Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Ý MUỐN ĐƯỢC CHẾ PHỤC VÀ PHỤC SINH-


Kinh văn nhã 3:6-11; 4:1,4
Mất thân vị

Về mọi hình thể được đề cập trong sứ điệp trước, có một sự thay đổi lớn lao trong tính chất, trong nhân phẩm và đặc biệt là trong ý muốn của người tìm kiếm. Hình thể thứ nhất là con ngựa – con vật mạnh mẽ trong mọi hình thể trong nhân thể. Nếu chúng ta so sánh con ngựa với con bồ câu, con bồ câu có tính chất nhỏ bé, nó không mạnh mẽ còn hoa huệ hầu như không có nhân phẩm. Do đó, về bốn hình thể đầu tiên, con ngựa mắt bồ câu, hoa huệ, và con bồ câu, con ngựa rõ rang là mạnh mẽ hơn hết trong nhân phẩm. Tuy nhiên, đang khi hoa huệ  hầu như không có phẩm chất, vẫn còn đôi điều ở đó. Nhưng trong bốn hình thể sau các trụ khói, chỗ nằm nghỉ, cái kiệu và mão miện – xác định không có nhân phẩm

Anh em tin rằng các trụ khói có nhân phẩm nào chăng? Anh em có thể rằng chỗ nằm nghỉ có nhân phẩm nào chăng? Điều rất sáng tỏ là các cây trụ mạnh mẽ, song le chúng không có nhân phẩm. Chỗ năm nghĩ hoàn toàn hữu dụng để  cung cấp sự an nghỉ, nhưng theo hình thể, chúng ta không có thể thấy nhân phẩm trong đó. Với cái kiệu và mão miện cũng vậy. Sự tiếp nối này về bức tranh từ con ngựa đến mão miện thì hoàn toàn có ý nghĩa và có tính cách miêu tả. Lúc đầu người tìm kiếm của Chúa cực kỳ mạnh mẽ trong nhân phẩm của nàng. Nhưng cuối cùng, nhờ đánh giá Chúa Jesus và vui hưởng các sự phong phú của Ngài, ý muốn mạnh mẽcủa nàng đã được chế phục từng bước một. Nàng đã ngụ tại hóc vầng đá, và trong nơi bí mật của các chỗ có bậc thang, nơi đó nàng đã được tẩm bằng hương vị dịu ngọt sự chết của Đấng Christ và nhũ hương sự phục sinh Ngài. Điều này có nghĩa thập tự giá và sự sống phục sinh đã hành động bên trong nàng để thay đổi tâm tánh của nàng và biến đổi nhân phẩm của nàng.
Để hiểu biết một sách thi ca như vậy với quá nhiều hình thể, chúng không chỉ cần một tri thức về kinh thánh nhưng cũng cần kinh nghiệm đúng đắn và đầy đủ để cân xứng với sự hiểu biết của chúng ta. Khi mọi hình thể được đặt chung với nhau, bức tranh rất có ý nghĩa. Lúc đầu nàng là con ngựa kéo theo Pha-ra-ôn, nhưng cuối cùng nàng trở nên cái kiệu chứa đựng và chuyển vận Sa lô môn. Bức tranh này tốt đẹp hơn một ngàn lời nói.
-Tiếp lấy Chúa như thân vị chúng ta
Anh em yêu Chúa chăng? Nếu có, anh em ở trong giai đoạn nào? Anh em có mạnh mẽ như bầy ngựa chăng? Hay anh em có mắt bồ cầu chăng? Luôn luôn có sự biến đổi nhờ khâu đổi mới tâm trí. Sự biến đổi của người tìm kiếm bắt đầu với khâu thay đổi quan niệm của nàng. Nàng giống như ngựa, nhưng nàng bắt đầu có đôi mắt bồ câu. Khi sự sáng suốt thuộc linh của chúng ta được thay đổi, mọi điều bề ngoài hầu như khác biệt. Thực vậy, các điều bên ngoài hầu như không thay đổi, chúng ý nguyên. Sự thay đổi ở trong quan niệm của chúng ta. Có lẽ phim ảnh rất hấp dẫn đối với anh em trong quá khứ. Nhưng phim ảnh vẫn cứ là phim ảnh. Chúa không thay đổi, nhưng bây giờ hầu như chúng không còn hấp dẫn anh em. Điều này vì cớ đôi mắt anh em đã thay đổi. Nhiều thanh niên nam nữ yêu tóc dài và váy ngắn. Các điều này không bao giờ thay đổi, nhưng mắt họ đã thay đổi. Lúc đầu anh em có đôi mắt ngựa nhưng bấy giờ anh em có mắt bồ câu. Có thể anh em chưa trở nên con bồ câu, nhưng đôi mắt  anh em được biến đổi. Sự biến đổi luôn luôn khởi đầu ở đôi mắt, đây là khâu đổi mới tâm trí chúng ta. Chúng ta không nên đồng hóa theo dòng của thế đại này, nhưng được đổi mới bởi sự đổi mới tâm trí chúng ta (La mã 12:2) phải biến đổi đôi mắt ngựa thành mắt bồ câu
Rồi nàng trở thành hoa huệ. Vì cớ quan niệm của nàng, các ý tưởng và bản năng của nàng được thay đổi, nàng không còn tin cậy nơi sức mạnh của ngựa nữa. Bây giờ nàng đặt sự tin cậy của mình nơi Đức Chúa Trời. Nàng không còn tự tin nơi sức mạnh của ngựa. Sức mạnh của nàng vẫn còn đó, nhưng sự sáng suốt của nàng đã được hoán chuyển qua chiều khác. Do đó, nàng không còn như con ngựa, nhưng như hoa huệ. Con ngựa nương cậy nơi sức mạnh riêng, nhưng hoa huệ phải tin cậy Đức Chúa Trời. Điều này biểu thị rằng nàng đã đặt sự tin cậy mình nơi Đức Chúa Trời.
Sách này khải thị rằng để yêu Chúa Jesus, chúng cần tiếp lấy Ngài thân vị của chúng ta. Nhưng vì Chúa trở nên Thân vị của chúng ta cần đánh mất nhiều điều. Chúng ta phải bỏ mất sự sáng suốt, tâm tính và nhân phẩm của chúng ta. Rồi đang khi chúng ta cứ tiến  lên chúng ta sẽ đạt được giai đoạn làm trụ khói. Vào giai đoạn này không còn nhân phẩm nữa. Không phải là việc ngẫu nhiên khi các cây trụ theo sau huệ và chỗ nằm nghĩ theo sau các cây trụ. Tất nhiên bốn hình thể đầu tiên đều có vài lượng nhân phẩm nhưng bốn hình thể  sau không có nhân phẩm gì cả. Điều này minh chứng rằng chúng ta càng tiến lên với Chúa. Chúng ta sẽ càng bỏ mất nhân phẩm của mình vì Chúa Jesus sẽ là thân vị của chúng ta.
-Đồng vắng
Vào lúc người tìm kiếm bước ra khỏi đồng vắng, nàng đã bỏ mất nhân phẩm của nàng, theo kinh nghiệm của tôi, đồng vắng chỉ là ý muốn của chúng ta. Bước ra khỏi đồng vắng là bước ra khỏi ý muốn. Theo Anh ngữ đồng vắng là “Willderness” (gồm có “will” là ý muốn và derness). Đang khi chúng ta còn ở trong ý muốn của mình, chúng ta đang lưu lạc trong đồng vắng. Chúng ta không bao giờ tiếp tục lấy được lối đi ngay thẳng để theo Chúa. Ý muốn của chúng ta trở nên một loại lừa bịp đối với chúng ta. Do đó, khi người tìm kiếm bước ra khỏi đồng vắng, nàng bước ra khỏi ý muốn của nàng. Nàng vốn như con ngựa, bông huệ và con bồ câu nhưng bây giờ con người có ý chí mạnh mẽnhư vậy đã trở nên cây trụ
Người này là ai, từ đồng vắng đi lên, giống như các trụ khói? Câu trả lời là người này là chỗ nằm nghỉ của Salômôn. Nàng không còn tâm tính hay ý muốn. Đang khi chúng ta có một ý muốn, chúng ta không bao giờ làm chỗ an nghỉ của Jesus. Nổ lực an nghỉ trên bất cứ điều gì có ý muốn mạnh mẽ sẽ là điều kinh khủng. Nhưng dễ an nghỉ trên giường hay chỗ nằm nghỉ, vì cớ nó không có ý muốn. Nếu chỗ nằm nghỉ hay giường chúng ta có ý muốn, không thể an nghỉ vào ban đêm. Nhưng bây giờ nàng đã trở nên chỗ an nghỉ và cái kiệu, không có ý muốn. Cuối cùng nàng trở nên mão miện-
--Hiệp một với Đấng Christ
Điều hoàn toàn thích thú là thấy rằng khi câu hỏi được đặt ra để hỏi ai đi lên từ đồng vắng, thậm chí câu trả lời bày tỏ vài sự chấn hưng. Trước hết nàng là chỗ nằm nghỉ, rồi nàng là cái kiệu, và cuối cùng nàng là Salômôn với một mão miện. Nàng không chỉ là đôi điều với Salômôn, nhưng nàng là Salômôn với điều gì đó. Người này  là ai? Đó là Đấng Christ với một mão miện. Nàng không chỉ là  chỗ nằm nghỉ của Salômôn, cái kiệu Salômôn, nhưng cũng chính là Salômôn với một mão miện. Điều này minh chứng rằng bây giờ người tìm kiếm là một với Chúa. Nàng đã trở nên Đấng Christ với mão miện. Chỉ khi nào chúng ta hiệp một với Đấng Christ, Ngài có thể khoe khoang và hãnh diện trong chúng ta. Ngợi khen Chúa, ngày kia khi các anh em khác hỏi về chúng ta, câu trả lời sẽ về Đấng Christ. Chúng ta sẽ là Đấng Christ với mão miện của Ngài.
-Sự kiến trúc bên ngoài và sự trang trí bên trong
Còn có thêm một điều. Đó là trong các kiệu có sự kiến trúc bên ngoài và sự trang trí bên trong. Salômôn đã tự làm cái kiệu bằng gỗ Liban. Đây là kiến trúc kiên cố. Gỗ biểu thị nhân tính, còn Liban biểu thị sự phục sinh và thăng thiên. Nhân tính của đấng Đấng Christ phục sinh và thăng thiên là gỗ Liban. Đấng Christ có thể làm cho các con ngựa hoang dã thành cái kiệu bằng nhân tính phục sinh và thăng thiên của Ngài. Ha lê lu gia! Một con ngựa là điều thiên nhiên do sinh đẻ, tuyệt đối không có gì thuộc sự xây dựng có liên quan đến nó. Nó hoàn toàn thiên nhiên. Nhưng cái kiệu không phải là một vật bẩm sinh, nhưng là vật xây dựng. Và nguyên liệu kiên cố được dùng cho sự xây dựng này là nhân tính của Jesus trong sự phục sinh và thăng thiên. Chiếc bình di động của Đấng Christ không do bẩm sinh, nhưng là vật được xây dựng bằng nhân tính phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ.
Chúng ta đừng nông cạn, chúng ta cần thấy đôi điều kiên cố, vững chảy, thiết thực, sâu nhiệm, song le rất thực tiễn. Chúng ta phải khước từ bản chất cũ và nhân tánh của chúng ta nhiều biết bao. Chúng ta phải học tập tiếp lấy nhân tính phục sinh và thăng thiên của Chúa như kiến trúc cơ bản hầu chúng ta có thể được xây dựng thành chiếc bình di động, chứa đựng và biểu hiện Ngài. Hơn nữa, không chỉ có gỗ Liban nhưng cũng có các trụ bằng bạc và cái đáy bằng vàng. Bạc biểu thị sự cứu chuộc và vàng, thần tánh của Đức Chúa Trời. Sự cứu chuộc của Đấng Christ là sức mạnh nâng đỡ của chúng ta, còn thần tánh của Đức Chúa Trời là chính cái đế của sự xây dựng chúng ta.
Chúng ta cần đem mọi điều này vào sự cầu nguyện cùng Chúa để Ngài có thể đưa chúng ta vào thực tế. Chúng ta phải là một kiến thức như vậy, không bằng sức mạnh thiên nhiên của mình, nhưng bằng nhân tính của Đấng Christ, sự cứu chuộc của Jesus và thần tính của Đức Chúa Trời.
Sa lô môn đã tự làm cái kiệu đó cho mình. Chúng ta không tạo nên nó. Không ai đã có thể tạo ra cái kiệu như vậy trừ chính mình Đấng Christ. Trải nhiều năm, Chúa đã hành động trên chúng ta với chủ tâm làm cho Ngài một cái kiệu. Ngài không dùng bất cứ điều gì từ bản tính thiên nhiên của chúng ta, nhưng Ngài dùng nhân tính của Ngài, sự cứu chuộc của Ngài và thần tính của Đức Chúa Trời.
Vậy trách nhiệm của chúng ta là gì? Trách nhiệm của chúng ta chỉ là dâng tình yêu của mình cho Ngài. Sự trang trí bên trong kiệu là được lót bằng tình yêu của các con gái Giêrusalem. Chúng ta phải dâng tình yêu của mình cho Chúa. Ngài không muốn bất cứ điều gì từ chúng ta trừ tình yêu của chúng ta “Si môn con Giô na, người yêu ta hơn các kẻ này chăng? (Giăng 21:15) Ngài luôn luôn tìm kiếm tình yêu  của chúng ta, và chỉ tình yêu của chúng ta cung cấp đôi điều để trang trí bên trong cái kiệu. Chúa Jesus làm nó, nhưng nó được trang trí bằng tình yêu của chúng ta. Kiến trúc cơ bản bằng gỗ, bạc và vàng nhưng tình yêu của chúng ta chỉ là điều để trang trí ở bên trong. Chúng ta càng yêu Chúa, chúng ta sẽ càng bỏ mất tâm tính và nhân phẩm. Chúng ta càng yêu Chúa, chúng ta sẽ mất ý muốn của chúng ta nhưng bên trong cái kiệu sẽ được trang trí đầy đủ.

--Một ý muốn thuận phục
Bây giờ chúng ta đến chương bốn, mà là sự tiếp diễn của chương ba. Khi câu hỏi được đặt ra trước hết về người tìm kiếm từ đồng vắng đi lên, câu trả lời không đến từ Chúa nhưng từ nơi khác. Rồi trong chương bốn Chúa trả lời. Hỡi bạn tình ta, nầy mình đẹp đẽ thay, mình đẹp đẽ thay! Mắt mình trong lúp giống như mắt bồ câu, tóc mình khác nào bầy dê nằm nơi triền núi Galaát (4:1) Chúa phát ngôn về vẻ đẹp nàng là vẫn ở trong đôi mắt của nàng, nhưng bây giờ có vài điều thêm vào. Đôi mắt bồ câu của nàng ở bên trong các lọn tóc quăn” (chớ không phải lúp). Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều biết các lọn tóc quăn là gì. Đó là tóc được uốn quăn và xếp theo hàng chung với nhau. Tóc nàng không được bỏ xòa cách tự do, sắc đẹp của nàng không chỉ ở trong đôi mắt của nàng, nhưng đôi mắt nàng ở phía sau các mớ tóc quăn. Nếu tóc chúng ta buông lỏng, không có cách nào để có các mớ tóc quăn.
Theo câu này, tôi thực sự đánh giá dấu chấm câu của bảng King James (và VN) có dấu phẩy sau chữ “bồ câu” có nghĩa như sau đây: nên phần tiếp theo sau câu này giải nghĩa tóc nàng giống như điều gì. Tóc đó giống như bầy dê xuất hiện từ núi Galaát. Chúng ta phải nhận thức rằng đây là thi ca. Thật dễ hiểu nếu anh em đã từng thấy một bầy dê đang nằm trên một ngọn núi. Tôi đã thấy một quang cảnh như vậy tại Tô cách lan và Tân Tây Lan. Câu này không nói rằng các con dê tản lạc trên núi, nhưng chúng tụ họp với nhau. Đây là hình thức thi ca về tóc của người tìm kiếm sau khi nàng đã trở nên mão miện. Tóc nàng đã được xử lý để trở nên các mớ tóc quăn (dùng làm lúp) mà xuất hiện như bầy dê trên núi.
Chúng ta thấy rằng đôi mắt biểu thị sự sáng suốt thuộc linh, đây là sự thay đổi đầu tiên trong người tìm kiếm. Rồi tóc biểu thị điều gì? Trong kinh thánh, tóc luôn luôn có nghĩa đôi điều của ý muốn tản mát của nàng đã được tụ họp lại với nhau thành các lọn tóc quăn, hiện ra như bây dê trên núi. Vì bầy dê đứng trên miền núi đưa ra bức tranh thuận phục. Một số dê đang đúng ở phần thấp hơn của triền múi và số dê khác đang đứng ở phần cao hơn. Nếu chúng ta đã đứng trên đồng bằng, sẽ không có ý tưởng thuận phục, nhưng vì chúng ta đang đúng trên núi đưa ta một bức tranh về sự thuận phục
Chúng ta cần thấy bức tranh mà đã được giới thiệu cùng chúng ta. Xin cho phép tôi minh họa một ít. Nếu tôi trải khăn tay của tôi trên bàn, nó xuất hiện rất bằng phẳng, không đưa ra ấn tượng thuận phục nào. Nhưng nếu tôi treo khăn tay của tôi trên thành ghế, một phần khăn sẽ cao hơn phần kia. Điều này đưa ra ấn tượng về sự thuận phục, vì cớ một phần của chiếc khăn sẽ ở dưới phần kia.
Các con dê không bị tản lạc nhưng được tụ họp, chúng không ở trên đồng bằng nhưng trên triền núi, đưa ra bức tranh về sự thuận phục. Điều này có nghĩa rằng nhờ sự chấn hung từ con ngựa đến cái kiệu, mọi ý muốn của người tìm kiếm đã được xử lý rồi. Chúng đã được chế phục và tụ họp lại với nhau để làm thành các lọn tóc quăn đầy sự thuận phục
Chương 4 là sự tiếp nối của chương 3. Chương này tỏ cho chúng ta bí quyết làm thế nào người tìm kiếm tạo được sự chấn hưng như vậy; ý muốn của nàng đã được chế phục và xử lý đến. Vào lúc đó nàng là cái bình di động của Đấng Christ, mọi ý muốn của nàng đã được xử lý và tập hợp lại với nhau để đưa ra bức tranh của sự thuận phục.
-Khâu chế phục ý muốn
Bây giờ chúng ta hiểu Chúa có ý gì khi Ngài phán: “Hỡi bạn tình ca, nầy mình đẹp đẽ thay, mình đẹp đẽ thay, đôi mắt mình trong các lọn tóc quăn như mắt bồ câu; tóc mình khác nào bầy dê nằm trên triền núi Galaat. Bây giờ sắc đẹp của nàng không chỉ ở trong sự sáng suốt của nàng nhưng ở trong sự sáng suốt mà ở trong các mớ tóc quăn. Vẻ đẹp nàng được nhìn thấy trong các quan niệm được thay đổi của nàng, ở bên trong ý muốn được chế phục nàng. Không chỉ có khâu đổi mới tâm trí của nàng, nhưng cũng là khâu chế phục ý muốn của nàng.
Điều này cực kỳ đẹp đẽ và thanh lịch đối với Chúa. Trước kia nàng chỉ có vẻ đẹp của khâu đổi mới tâm trí nàng, nhưng bây giờ nàng có vẻ đẹp trong khâu chế phục ý muốn của nàng.
Trải nhiều năm qua, tôi cứ trở lại Nhã -ca. Tôi có nhiều kinh nghiệm trong sách này. Đây là tại sao tôi đến chỗ nhận thức rằng điều chính yếu là sách này không chỉ diễn giảng về tình yêu, nhưng về khâu khuất phục của ý muốn. Để có sự biến đổi hoàn bị, đầy đủ và triệt để, phải có khâu chế phục ý muốn. Ý muốn của chúng ta càng được chế phục chúng ta càng được biến đổi.
Tôi nhận thức rằng nhiều anh em chúng ta yêu Chúa. Nhưng chúng ta vẫn còn duy trì ý muốn của mình. Quan niệm và tâm trí của chúng ta được đổi mới nhưng cần khâu chế phục ý muốn. Nhiều anh em chúng ta rất cứng đầu – không chỉ các anh em nhưng các chị em nữa. Nan đề không với lòng chúng ta. Chúng ta yêu Chúa. Tôi tin rằng Chúa đã nghe nhiều tiếng nói rằng “Chúa Jesus ơi, tôi yêu Ngài!” Nhưng để đáp lại điều này, tôi tin Chúa sẽ nói: Vâng, Ta biết con yêu Ta, nhưng về ý muốn của con thì thể nào?” Chỉ có quan niệm chúng ta được thay đổi thì không đầy đủ. Chúng ta phải tiến lên để ý muốn của mình được đổi mới.
Nhưng chúng tôi đã đề cập rồi, sự tương phản ở giữa người tìm kiếm và Chúa trong chương 2 hoàn toàn vì ý muốn mạnh mẽ của nàng. Chúa yêu cầu nàng chổi dậy và bước ra với Ngài, nhưng nàng nói rằng nàng không sẵn sàng. Nói cách khác nàng thưa cùng Chúa rằng không phải là sự việc ý muốn của Ngài, nhưng ý muốn của nàng. Ý muốn của nàng rất mạnh mẽ đến nổi nàng có thể để cho Chúa ra đi cũng lâu như Ngài trở lại khi nàng cần Ngài. Thậm chí nàng đưa các lệnh truyền cho Chúa bằng ý muốn mạnh mẽ của nàng. Vì vậy, Chúa dành một thời gian lâu dài để xử lý nàng trong đồng vắng thuộc ý muốn bướng bỉnh của nàng. Khi nào ý muốn của chúng ta không chịu khuất phục, nó chỉ trở nên một đồng vắng cho chúng ta. Để thực sự bước vào đất lành, cần chế phục đầy đủ ý muốn chúng ta.
-Ý muốn trong sự phục sinh
Chương 3 bảo chúng ta về sự trưởng thành của người tìm kiếm và chương 4 tiếp tục bằng cách giải thích thế nào nàng đã đạt đến một giai đoạn trưởng thành như vậy. Nhưng điều này chưa hết. Cuối cùng, chúng ta thấy rằng nàng đã được Chúa kể như Giêrusalem. Đây là sự trưởng thành được đề cập trong chương 3 khi nàng trở nên cái kiệu. Cái kiệu  là mô hình thu nhỏ của thành phố. Thành phố chứa đựng Chúa trong một đường lối đầy trọn, còn cái kiệu chứa đựng Chúa trên một tỉ lệ nhỏ bé hơn. Đây là sự trưởng thành được đề cập trong chương 3. Rồi chương 4 giải nghĩa rằng một sự trưởng thành như vậy được đạt đến bằng khâu chế phục ý muốn.
Chúng ta cần đọc câu 4 của chương 4 “cổ mình như tháp của Đavít, được xây dựng như một kho vũ khí, ngàn cái khiên treo tại đó, tất cả các cái thuẩn của người anh hung”. Tại đây Chúa ví sánh cổ nàng với tháp của Đavít. Chúng ta thấy rằng tóc biểu thị ý muốn của chúng ta và tôi tin chúng ta biết rằng cổ chúng ta biểu thị ý muốn chúng ta nhiều hơn nữa. Những ai phản loạn cùng Đức Chúa Trời trong kinh thánh đều được gọi là dân cứng cổ (xuất 32:9, sứ 7:51). Nên chúng ta thấy rằng một bầy dê đang xuất hiện trên núi bày tỏ sự khuất phục của ý muốn nàng, còn cái tháp Đavít minh họa ý muốn của nàng trong sự phục sinh là mạnh mẽnhư thế nào.
Trước hết mọi sự, ý muốn của chúng ta phải được mạnh mẽ trong sự phục sinh. Ý muốn thiên nhiên phải được xử lý đến, và khi đó chúng ta sẽ có một ý muốn phục sinh. Ý muốn được đóng đinh và chế phục giống như một bầy dê đang đứng trên sườn núi, nhưng ý muốn được phục sinh phải như tháp của Đavít được xây dựng như một kho binh khí. Khi binh khí là chỗ giữ các vũ khí để chiến đấu.
Bây giờ chúng ta nhận thức được Nhã -ca có tính cách thi ca là dường nào. Trước hết mọi sự ý muốn của chúng ta phải được chế phục, rồi nó được phục sinh giống như tháp Đavít, kho binh khí cho tình trạng chiến tranh thuộc linh. Mọi vũ khí cho tình trạng chiến tranh thuộc linh đều được cất giữ trong ý muốn bị chế phục và phục sinh của chúng ta. Nếu ý muốn của chúng ta chưa bao giờ được Chúa chế phục, nó không bao giờ mạnh mẽ như một kho binh khí để cất giữ mọi vũ khí cho tình trạng chiến tranh thuộc linh. Hầu hết các vũ khí đều để phòng thủ chớ không tấn công; không có quá nhiều sự việc đi ra để chiến đấu nhưng chỉ đứng và chống cự. Các cái thuẫn và khiên đều để che chở cho thế đứng. Trong tình trạng chiến tranh thuộc linh. Chúng ta không quá nặng về mặt tấn công khi chúng ta đang đứng đối kháng lại mọi cuộc tấn công quỉ quái, quỉ quyệt của kẻ thù. Đa số các chi tiết của khí giáp được đề cập trong Ê phê sô 6 đều có tính cách phòng thủ. Thực sự chúng ta không cần chiến đấu, Chúa đã thu đoạt trận đánh rồi. Điều chúng ta cần làm chỉ là đứng và chống cự mọi cuộc tấn công của kẻ thù. Nhưng cái khiên và thuẫn mà che chở chúng ta đối kháng lại các mũi tên của kẻ thù đều được giữ trong tháp này, đó là ý muốn khuất phục  và phục sinh của người tìm kiếm Chúa. Đây là sự trưởng thành trong sự sống.
Một ý muốn không khuất phục thì bướng bỉnh về một mặt và yếu đuối về mặt kia. Khi kẻ thù đến, ý muốn bướng bỉnh, không chịu khuất phục sẽ luôn luôn đầu hàng vô điều kiện. Chúng ta đều biết điều này bằng kinh nghiệm. Đặc biệt điều này đúng với các chị em. Các chị em mà luôn bướng bỉnh trong sự việc thuận phục đều là người đầu hàng đầu tiên khi kẻ thù tấn công. Nhưng nếu chúng ta có ý muốn thuận phục, một ý muốn mà đã được khuất phục như một bầy dê trên triền núi, ý muốn của chúng ta được biểu hiện như một cái tháp của Đavít. Khi kẻ thù đến, ý muốn của chúng ta như cái tháp Đa vít mà cất giữ mọi loại binh khí nghịch lại các cuộc tấn công của hắn.

Điểm chính là bí quyết của sự trưởng thành của người tìm kiếm trong chương 3 là ý muốn của nàng đã được chế phục và phục sinh cách hoàn bị. Trong tất cả các hình thể cái đầu tiên là mạnh mẽ hơn hết trong ý muốn và cái cuối cùng trong chính nó không có ý muốn gì cả. Con ngựa có ý muốn cực kỳ mạnh mẽ, nhưng cái kiệu và mão miện không có ý muốn gì cả. Nàng đã bước ra khỏi ý muốn thiên nhiên và bây giờ đang đứng trong ý muốn phục sinh của nàng đối kháng kẻ thù. Nàng giống như tháp của Đavít, được xây dựng cho kho binh khí vì tình trạng chiến tranh thuộc linh.