Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 17


Kinh Thánh: Mác 4:35-5:43

CHINH PHỤC SỰ PHẢN LOẠN
Sách Mác chương 4 là một chương tuyệt diệu về hạt giống, gien của Vương Quốc và sự phát triển trọn vẹn của hạt giống ấy. Điều ngạc nhiên là ở phần cuối  của chương này, chúng ta có phần ghi lại về cơn bão trên biển. Có lẽ anh em tự hỏi làm thế nào phần cuối của chương 4 lại gắn liền được với 4:1-34, là phần có các ẩn dụ về Vương Quốc
Trước hết, Mác chương 4 nói về Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Ngay sau phần chép về Vương Quốc là phần chép về sự phản loạn. Mác 4:37 ghi rằng có một cơn bão lớn nổi lên và sóng tạt vào thuyền. Đây là bức tranh về sự phản loạn. Qua điều này, chúng ta thấy rằng vào phần cuối của chương nói về Vương Quốc Đức Chúa Trời, sự phản loạn vẫn còn đó.
Chỉ dùng một từ để làm chủ đề cho chương 4 thì không đủ. Trong chương này, trước hết chúng ta có Vương Quốc, sau đó có việc chinh phục sự phản loạn. Nhìn từ quan điểm của Đức Chúa Trời, Vương Quốc là sự phát triển của chính Đức Chúa Trời là hạt giống sự sống. Nhưng nhìn từ góc độ của kẻ thù Đức Chúa Trời, Vương Quốc là việc chinh phục sự phản loạn.

Ngay sau khi Cứu Chúa - Nô lệ nói lời mạnh mẽ về Vương Quốc Đức Chúa Trời, Ngài phán với các môn đồ rằng: “Chúng ta hãy qua bờ bên kia. Khi lìa quần chúng, môn đồ bèn đưa Ngài đi với họ trong thuyền mà Ngài vẫn ngồi. Cũng có các thuyền khác cũng đi nữa” (cc.35-36). Khi ấy kẻ phản loạn, là Sa-tan, đã sử dụng các thiên sứ của hắn trên không trung và các quỉ của hắn ở trong nước để nổi loạn. Do đó “có cơn bão gió lớn nổi lên, sóng tạt vào thuyền, đến nỗi gần đầy nước” (c.37). Cơn bão này tạo nên nhiều khó khăn cho chiếc thuyền chở Chúa và các môn đồ của Ngài vượt biển.

Chúa Ngủ Trong Thuyền
Câu 38 chép: “Còn chính Ngài đương ở sau đầu lái, dựa gối mà ngủ; môn đồ đánh thức Ngài mà thưa rằng: Thầy ôi, Thầy không lo chúng ta chết mất sao?” Cứu Chúa Nô-Lệ đang ngủ và nghỉ ngơi trong chiếc thuyền bị cơn bão lớn đập vào, nhưng cũng lúc ấy các môn đồ bị cơn bão đe dọa. Điều này cho thấy rằng Ngài ở trên cơn bão đe dọa va không bị nó quấy rầy. Hễ khi nào các môn đồ có Ngài với họ trong thuyền thì bởi đức tin nơi Ngài (c.40), họ sẽ được an nghỉ với Ngài và vui hưởng sự bình an của Ngài
Chúa đang nghỉ ngơi cách an bình những các môn đồ thì sợ hãi. Vì sợ hãi nên họ đã đánh thức Cứu Chúa – Nô Lệ đang ngủ và nói với Ngài: “Thầy ôi, Thầy không lo chúng ta chết mất sao?”
Câu 39 chép “Ngài bèn thức dậy, quở gió và phàn cùng biển rằng: Hãy êm đi, lặng đi! Gió liền dứt, rồi yên lặng như tờ”. Là Con người với uy quyền thần thượng, Cứu Chúa– Nô Lệ điều khiển cơn bão đe dọa các môn đồ họ đi theo Ngài.
Tại sao Chúa quở gió và trách biển? Lời quở trách thì không dùng cho vật vô tri vô giác nhưng cho những vật có nhân cách. Cứu Chúa– Nô Lệ quở trách gió và ra lệnh biển phải im lặng bởi vì trong gió có các thiên sứ sa ngã của Sa-tan (Eph.6:12) và trong biển có các quỉ (Mat. 8:32). Các thiên sứ sa ngã trong không trung và các quỉ dưới nước cộng tác với nhau để ngăn trở Cứu Chúa– Nô Lệ đi qua bờ bên kia vì chúng biết Ngài sẽ đuổi quỉ tại đó (Mác 5:1-20)
Chúa Quở Gió
Chúa quở gió và ra lệnh cho biển im lặng vì có các thiên sứ phản loạn và các quỉ đứng ở phía sau. Chúa biết cơn bão ấy vị các thiên sứ và các quỉ xúi giục hầu ngăn trở Ngài đi qua bờ bên kia để đuổi một đạo quân quỉ. Khi Chúa đuổi bầy quỉ đó ra thì Vương Quốc đến.
Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng trong chương 4, Chúa nói về Vương Quốc; và trong chương 5, Ngài thực hiện Vương Quốc qua việc đuổi quỉ. Giữa phần lới về Vương Quốc và sự thực hiện Vương Quốc, có câu chuyện về biển động. Sau khi Chúa quở trách gió và phán với biển thì gió ngừng và im lặng như tờ vì sự phản loạn của các thiên sứ ác ở trong không trung và các quỉ dưới nước đã bị chinh phục. Vì vậy, trong 4:35-41, chúng ta thấy Vương Quốc là quyền năng chinh phục sự phản loạn.
Trình tự trong chương này rất có ý nghĩa. Ngay sau khi tiết lộ về Vương Quốc, chúng ta có việc chinh phục sự phản loạn. Điều này là để thực hiện Vương Quốc của Đức Chúa Trời
Mác 4:41 nói rằng các môn đồ “sợ hãi quá đỗi nói với nhau rằng: Vậy người này là ai mà gió và biển cũng đều vâng phục người?” Việc Chúa quở trách gió và biển không những bày tỏ uy quyền thần thượng của Cứu Chúa– Nô Lệ mà cũng làm chứng rằng Ngài chính là Đấng Sáng Tạo vũ trụ (Sáng 1:9; Gióp 38:8-11)
ĐUỔI QUỈ VÀ DẸP SẠCH MỘT NGHỀ Ô UẾ
Vì sự phản loạn đã bị chinh phục nên Cứu Chúa Nô-Lệ và các môn đồ “đi đến bờ bên kia, tại xứ dân Giê-ra-sê” (5:1). Lời ghi lại trong 5:1-20 thì nhiều chi tiết hơn trong Ma-thi-ơ 8:27-30. Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng Phúc Âm Mác là tiểu sử của Nô-Lệ của Đức Chúa Trời nhấn mạnh đến công tác của Ngài hơn là lời của Ngài và có nhiều chi tiết hơn của Phúc Âm khác
Mác 5:2 Chép: “Ngài vừa ra khỏi thuyền, tức thì có một người bị uế linh ám từ mồ mả đi ra đón Ngài” Về người này câu 7 chép: “Người kêu lớn tiếng rằng: Ở Jesus, Con Đức Chúa Trời Chí Cao ôi, tôi với Ngài có can chi chăng?. Tôi chỉ Đức Chúa Trời mà xin Ngài đừng làm thống khổ tôi”. Điều này cho thấy rằng người bị quỷ ám đã bị linh chiếm hữu đến mức bị ác linh sử dụng để trở nên như chính ác linh đó.
Ngay khi Chúa Jesus đến miền Giê-ra-sê, tình hình tại đó bị phơi bày ra trước mặt Ngài và các môn đồ Ngài. Có một người bị một đạo quân quỉ ám và những người ở miền đó thì làm nghề nuôi heo (cc.11-14). Thật là một nghề kinh khủng!
Trong sự khôn ngoan của Ngài, Cứu Chúa– Nô Lệ đồng thời giải quyết hai vấn đề. Ngài đuổi quỉ ra khỏi người bị ám và Ngài dẹp sạch nghề nuôi heo ô uế. Trước khi Ngài đến miền Giê-ra-sê, nơi đó đầy quỉ và heo. Anh em có muốn cất nhà cho gia đình ở một nơi như thế không? Chắc chắn không có một người bình thường nào muốn định cư ở một miền như thế. Tuy nhiên, Chúa Jesus đến đó vì mục đích đuổi quỉ và dẹp sạch nghề làm ăn ô uế này. Các môn đồ không biết được mục đích của Chúa khi Ngài bảo họ đi qua bờ bên kia (4:35). Dĩ nhiên Chúa biết tại sao Ngài muốn đi qua miền Giê-ra-sê.
Dân của Đức Chúa Trời không nên làm nghề nuôi heo. Thay vì nuôi heo, họ nên nuôi chiên. Bởi nuôi chiên, họ sẽ có sinh tế dung đắn dâng lên cho Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những người ở trong miền Giê-ra-sê thì làm nghề nuôi heo ô uế
Cũng như những người ở tại vùng Giê-ra-sê, những người vô tín ngày nay cũng giống như vậy. Bất cứ khi nào con người bị quỉ chiếm hữu, họ sẽ tham gia vào một việc làm ăn ô uế nào đó. Họ cần Chúa Jesus đến đuổi quỉ và dẹp sạch tất cả các hoạt động ô uế của họ
Mác 5:13 chép: “Các uế linh ra ám vào bầy heo, bầy heo ước chừng hai ngàn, từ trên dốc nhày nhào xuống biển, chết duối hết”. Ở đây, chúng ta thấy có khoảng hai ngàn con heo. Chắc chắn phải có rất nhiều quỉ đến đầy những con heo này xuống biển. Nếu chỉ có hai mươi con quỉ thì có lẽ mỗi con phải khiến một trăm con heo nhào từ trên dốc xuống biển. Điểm quan trong ở đây là mối quan hệ giữa các quỉ và một nghề ô uế. Lý do ngày nay những người vô tín tham dự vào các hoạt động ô uế và các hình thức giải trí tội lỗi là vì họ ở dưới ảnh hưởng của quỉ.
CHỮA LÀNH NGƯỜI ĐÀN BÀ BĂNG HUYẾT
VÀ LÀM CHO BÉ GÁI ĐÃ CHẾT SỐNG LẠI
Trong 5:21-43, chúng ta có phần ghi lại việc chữa lành một người đàn bà bị băng huyết và làm cho một bé gái đã chết sống lại. Cũng trong phần ghi lại những việc đầy phép lạ này của Nô Lệ Đức Chúa Trời trong sự phục vụ Phúc Âm của Ngài, Mác cho chúng ta nhiều chi tiết hơn Ma-thi-ơ. Đây là một cách trình bày sống động, đặc biệt mô tả những nỗi khổ của người bệnh, và cũng mô tả tính dịu dàng, nhân từ của Cứu Chúa – Nô Lệ trong sự phục vụ cứu rỗi của Ngài đối với họ. Sự trình bày chi tiết này cũng cho thấy Phi-e-rơ có mặt vào lúc ấy
Mác 5:22-23 chép: “Kìa có một chủ nhà hội tên là Giai-ru đến, thấy Jesus, bèn sấp mình nơi chọn Ngài, nài xin rằng: Con gái nhỏ tôi đương hấp hối. Xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được cứu và sống”. Người chủ nhà hội không có nhiêu đức tin. Đó là lý do ông nài nỉ Chúa Jesus đến nhà ông. Chúa bằng long và đi với ông.
Sự kết hợp của hai trường hợp
Theo câu 24: “Có quần chúng đông cùng theo và lấn ép Ngài”. Từ câu 25 đến câu 34, chúng ta thấy một người đàn bà bị bệnh băng huyết mười hai năm có mặt trong đám đông ở phía sau Chúa, chạm vào áo Ngài và được chữa lành. Vì trường hợp của người đàn bà này được kết hợp với trường hợp của con gái chủ nhà hội, vàvì mười hai năm bệnh của bà bằng tuổi của bé gái, và cả hai đều là phái nữ, một già, một trẻ, nên hai trường hợp này có thể được xem là một trường hợp trọn vẹn về một người. Theo quan điểm này, có thể nói rằng bé gái được sinh ra trong căn bệnh thập tử nhất sinh của người đàn bà, và mười hai năm sau đã chết vì căn bệnh đó. Khi căn bệnh thập tử nhất sinh của người đàn bàn được Cứu Chúa chữa lành thì bé gái cũng được sống lại từ kẻ chết. Điều này có nghĩa là mọi người sa ngã đều bị sinh ra trong căn bệnh chết choc là tội lỗi và đều chết trong đó (Eph 2:1) Khi căn bệnh chết chóc là tội lỗi được xử lý bởi sự chết cứu chuộc của Cứu Chúa (1 Phi 2:24) thì người ấy chỗi dậy khỏi sự chết mà vào trong sự sống (Gi 5:24-25)
Chúa được người tìm kiếm chạm đến
Mác 5:28 và 29 chép: “vì nàng nói rằng: nếu tôi chỉ rờ áo Ngài, thì sẽ được chữa lành. Nguồn huyết lậu của nàng liền khô ngay; nàng cảm biết trong mình tai bịnh đã được cứu chữa”. Từ Hi Lạp được dịch là “chữa lành” trong câu 28 cũng có thể được dịch là “được làm cho nguyên vẹn”. Theo Nghĩa đen, chữ này có nghĩa là được cứu. Bệnh tật là một sự áp chế mà Ma Quỉ đặt trên người bệnh. Vì vậy, sự chữa lành của Cứu Chúa– Nô lệ là phục vụ sự cứu rỗi cho một nạn nhân chịu khổ để bà có thể vui hưởng sự cứu giúp và được giải phóng khỏi sự áp chế của kẻ ác (Công. 10:38).
Vì đám đông lấn ép Cứu Chúa– Nô Lệ nên khó cho những người tìm kiếm đích thực chạm đến Ngài, và khi làm như vậy, bà được chữa lành, “Tức thì Jesus tự cảm biết có năng lực tự mình ra bèn xây dựng lại giữa quần chúng mà hỏi rằng: Ai rờ áo ta?” (c.30). Chúa có một cảm nhận bề trong là sức lực, quyền năng của Ngài bị thoát ra và được truyền vào một người khác. Đó là lý do Ngài hỏi ai đã rờ áo Ngài. Các môn đồ vốn thiên nhiên và thấy đám đông lấn ép Ngài nên nói rằng: “Thấy thầy quần chúng lấn ép thầy, thầy còn hỏi rằng. Ai rờ đến ta?”(c.31). Đám đông lấn ép không nhận lãnh điều gì từ Cứu Chúa nhưng người đàn bà chạm đến Ngài thì được chữa lành
Cứu Chúa–Nô Lệ là Đức Chúa Trời nhục hóa đã trở nên người (Gi.1:1,14). Áo Ngài tượng trưng cho hành vi hoàn hảo của Ngài trong nhân tính, tức là sự hoàn hảo thuộc mỹ đức con người của Ngài. Chạm đến áo Ngài thật ra là chạm đến chính Chúa trong nhân tính Ngài, Đấng là hiện thân của Đức Chúa Trời (Col.2:9). Bởi rờ chạm như vậy mà quyền năng thần thượng của Ngài được truyền vào người chạm qua sự hoàn hảo của nhân tính Ngài và trở nên sự chữa lành của người ấy. Đức Chúa Trời, Đấng ở trong sự sang không thể đến gần, đã trở nên có thể rờ chạm được trong Ngài (trong Jesus) qua nhân tính của Ngài để làm sự Cứu Chúa–Nô Lệ với tư cách Nô Lệ của Đức Chúa Trời đối với tội nhân bệnh tật
Trong câu 34, Chúa phán với người đàn bà rằng: “Con gái ơi, đức tin con đã cứu con; hãy đi bình an, tai bịnh con đã lành rồi”. Quyền năng của Cứu Chúa – Nô Lệ bày tỏ thần tính của Ngài trong việc chữa lành (c.30). Lời Ngài cùng với tính thương yêu và sự nhân từ đã bày tỏ nhân tính của Ngài trong sự cảm thông. Trong trường hợp này, thần tính và nhân tính của Ngài một lần nữa được kết hợp để biểu lộ Ngài.
Ý nghĩa căn bệnh của người đàn bà
Căn bệnh của người đàn bà có ý nghĩa gì? Căn bệnh của bà có ý nghĩa là sự sống bị rò rỉ. Từ khi con người sa ngã, mọi con cháu của A-đam đều đã mắc bịnh này. Là tội nhân sa ngã, tất cả chúng ta đều đau khổ vì thể yếu của sự sống bị rò rỉ. Vì căn bệnh này mà mọi con cháu của A-đam, tức mọi tôi nhân sa ngã, đều đang chết mỗi ngày. Ngay khi một người được sinh ra, người ấy đã bắt đầu chết. Chết có nghĩa là gì? Chết là kinh nghiệm thể yếu của sự sống bị rò rỉ. Nếu xem xét xã hội ngày nay, anh em sẽ ý thức rằng mỗi tội nhân đều bị đau yếu do thể yếu của sự sống bị rò rỉ.
MỘT BỨC TRANH VỀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Trong 4:35-5:43, chúng ta có 3 điều: chinh phục sự phản loạn, đuổi quỉ cùng với việc dẹp sạch nghề nuôi heo ô uế, và việc chữa lành người đàn bà bị băng huyết. Ba vấn đề này mô tả tình trạng của xã hội loài người. Trước hết, giữa vòng con người có “biển bão tố” phản loạn. Trong xã hội không có môi trường bình an. Thay vào đó, hết cơn bão này lại tiếp nối cơn bão kia. Hơn nữa, tình trạng thật trong xã hội là tình trạng bị quỉ ám và “nuôi heo”. Trong mỗi quốc gia, người ta đều tham gia vào một hình thức làm ăn ô uế nào đó để kiếm sống. Cả thế giới đều dính líu đến nghề nuôi heo vì thế giới ở dưới sự kiểm soát của đạo quân quỉ ám. Hơn nữa, mọi người sa ngã đều đang chết, tức là đang chịu khổ bởi thể yếu của sự sống rò rỉ. Những điều này chắc chắn là các đặc điểm của xã hội loài người ngày nay: phản loạn, quỉ ám với nghề nuôi heo, và sự sống bị rò rỉ. Đó là lý do tại sao chúng ta có gánh nặng đi rao giảng Phúc Âm. Chúng ta cần Chúa Jesus đến để chinh phục sự phản loạn, đuổi quỉ và dẹp sạch nghề nuôi heo, chữa lành bệnh tật vì sự sống bị rò rỉ.
Chúng ta đã thấy rằng phần ký thuật trong 5:21-43 kết hợp trường hợp của người đàn bà bị băng huyết với trường hợp của con gái chủ nhà hội. Điều này cho thấy rằng cả hai trường hợp này mô tả tình trạng của một người. Chúng ta có thể nói rằng bé gái được sinh ra trong căn bệnh thập tử nhất sinh của người đàn bà. Đây cũng là tình trạng của mọi người. Tất cả chúng ta đều đã được sinh ra trong căn bệnh chết chóc, tất cả chúng ta đều sinh ra để chết. Dựa theo ký thuật ở đây, khi căn bệnh chết chóc này lên đến đỉnh thì chúng ta chết giống như bé gái áy chết. Bé gái ấy sinh ra trong căn bệnh của người đàn bà và chết trong căn bệnh đó. Nhưng Cứu Chúa- Nô Lệ đến để chữa lành căn bệnh chết chóc ấy. Khi sự đau yếu được chữa lành, bé gái ấy được hồi sinh. Điều này cho thấy rằng việc người đàn bà được chữa lành là sự hồi sinh của bé gái
Việc chữa lành người đàn bà và làm cho bé gái sống lại là một bức tranh về kinh nghệm của chúng ta trong vấn đề tiếp nhận Phúc Âm. Khi Phúc Âm đến, chúng ta nghe và đón nhận Phúc Âm và được chữa lành khỏi căn bệnh rò rỉ thể yếu sự sống, Rồi sau khi được chữa lành, chúng ta được hồi sinh và được làm cho sống động. Chúng ta sinh ra trong căn bệnh chết chóc, nhưng qua việc tiếp nhận Phúc Âm, chúng ta đã được chữa lành và làm cho sống động
VƯƠNG QUỐC ĐƯỢC TỎ RA
Trong 4:35-5:43, Chúng ta thấy Vương Quốc được tỏ ra. Trong sự tỏ ra như vậy của Vương Quốc, chúng ta thấy việc chinh phục sự phản loạn, đuổi một đạo quân quỉ, dẹp sạch một nghề ô uế, chữa lành căn bệnh chết chóc, và làm cho người chết sống động. Điều này có nghĩa là trong 4:35-5:43, sự phản loạn  bị chinh phục, các quỉ bị đuổi, nghề nuôi heo bị dẹp, căn bệnh chết chóc được chữa lành và người chết được hồi sinh. Đây là Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Nơi nào có Vương Quốc này thì không thể có sự phản loạn, các quỉ, nghề nuôi heo và căn bệnh chết chóc. Thay vào đó, cả người già và người trẻ đều được chữa lành và làm cho sống động. Đây là Vương Quốc, đây là Phúc Âm và đây cũng là kinh nghiệm của chúng ta trong nếp sống Hội Thánh
Mọi người đều có nan đề về sự phản loạn, các quỉ, nghề nuôi heo, bệnh tật và chết chóc. Tất cả những điều này đều được thấy trong xã hội loài người và trong mỗi cá nhân. Nhưng khi Chúa Jesus đến như hạt giống của Vương Quốc tất cả những nan đề này đều được giải quyết. Lúc ấy Vương Quốc của Đức Chúa Trời có ở đó

Chúng ta vui mừng làm chứng rằng Chúa Jesus đã xử lý sự phản loạn với “biển bão tố” trong môi trường của chúng ta. Bây giờ chúng ta được tự do tiến tới với Ngài. Hơn nữa, chúng ta đã từng bị quỉ ám và liên hệ với việc làm ăn ô uế. Nhưng các quỉ đã bị đuổi và nghề nuôi heo đã bị dẹp sạch. Chúng ta cũng có thể làm chứng rằng minh đã được chữa lành và làm cho sống động và bây giờ chúng ta đang ở trong nếp sống Hội Thánh, trong Vương Quốc. Chúng ta vui hưởng sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa–Nô Lệ biết bao!