Nhã
-ca 1:4a, 7a, 8 a, 9, 12-16a;
2:2-4, 14, 16;
3:6
; 4:1 Giê 50:19, Mi chê 7:14
Cần có một thân vị hằng sống
Chúng ta đã thấy nhiều về cách làm sao tiếp lấy Đấng
Christ như thân vị hằng sống của mình trong Nhã -ca. Nhiều người lạm dụng kinh
thánh như sách giáo lý để hình thành một loại tôn giáo Cơ -Đốc. Trước hết mọi sự,
một tôn giáo có giáo lý. Rồi trong tôn giáo Cơ -Đốc, có các hoạt động, chương
trình, phương án hay công tác. Về công tác và hoạt động cần có quyền năng để
hoàn thành và cần ân tứ để đủ khả năng
thi hành. Cơ -Đốc giáo chủ yếu có bốn điều này: giáo lý, hoạt động, quyền
năng cho hoạt động và ân tứ. Nhưng nói cách hạn hẹp, Chúa Jesus không phải là bất
cứ loại tôn giáo nào. Chúa Jesus là một thân vị hằng sống! Giáo lý là điều cần
cho bất cứ loại tôn giáo nào, nhưng không cần với thân vị. Người vợ không cần giáo
lý về chồng chị, vì chồng chị là thân vị sinh động. Nếu chúng ta thực sự ở
trong hiện diện của Chúa Jesus, chúng ta không cần giáo lý. Ngài là giáo lý hằng
sống của chúng ta. Rất nhiều người nắm giữ giáo lý sự nên thánh, nhưng họ không
được thánh hóa vì cớ sự việc nên thánh là chính Chúa Jesus. Anh em có thể có
giáo lý sự nên thánh nhưng không có sự nên thánh. Nhưng khi có Đấng Christ, dù
có thể anh em không biết gì cả về giáo lý sự nên thánh, anh em đã có rồi. Điều
này vì cớ sự nên thánh thiết thực là Đấng Christ như thân vị hằng sống.
Ngày nay dân chúng rất chú ý giáo lý, hoạt động quyền
năng hay các ân tứ. Nhưng điều chúng ta cần là thân vị hằng sống! Dân chúng có
thể lạm dụng một số sách khác trong kinh thánh, nhưng họ khó có thể lạm dụng Nhã
-ca, vì cớ sách này không có giáo lý, hoạt động quyền năng và ân tứ. Nó miêu tả
thân vị hằng sống! “Nguyện người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người. Vì tình
yêu của chàng tốt hơn rượu nho. Bất cứ ai nói như vậy tuyệt đối ở ngoài tôn
giáo.
Sự di động không phải phong
trào
Tôn giáo có các hoạt động, nên có nhiều “phong
trào”nhưng Thân Thể không có bất cứ “phong trào” nào, Thân Thể chỉ vì sự di động.
“Phong trào” xuất phát từ tổ chức, nhưng sự di động thuộc về cơ cấu. Nếu tôi phải
bước đi quanh phòng, đó là sự di động hay “phong trào”? Chắc chắn đó là sự di động.
“Phong trào” là công việc chết của loại tổ chức nào đó. Sự di động là hành động
của thân vị hằng sống.
Hội thánh địa phương không phải là tôn giáo và nó
không có “phong trào”. Chúng ta không có tôn giáo Cơ -Đốc với vài “phong trào”
chúng ta chỉ có Đấng Christ thuần khiết, một thân vị hằng sống.
Không bao giờ có “phong trào” nào với hội thánh địa
phương. Hội thánh địa phương là sự chuyển động của thân vị hằng sống. Đó không
phải là phong trào cho các công nhân Cơ -Đốc tiếp tục, đó là chuyển động của Đấng
Christ hằng sống!
Khôi phục thân vị hằng sống
Ngày nay dân chúng vì tôn giáo, không vì thân vị hằng
sống. Nhưng trong sự khôi phục của Chúa ngày nay, Chúa không tiến lên để khôi
phục bất cứ việc tôn giáo nào. Chúa đang khôi phục thân vị hằng sống của Ngài!
Đó không phải là sự khôi phục bất cứ giáo lý, hình thức hay ân tứ nào.
Lần đầu khi Chúa đến Trái đất theo một nghĩa Ngài là
con người nhỏ bé từ Na xa rét, nhưng đích thực Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài là người bé nhỏ,
song le Ngài là chính Đức Chúa Trời. Giăng 11 và 12 thuật về việc Ngài ở trong
nhà Mari, Ma thê và la xarơ tại Be tha ni. Bê tha ni có nghĩa « nhà của
người nghèo » Ngài ở trong nhà của dân nghèo, đang khi mọi lãnh tụ và thầy
tế lễ Do Thái từng dâng các sinh tế và đốt
hương cho Đức Chúa Trời. Họ không nhận thức
rằng chính Đức Chúa Trời mà họ đã
thờ phượng đang ở trong căn nhà tranh nhỏ bé đó. Ngài không ở trong đề
thờ để nhận lãnh sự thờ phượng của họ, Ngài ở trong nhà của dân nghèo tại Bê
tha ni chính Đức Chúa Trời ở đó trong hình thức của người bé nhỏ. Các người thờ
phượng Do Thái đó chuyên cần thờ phượng Đức Chúa Trời. Song le họ không bao giờ
nhận thức rằng Đức Chúa Trời không ở đó. Điều này vì cớ họ vì tôn giáo mình và
truyền thống của tổ phụ mình.
Chúa Jesus đã đến như Đức Chúa Trời
để khôi phục thân vị hằng sống của Ngài cho nhóm người trẻ. Ngài không bao giờ
đi đến nhà thờ và gọi bất cứ thầy tế lễ nào bước theo Ngài. Thay vào đó Ngài đi
ra bờ biển Ga li lê và kêu gọi vài ngư phủ trẻ trung, mộc mạc. Thậm chí Ngài
không kêu gọi các bậc cha mẹ của họ. Hơn nữa, tất cả các ngư phủ trẻ trung đó
đã rời bỏ cha của họ, họ bỏ tất cả các truyền thống cũ của mình và theo Ngài.
-- Không có tôn giáo.
Ngày nay, Chúa Jesus đang làm
cùng việc như Ngài đã làm với tôn giáo Do Thái. Ngày nay có cái tạm gọi là tôn
giáo Cơ -Đốc. Nhưng Nhã -ca không thuộc về tôn giáo với giáo lý hoạt động, quyền
năng hay ân tứ. Tất cả những gì chúng ta có thể tìm được trong sách này là mối liên hệ yêu thương với một thân vị hằng
sống ! Ngài vừa là Đức Chúa Trời và con người. Ngài là đấng Tạo hóa và là
Đấng cứu chuộc của chúng ta. Ngài là Đấng xưng nghĩa, Đấng thánh hóa và sự sống của chúng ta. Ngài là Chúa, thân vị
và mọi sự của chúng ta. Chúng ta không chăm lo gì cả trừ thân vị hằng sống này.
Đang khi có Ngài, chúng ta có mọi sự. Có thể chúng ta không biết gì về sự xưng
nghĩa, sự nên thánh và rất nhiều cái « hóa » khác. Nhưng đang khi
chúng ta có thân vị hằng sống này, chúng ta có mọi sự « hóa » mà mình
cần, thí dụ thánh hóa.
Giả sử chúng ta có hai người trước
mặt mình, một người có bằng tiến sĩ, anh ta đã học mọi giáo lý về sự xưng
nghĩa, thánh hóa...v..v… nhưng khi anh em
nói chuyện với anh ta về Đấng Christ như thân vị hằng sống, thường anh
ta không biết điều anh em đang thảo luận. Dù anh ta đã nghiên cứu mọi giáo lý,
song le anh ta không đụng chạm Chúa lần nào theo đường lối sinh động. Người kia
thì không bao giờ được học nhiều về tri thức. Anh không biết bất cứ giáo lý nào
và đối với anh, một cái « hóa » như vậy cũng y như cái khác. Song le,
anh ta yêu Chúa Jesus. Anh ta luôn cầu nguyện «Chúa Jesus ôi, tôi yêu Ngài biết
bao, Ngài là thân vị hằng sống của tôi. Tôi yêu thích đụng chạm Ngài biết bao!»
Anh em há không tin rằng anh ta có nhiều hơn người thứ nhất sao ? Đó không
phải là giáo lý, giáo điều hay tri thức. Đó là sự thực. Chúa không chăm lo các
giáo lý, giáo điều và ân tứ của anh em. Ngài muốn làm thân vị hằng sống cho
chúng ta. Nguyện Chúa thương xót hầu chúng ta có thể không tìm kiếm điều gì trừ
ra thu đạt Ngài càng lúc càng nhiều hơn.
--Đánh giá
và vui hưởng
Ngày nay Chúa đang khôi phục thân
vị hằng sống này. Đây là tại sao chúng ta ở trong Nhã -ca. Tại đây chúng ta thấy
một người đang tìm kiếm Chúa, và nhờ nàng tìm kiếm, nàng đã gặp Ngài. Sau khi
tìm được Ngài, nàng bắt đầu có sự tương
giao dịu ngọt với Ngài. Tất cả các điều này ở trong hai chương đầu của Nhã -ca.
Trong sự tương giao của nàng, trước hết mọi sự, người tìm kiếm có sự đánh giá
thiết thực về Chúa. Nàng đánh giá Chúa như bó hoa một dược ở bên trong và như
chùm hoa phụng tiên ở bên ngoài. Nàng tìm kiếm Chúa, nàng tìm thấy Ngài và
trong sự tương giao của nàng với Chúa, nàng khởi đầu đánh giá Ngài. Tiếp theo sự
đánh giá này, có sự vui hưởng. Cuối cùng, nàng nói rằng Chúa là người yêu của
nàng, Chúa như là cây cam. Một cây cam không chỉ để đánh giá nhưng cũng để vui
hưởng. Trước hết nàng có sự đánh giá nhưng cũng để vui hưởng. Trước hết nàng có
sự đánh giá và bây giờ nàng bước vào sự vui hưởng bằng cách ăn trái cam ở dưới
bóng của nó. Nàng vui hưởng vừa trái cây, vừa bóng cây. Rồi nàng được đưa vào
nhà yến tiệc, có nghĩa là nhà của rượu nho. Vì sự vui hưởng của mình, nàng có
đôi điều để ăn và đôi điều để uống. Nhờ vui hưởng Chúa, nàng bắt đầu tham dự
Chúa.
--Công tác
thấm nhuần
Khi chúng ta ăn bất cứ điều gì,
nó trở nên một phần của chúng ta. Bất luận chúng ta ăn gì, điều đó đưa vào
chúng ta, nó được tiêu hóa và đồng hóa vào trong dòng máu của chúng ta. Rồi nó
trở nên các tế bào của chúng ta và thậm chí trở nên các mô hữu cơ của chúng ta.
Giả sử anh em ăn ít thịt gà vào bữa trưa. Nhờ ăn thịt gà, thịt vào trong anh
em. Nó được tiêu hóa và đồng hóa để trở nên các tế bào trong dòng máu của anh
em. Rồi các tế bào này trở nên mô hữu cơ của anh em, thậm chí chính nguyên tố của
anh em. Thịt gà trở nên anh em. Nên với sự đánh giá và vui hưởng Chúa cũng vậy.
Vài điều gì đó như là nguyên tố của Chúa được đưa vào trong anh em và cuối cùng
trở nên anh em.
Chúa Jesus phán : «Ta là
bánh của sự sống, ai ăn ta sẽ sống bởi Ta ». Vui hưởng Chúa là ăn Chúa, mà
có nghĩa là vài điều của Chúa được đưa
vào trong hữu thể chúng ta. Rồi sẽ chỉ có sự đánh giá và vui hưởng,
nhưng cũng là xông hương. Được xông hương có nghĩa là được thấm nhuần bằng
Chúa. Đây là tại sao chúng ta phải đánh giá Chúa và bắt đầu vui hưởng Ngài. Nhờ
vui hưởng Chúa, vài điều gì của Chúa sẽ được đưa vào chúng ta để dầm thấm chúng
ta. Khâu truyền phát vào trong này của Jesus là sự vận hành của chính Ngài vào
trong bản thể chúng ta. Cuối cùng, chúng ta sẽ được trộn lẫn với Ngài. Đây là tại
sao Chúa đang khôi phục thân vị hằng sống cho chúng ta. Thân vị hằng sống này
không gì khác hơn chính mình Đức Chúa Trời trong sự nhục hóa, đóng đinh, phục
sinh và thăng thiên. Tất cả các nguyên tố này đều được bao hàm trong thân vị của
Ngài.
Thân vị như vậy đang được truyền
đạt vào trong chúng ta. Ngài không chỉ dành cho chúng ta đánh giá và vui hưởng,
Ngài phải được truyền đạt vào trong chúng ta. Rồi khi câu hỏi được đưa ra,
« người này là ai ? » câu trả lời sẽ là : đây là sa lô môn
với mão miện. Cuối cùng chúng ta hiệp một với Đấng Christ
--Xử lý với
tình cảm, tâm trí và ý muốn
Để xông hương hay dầm thấm bất cứ
vật gì mà không có sự sống hay nhân phẩm thì hoàn toàn dễ dàng. Trái banh vải
được đặt vào bình mực đỏ sẽ sớm được thấm nhuần bằng mực đỏ. Điều này đơn giản.
Giả sử ai cố sức bỏ anh em như sinh vật vào thùng mực đỏ. Chắc chắn anh em sẽ
chống cự. Đây là tại sao Chúa có một thời gian khó khăn để nổ lực thấm nhuần
chúng ta bằng chính mình Ngài. Chúng ta có nhân phẩm, ý muốn riêng và chúng ta
không muốn bỏ mất chúng.
Vì vậy, chúng ta thấy trong sách
này rằng trước hết Chúa đã đụng chạm đến các tình cảm của người tìm kiếm. «Nguyện
người hôn tôi bằng cái hôn của miệng người, hãy kéo tôi, chúng tôi sẽ chạy theo
chàng». Chúa đã đụng chạm các tình cảm của nàng và nàng bắt đầu yêu Ngài, thậm chí
dù nàng mạnh mẽ như ngựa. Rồi khi nàng bước vào hiện diện của Chúa và bắt đầu
đánh giá tình trạng dịu ngọt cùng vẻ đẹp của Chúa, nàng được biến đổi bởi sự đổi
mới tâm trí của mình. Nhận thức và các quan niệm của nàng đều thay đổi. Trước hết,
Chúa đụng chạm tình cảm nàng rồi Ngài cách tân tâm trí nàng. Nhưng điều này
chưa hết, nàng vẫn còn ý muốn mạnh mẽ. Tình cảm
của nàng đã được đụng chạm, tâm trí của nàng đã được đổi mới, nhưng ý muốn
của nàng vẫn còn mạnh mẽ. Chúa cần nhiều
thì giờ để xử lý ý muốn của nàng. Nhưng cuối cùng ý muốn của nàng trở nên các lọn
tóc quăn như bầy dê gặm cỏ trên nút Ga la át. Đây là sự chế phục ý muốn nàng
cách hoàn bị bằng thập tự giá. Rồi trong sự phục sinh, ý muốn của nàng trở nên mạnh
mẽnhư tháp của Đavít để làm kho binh khí cho Đức Chúa Trời.
Nhờ xử lý với tình cảm, tâm trí
và ý muốn mà Chúa có thể truyền chính mình Ngài vào trong người tìm kiếm Ngài.
Rõ ràng đây không phải là vài loại giáo điều. Nếu chúng ta tiếp lấy điều này
như giáo điều, điều đó vô nghĩa đối với chúng ta. Bởi sự thương xót của Ngài,
chúng ta phải nhận thức rằng Chúa đang phát ngôn cùng chúng ta hôm nay.
Chúng ta phải bắt đầu yêu Ngài bằng
tình cảm của chúng ta. Rồi chúng ta sẽ tìm kiếm Ngài, tìm gặp Ngài và có sự
tương giao dịu ngọt với Ngài. Trong sự tương giao, chúng ta sẽ có sự đánh giá
và vui hưởng Ngài. Rồi đôi điều của Chúa sẽ được đưa vào chúng để dầm thấm
chúng ta. Công tác thấm nhuần này sẽ biến đổi chúng ta và chế phục ý muốn chúng
ta. Rồi chúng ta sẽ sẵn sàng để cho Chúa làm bất cứ điều gì Ngài muốn. Ngài sẽ
đặt chúng ta vào « mực đỏ » và chúng ta sẽ được thấm nhuần cùng xông
hương. Chúng ta sẽ được bảo hòa cho đến khi chúng ta bỏ mất tâm tính, nhân phẩm
và ý muốn của mình trong Ngài. Rồi chúng ta sẽ thực sự có Ngài như thân vị của
chúng ta
Con ngựa có nhân phẩm cực kỳ mạnh
mẽ, nhưng hãy coi cái kiệu. Cái kiệu không có nhân phẩm nào của chính nó, nhưng
nó có nhân phẩm. Nhân phẩm của nó chỉ là thân vị hằng sống mà nó mang. Đây là tại
sao Chúa Jesus muốn truyền đạt chính mình Ngài vào trong chúng ta đến một mức độ
như vậy.
--Không có
nỗ lực của bản ngã
Sau khi nghe tất cả các điều này,
chúng ta đừng nổ lực tự tác thành chúng cho mình. Chúng đừng toan thử thay đổi
tâm trí hay ý muốn mình. Chỉ có một đường lối để thay đổi tâm trí chúng ta–
đánh giá Chúa. Chúng ta càng đánh giá Chúa, quan niệm của chúng ta sẽ càng được
thay đổi. Trước kia các phim ảnh và mọi điều thế tục hầu như hấp dẫn đối với
chúng ta. Dù chúng không bao giờ thay đổi, nhưng chúng ta đã thay đổi. Các quan
niệm của chúng ta thay đổi bởi việc chúng ta đánh giá Chúa Jesus. Sự dịu ngọt
và vẻ đẹp của Jesus đã thay đổi sự sáng suốt của chúng ta. Chúng ta càng đánh
giá Ngài, tâm trí của chúng ta sẽ càng được thay đổi.
Từ khâu đánh giá Chúa, chúng ta
phải tiến lên khâu vui hưởng Chúa. Chúng ta càng tiếp thu Ngài, Ngài sẽ càng là
nguyên tố dầm thấm bên trong chúng ta. Trong Ngài có một dược, nhũ hương, hóc vầng
đá và các nơi bí mật của các chỗ lên từng bậc. Tất cả các nguyên tố này đều ở
trong thân vị của Ngài, và chúng sẽ được truyền đạt vào trong chúng ta. Nhờ điều
này chúng ta được biến đổi và ý muốn bướng bỉnh của chúng ta sẽ được chế phục.
Chúng ta càng nuôi mình bằng Ngài và tiếp lấy Ngài, Ngài sẽ càng thấm nhuần
chúng ta cho đến khi ý muốn của chúng ta sẽ được chế phục hoàn toàn. Đây là tại
sao Chúa khen tóc nàng như bầy dê nằm trên triền núi Ga la át. Ga la át là chỗ
để nuôi dưỡng bầy. « Hãy nuôi dưỡng dân ngươi, tức là bầy của sản nghiệp
ngươi…hãy cho chúng nó ăn ở trên Ga la át, như trong những ngày xưa» (Michê
7 :14). Ta sẽ đem Y sơ ra ên về trong đồng cỏ nó, nó sẽ ăn cỏ trên Cạt mên
và Ba san, hồn nó sẽ thỏa mãn nơi Ga la át » (Giê 50 :19) không có đường
lối nào khác để ý muốn của chúng ta có thể được chế phục, chỉ bởi nuôi mình bằng
Chúa mà thôi.
Chúng ta đừng cố sức tự mình chế
phục ý muốn của mình. Chúng ta chỉ học tập nuôi mình bằng Chúa. Chúng ta phải đọc
cầu nguyện lời Ngài theo đường lối sinh động và phải thưa cùng Ngài: « Chúa
Jesus, tôi yêu Ngài ! Tôi tiếp lấy nguyên tố của Ngài vào trong tôi, tôi
nuôi mình bằng Ngài, như lời hằng sống ». Nếu chúng ta muốn làm điều này,
tự phát Chúa sẽ thấm nhuần hữu thể chúng ta và chế phục ý muốn chúng ta. Tình cảm
của chúng ta sẽ được đụng đến, tâm trí chúng ta sẽ được biến đổi và ý muốn của
chúng ta sẽ được chế phục. Rồi Chúa sẽ tự do đầy đủ dầm thấm chúng ta bằng
chính mình Ngài. Chúng ta sẽ không còn là con ngựa, nhưng là cái kiệu và mão miện.
Khi bất cứ ai hỏi về chúng ta, câu đáp sẽ là : «chúng tôi chỉ là Đấng
Christ với mão miện, chúng tôi đã được đưa vào Jesus và Ngài đã được đưa vào chúng
tôi. Chúng tôi hiệp một với Ngài cách đầy đủ cho sự chuyển động của Ngài trên
trái đất ».