Kinh thánh: Xa. 11
Trong bày này, chúng ta sẽ suy xét lời tiên tri trong
Xa-cha-ri chương 11.
Lời tiên tri trong Xa-cha-ri chương 11 nói về đời sống
của dân Israel
dưới sự áp bức của đế quốc La Mã. Như chúng ta sẽ thấy, trong chương này có một
bằng cớ chứng tỏ sự bạo ngược của đế quốc La Mã.
A.
Sự Hủy Diệt Mà Đế Quốc La Mã
Đã
Thực Hiện Trong Các Nước Lân Cận Israel
Các câu từ 1 đến 3 cho thấy sự hủy diệt mà đế quốc La
Mã đã thực hiện trong các nước lân cận Israel. Lửa trong câu 1 chỉ về
Sê-sa của La Mã đến tàn phá Li-ban và Giô-đanh.
B. Con Cái Israel Rơi Vào Tay
Các Nước Lân Cận
Và Vào Tay Vua Của Các Nước
Ấy
Đời sống dân Israel dưới sự bạo ngược của đế
quốc La Mã được thấy trong các câu từ 4 đến 6. Con cái Israel rơi vào tay các nước lân cận
và vào tay vua của các nước ấy. Các nước lân cận được đề cập trong câu 6 chỉ về
các vua chư hầu và quan tổng đốc của đế quốc La Mã, chẳng hạn như Hê-rốt và
Phi-lát trong vùng Palestine. Vua trong câu 6 là Sê-sa.
C. Đức Giê-hô-va Là Jesus Đang Chăn Dắt
Những Người Khốn Khổ Trong Bầy Israel
Từ câu 7 đến 11 và câu 14, chúng
ta thấy Đức Giê-hô-va là Jesus đang chăn dắt những người khốn khổ trong bầy
Israel. Câu 7: “Vậy Ta cho những chiên sắp giết an7 cỏ, là những chiên khốn khổ
trong bầy”. Như câu trước cho biết, từ Ta ở đây chỉ về Giê-hô-va; Ngài là Jesus
đến nuôi dân Ngài là những người sắp bị giết, tức những người khốn khổ trong
bầy.
Từ câu 7b đến câu 11 chép: “Đoạn,
Ta lấy hai cây gậy: một cây gọi là Ân Huệ, một cây gọi là Dây Buộc; và Ta cho
bầy chiên. Chỉ trong một tháng Ta diệt mất ba kẻ chăn; vì hồn kẻ chăn; vì hồn
Ta đã chàm chúng nó, và hồn chúng nó cũng chán Ta. Ta bèn nói rằng: Ta sẽ không
chăn các ngươi. Điều gì sắp chết, sẽ chết; điều nào sắp bị hủy diệt; và những
ai còn sót lại thì sẽ ăn thịt lẫn nhau. Đoạn, Ta lấy gậy ta gọi là Ân Huệ mà sẽ
gãy nó ea từng khúc, đặng dứt lời giao ước mà Ta đã kết với hết thảy các dân.
Nó bị dứt trong ngày đó; vậy thì những con chiên rất khốn khổ trong bầy, là
chiên nghe theo Ta, biết rằng ý là lời của Đức Giê-hô-va” (RcV). Ở đây, chúng
ta thấy Đức Giê-hô-va là Jesus mang hai cây gậy – Ân Huệ và Dây Buộc. Ân Huệ
nghĩa là ân điển, còn Dây Buộc nghĩa là buộc lại thành một. Sau đó, Đức
Giê-hô-va là Jesus để riêng ba người chăn -
thầy tế lễ, trưởng lão, và kinh luật gia. Ngài tiêu diệt họ và hồn họ
chán Ngài. Chúa. Chúa jesus là người chăn đúng đắn đã bị khước ra, bỏ lại con
cái Israel như bầy chiên không cóngười chăn (Gi. 10:11). Về vấn đề Isael không có người chăn, Ma-thi-ơ 9:36
chép: “Khi Ngài thấy đám đông thì động lòng trắc ẩn đối với họ, họ khốn khổ,
tan tác như nhiên không có người chăn”. Hơn nữa, Ngài còn bẻ gãy cây gậy, tức
là gậy Ân Huệ (Xa. 11:10). Điều này cho thấy Ngài dứt giao ước mà Đức Chúa Trời
lập qua Môi-se để người dân không có giao ước che chở. Như vậy, Ngài cất ân
điển (Ân Huệ) đi.
Câu 14 chép tiếp: “Rồi Ta bẻ gậy
thứ hai của Ta, gọi là Dây Buộc, đặng dứt tình anh em giữa Giu-đa và Israel”.
Điều này hàm ý rằng tình yêu ràng buộc đã bị dứt đi. Hậu quả là đất nước bị
chia rẽ và có nhiều cuộc nội chiến (c. 9). Từ này Đấng Christ chịu đóng đinh,
không có sự hiệp một nào giữa vòng người Do Thái. Dù những người ở vương quốc
Israel phương bắc và vương quốc Giu-đa phương nam là anh em nhưng tình anh em
giữa vòng họ đã bị cắt đứt vì tình yêu ràng buộc đã bị cắt đứt. Điều này xảy ra
khi họ sống dưới sự áp bức của đế quốc La Mã.
D. Đấng Mê-si-a, Tức Người Chăn Đúng Đắn Của Israel,
Bị Ghét Bỏ, Tấn Công, Khước Từ Và Bị Bán
Với Giá Ba Mươi Miếng Bạc
Xa-cha-ri 11:12 và 13 khải thị
Đấng Mê-si-a, tức người chăn đúng đắn của Israel, bị ghét bỏ, tấn công, khước
từ, và bị bán với giá 30 miếng bạc là giá mua một nô lệ (Xuất. 21:32). Những gì
được nói tiên tri ở đây đã được ứng nghiệm trong các sách Phúc Âm. Chúa Jesus
bị bán dưới thời trị vì của đế quốc La Mã, và Ngài bị những kẻ cai trị La Mã
xét xứ.
Xa-cha-ri 11:12 và 13 chép: “Ta
nói cùng chúng nó rằng: nếu các ngươi lấy làm tốt, thì hãy cho tiền công cho
ta; bằng không thì đừng bận tâm. Chúng nó bèn cân tiền công cho ta, là ba chục
miếng bạc. Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: hãy lấy giá tốt mà chúng nó định
cho ta đó, đem quăng cho thợ gốm! Ta bèn cầm ba chục miếng bạc mà quăng cho thợ
gốm tại trong nhà Đức Giê-hô-va”. Điều này rõ ràng cho Đấng Christ bị ghét bỏ,
tấn công, khước từ và bị bán. Để hiểu được các câu này và biết ai cung cấp bạc,
ai ném bạc vào nhà đức Giê-hô-va, chúng ta cần nghiên cứu 4 sách Phúc Âm.
E. Con Cái Israel Bị Bỏ Mặc
Cho Những Người Chăn Ngu Dại, Bất Xứng
Các thầy tế lễ, trưởng lão, kinh
luật gia đều bị diệt, còn Jesus bị đóng đinh, bị khước từ cho đến cùng. Cho nên
dân Israel bị bỏ mặc cho những người chăn ngu dại, bất xứng không chăm sóc họ
(cc. 15-17). Điều này có nghĩa là sau khi Đấng Christ chịu đóng đinh, không có
sự lãnh đạo đúng đắn nào giữa họ. Họ đánh nhau, cắn nuốt nhau. Những người chăn
ngu dại, bất xứng nổi lên giữa họ khiến họ đau khổ thêm. Tình hình này cho phép
Titus tiến vào tàn phá toàn thể nước Giu-đa.
Chương này chắc chắn nói đến đời
sống của người Israel dưới sự bạo ngược của đế quốc La Mã. Chính Chúa Jesus
sống dưới thời trị vì của những kẻ cai trị La Mã. Ngài sống dưới sự cai trị của
Sê-sa là kẻ cai trị tối cao, và cũng sống dưới sự cai trị của Hê-rốt và phi-lát
là các bậc cai trị thấp hơn. Dưới sự trị vì này, Ngài là Người chăn thật, đúng
đắn, đã bị ghét bỏ, tấn công, khước từ, bị bán và đóng đinh. Về điều này,
Ma-thi-ơ 26:31 trích dẫn Xa-cha-ri 13:7 rằng: “Ta sẽ đánh Người chăn, thì bầy
chiên sẽ tan tác”. Khi Đấng Christ, tức Người chăn, bị treo trên thập tự thì toàn
thể bầy chiên của Ngài bị tan tác.
Sách Xa-cha-ri từ chương 9 đến 11
bày tỏ về Đấng Christ một cách rất mật thiết. Trọng tâm của những lời tiên tri
trong các chương này là Đấng Christ như Đấng Mê-si-a bị khước từ. Trong chương
9, Đấng Christ đến và bước vào Giê-ru-sa-lem như vị Vua trong hình thể thấp
hèn. Rồi chương 10 khải thị Đấng nhân từ, thân mật và dịu dàng này là Người
Chăn đến viếng thăm Israel cách yêu thương. Khi được 30 tuổi, Ngài bước ra chăn
dắt người dân. Suốt 3 năm rưỡi trong chức vụ trên đất, Ngài cung ứng nhu cầu
thuộc linh cho dân được chọn của Ngài. Thời gian thi hành chức vụ của Ngài là
thời gian chăn dắt, và nhiều người được giúp đỡ bởi sự chăn dắt của Ngài. Tuy
nhiên vì sự giúp đỡ của Ngài được ngưỡng mộ quá nên các trưởng lão, kinh luật
gia và thầy tế lễ ghen ghét. Với lòng ghen ghét này, họ đã bắt Jesus qua sự
phản bội của Giu-đa. Sau đó, Ngài bị xét xử trước hết bởi thầy tế lễ thượng
phẩm theo luật pháp của Đức Chúa Trời và sau đó bị các bậc cai trị trong chính
quyền La Mã là hê-rốt và Phi-lát, xét xử theo luật pháp La Mã. Chúa Jesus hoàn
toàn được kể là công chính. Phi-lát nói với người Do Thái rằng ông không thấy
Jesus có điều gì sai trái (Gi. 18:38; 19:4), nhưng họ không chịu nghe ông,
tiếng la của họ lấn át ông. “Nhưng khi các thầy tếlễ thượng phẩm và các nha
dịch thấy Ngài, thì kêu ầm ĩ lên rằng: Hãy đóng đinh hắn trên thập tự giá, hãy
đóng đinh hắn trên thập tự giá! Phi-lát nói cùng chúng rằng: chính các người
hãy đem Người mà đóng đinh đi, vì ta không thấy Người có tội gì cả” (Gi. 19:6).
Thay vì hành xử theo công lý, Phi-lát nộp Jesus vào tay người Do Thái. Sau đó,
họ bắt Jesus và dẫn Ngài đến một nơi gọi là Gô-gô-tha, và tại đó họ đóng đinh
Ngài. Họ khước từ Vua của Họ cho đến cùng. Đấng Mê-si-a đến như vị Vua thăm
viếng Israel một cách thân mật và dịu dàng. Nếu sẵn sàng, họ chắc đã chào đón
Ngài. Khi ấy vương quốc các tầng trời cahc81 đã được thiết lập trên đất, và kỳ
phục hồi đã đến. Lẽ ra sự việc đã xảy ra như vậy, nhưng vì người Israel khước
từ Đấng Christ nên điều ấy đã không xảy ra. Nếu nhận ra điều này, chúng ta sẽ
hiểu những điều được khải thị về Đấng Christnên điều ấy đã không xảy ra. Nếu
nhận ra điều này, chúng ta sẽ hiểu những điều được khải thị về Đấng Christ
trong Xa-cha-ri từ chương 9 đến chương 11.
Sách Xa-cha-ri khải thị Đấng
Christ chi tiết hơn sách Đani-ên. Sách Đa-ni-ên chủ yếu khải thị Đấng Chirst là
Đấng đã đến với Đức Chúa Trời để nhận quyền năng, uy quyền và vương quốc. Sau
khi đã nhận vương quốc, Ngài sẽ đến trái đất như hòn đá đập tan để đập vỡ pho
tượng người to lớn, tức là nghiền nát toàn bộ sự cai trị của loài người.
Xa-cha-ri khải thị cách thân mật Đấng là Cứu Rỗi sắp đến, là Đấng Cứu Chuộc sắp
đến. Trước hết, Ngài được dân chúng chào đón, nhưng sau đó, dưới ảnh hưởng của
các trưởng lão, thầy tế lễ và kinh luật gia nên họ đổi ý và ghét bỏ Ngài. Chúa
Jesus đã bị bán, bị xét xử, bị tuyên án và bị treo trên thập tự cho đến chết.
Như vậy, Đấng Mê-si-a được chào đón tạm thời nhưng bị khước từ đến cùng. Hậu
quả là dân Israel bị chia rẽ, bị đế quốc La Mã bách hại và bị tan tạc khắp đất.