Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC Bài 19


Kinh thánh; Mác 6:1-56

SỰ TUẬN ĐẠO
CỦA NGƯỜI MỞ ĐƯỜNG CHO PHÚC ÂM
Đừng nên nghĩ rằng nếu rao giảng Phúc Âm, trình bày lẽ thật, và cung ứng sự sống, chúng ta sẽ được nghinh tiếp. Không, như Giăng Báp-tít, Chúa Jesus và các môn đồ khác, chúng ta cũng nên chờ đợi bị khước từ
Sau khi Chúa bị người Na-xa-rét khước từ, Ngài sai mười hai môn đồ đi ra. Sau khi sai mười hai môn đồ đi ra, Giăng Báp-tít, là người mở đường cho Phúc Âm, đã tuận đạo. Sự tuận đạo của Giăng Báp-tít cho thấy sự căm ghét của Sa-tan được thể hiện qua sự tối tăm và bất công của người thê giới có thế lực đối với người mở đường trung tín của Cứu Chúa- Nô Lệ

Việc Giăng Báp-tít bị xử tử xảy ra như thế nào? Việc xử tử này được thi hành do lời thỉnh nguyện của Hê-rô-đia. Mác 6:17-19 cho biết rằng Hê-rốt “vì cớ Hê-rô-đia là vợ Phi-líp em vua, đã sai bắt Giăng và xiềng trong ngục, bởi vua đã cưới nàng. Vì Giăng có can vua rằng: Vua không được phép lấy vợ của em mình. Nhơn đó Hê-rô-đia căm Giăng, muốn giết đi; nhưng không thể được”. Giăng bị giết bởi sự tối tăm của chính trị, bởi sự tối tăm của những kẻ có thế lực. Không có công lý nơi Hê-rốt. Hê-rốt đã phạm tội gian dâm với Hê-rô-đia, là vợ của em mình, và người đàn bà này căm ghét Giăng Báp-tít.
Hê-rốt biết Giăng là một người công chính và thánh khiết, và ông tôn trọng Giăng ở mức độ nào đó. “Vì Hê-rốt sợ Giăng, biết là người nghĩa và thánh, nên bảo hộ người. Khi nghe người nói thì vua rất phân vân, vậy mà vẫn vui nghe” (c.20). Để một người công chính và thánh khiết như vậy bị xiềng trong ngục chắc chắn là điều bất công.
Câu 21 chép: “Vừa gặp ngày thuận tiện là khi Hê-rốt nhơn lẽ sanh nhựt mình, thiết dạ yến đãi các đại thần, đại tướng, và thủ hiến trong Ga-li-lê”. Trong buổi tiệc này, con gái của Hê-rô-đia đến nhảy múa, làm vui lòng Hê-rốt và quan khách. Bị mê mẩn và lừa dối bởi sự nhảy múa của cô, Hê-rốt hỏi cô: “Hễ con muốn điều chi, hãy xin, ta sẽ cho” (c.22). Theo lời chỉ dạy của mẹ là Hê-rô-đia, cô xin cái đầu của Giăng Báp-tít. Vì vậy, do hậu quả của sự căm ghét, tối tăm và phóng đảng trong dục vọng mà người mở đường công chính và thánh khiết của Phúc Âm đã bị giết. Đây là một bức tranh sống động về sự khước từ của thê giới đối với Phúc Âm
Trong 4:35-5:43, chúng ta có một bức tranh về xã hội loài người ngày nay. Theo bức tranh này, xã hội đầy dẫy sự phản loạn, các quỉ, việc làm ăn ô uế, bệnh tật và chết chóc
Trong 6:1-29, chúng ta có một bức tranh khác, một bức tranh về sự khước từ, bất công và căn ghét đối với Phúc Âm và đối với những ai đang thực hiện Phúc Âm. Vì tình hình là như vậy nên chúng ta không mong được thê giới nghinh kính nể. Không thể có những điều như thế nào cho những người phục vụ Chúa trong Phúc Âm. Nếu trung tín với Chúa trong chức vụ của Ngài, chúng ta sẽ bị khinh thường và sẽ chịu sự khước từ, bất công, căm ghét và thậm chí có thể là tử đạo. Tuy nhiên, chúng ta không nên thất vọng bởi sự khước từ, bất công, căn ghét và thậm chí có thể là tử đạo. Tuy nhiên, chúng ta không nên thất vọng bởi sự khước từ và căm ghét của thê giới. Trái lại, chúng ta nên được khích lệ bởi điều đó
CHO NĂM NGÀN NGƯỜI ĂN
Sau khi người mở đường Phúc Âm bị tuận đạo, Cứu Chúa-Nô Lệ phán với các môn đồ rằng “Các ngươi hãy đến lánh riêng ra nơi vắng vẻ, nghỉ ngơi một chút” (c.31). Để nghỉ ngơi, “Jesus và các môn đồ bèn xuống thuyền lánh qua nơi vắng vẻ” Tuy nhiên, có một đám đông đi theo họ. Một mặt, trong chương này chúng ta có sự khước từ, căm ghét và bất công; mặt khác, đám đông vẫn đi theo Chúa.
Mác 6:34 chép: “Jesus bước ra thấy quần chúng đông, thì động lòng thương xót, vì họ như chiên không người chăn, Ngài bèn khởi sự dạy dỗ họ nhiều điều”. Sự biểu lộ lòng thương xót của Ngài bày tỏ mũ đức của Cứu Chúa-Nô Lệ trong nhân tính của Ngài là điều được thực hiện bởi quyền năng của thân tính Ngài.
Khi các môn đồ đề nghị Chúa giải tán đám đông, Ngài trả lời: “Chính các ngươi hãy cho họ ăn” (cc.35-37). Cứu Chúa-Nô Lệ có lòng thương xót dân chúng và muốn nuôi dưỡng họ.
Năm ổ bánh và hai con cá
Tất cả chúng ta đều biết Chúa dùng năm ổ bánh và hai con cá để cho năm ngàn người ăn (cc.38-42). Giăng 6 :9 cho chúng ta biết rằng năm ổ bánh này là năm ở bánh lúa mạch. Theo hình bóng, lúa mạch tượng trưng cho Đấng Christ phục sinh (Lê.23 :10). Vì vậy, những ổ bánh lúa mạch tượng trưng cho Đấng Christ trong sự phục sinh là thức ăn cho chúng ta. Các ổ bánh là từ sự sống thực vật, nói đến phương diện sản sinh của sự sống Đấng Christ, còn cá là từ sự sống động, nói đến phương diện cứu chuộc của sự sống Đấng Christ. Để thỏa mãn cơn đói thuộc linh của mình, chúng ta cần sự sống sản sinh của Đấng Christ cũng như sự sống cứu chuộc của Ngài. Cả hai phương diện này được tượng trưng bởi những điều nhỏ bé – những ổ bánh và những con cá
Dâng hiến những gì chúng ta có
Năm ổ bánh và hai con cá cũng cho thấy rằng bất cứ điều gì chúng ta có từ Chúa thì nên mang đến cho Ngài để điều ấy có thể trở nên một phước hạnh lớn cho nhiều người. Chúa thường dùng những gì chúng ta dâng cho Ngài để cung cấp cho nhu cầu của người khác
Chúng ta không nên coi thường kinh nghiệm của mình và nói : «Chúng tôi không có Chúa bao nhiêu. Chúng tôi chưa kinh nghiệm Ngài nhiều ». Hãy nhìn những gì Chúa có thể làm với năm ổ bánh và hai con cá. Chúa không đòi hỏi nhiều hơn mức chúng ta có. Nếu dâng cho Ngài những gì chúng ta có, Ngài sẽ tuôn đổ phước hạnh, ban phước vô hạn của Ngài trên những gì chúng ta dâng cho Ngài.
Câu 43 chép : «Còn những miếng bẻ và cá thừa lại, họ lượm được mười hai giỏ xách đầy ». Ở đây, chúng ta thấy kết quả từ sự ban phước của Chúa. Điều này không những bày tỏ quyền năng từ thần tính của Cứu Chúa-Nô Lệ là Đấng Tạo Hóa, là Đấng gọi những sự không có như đã có (La.4 :17), mà cũng tượng trung cho sự cung ứng dồi dào không vơi cạn của sự sống thần thượng của Ngài (Êph.3 :8 ; Phi.1 :19).
Tôi có gánh nặng rằng chúng ta cần ghi khắc các hình ảnh trong 4 :35-5 :43 và 6 :1-44. Chúng ta không nên bận tâm hoặc thất vọng bởi sự kiện là số lượng người của Chúa trong quốc gia này vẫn còn khá nhỏ. Phần định của chúng ta là bị khinh thường và khước từ. Thậm chí chúng ta có thể nói Đức Chúa Trời đã tiền định chúng ta cho điều này. Ngay cả Đấng Thần– Nhân cũng bị khinh thường và khước từ. Nếu Ngài đã bị khước từ thì chúng ta đừng nên trông mong bất cứ điều gì khác hơn. Hơn nữa, người mở đường của Chúa là Giăng Báp-tít, tức là người đã đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử, đã bị giam vào ngục và tử đạo. Nếu một điều như vậy có thể xảy ra với Giăng báp-tít thì chúng ta không nên trong mong điều gì tốt hơn.
Chúng ta không nên sợ rằng phần định của chúng ta là bị khước từ, căm ghét, giam cầm và thậm chí là tử đạo. Thay vì làm  chúng ta nản lòng trong việc đi theo đường lối của Chúa , thì điều này nên khích lệ chúng ta dâng những gì chúng ta có cho Chúa. Có thể chúng ta chỉ năm ổ bánh và hai con cá nhưng hãy dâng điều này cho Ngài để Ngài ban phước. Nếu dâng cho Chúa những gì chúng ta có Ngài sẽ ban phước trên những gì chúng ta dâng cho Ngài. Kết quả là người khác sẽ được nuôi dưỡng và thỏa mãn mà vẫn còn thừa lại mười hai giỏ.
Mặc dù có thể có nhiều sự khước từ, căm ghét và bất công ; nhưng ngày nay chúng ta có nếp sống Vương Quốc. Trong nếp sống Vương Quốc nay, người ta được chữa lành, bồi bổ, nuôi dưỡng và thỏa mãn, nhưng vẫn còn thừa rất nhiều. Đây là một bức tranh chính xác về nếp sống Hội Thánh ngày nay.
BỨC TRANH VỀ NẾP SỐNG HỘI THÁNH
  Nếp sống Hội Thánh được mô tả bằng các hình ảnh trong 4 :35-5:43 và 6 :1-44. Trong bức tranh thứ nhất, chúng ta có bão tố, các quỉ, heo, bệnh tật và chết chóc. Tuy nhiên, trong tình trạng tồi tệ như vậy, Cứu Chúa-Nô Lệ đến chinh phục sự phản loạn, đuổi quỉ, dẹp sạch một nghề ô uế, chữa lành người bệnh và làm người chết sống lại. Kết quả là tất cả chúng ta đều được chữa lành, được ban sự sống và được hồi sinh.
Theo bức tranh thứ hai, chúng ta sẽ bị khinh thường và kinh nghiệm sự khước từ, căm ghé bất công và tử đạo. Tuy nhiên thậm chí trong một hoàn cảnh như vậy, đám đông vẫn được thỏa mãn. Mọi người được nuôi dưỡng và được làm cho vui vẻ. Chúng ta dâng mọi điều mình có cho Chúa và sau đó. Chúng ta nhận từ Ngài nhiều hơn những gì chúng ta đã dâng. Đây là nếp sống Vương Quốc, nếp sống Hội Thánh. Chúng ta được phước rất nhiều khi ở trong nếp sống Vương Quốc ngày nay. Mặc dù dường như chúng ta đánh mất mọi điều, nhưng thật ra chúng ta có được sự trong Chúa.
Trong Phúc Âm Mác chương 4, chúng ta có hạt giống Vương quốc. Trong bài trước, chúng ta xem xét lịch sử lớn lên và phát triển của hạt giống ấy. Chúng ta thấy rằng từ quan điểm của Đức Chúa Trời, Vương Quốc là sự phát triển của chính Ngài là hạt giống được gieo vào trong chúng ta. Nhưng từ quan điểm của Sa-tan, Vương Quốc là sự chinh phục sự phản loạn. Đây là ý nghĩa của phần ghi lại việc chinh phục cơn bão trong chương 4 ngay sau khi Chúa dạy dỗ về Vương Quóc Đức Chúa Trời . Kế đó trong chương 5, chúng ta có Vương Quốc được tỏ ra trong việc Cứu Chúa-Nô Lệ đuổi quỉ dẹp sạch một nghề ô uế, và chữa lành căn bệnh chết chóc. Bởi Thân Vị Jesus Christ đến, tức Đức Chúa Trời nhục hóa, nên 5 lĩnh vực trong những điều tiêu cực bị xử lý. Sự phản loạn, các quỉ, một nghề ô uế, bịnh tật và sự chết. Ngợi khen Chúa vì bức tranh tuyệt diệu về Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Bức tranh thứ hai về Vương Quốc được mô tả trong 6 :1-44. Trong bức tranh này, chúng ta thấy thái độ của thê giới đối với Cứu Chúa–Nô Lệ. Vì quí trọng những người có địa vị cao nên người thê giới khinh thường và khước từ Phúc Âm. Trong việc xử tử Giăng Báp-tít, chúng ta thấy sự tối tăm và bất công của chính trị thê giới. Đây thật là bức tranh của thê giới ngày nay.
Thê giới khinh thường và khước từ Phúc Âm. Tuy nhiên Chúa Jesus không thất vọng vì điều này. Thay vào đó, là Đấng bị khước từ, Ngài sai mười hai môn đồ đi ra. Rồi sau việc tuận đạo của người mở đường cho Phúc Âm. Chúa chinh phục năm ngàn người, cho họ ăn và làm họ thỏa mãn
Sau khi kẻ thù giết một người, Chúa sinh ra năm ngàn người. Điều này đã từng là lịch sử trong sự chuyển động của Chúa trải suốt các thế ký, và tôi tin rằng điều này sẽ tiếp tục được lặp lại giữa vòng chúng ta
ĐI TRÊN BIỂN
Trong 6 :45-52, chúng ta có phần ký thuật về việc Cứu Chúa-Nô Lệ đi trên biển. Mác 6 :45 và 46 chép: «Đoạn Ngài liên giục môn đồ xuống thuyền, qua trước bờ bên kia đến Bết-sai-đa, đương khi Ngài cho quần chúng về. Ngài lìa khỏi chúng rồi, thì lên núi mà cầu nguyện ». Chúa cầu nguyện để tương giao với Đức Chúa Trời , tìm kiếm ý muốn và niềm vui thỏa của Đức Chúa Trời cho sự phục vụ Phúc Âm của Ngài Cứu Chúa-Nô Lệđã không tự mình thực hiện sự phục vụ Phúc Âm như một người độc lập với Đức Chúa Trời và theo ý muốn riêng của Ngài. Trái lại, Ngài đã thực hiện sự phục vụ Phúc Âm theo ý muốn và sự vui thỏa của Đức Chúa Trời bằng cách làm một với Đức Chúa Trời để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.
Câu 48 chép : «Ngài thấy môn đồ chèo khó nhọc lắm, vì gió ngược. Ước chừng canh tư Ngài đi trên biển mà đến cùng họ và muốn đi vượt qua họ ». Trong 4 :38, Cứu Chúa-Nô Lệđang ngủ trong một chiếc thuyền bị cơn bão đập vào, và các môn đồ đang bị đe dọa. Còn ở đây, Ngài đi trên biên trong khi các môn đồ đang vất vả chèo vì sóng biển. Nhưng sự việc này cho thấy Cứu Chúa– Nô Lệ, là Đấng Tạo Hóa và là Đấng Cai Trị vũ trụ (Gióp 9 :8), không bị hoàn cảnh quấy rầy và Ngài chăm lo cho các môn đồ trong cuộc hành trình đi theo Ngài.
Khi các môn đồ thấy Chúa đi trên biển, họ kêu lên và bối rối. Nhưng Ngài phán với họ: «hãy vững lòng, ta đây, đừng sợ. Ngài bèn lên cùng trên thuyền, thì gió lặng » (cc.50-51). Phép lạ này không những làm chứng rằng Chúa là Đấng Tạo Hóa và Đấng Cai Trị các từng trời và trái đất mà cũng cho thấy Ngài quan tâm đến những nỗi gian nan của các môn đồ khi họ trên đường theo Ngài. Khi chúng ta có Chúa trong thuyền thì gió ngừng lại. Phần ký thuật về hai phép lạ được ghi trong chương này cho thấy rằng lúc Đấng Christ bị khước từ, Ngài và những người theo Ngài đang ở trong đồng vắng và trên biển bão tố. Dù vậy, Ngài có thể cung cấp cho nhu cầu của họ và đem họ trải qua các khó khăn
CHỮA LÀNH KHẮP NƠI

Trong 6 :53-56, chúng ta có phần ký thuật ngắn gọn về việc Cứu Chúa-Nô Lệ chữa lành khắp nơi. Ngài và các môn đồ vượt qua phía bên kia biển và đi đển Ghê-nê-xa-rết. Người ta lập tức nhận biết Ngài và bắt đầu đem những người bệnh đến với Ngài. Câu 56 chép : «Hễ Ngài vào đâu, hoặc làng xóm, hoặc thành thị, hay thôn quê, thì người ta để kẻ đau yếu tại chợ, nài xin Ngài cho họ ít nữa được rờ đến trôn áo Ngài; bao nhiêu người rờ đến đều được lành cả». Áo của Đấng Christ tượng trưng việc làm công chính của Ngài, và trôn áo tượng trưng cho sự cai trị thiên thượng (Dân 15 :38-39). Mỹ đức từ những việc làm được-cõi-thiên-thượng-cai-trị của Đấng Christ đã trở nên quyền năng chữa lành. Bao nhiêu người chạm đến Ngài theo cách này đều được chữa lành.