Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Trong Thiên Hi Niên


Kinh thánh: Xa.14:8-11, 16-21
Trọng tâm của những lời tiên tri trong các chương 12 đến 14 là Đấng Christ, như Đấng Mê-si-a bị khước từ, sẽ trở lại để đăng quang. Trong hai bài trước, chúng ta đã suy xét lời tiên tri về định mệnh của Israel trong trận đại chiến Hạt-ma-ghê -đôn và trong sự cứu rỗi gia quyến của họ. Trong bài này, trước hết chúng ta sẽ suy xét lời tiên tri về sự khích lệ liên quan  đến định mệnh của Israel trong thiên hi niên, rồi sau đó so sánh hai lãnh vực chính trong sách Đa – ni – ên và Xa – cha – ri. Kế đến, tôi muốn nói vài lời về việc chúng ta cần được đem vào lãnh vực cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.

1. Nước Sống Ra Từ - Giê - ru – sa – lem
Trong thiên hi niên sẽ không còn khát nữa. Những dòng nước sống sẽ phun ra từ Giê-ru-sa-lem, phân nửa chảy về biển tây, tức Địa Trung Hải (14 :18). Điều này tương tự như ký thuật trong sách Ê-Xê-chi-ên về nước sống chảy ra từ đền thờ của Đức Chúa Trời ( Êxc. 47 : 1-2).

2. Ghê – hô – va Là Đấng Christ Làm Vua Trên Khắp Đất
Trong thiên hi niên, Giê-hô-va là Đấng Christ sẽ làm Vua trên khắp đất, và Ngài sẽ là Đức Chúa Trơi duy nhất và danh Ngài là danh duy nhất (Xa. 14 :9)
3. Giê – ru – sa – lem sẽ Được Nhắc Lên Và Ở Trong Nơi Của Mình
Giê – ru – sa –lem sẽ được nhắc lên và ở trong nơi của mình (c.10).
4.Người Dân Sẽ Cư Ngụ Tại Giê – ru – sa – lem và
Không Còn Sự Rủa Sả Nữa.
Người dân sẽ cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem và sẽ không còn sự rủa sả nữa, vì Giê – ru – sa – lem sẽ được ở yên ổn (c.11). Thay vì rủa sả sẽ có phước hạnh cùng với sự yên ổn.
5. Mọi Người Đều Rời Khỏi Tất Cã Các Dân Mà Đã Tiến Đánh Giê – ru-sa-lem, Và Hàng Năm Họ Sẽ Đi Lên Thờ Phượng Vua, tức Là Đức Giê-Hô-Va Vạn Quân, Và Giữ Lễ lều Tạm
Mọi người đều rời khỏi các dân mà đã tiến đánh Giê-ru-sa-lem và hàng năm họ sẽ đi lên thờ phượng Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân, và giữ lễ Lều Tạm (c.16). Bất kỳ ai không lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân thì sẽ không có mưa trên họ, mà sẽ có bệnh dịch mà Đức Giê-hô-va sẽ dùng để đánh các dân. Đây sẽ là tội của họ (cc.17-19). Vì thời đại hiện tại là thời đại ân điển nên Đức Chúa Trời sa mưa trên  người công chính cũng như trên kẻ bất chính (Mat. 5 :45). Nhưng thời đại sắp đến sẽ là thời đại công chính. Những người không lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Vua và giữ lễ Lều Tạm thì sẽ không nhận được mưa. Điều này thật công chính.
6. Thánh cho Giê-hô-va Vạn Quân.
Trong thiên ni niên, trên những lạc ngựa sẽ có chữ «  Thánh cho Đức Giê-hô-va » ; và những chiếc bình trong nhà Đức Giê-hô-va sẽ như những chậu trước bàn thờ (Xa.14 :20). Bình thì nhỏ còn chậu thì lớn. Nhưng trong thiên hi niên, những chiếc bình trong nhà Đức Giê-hô-va sẽ lớn như những cái chậu trước bàn thờ. Thật vậy, mỗi chiếc bình trong Giê-ru-sa-lem và Giu-đa sẽ thánh cho Đức Giê-hô-va vạn quân ; và tất cả những người dâng sinh sinh tế sẽ đến lấy bình và nấu ; trong ngày đó, sẽ không bao giờ còn người Ca-na-an ( hoặc thương gia) trong nhà Đức Giê-hô-va vạn quân (c.21). Đây là định mệnh của Israel trong thiên hi niên.
SO SÁNH HAI LÃNH VỰC CHÍNH
TRONG SÁCH ĐA-NI-ÊN VÀ XA –CHA-RI
Bây giờ chúng ta hãy tiếp tục so sánh hai lãnh vực chính gồm những điều trong sách Đa-ni-ên và Xa-cha-ri.
I. NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CAI TRỊ CỦA LOÀI NGƯỜI
A. Trong sách Đa-ni-ên
Trong sách Đa-ni-ên, pho tượng người to lớn tượng trưng cho toàn thể sự cai trị của loài người trên đất cách tổng quát (chương 2). Bốn con thú từ Địa Trung Hải đã phác họa về sự cai trị của loài người trên đất (chương 7). Con chiên đực và con dê đực cùng với những người kế vị đã phác họa về đế quốc Ba Tư và đế quốc Hy Lạp cùng với những người kế vị, cuối cùng là Antiochus Epiphanes, tức là hình bóng đầu tiên về Antichrist (chương 8). Ký thuật về vua phương nam và vua phương bắc là những cuộc chiến giữa những người kế vị của đế quốc Hy Lạp, kết thúc ở Antiochus Epiphanes là hình bóng đầu tiên về Antichrist ( chương 11). Bảy mươi tuần lễ đã phác họa về định mệnh của Israel từ cuộc hồi hương khỏi chốn lưu đày cho đến khi chung kết thời đại hiện tại, và kết thúc ở Antichrist (chương9).
B. Trong sách Xa-cha-ri
Trong sách Xa-cha-ri, lời tiên tri về các dân chung quanh Giu-đa có liên quan đến Israel cho thấy một số chi tiết về cuộc xâm lăng của đế quốc Hy Lạp vào đất thánh và những người Do Thái anh hùng đã đánh bại người kế vị của đế quốc này (chương 9). Lời tiên tri về đời sống của Israel dưới sách áp bức của đế quốc La Mã cho chúng ta thấy chi tiết về đời sống dưới sự bạo ngược của đế quốc La mã (chương 11). Lời tiên tri về định mệnh của Israel trong trận đại chiến Hạ-ma-ghê-đôn cho chúng ta thấy chi tiết về sự cai trị của loài người, được tượng trưng bởi pho tượng người to lớn trong Đa-ni-ên chương 2, sẽ bị tiêu diệt ở phần cuối được tượng trưng bởi những ngón chân của pho tượng người to lớn (chương 12,14).
II. NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤNG CHRIST
A.        Trong Sách Đa-ni-ên
Sách Đa-ni-ên khải thị nhiều điểm  trọng yếu về Đấng Christ. Theo 9 :26, sự đóng đinh của Đấng Christ, tức Đấng Mê-si-a, đã kết thúc sáng tạo cũ và làm nẩy mầm sáng tạo mới của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh của Ngài. Trong 10 :4-9, chúng ta thấy sự hiện ra của Đấng Christ tuyệt hảo, Đấng là trung tâm và bao quát cho chuyển động của Đức Chúa Trời trên đất, cho Đa-ni-ên để ông đánh giá cao, được an ủi, được khích lệ, để ông mong đợi và được vững vàng. Đa-ni-ên 7 :13-14 cho chúng ta thấy Đấng Christ đến như Con Loài Người được Đấng Thượng Cổ giao cho quyền cai trị đời đời, được ban cho vinh hiển và vương quốc, để mọi dân, mọi nước và mọi ngôn nhữ đều phụng sự Ngài. Cuối cùng, Đa-ni-ên nói về việc Đấng Christ hiện ra như một hòn đá không bởi tay người cắt ra, đập vào pho tượng người to lớn để kết thúc toàn bộ sự cai trị của loài người trên đất và trở thành hòn núi lớn, tượng trưng cho vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời đầy dẫy khắp đất (2 :34-35)
B.        Trong Sách Xa –cha-ri
   Sách Xa-cha-ri khải thị nhiều điều về Đấng Christ. Trước hết, Đấng Christ cứu chuộc, là con người và cũng là Thiên Sứ của Đức Giê-hô-va, tức là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất, được Đức Chúa Trời sai đến để ở với dân Israel thấp hèn trong cảnh lưu đày, được tượng trưng bởi những cây sim dưới thung lũng (1 :8-11). Sau đó, Đấng Christ, tức là con người trong nhân tính, là Đấng được Đức Giê-hô-va vạn quân sai đi và cũng là Đấng sai đi, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân, xử lý các dân cướp phá dân Si-ôn; và đụng đến họ như đụng đến con ngươi của mắt Ngài (2 :1, 8-10).
   Sau đó, Đấng Christ là Tôi Tớ của Đức Giê-hô-va và là Chồi để trở thành hòn đá có bảy mắt được Đức Giê-hô-va chạm trổ hầu cất tội ác khỏi đất thánh nhằm xây dựng đền thờ của Đức Chúa Trời (3 :8-9). Đấng Christ cũng là đá chóp ân điển để hoàn thành công cuộc xây dựng đền thờ của Đức Chúa Trời, sẽ mặc vẻ uy nghiêm, ngồi cai trị trên ngai như Thầy tế lễ và Vua (6 :12-13).

    Đấng Christ như là Vua của Israel bước vào Giê-ru-sa-lem cách thấp hèn và cưỡi lừa, thậm chí là một lừa con (9 :9), tuy nhiên Đấng Christ như là Người chăn tuyển dân của Đức Chúa Trời đã bị khước từ và bị bán 30 miếng bạc theo giá bán một nô lệ (11 :12-13). Là Bạn của Đức Chúa Trời sai đi, nhưng Ngài bị tấn công cho đến chết (13 :7).
   Khi Đấng Christ đến, Ngài sẽ hiện ra cho con cái Israel như Đấng Cứu Chuộc và Đấng Cứu Rỗi, là Đấng bị họ đâm, và họ sẽ nhìn xem Ngài và than khóc (12 :10). Đấng Christ đến như Tiên Tri thật, nhưng Ngài bị Israel là người thân của Ngài khước từ và gây thương tích, hầu làm nền tảng cho sự cứu rỗi họ và làm một dòng suối mở ra vì tội và sự gian ác của họ (13 :5-6,1).
  Vào cuối thời đại này, Đấng Christ sẽ đứng trên núi Ô-liu chinh chiến với các dân bao vây Giê-ru-sa-lem (14 :3-4). Sau đó, Đấng Christ là Đức Giê-hô-va, sẽ làm Vua trên đất trong thiên hi niên (c.9).
    Đấng Christ được khải thị trong sách Xa-cha-ri, Đấng bị đâm để từ Ngài có một dòng suối mở ra, là trung tâm và bao quát của cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Là một Đấng như vậy, Ngài có liên quan mật thiết đến lịch sử nhân loại, cụ thể là với đế quốc Ba Tư, đế quốc Hy Lạp và đế quốc La Mã. Đế quốc La Mã đặc biệt có ích cho Đấng Christ. Đấng Christ được sinh ra dưới thời đế quốc La Mã. Nếu không có đế quốc La Mã, Đấng Christ không thể nào sinh ra được. Ngài đã lớn lên , đã thi hành chức vụ, chịu đóng đinh, được phục sinh và thăng thiên dưới thời đế quốc La Mã. Cái chết của Đấng Christ để hoàn tất sự cứu chuộc đời đời của Đức Chúa Trời được tổng kết dưới thời đế quốc La Mã. Sự hình thành hội thánh và sự rao giảng phúc âm cũng xảy ra dưới thời đế quốc La Mã. Chắc chắn đế quốc La Mã, một đế quốc mà ảnh hưởng về luật pháp và văn hóa của nó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay, đã được Đức Chúa Trời sử dụng để hoàn thành ý định của Ngài là làm cho Đấng Christ trở thành trung tâm và bao quát trong cuộc gia tể Ngài.

MỘT LỜI VỀ VIỆC CHÚNG TA CẦN ĐƯỢC ĐEM VÀO LÃNH VỰC CUỘC GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đến đây, tôi muốn nói về việc chúng ta cần được đem vào lãnh vực cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.
Đa số Cơ Đốc nhân xem Kinh Thánh là quyển sách dạy về điều thiện, luân lý, kinh kiền và thuộc linh. Điều này không sai, đúng và tốt. Nhưng điều này chỉ vì ích lợi riêng của họ chứ không vì Đức Chúa Trời chút nào. Dạy người ta sống tốt, đạo đức, luân lý, kinh kiền và thuộc linh chỉ là điểm phụ trong Kinh Thánh. Điểm chính trong Kinh Thánh là nói về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, tuy nhiên trong Cơ Đốc giáo ngày nay, hầu như không có ai nói về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Sách Ê-sai, Đa-ni-ên, và Xa-cha-ri nói về Đấng Christ, không chỉ là Đấng Cứu Rỗi, Đấng Cứu Chuộc và Đấng Giải Cứu mà Ngài còn là trung tâm và bao quát trong chuyển động của Đức Chúa Trời để hoàn thành cuộc gia tể của Ngài trên đất. Ngoài sự khôi phục của Chúa, anh em có thể nghe một lời như vậy ở đâu ? Vì gần như không có ai quan tâm đến cuộc gia tể của Đức Chúa Trời nên Chúa đã bị trì hoãn gần 200 năm. Tình hình thế giới đã sẵn sàng cho Chúa Jesus trở lại, nhưng còn cuộc gia tể của Đức Chúa Trời thì sao ?
   Trọng tâm của cuộc gia tể Đức Chúa Trời là có một Thân thể để biểu lộ Đấng Christ. Cuối cùng, Thân thể này sẽ là Cô dâu của Đấng Christ, xứng với Ngài như người tương xứng và cùng Ngài xuống đất để thực hiện bước cuối cùng trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Ngày nay, tình hình thế giới đã sẵn sàng để Chúa trở lại, nhưng Chúa chưa có được người tương xứng. Vì vậy, Ngài không có cách nào trở lại. Ngài vẫn đang chờ đợi.
   Trải nhiều thế kỷ, Chúa liên tục làm việc qua những người yêu Ngài để khôi phục các lẽ thật đã bị mất. Nhưng vì họ chậm hiểu, nên Chúa phải chuyển động rất chậm. Martin Luther rất mạnh mẽ về sự xưng công chính bởi đức tin, là một vấn đề cơ bản, nhưng không mạnh mẽ về sự thực hành Hội Thánh. Sau Luther, có những người thần bí được Đức Chúa Trời dùng để khôi phục sự sống bề trong, Zinzendorf và những người bạn của ông khởi sự thực hành nếp sống Hội thánh. Về sau vào thế kỷ 19, Đức Chúa Trời dùng hội Anh Em để khôi phục việc thực hành nếp sống Hội Thánh cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên, họ nhanh chóng bị suy thoái. Cho nên vào đâu thế kỷ 20, Chúa đã làm điều gì đó tại Trung Quốc để có được sự khôi phục nếp sống Hội Thánh cách đầy đủ. Bây giờ sự khôi phục theo ý nghĩa đầy đủ này đã đến với chúng ta.
   Tôi e rằng các thánh đồ yêu dấu mà đã được đem vào sự khôi phục của Chúa chủ yếu là để nhận được giúp đỡ về sự cứu rỗi chắc chắn trước hết, rồi sau đó là những vấn đề như kỉnh kiền, luân lý, thuộc linh và đắc thắng. Tất cả những điều này đều rất tốt. Tuy nhiên, tôi tin không có nhiều người giữa vòng chúng ta trong sự khôi phục của Chúa sáng tỏ về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là ban phát Đấng Christ vào trong những người được chọn của Ngài để trước hết họ có thể trở thành Thân thể Đấng Christ hầu biểu lộ Ngài và sau đó là Cô dâu của Đấng Christ tương xứng với Ngài và hoàn thành cuộc gia tể của Đức Chúa Trời trong sự ban phát thần thượng đó. Dĩ nhiên tôi vui khi có nhiều người đến và được sự giúp đỡ để tìm kiếm Đức Chúa Trời, tìm kiếm Đấng Christ, lớn lên trong sự sống, kỉnh kiền hơn, thuộc linh hơn, và đắc thắng hơn, nhưng tôi không thỏa lòng về điều này. Tôi muốn tất cả chúng ta được mở mắt để nhìn thấy cuộc gia tể của Đức Chúa Trời hơn. Ý định của tôi, mục tiêu của tôi trong tất cả các bài giảng này là giúp anh em tiến xa hơn lãnh vực chỉ tìm kiếm điều thuộc linh để bước vào một lãnh vực khác là thấy được khát vọng của Đức Chúa Trời và niềm vui thỏa tốt lành của Đức Chúa Trời.
  Theo sự sắp xếp đời đời hoặc theo cuộc gia tể của Ngài, Đức Chúa Trời muốn có Hội Thánh, một Hội Thánh đúng đắn theo Kinh Thánh. Cơ Đốc giáo hoàn toàn là tổ chức, nhưng Hội Thánh được khải thị trong Kinh Thánh phải tuyệt đối hữu cơ và đầy dẫy Christ là sự sống, đầy dẫy Đức Chúa Trời Tam Nhất trong tuyệt đích của Ngài – tức đầy dẫy Linh ban – sự sống bao hàm- tất-cả -để cấu tạo chúng ta bằng sự sống và bản chất của Đức Chúa Trời, liên hiệp chúng ta với Đức Chúa Trời thành một linh. Đây là cuộc gia tể của Đức Chúa Trời qua sự ban phát của Ngài.

   Trong Cơ Đốc giáo ngày nay, ngay cả giữa những người thuộc linh nhất thì điều họ được dạy không phải là thức ăn mà là đường. Loại dạy dỗ đó làm hại nhiều hơn là nuôi dưỡng. Nếu anh em đọc những bài giảng này chỉ nhằm mục đích được giúp đỡ để tìm kiếm Đức Chúa Trời nhiều hơn, tìm kiếm Đấng Christ nhiều hơn, và lớn lên trong sự sống, thì thậm chí điều này cũng là đường. Anh em cần thức ăn cứng (Hê.5 :11-14). Sữa thì dành cho trẻ em, nhưng thức ăn cứng dành cho người trưởng thành. Giữa hàng triệu Cơ Đốc nhân ngày nay, ai không còn là con trẻ ? Chúng ta đã thực hiện nghiên cứu sự sống Kinh Thánh được 17 năm, nhưng đa số các thánh đồ vẫn như cũ, nấn ná, lang thang trong lãnh vực muốn được thuộc linh, chiến thắc, đắc thắng và v.v.. Rất ít người, ngay cả giữa vòng các đồng công, có đủ điều kiện để giảng về cuộc gia tể Đức Chúa Trời với sự ban phát thần thượng. Chúng ta cần được đem vào trong một lãnh vực khác, không phải lãnh vực gọi là thuộc linh mà là lãnh vực thuộc cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, sự ban phát của Đức Chúa Trời. Tôi sẽ không thỏa lòng cho đến khi thấy được điều này. Tôi có vui đôi chút vì Chúa đã giải phóng tất cả những lẽ thật này giữa vòng chúng ta, và tôi tin chắc và quả quyết rằng cuối cùng mọi điều này sẽ được thực tại hóa ; tuy nhiên tôi vẫn mong mỏi nhìn thấy những lẽ thật đó được hoàn thành.