Nhã 1 :11 ; 3 :6,
9,10 ; 4 :4a, 6, 12-16 ; 5 :1 ; 6 :2,
4
Sự sống
dành cho sự xây dựng
Chúng ta phải nhớ trong tâm trí rằng
đề tài tất cả các sứ điệp này ở Nhã Ca là: sự sống và sự xây dựng. Đó không chỉ
sự việc sự sống, nhưng cũng của sự xây dựng. Trong các câu trên, chúng ta thấy
đôi điều về sự xây dựng. «chúng ta sẽ làm cho mình các viền vàng chung với các
nút bạc (1 :11). Câu này tiếp theo
câu mà Chúa gọi người tìm kiếm Ngài là «bầy
ngựa» như chúng tôi đề cập, con ngựa là vật thiên nhiên, vài điều bẩm sinh. Tuyệt
đối không có gì về sự xây dựng có liên quan đến con ngựa. Vì vậy, Chúa hứa hành
động trên nàng bằng vàng và bạc. Cả hai nguyên liệu này không tự nhiên đối với
nàng. Các Đấng phải được xây dựng vào trong nàng. Tại đây chúng ta có sự hàm ý
rằng Chúa đang xây dựng đôi điều trên nàng.
Mọi sách trong kinh văn đều do
chính Đức Chúa Trời viết ra. Chúng ta thấy điều này cách rõ ràng trong Nhã Ca.
Không ai có thể trước tác thi ca như vậy với mọi ý nghĩa thuộc linh mà chúng ta
thấy trong sách này. Nếu không có kinh nghiệm và ánh sáng từ Chúa, thậm chí dù
chúng ta là học giả về khoa ngôn ngữ và thi ca của sách này, tôi không tin
chúng ta có thể thấy được ý nghĩa thiết thực ở đây. Ý nghĩa thiết thực là sự việc
xây dựng.
Từ chương 1 câu 11, chúng ta phải
đến chương 3, câu 9 và 10 về cái kiệu. Chúng ta thấy rằng cái kiệu được xây dựng
bằng gỗ, bạc vàng, màu đỏ điều cộng với sự trang trí ở bên trong cái kiệu có
vàng làm đế y như Giêrusalem mới. Trong Giêrusalem mới, phần chính yếu của
thành phố là vàng (Khải 21 :18) trong thành phố đó có ngai cho Đấng Christ,
vua. Đây chỉ như cái kiệu, mà nó có chỗ đỏ điều, biểu thị vương quyền của Chúa.
Tất cả các nguyên liệu này để xây dựng. Cái kiệu không thuộc thiên nhiên, nó được
xây dựng bằng mọi loại nguyên liệu này.
Trong chương 4, chúng ta đọc rằng
cổ của nàng giống như tháp của Đavít. Cái tháp là kiến ốc cao, và kiến ốc này để
làm kho binh khí. Vào lúc này điều sáng tỏ là người tìm kiếm đã có lượng xây dựng
nào đó rồi. Sự sống đến trước và sự xây dựng theo sau. Sự sống để xây dựng, và
sự xây dựng thường là khâu xuất phát của sự sống.
--
Miếng vườn
Tiếp theo điều này, người tìm kiếm
tiếp tục chấn hưng. Điều này được thấy trong chương 4 câu 12 đến 14. « Em
gái ta, tân phụ ta là vườn đóng kín, là nguồn nước khóa lại, là giếng niêm
phong. Đám cây mình là vườn cây ăn trái có thạch lựu và trái ngon, hoa phụng
tiên với cam tòng. Cam tòng và hồng hoa, xương bồ và nhục quế, cùng mọi cây nhũ
hương, một dược, lư hội, với mọi hương liệu chính ». Bây giờ Chúa so sánh
người tìm kiếm với miếng vườn. Nàng không chỉ là cái kiệu, nhưng cũng là miếng
vườn. Mục đích miếng vườn này chủ yếu là để dành cho sự trưởng tiến các vật nào
đó.
Diều này tương hợp với I Cô
3 :9, nơi chúng ta thấy rằng chúng ta là nông trại Đức Chúa Trời và kiến ốc
Đức Chúa Trời. Nông trại Đức Chúa Trời cân bằng miếng vườn. Trong quá khứ chúng
tôi đã nói nhiều lần rằng khâu trưởng tiến là vì khâu xây dựng. Điều gì được
trưởng tiến trên nông trại đều là vi sự xây dựng nhà Đức Chúa Trời. Người tìm
kiếm đã không chỉ trở nên cái kiệu cho Đấng Christ di động nhưng cũng là miếng
vườn để mọc lên nhiều loại hương liệu. Chúng ta phải nhận thức thi ca ở đây. Cuối
cùng có chép rằng miếng vườn này là « lạc viên ». Đây là lời phiên dịch
của bản Darly, bản Việt Nam và cước chú của bản A.S.V
Bất cứ điều gì mọc lên trong miếng
vườn này đều vi sự thỏa mãn và vui hưởng
của Chúa. Nhã Ca bắt đầu với khâu ăn, uống và vui hưởng về phía của người
tìm kiếm, nhưng bây giờ sự vui hưởng là vì Chúa. Trong chương 1 và 2 người tìm
kiếm đang ăn trái của cây cam và ướng rượu nho trong nhà yến tiệc. Nhưng bây giờ
Chúa đang ăn trái của miếng vườn, uống rượu nho và sữa cho sự vui hưởng của
mình. « Hỡi em gái ta, tân phụ ta ơi, ta đã vào trong vườn ta rồi. Ta có
hái một dược và hương liệu ta, ăn tàng ong với mật ong ta, ta đã uống rượu nho
sữa của ta » (5 :1)
-Thành phố
Dang khi tiến đến chương 6, chúng
ta thấy hình thể cuối cùng được Chúa dùng để minh họa người tìm kiếm. « Hỡi
bạn tình ca, mình xinh đẹp như Thiệt sa, có duyên như Giêrusalem, đáng sợ khác
nào đạo quân giương cờ xí » (6 :4). Nên chúng ta có miếng vườn và
thành phố. Thiệt sa là thủ đô của các vua trong thời quá khứ (I vua
14 :17) (16 :17-18) và Giêrusalem là thành thánh của Đức Chúa Trời (Thi
48 :1-2). Vì vậy hình thể cuối cùng thực sự là vài sự việc của kiến ốc.
Bây giờ chúng ta có 10 hình thể - 8 hình thể đầu, bây giờ là miếng vườn và
thành phố
Tôi nhận thức rằng ngoài mười
hình thể này, còn có hai điều : mạch suối và nguồn mạch. Tuy nhiên trong
các sứ điệp này chúng tôi thích để riêng hai điều này ra. Thật rõ ràng trong bất
cứ trường hợp nào, Chúa Jesus chủ yếu dùng mười hình thể này để miêu tả người
tìm kiếm Ngài. Chúng ta đã quá quen thuộc với tám hình thể đầu, bây giờ chúng
ta phải thấy hai hình thể cuối
-Từ sáng thế
ký đến khải thị
Miếng vườn và thành phố bao hàm
toàn bộ kinh thánh từ đầu chí cuối kinh thánh khởi đầu với miếng vườn và chấm dứt
ở thành phố. Có miếng vườn trong hai chương đầu tiên của kinh thánh, có thành
phố trong hai cuối cùng. Và tại đây, trong Nhã Ca miếng vườn và thành phố chính
là thân vị của người tìm kiếm. Bây giờ nàng tương hợp cách đầy trọn với tiêu
chuẩn trong ý chỉ vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Từ kinh thánh chúng ta có thể thấy
rằng ý chỉ vĩnh cửu của Đức Chúa Trời trước hết là miếng vườn và cuối cùng là
thành phố. Đây là tại sao sách này rất kỳ diệu. Người tìm kiếm của Chúa trong
sách này trở nên chính hai điều này, miếng vườn và thành phố. Vì lý do này
chúng ta nói rằng Nhã ca bao gồm toàn bộ kinh thánh, phải dùng cả bộ kinh thánh
để miêu tả nàng vì cớ kinh thánh khởi đầu bằng miếng vườn và kết thúc bằng
thành phố. Bây giờ nàng là miếng vườn và thành phố. Nhưng điều này chưa hết.
Tên của miếng vườn là lạc viên (Việt ngữ là : vườn địa đàng) và danh của
thành phố là Giêrusalem. Nhờ điều này chúng ta có thể thấy sự khải thị thần thượng
của kinh thánh, không tâm trí nào có thể trước tác quyền sách như vậy mà rất
thích ứng với sinh hoạt hội thánh ngày nay. Làm sao Sa lô môn đã học được các
điều này ? Ai đã bảo cho ông về sự sống và sự xây dựng ? Tuy nhiên,
ông đã viết nó từ một ngàn năm trước Chúa. Ngợi khen Chúa, Ngài đã mở sách này
cho chúng ta !
--Sự xây dựng
tập thể
Hầu hết mọi sự dạy dỗ và gây dựng
chúng ta nghe trong Cơ đốc giáo đều vì cá nhân. Mọi người đang cố gắng để được
thuộc linh cách cá nhân và tất cả những người tạm gọi là các giáo sư kinh thánh
đều đang nổ lực tối đa để giúp đỡ anh em khác được thuộc linh theo đường lối cá
nhân. Nhưng toàn bộ kinh thánh bày tỏ cho chúng ta rằng sự thuộc linh của chúng
ta không chỉ có tính cách cá nhân. Tất cả các sự thuộc linh của chúng ta không
chỉ có tính cách cá nhân. Tất cả các sự thuộc linh của chúng ta đều phải vì sự xây
dựng. Một số anh em tại đây trong hội thánh là thợ mộc. Họ đã giúp xây dựng nhà
cửa và kiến ốc. Các người thợ mộc biết rằng nguyên liệu cá thể không vì chính
nó, mỗi miếng đều vì sự xây dựng tập thể.
Tôi chưa bao giờ nghe bất cứ điều gì trong Cơ đốc giáo về
sự xây dựng tập thể. Nhưng tôi nghe rất nhiều về việc này từ một anh em. Vào lúc đó Chúa mở hai chương đầu tiên và hai
chương cuối cùng của kinh thánh cho chúng tôi. Sự xây dựng trong kinh thánh đã
trở nên sáng tỏ đối với chúng tôi. Nhưng tôi tin rằng thậm chí ngày nay một sứ
điệp hiếm được nghe trong Cơ đốc giáo là về nhu cầu của việc chúng ta được xây
dựng thành Thân thể tập thể. Nguyện Chúa ban cấp đôi mắt bồ câu cho chúng ta hầu
chúng ta có thể có sự nhận thức thuộc linh để thấy rằng sự thuộc linh không vì
các cá nhân suông. Sự thuộc linh vì sự xây dựng thành phố tập thể.
--Diễn tiến
đến sự xây dựng
Diễn trình tiến sự xây dựng được
nhìn thấy cách minh bạch trong mười hình thể, thứ nhất có các con ngựa, rồi mắt
bồ câu, hoa huệ và bồ câu. Sau một thời gì có các trụ khói. Hình thể này vì cớ
các trụ cột. Hoàn toàn gần sát sự xây dựng. Rồi từ các trụ cột chúng ta tiến đến
chỗ nằm nghỉ và cái kiệu. Cái kiệu thực sự là điều được xây dựng bằng các
nguyên liệu nào đó. Rồi có mão miện. Tất cả tám điều đầu tiên này đều thuộc về
nhóm hình thể trong một phần của sách này. Phần kết luận cho nhóm hình thể này
là cái liệu cho sự chuyển động của Chúa và mão miện cho vinh quang của Chúa. Điều
này kỳ diệu. Hầu như người tìm kiếm đạt đến đỉnh và không có gì khác cần đến. Nếu
tôi là tác giả sách này. Tôi có thể kết luận ở đây. Có cái kiệu và mão miện là tốt đủ. Nếu đó là tất cả
những gì chúng ta có. Khi ấy chỉ là sự việc thuộc linh cá thể, sự thánh khiết
và trưởng thành trong sự sống suông. Mọi sự đều vì các cá nhân mà thôi.
Nhưng chúng ta phải nhận thức rằng
sách này được chia làm hai phần. Tám hình thể đầu trong phần một miêu tả và
minh họa người tìm kiếm mãi đến mão miện. Trong phần thứ hai Chúa dùng thêm hai
hình thể để mô tả người diệu kỳ này, đó là miếng vườn và thành phố. Điều này
không diệu kỳ sao ? Nếu chúng ta chỉ có vài phần kinh thánh chúng ta không
thể có trọn bộ kinh thánh. Nhưng khi chúng ta đến phần cuối cùng của sách này,
người tìm kiếm kỳ diệu này trở nên miếng vườn và thành phố. Bây giờ nàng ăn khớp
với toàn bộ kinh thánh. Chúng ta có thể áp dụng toàn bộ kinh thánh từ đầu chí
cuối cho nàng. Chúng ta có thể thấy nàng trong miếng vườn ở Sáng thế ký 1 và 2,
chúng ta cũng có thể thấy nàng trong Giêrusalem mới ở khải 21 và 22. Nàng vừa
là miếng vườn và thành phố. Đây không chỉ là sự việc cá nhân, đây là sự việc tập
thể. Miếng vườn để cây cối mọc lên còn thành phố là đôi điều được xây dựng.
--Trưởng tiến
để xây dựng
Làm cái kiệu và mão miện của Chúa
thực sự diệu kỳ. Nhưng chúng ta phải tiến lên miếng vườn. Chúng ta phải nẩy mầm
mọi hương liệu mà là các thuộc tánh của Đấng Christ, các phương diện dịu ngọt của
thân vị Chúa. Xương bồ, nhục quế, lư hội, một dược, nhũ hương, thạch lưu và hoa
phụng tiên là tất cả các phương diện khác nhau của thân vị và công tác của
Chúa. Điều rất thích thú là phần đầu của sách này, Chúa Jesus là hoa phụng tiên
cho người tìm kiếm. Nàng nói «người yêu của tôi là một chùm hoa phụng tiên cho
tôi». Nhưng bây giờ nàng mọc lên các hoa phụng tiên cho Chúa. Ngài là hoa phụng
tiên cho nàng và bây giờ nàng nẩy mầm lên các hoa phụng tiên cho Ngài.
Ngài là sự vui hưởng của nàng, nhưng bây
giờ Ngài là điều đã được truyền đạt vào bên trong nàng và nàng đang mọc lên hoa
đó trở lại cho Ngài vui hưởng. Điều này thực sự diệu kỳ và bất cứ điều gì trong
miếng vườn này mọc ra đều là nguyên liệu để xây dựng thành phố. Sự trưởng tiến
là vì sự xây dựng. Chúng ta là nông trại Đức Chúa Trời mọc lên các nguyên liệu
để xây dựng nhà Đức Chúa Trời. Đây là tại sao chúng ta vừa là miếng vườn và
thành phố. Chúng ta phải mọc lên mọi loại nguyên liệu cho sự xây dựng thành phố.
Nên toàn bộ quyền sách là về sự sống và sự xây dựng. Cuối cùng người tìm kiếm
trở nên thành phố. Đây là hình thể cuối cùng được Chúa dùng để miêu tả tân phụ
của Ngài. Thành phố Giêrusalem mới, được gọi là tân phụ của Chiên Con (khải
21 :9)
--Núi một
dược đồi nhũ hương
Bây giờ chúng ta cần trở lại để
xem một ít điểm về sự chấn hưng, tiến triển và sự trưởng tiến của người tìm kiếm.
Nàng nói trong chương 2 «cho đến chừng hừng đông lớ ra và bóng tối tan đi»
(2 :17). Chúng ta biết rằng thực sự điều này đã xảy ra. Nàng có một ngày lố
ra và hầu như mọi bóng tối của nàng đã tan đi. Nàng đạt đến một chỗ mà nàng có
thể trở nên cái kiệu và mão miện cho Chúa. Nhưng trong các chương tiếp theo,
nàng lại nói cùng điều như vậy. «Ta sẽ đi lên núi một dược, đồi nhũ hương, ở đó
cho đến khi hừng đông lố ra và bóng tối tan đi» (4 :6). Bất luận chúng ta
đánh giá nàng nhiều bao nhiêu, như cái kiệu và mão miện, nàng vẫn còn nhận thức
sự hiện hữu của vài bóng tối tăm, vì các bóng tối vẫn còn ở đó. Theo một nghĩa
hừng đông đã lố ra, nhưng theo nghĩa khác nó chưa lố ra. Điều này là bằng chứng
rằng cái kiệu và mão miện không phải là sự hoàn tất của sinh hoạt cơ đốc nhân.
Sinh hoạt cơ đốc nhân phải tiến tới để chiếm lấy kiến ốc. Kiến ốc là khâu tối hậu
của mọi kinh nghiệm thuộc linh. Dù các kinh nghiệm của chúng ta có cao đến đâu,
đang khi chúng ta chưa đạt đến kiến ốc, chúng ta vẫn còn thiếu hụt. Đây là tại
sao nàng vẫn còn cảm xúc vài bóng tối trong đời sống của mình.
Rồi nàng sẽ làm gì ? Nàng
nói nàng sẽ lên núi một dược và đồi nhũ hương. Chính một dược và nhũ hương đã
biến đổi nàng từ tình trạng thiên nhiên thành cái kiệu và mão miện của Đấng
Christ và nàng nhận thức chúng cũng sẽ đưa nàng tiến lên. Tuy nhiên, lần này
nàng càng vui hưởng, không chỉ ít nhất một dược nhưng cả núi một dược. Đó không
phải là lượng nhỏ nhũ hương nhưng cả đồi. Đây là sự nhận thức của nàng về việc
nàng kinh nghiệm sự chết và phục sinh của Đấng Christ nhiều được bao nhiêu.
Nhưng nàng nhận thức mình còn cần nhiều hơn, thậm chí nàng cần cư ngụ trong sự
chết của Đấng Christ và trong sự phục sinh của Đấng Christ. Sự chết của Đấng
Christ phải là trái núi và sự phục sinh của Đấng Christ phải là quả đồi cho
nàng. Đó không phải là lượng nhỏ, nhưng ngọn núi và quả đồi. Nàng nhận thức
mình phải đi đến đó để cư ngụ. Đây là đường lối nhờ đó đưa nàng vào kiến ốc.
Trong 3 :6 được xông một dược và nhũ hương trong 4 :6, nàng đang đi đến
ngọn núi một dược và đồi nhũ hương.
Chúng ta phải luôn luôn nhận thức
rằng sách này là thi ca: khi chúng ta so sánh 3: 6 với 4: 6 chúng ta có thể thấy
sự dị biệt. Nàng đã ra khỏi đồng vắng bằng cách được xông một dược và nhũ
hương, nhưng nàng vẫn còn cảm thấy vài bóng tối chưa tan đi. Nên nàng đi đến
núi một dược và cứ ở đó. Nàng đi lên đồi nhũ hương và cư trú ở đó cho đến khi hừng
đông lố ra và bóng tối tan đi. Nhờ ngụ tại núi một dược và đồi nhũ hương nên
vài điều thuộc sự xây dựng của Đức Chúa Trời được truyền đạt vào nàng cách triệt
để và nàng được đưa vào kiến ốc Đức Chúa Trời cách đầy trọn theo đường lối này,
cuối cùng nàng trở nên miếng vườn và sau đó làm thành phố
Vào giai đoạn này Chúa ví sánh
nàng với miếng vườn và chính nàng nhận thức rằng nàng là miếng vườn. Nàng mời
Chúa Jesus đến cùng nàng như đến cùng miếng vườn và Chúa đến «nguyện người yêu
của tôi vào vườn người và ăn các trái ngon ngọt của người» (4 :16). «Hỡi
em gái ta, tân phụ ta ơi, ta đã vào vườn ta rồi» (5 :1) Chúa Jesus đến
cùng nàng như miếng vườn Ngài và vui hưởng mọi trái ngon ngọt. Bây giờ nàng
không chỉ là cái kiệu cho chuyện động của Chúa và mão miện để Chúa khỏe khoang,
nhưng cũng là miếng vườn mọc lên đôi điều làm thỏa mãn Chúa. Mọi chi tiết được
mọc trong vườn đều vì sự thỏa mãn của Chúa và là nguyên liệu cho sự xây dựng. Mọi
hương liệu đang nẩy mầm trong vườn cuối cùng trở nên các nguyên liệu để xây dựng
thành phố
-Sự thỏa
mãn đầy trọn
Trong sách này có nhiều sự tìm kiếm,
nhiều sự tìm thấy và nhiều sự thỏa mãn. Ít ra bốn hay năm lần khi người tìm kiếm
lại bắt đầu tìm kiếm Chúa. Nàng tìm gặp điều nàng đang tìm kiếm, và nàng thỏa
mãn. Mỗi một sự thỏa mãn đều mở rộng và sáng tạo khâu tìm kiếm thêm lên. Nàng
đã trở nên cái kiệu và mão miện, và theo một nghĩa đã hoàn toàn thỏa mãn. Giả sử
anh em đạt đến giai đoạn như vậy để trở nên cái kiệu và mão miện cho Chúa. Tôi
xác quyết rằng anh em sẽ gào lên Halêlugia! Đây là sự thõa mãn đầy đủ hơn hết.
Nhưng vẫn còn đôi điều nhiều hơn và tốt hơn. Chúng ta phải tiến lên từ mão miện
để mọc lên đôi điều cho Ngài và như miếng vườn. Rồi Chúa sẽ tìm được đôi điều
trong chúng ta sẽ vui hưởng và sự thỏa mãn của Ngài không chỉ là sự việc khoe
khoang cho Ngài như mão miện, chúng ta phải mọc lên đôi điều cho Chúa Jesus ăn
và vui hưởng. Nói cách khác chúng ta phải sản xuất vài nguyên liệu cho kiến ốc.
Chúng ta là nông trại của Đức Chúa Trời và chúng ta là kiến ốc Đức Chúa Trời.
Chúng ta là miếng vườn và là thành phố. Sự xây dựng thành phố xuất phát từ miếng
vườn.
--Quân đội
Khi người tìm kiếm trở nên thành
phố, còn có hình thể thứ 11. Chúng ta đã đề cập rằng điều thứ 10 là hình thể cuối
cùng nhưng cũng có điều thứ 11. Đây là quân đội. «Hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp
như Thiệt sa, có duyên như Giêrusalem, đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí».
Tại sao tôi nói rằng điều thứ 10 là điều cuối cùng, song le còn điều thứ
11 ? Vì cớ điều thứ 10 là thứ 11, thứ 11 là thứ 10. Khi chúng ta trở nên
thành phố cho Chúa. Chúng ta là quân đội đối với kẻ thù. Không chỉ là kho binh
khí như trong quá khứ (4 :4) kho binh khí là để phòng thủ, nhưng quân đội
để tiến công. Không chỉ là bảo vệ vương quốc nhưng chiến đầu cho vương quốc.
Nàng rất diễm lệ đối với Chúa, có duyên như Giêrusalem. Nàng đáng sợ như đạo
quân giương cờ xí cùng kẻ thù. Tất cả chúng ta đều biết rằng đội quân giương cờ
xí có nghĩa là đắc thắng. Nàng không thể không có cờ xí. Điều này có nghĩa nàng
đoạt chiến thắng rồi. Đừng ngạc nhiên tại sao nàng rất đáng sợ đối với kẻ thù-
--Sự xây dựng
và tình trạng chiến tranh
Thứ nhất đã có kho binh khí cho
tình trạng chiến tranh phòng thủ. Nhưng bây giờ người tìm kiếm đã trở nên đội
quân đang di hành trong sự đắc thắng khải hoàn. Theo Hêbơrơ, chữ quân đội trong
câu này ở số nhiều, nên một số bản dịch tốt hơn dịch rằng nàng là các cơ binh,
các đội quân. Không chỉ một đội quân nhưng nhiều đội quân có cờ xí. Nàng đã trở
nên quân đội chiến đấu kỳ diệu như vậy, như các cơ binh có cờ xí đắc thắng.
Chúng ta không bao giờ có thể phân rẽ sự xây dựng khỏi tình trạng chiến tranh
thuộc linh. Bất cứ khi nào sự xây dựng, có chiến trận. Chúng ta đều nhớ câu
chuyện trong Nêhêmi, dân chúng một tay làm công tác xây dựng, và với tay kia họ
nắm vũ khí để chiến đấu (Nê 4 :17) Họ chiến đấu đang khi xây dựng. Khâu
chiến đấu đi đôi với khâu xây dựng, sự xây dựng luôn luôn mang lại sự đắc thắng
trong chiến trận. Có sự xây dựng ở đâu có chiến trận ở đó, nhưng nơi nào có sự xây
dựng, cũng có sự đắc thắng ! Đây là sự hoàn tất của sinh hoạt cơ đốc nhân.
Đây là sự hoàn bị tuyệt đỉnh mà các người tìm kiếm có thể đạt đến. Bây giờ nàng
là một thành phố cũng như quân đội. Chúng ta đọc cùng điều này ở Êxêchiên 37. Mọi
xương khô, sau khi hà hơi bằng sự sống, đã sống lại để xây dựng thành chỗ cư ngụ
của Đức Chúa Trời (câu 27) và đồng thời họ được hình thành quân đội (câu 10) kiến
ốc luôn luôn là quân đội. Không có kẻ thù, không cần có thành phố. Theo lịch sử
loài người thành phố hiện hữu vì cớ sự tấn công của các kẻ thù. Nếu không có kẻ
thù sẽ không cần xây dựng thành phố. Thành phố là chỗ cư trú của Đức Chúa Trời
nhưng đó cũng là quân đội chiến đấu cùng kẻ thù.
--Sự khôi
phục của Chúa
Cơ Đốc giáo ngày nay rất thiếu hụt
trong tất cả sự việc này. Điều này tại sao Chúa vẫn chưa trở lại. Làm sao Ngài
có thể tái lâm khi mà tất cả các điều này chưa được khôi phục và hoàn thành ở
giữa dân Ngài trên trái đất chớ ? Đây là điều Chúa đang thực hiện trong sự
khôi phục của Ngài và đây là tại sao chúng tôi nói đây không phải là sự khôi phục
giáo lý. Đó là sự khôi phục của Chúa. Đây là công tác của Ngài mà Ngài đã khở đầu
từ sáng thế ký. Kẻ thù đã thực hiện tốt nhất của hắn để phá hỏng công tác đó,
nhưng kẻ thù không thể chận đứng sự khôi phục của Chúa. Ngày nay Chúa đang khôi
phục sự sống và sự xây dựng.
Có sự chiến đấu thiết thực đang
tiến tới ngày nay vì sự khôi phục của Chúa. Một số người có thể nghĩ họ được
kêu gọi điều này điều kia. Nhưng tất cả điều này chỉ là các điều theo truyền thống.
Tất cả chúng ta đều đã được kêu gọi cho sự khôi phục của Chúa. Nguyện Chúa ban
sự thương xót hầu chúng ta có thể thấy điều gì thực sự là công tác thần thượng của Ngài và điều
gì đang thiếu mất trong Cơ đốc giáo ngày nay.
Làm người yêu của Jesus không có
nghĩa hoạt động cho Chúa. Điều này vô nghĩa đối với Ngài. Nếu anh em không tin
điều này, ngày kia anh em sẽ tin điều đó. Nhưng ngày đó quá trễ không phải
chúng ta hoạt động cho Ngài, nhưng Ngài hành động trên chúng ta. Chúng ta phải
là kiệt tác của Ngài (Êph 2 :10), không chủ yếu làm công nhân của Ngài.
Chúng ta phải tiếp lấy Chúa hầu Ngài có thể xông hương chúng ta và biến đổi
chúng ta. Rồi chúng ta sẽ tiến triển từ hình thể này đến hình thể kia. Cuối
cùng chúng ta sẽ đến giai đoạn của cái kiệu và mão miện. Nhưng chúng ta vẫn cần
tiến lên. Miếng vườn và thành phố Nguyện
Chúa thương xót chúng ta và đưa chúng ta trọn cả đường đi ! Sự sống và sự xây
dựng là hai chi tiết chủ yếu trong sự khôi phục của Chúa. Đây là tại sao chúng
ta phải đạt đến miếng vườn và thành phố