nhận thức rằng chính sự sống Zoe là một thân vị yêu thương và khả ái như vậy. Và tình yêu là đường lối để giao tiếp với một thân vị như vậy